Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 20-28

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 20-28

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : - Hệ thống hóa kiến thức về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.

- Hệ thống hóa một số kiến thức về từ vựng (Sự phát triển từ vựng, thuật ngữ và trau dồi vốn từ).

2. Kĩ năng : HS có kĩ năng nhận diện và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

- Rèn kĩ năng hệ thống hóa, vận dụng vào làm bài tập.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học tập.

4. Năng lực cần đạt:

+ Tự học, sáng tạo qua việc tìm tòi suy ngẫm những vấn đề được đặt ra trong bài tập.

+ Giải quyết được vấn đề mà tình huống, bài tập đặt ra.

+ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập.

+ Biết phân tích các ngữ liệu.

II.CHUẨN BỊ:

-GV: Sách GK, giáo án

-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

 

doc 37 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 20-28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy
Tuần 20 – Tiết 20
 HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức : - Hệ thống hóa kiến thức về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.
- Hệ thống hóa một số kiến thức về từ vựng (Sự phát triển từ vựng, thuật ngữ và trau dồi vốn từ).
2. Kĩ năng : HS có kĩ năng nhận diện và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
- Rèn kĩ năng hệ thống hóa, vận dụng vào làm bài tập..
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học tập.
4. Năng lực cần đạt:
+ Tự học, sáng tạo qua việc tìm tòi suy ngẫm những vấn đề được đặt ra trong bài tập.
+ Giải quyết được vấn đề mà tình huống, bài tập đặt ra. 
+ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập.
+ Biết phân tích các ngữ liệu.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: ( Trong quá trình dạy học)
3.Bài mới:
*Vào bài:	
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
-GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân:
? Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các cách phát triển từ vựng?
-HS về sơ đồ và trình bày
-HS nhận xét
-GV nhận xét
-Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về thuật ngữ.
-Yêu cầu HS nhắc lại các hình thức trau dồi vốn từ.
-GV yêu cầu HS nhắc lại các PC hội thoại đã học và đặc điểm của các PC đó.
-GV yêu cầu HS chỉ ra đặc điểm của cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
? Đặc điểm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
Hoạt động 2 : Luyện tập
HS làm việc cá nhân
? Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ “ xuân” ?
-HS trao đổi cặp đôi:
? Xác định các PC hội thoại trong các ví dụ sau?
HS thi giữa các đội để tìm từ
? Tìm những từ ngữ xưng hô: gia đình, nhà trường, sắc thái trang trọng.
-Hs thực hiện cá nhân
-Yêu cầu hs vận dụng những kiến thức đã học để viết 1 đoạn văn ngắn theo yêu cầu.
-Gv chọn hai bài chấm và sửa trước lớp với các yêu cầu:
+ Hình thức: đúng đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, rõ nghĩa, mạch lạc 
+ Nội dung: Đoạn văn viết theo chủ đề liên quan đến lời trích dẫn.Trích được lời dẫn theo yêu cầu.
I/ Củng cố lý thuyết:	
1. Các cách phát triển của từ vựng
 P. tr về nghĩa P.tr về số lượng
Ẩn dụ Hoán dụ Tạo từ mới Mượn từ 
2. Thuật ngữ 
- Là những từ ngữ biểu thị khái niệm KH công nghệ thường dùng trong văn bản KHCN.
3. Hình thức trau dồi vốn từ
- Rèn luyện để hiểu đúng nghĩa của từ.
- Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
4. Các phương châm hội thoại
a. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có ND, ND lời nói phải đúng yêu cầu giao tiếp không thiếu , không thừa
b.Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực .
c. Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp , tránh nói lạc đề .;
d. Phương châm cách thức :Khi giao tiếp chú ý nói năng ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ 
e. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng ngừơi khác 
5.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói của người khác. Đặt trong dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp : Là thuật lại lời của người khác có điều chỉnh cho phù hợp không đặt trong dấu ngoặc kép.
6. Xưng hô trong hội thoại
- Hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, giàu sắc thái biểu cảm.
II. Luyện tập: 
1.Bài tập nhận diện
Câu 1: 
a. Ngày xuân em hãy còn dài -> nghĩa chuyển
b. Mùa xuân là tết trồng cây-> nghĩa gốc.
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân -> nghĩa chuyển.
c. Bảy mươi tuổi vẫn còn xuân chán
 -> Nghĩa chuyển.
Câu 2: 
a. Lời chào cao hơn mâm cỗ -> PC lịch sự.
b. Ăn ốc nói mò -> PC về chất
c. Cú nói có, vọ nói không -> PC quan hệ.
d. Dây cà ra dây muống-> PC cách thức.
e. - Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ?
- Là một người nào đó -> PC về lượng.
Câu 3: 
- Trong gia đình : ông, bà, bố, mẹ...
- Trong nhà trường: Thày, cô, em
- Biểu thị sắc thái trang trọng: Ngài, quý ông, phu nhân.
2.Bài tập vận dụng:
a. Viết đoạn văn (8 đến 10 câu) trích lời dẫn sau theo cách trích trực tiếp : Yêu tổ quốc, yêu đồng bào (5 điều Bác Hồ dạy)
b. Viết đoạn văn (8 đến 10 câu) trích lời dẫn sau theo cách gián tiếp: Không có gì quý hơn độc lập tự do ( Bác Hồ)
IV.CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: 
- Đặc điểm của các PC hội thoại.
- Các cách để phát triển từ vựng.
- So sánh điểm giống nhau và khác nhau của cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
- Hoàn thành các bài tập.
*HD: Chuẩn bị về khởi ngữ.
- Xem lại các bài tập về khởi ngữ.
Ngày soạn Ngày dạy
Tuần 21 – Tiết 21
 LUYỆN TẬP KHỞI NGỮ 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm hình thức của khởi ngữ.
- Hiểu được công dụng của khởi ngữ trong câu.
 2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức để đặt câu có khởi ngữ.
-Vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn và văn bản có khởi ngữ.
3. Thái độ: HS có ý thức vận dụng khi tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần đạt:
+ Tự học qua các yêu cầu về lí thuyết và bài tập.
+ Giải quyết được vấn đề mà tình huống, bài tập đặt ra. 
+ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: ? Vẽ sơ đồ về các phương châm hội thoại.
3.Bài mới:
*Vào bài:	
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:
? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của hai ví dụ.
? Từ đó, em hãy rút ra đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- HS thảo luận và trình bày.
Hoạt động 2 : Luyện tập
? Gạch chân khởi ngữ trong các vd sau
- HS thi đặt câu có khởi ngữ theo yêu cầu của GV.
? Đặt câu có chứa khởi ngữ
- HS đặt câu.
- HS làm việc cá nhân
? Viết đoạn văn diễn dịch ( 8-10 câu )cho câu chủ đề sau. Trong đoạn văn trên có một câu chứa khởi ngữ . Gạch chân khởi ngữ.
? Viết đoạn văn ( 10 đến 12 câu) theo lối qui nạp cho câu chủ đề. Đoạn văn sử dụng khởi ngữ và gạch chân khởi ngữ.
-Gv chọn bốn bài chấm và sửa trước lớp với các yêu cầu:
+ Hình thức: đúng đoạn văn nghị luận theo lối diễn dịch, diễn đạt trôi chảy, rõ nghĩa, mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
+ Nội dung: Đoạn văn làm sáng tỏ chủ đề, trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ ( gạch chân)
I/ Củng cố lý thuyết:
- VD1: Về học tập, tôi / rất chăm chỉ.
 KN CN VN
-VD2: Đối với bóng đá thì tôt / rất đam 
 KN CN VN
mê.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
- Vai trò của khởi ngữ trong câu : Nêu lên đề tài được nói đến trong câu chứa nó.
- Dấu hiệu nhận biết : 
+ Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ : về , đối với .
+ Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ " thì "
II. Luyện tập: 
1.Bài tập nhận diện
1.Bài tập nhận diện
Bài 1: a, Đối với tôI, đọc sách là một niềm say mê
b. Về môn Văn, tôI rất thích học
c. Đối với việc đọc sách thì chúng ta phảI có phương pháp đúng đắn
Bài 2: 
a, Khởi ngữ ngăn cách với nòng cốt câu bởi trợ từ “ thì”
b, Khởi ngữ ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy.
2.Bài tập vận dụng
Câu 1: Sách có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của con người
Gợi ý : C1 : Câu chủ đề
 C2- câu 7 ( 9 ) : HS cần làm nổi bật các ý cơ bản :
Đọc sách để nâng cao học vấn , mở mang kiến thức.
Đọc sách để làm phong phú đời sống tinh thần, làm tâm hồn thêm trong sáng.
Đọc sách để thư giãn
Mở rộng vốn từ, diễn đạt lưu loạt
Tăng cường khả năng tập trung.
Giảm khả năng mất trí nhớ 
Hs chú ý sử dụng khởi ngữ
Câu 2: Nói tóm lại, gia đình có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người.
Các ý cơ bản: 
+ Gia đình là gì
+ Vai trò của gia đình
+ Nếu không có gia đình
+ Câu chủ đề
IV.CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: 
- Đặc điểm hình thức của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
- Hoàn thành các bài tập.
*HD: Chuẩn bị về kiểu bài nghị luận hiện tượng đời sống.
==========================================
 Ngày soạn Ngày dạy
Tuần 22 – Tiết 22 : HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 5
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học về văn nghị luận xã hội để viết hoàn chỉnh một bài văn nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, viết bài hoàn chỉnh.
3. Thái độ: HS có ý thức viết đoạn, viết bài.
4. Năng lực cần đạt:
+ Tự học, sáng tạo qua các yêu cầu của bài tập.
+ Giải quyết được vấn đề mà tình huống, bài tập đặt ra. 
+ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập.
+ Biết phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh vấn đề.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày đặc điểm hình thức và công dụng của khởi ngữ.
3. Bài mới:
*Vào bài:	
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
-Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là nghị luận về hiện tượng đời sống.
-Yêu cầu HS nêu các bước làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp đôi:
? Dàn ý của kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Hoạt động 2 : Luyện tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn và kể những sự việc – hiện tượng của đời sống xã hội :
? Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt trong xã hội hiện nay.
- HS thảo luận và trình bày.
- HS làm việc nhóm:
? Lập dàn ý chi tiết cho đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
- HS thảo luận -> trình bày-> NX
-Gv : NX
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm và lập dàn ý cho đề bài : Hiện tượng học sinh hút thuốc lá.
- HS thảo luận -> trình bày-> NX
-Gv : NX
I/ Củng cố lý thuyết:
1.Khái niệm
2. Các bước làm bài văn nghị luận hiện tượng đời sống:
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết bài
- Đọc và sửa lại
3. Dàn ý của kiểu bài trên
+MB : Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
+TB : 
-Nêu rõ biểu hiện của hiện tượng
- Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.
-Nêu nguyên nhân. 
-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
+ Kết bài : Khái quát lại vấn đề , liên hệ
II. Luyện tập: 
1.Bài tập nhận diện
Câu 1: Ví dụ :
-Chấp hành luật giao thông.
-Hiến máu nhân đạo
-Nạn bạo hành trong gia đình
-Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi
-Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn
-Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng
-Những tấm gương người tốt việc tốt
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ
2.Bài tập vận dụng
Bài 1 : Dàn ý
A. Mở bài : Giới thiệu vấn đề tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta.
B. Thân bài:
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương/1 ngày
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Nguyên nhân của vấn đề :
+ ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.....
3. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách,đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, thamgia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
C. Kết bài:
- Lời khuyên chung cho tất cả mọi người.
- Liên hệ bản thân.
Bài 2: 
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu vấn đề
 B. Thân bài:
* Biểu hiện : HS hút thuốc lá trong trường, lớp.
* Nguyên nhân 
 - Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. 
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
- Do không làm chủ được bản thân 
- Do gia đình không quan tâm nhiều trong việc giáo dục con.
* Tác hại : 
- Thuốc lá:
+ Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
+ Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
+ Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
+ Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
+ Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.
* Chúng ta cần:
+ Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội
+ Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời
+ Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh. 
c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề , liên hệ bản thân
IV.CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: 
- Dàn ý kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống.
- Dựa vào dàn ý hãy viết một bài văn hoàn chỉnh.
*HD: Đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi về các thành phần biệt lập.
===============================================
 Ngày soạn Ngày dạy
Tuần 23 – Tiết 23 : LUYỆN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
 I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Nêu được các thành phần biệt lập.
- Trình bày được đặc điểm của các thành phần biệt lập.
- Hiểu được thế nào là thành phần biệt lập.
2. Kĩ năng: -Vận dụng kiến thức đã học để đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng yêu cầu TV.
3. Thái độ: HS có ý thức chăm chỉ học tập.
4. Năng lực cần đạt:
+ Tự học và giải quyết được vấn đề mà tình huống, bài tập đặt ra. 
+ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập.
+ Biết phân tích ngữ liệu.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: ? Các bước làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống xã hội?
 3. Bài mới:
*Vào bài:	
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm :
? Vẽ sơ đồ tư duy các thành phần biệt lập
- HS thảo luận -> trình bày -> bổ sung
- GV nhận xét 
? Thế nào là thành phần biệt lập.
Hoạt động 2 : Luyện tập
- HS th¶o luËn theo cÆp ®«I vµ x¸c ®Þnh thµnh phÇn t×nh th¸i vµ c¶m th¸n trong nh÷ng vÝ dô sau :
- Yêu cầu HS trao đổi theo bàn xác định các thành phần biệt lập trong các vd sau
- HS làm việc cá nhân: 
-GV yêu cầu HS đặt 4 câu tương ứng với 4 thành phần biệt lập.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn diễn dịch (10-12 câu) cho câu chủ đề sau : Ham mê điện tử gây ảnh hưởng lớn đến học tập và tu dưỡng đạo đức .Trong đoạn văn trên có sử dụng thành phần phụ chú, tình thái, cảm thán( gạch chân)
-GV gọi ba HS đọc bài và NX, sửa lỗi.
I/ Củng cố lý thuyết:
1.Thành phần thình thái
2.Thành phần cảm thán
3.Thành phần gọi đáp
4.Thành phần phụ chú.
=> Thành phần biệt lập là thành không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc trong câu và khi lược bỏ TP biệt lập thì nghĩa của câu không thay đổi.
II. Luyện tập: 
1.Bài tập nhận diện
Bài 1 : 
a, Hình như mùa xuân đã về ->TP tình thái
b. Ôi, mùa xuân thật đẹp!-> TP cảm thán
c, Cháu chào ông ạ . -> TP tình thái
d. Theo tôI , bạn Nam là người tốt.->TP tình thái
e. Chao ôi, Bầu trời thật trong lành! -> TP cảm thán.
Bài 2: 
a, Hình như mùa xuân đã về -> TP tình thái.
b, Ôi, cô ấy thật tốt! -> TP cảm thán.
c, Này, bạn đi đâu đấy? -> TP gọi đáp.
d, Bạn Lan – lớp trưởng lớp tôi- học rất giỏi. -> TP phụ chú.
e.Chắc chắn tôi sẽ đi Hà Nội.
-> TP tình thái
 f.Trời ơi, chỉ còn có năm phút.
->TP cảm thán.
g.Ơi con chim chiến chiện.
-> TP gọi đáp
h.Mùa hè, mùa của những chùm hoa phượng, đang về.
-> TP phụ chú.
2.Bài tập vận dụng
Bài 1: 
VD: Chắc chắn tôi sẽ đạt học sinh giỏi.
Bài 2.
 - Hình thức : Đoạn văn theo lối diến dịch câu chủ đề đứng đầu đoạn . Từ 10-12 câu
- Nội dung : Đoạn văn tập trung vào hai ý cơ bản : 
+ ảnh hưởng đến học tập + ảnh hưởng đến tu dưỡng đạo đức
+ Câu cuối đoạn văn : liên hệ bản thân
+ sử dụng được thành phần phụ chú, tình thái, cảm thán.
IV.CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: 
- Những thành phần biệt lập, đặc điểm.
- Hoàn thành bài tập.
*HD: Đọc các văn bản nhật dụng và trả lời các câu hỏi.
================================================
Ngày soạn Ngày dạy
Tuần 24 – Tiết 24 : 
 CỦNG CỐ CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: 
- Vẻ đẹp trong phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và hậu quả ghê gớm của nó.
- Quyền của trẻ, giải pháp bảo vệ quyền của trẻ em.
2. Kĩ năng : - Tạo lập đoạn văn, văn bản .
3. Thái độ : - Kính yêu Bác, có ý thức bảo về hòa bình và quyền trẻ em.
4. Năng lực cần đạt:
+ Tự học và sáng tạo qua việc cảm thụ, phân tích các văn bản nhật dụng.
+ Giải quyết vấn đề : Các câu hỏi và bài tập liên quan đến thực tế.
+ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập.
+ Biết phân tích, giải thích, trình bày.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày đặc điểm của các thành phần biệt lập.
 3.Bài mới:
*Vào bài:	
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß
 Néi dung cÇn ®¹t
Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thiện bảng thống kê theo mẫu .
- HS trình bày -> bổ sung
- GV nhận xét
Hoạt động 2 : Luyện tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
Bài 1 : Nêu cách hiểu về ý nghĩa nhan đề “ Phong cách Hồ Chí Minh”.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
Bài 2: Nêu và phân tích những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
Bài 3 : Viết đoạn văn giới thiệu nội dung văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”.
Bài 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) đánh giá cách vào đề của nhà văn G. Mác- két qua đoạn đầu của văn bản " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"
Bài 5: Xác định hệ thống luận điểm của văn bản “ Đấu ...bình”.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi:
Bài 6: Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay.
- HS thảo luận theo bàn
Bài 7: Em có nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này?
I/ Củng cố lý thuyết:
Stt
Văn bản
Tác giả
Nội dung
Nghệ thuật
II. Luyện tập: 
Bài 1: - Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.
Bài 2: - Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (dẫn chứng)
	- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng)
	- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc (dẫn chứng).
	- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam (dẫn chứng).
Bài 3: Nội dung : 
- Văn bản nói về hai nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh :
+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :
-> Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường (đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi nhiều thứ tiếng ...)
-> Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài (không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế).
+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”:
-> Ở cương vị lãnh đạo cao nhất Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị (nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, trang phục hết sức giản dị, ăn uống đạm bạc)
-> Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng (không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, không phải là tự thần thánh hóa cho khác đời, hơn đời, mà là cách sống có văn hóa với quan niệm : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên).
-> Nét đẹp của lối sống dân tộc của Hồ Chí Minh gợi nhớ tới cách sống của các vị hiền triết (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi).
Bài 4: 
1- Mở đoạn: 
- Giới thiệu khái quát về cách lập luận vào đề của nhà văn Mác -két trong đoạn đầu của văn bản.
2- Thân đoạn:
- Nêu thời gian địa điểm: Chúng ta đang ở đâu ? Hôm nay ngày 8/8/1986.
- Nêu thẳng nguy cơ chiến tranh hạt nhân như một sự thật hiển nhiên bằng những con số cụ thể về đầu đạn hạt nhân.
- Tác giả làm phép tính đơn giản nhưng thật rõ ràng để mọi người có thể hình dung được sức mạnh tàn phá khủng khiếp của lượng vũ khí hạt nhân
- Sử dụng điển tích trong thần thoại Hy Lạp so sánh sự lan truyền và chết người hàng loạt.
3- Kết đoạn : 
- Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ cụ thể rõ ràng, trí tưởng tượng khoa học mạnh mẽ thu hút người đọc, người nghe thấy rõ sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.
Bài 5
- Nội dung của văn bản được triển khai bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ :
 + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
 + Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện nhiều lĩnh vực: Xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm,giáo dục .với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lý của việc đó .
 + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa .
 + Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Bài 6: 
* Gợi ý : 
Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh thể hiện vấn đề nêu trong bài viết có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi người cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Cụ thể đảm bảo một số ý chính sau :
- Trong những năm qua thế giới có những đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chẳng hạn :
- Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa. 
- Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến.
- Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy thông điệp của G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Bài 7
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước của toàn nhân loại.
- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể toàn diện.
IV.CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: 
- Vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh.
- Hậu quả của chiến tranh hạt nhân.
- Thực trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay.
- Hoàn thành bài tập.
*HD: Chuẩn bị luyện tập về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
=============================================
Ngày soạn Ngày dạy
Tuần 25 – Tiết 25 :
 LUYỆN TẬP VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: 
- Hiểu được một kiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng : 
- Có kĩ năng nhận diện, viết bài văn nghị luận.
- Vận dụng làm bài và trình bày một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ : - Giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo lí theo chuẩn mực đạo đức 
4. Năng lực cần đạt:
+ Tự học và sáng tạo qua việc tạo lập các đoạn văn và văn bản nghị luận.
+ Giải quyết vấn đề : Các câu hỏi và bài tập liên quan đến vấn đề nghị luận.
+ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập.
+ Biết phân tích, giải thích, trình bày.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác Hồ trong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”.
 3.Bài mới:
*Vào bài:	
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß
 Néi dung cÇn ®¹t
Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
-GV sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời yêu cầu HS đặt câu hỏi và trả lời những nội dung kiến thức liên quan đến kiểu bài tư tưởng đạo lí.
+ Gợi ý câu hỏi :
- Thế nào là kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Các bước làm bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Dàn ý kiểu bài trên.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi:
? Phân biệt nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội với nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Hoạt động 2 : Luyện tập
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm : 
Lập dàn ý cho đề bài : Tinh thần tự học
- HS lập dàn ý 
GV gọi HS trình bày, bổ sung.
GV cung cấp gợi ý và yêu cầu HS hoàn thiện dàn ý 
- HS làm việc cá nhân:
 “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân . Hãy trình bày vấn đề trên bằng một đoạn văn.
HS viết đoạn văn và trình bày ( 2 bài)
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
 “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (Lép Tôn-xtôi)Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước .
- HS viết đoạn văn
- GV gọi ba bài của HS đọc, NX.
I. Củng cố lý thuyết
1.Khái niệm: 
2. Các bước làm bài
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết bài
- Đọc và sửa lại
3. Dàn ý
a. MB: giới thiệu vấn đề nghị luận
b, TB :
- Giải thích khái niệm
- Biểu hiện ( nếu có)
- Tại sao
- Trong thực tế -> bày tỏ thái độ phê phán.
c. KB: Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân.
4. - Phân biệt : 
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội là từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là dùng giải thích, chứng minh, ...làm sáng tỏ các tư tưởng đạo lí quan trọng đối với đời sống con người
II. Luyện tập
1. Bài tập nhận diện
Gợi ý :
 Mở bài : - Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh.
Thân bài :
a, Giải thích :
- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ.
- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí........ 
b, Đánh giá ý nghĩa của tự học :
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
Kết bài : 
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.
- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại .
2. Bài tập vận dụng
Bài 1 
Yêu cầu : - Giải thích khái niệm phẩm chất của đức hạnh là gì ? hành động là gì ?
Từ đó thấy được việc tu dưỡng và học tập là phải làm gì?
Việc tu dưỡng và học tập của bản thân mang lại điều gì , tại sao lại cần phải tu dưỡng và học tập?
Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân.
Bài 2 :
Yêu cầu : 
- giải thích được khái niệm lí tưởng là gì ?
- Lí tưởng được biểu hiện ntn ?
-Khi con người sống có lí tưởng thì sao ? Tại sao cần phải sống có lí tưởng ?
- Liên hệ thực tế
- Liên hệ về lí tưởng của riêng mình
Bài 3: Yêu cầu : 
- Giải thích được khái niệm lòng yêu nước 
- Biểu hiện của lòng yêu nước ( Trong thời chiến , trong thời bình )
- Tác dụng của lòng yêu nước và lấy vd minh họa
- Tại sao cần phải có lòng yêu nước
- Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
IV.CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: 
- Xác định các chủ đề thuộc vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Hoàn thành bài tập.
*HD: Ôn tập các tác phẩm truyện kì 1 và kiểu bài phân tích một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
=============================================
 Ngày soạn Ngày dạy
Tuần 26 – Tiết 26
 HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 6
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: 
-

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_20_28.doc