Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Dạ Ngân
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả;
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài Phú sông Bạch Đằng.
- Tích hợp kiến thức về văn hóa và truyền thống lịch sử anh hùng của thời đại nhà Trần với những chiến công vang dội ở các bài thơ văn đã học như Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải, Hịch Tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn giúp Hs hiểu sâu sắc và có hệ thống về hào khí Đông A và nội dung yêu nước trong văn học trung đại.
- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
b. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
c. Tư duy, thái độ, phẩm chất:
-Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.
- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
- GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
Ngày soạn: 28 / 12/ 2019 Tiết 55. Làm văn. CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức: - Bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: + Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; + Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. - Bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh: + Lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc. b. Kĩ năng: - Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. - Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc. - Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đè tài gần gũi, quen thuộc. c. Tư duy, thái độ, phẩm chất: - Tự giác làm thêm bài tập luyện tập. 2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng. - HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo. III. PHƯƠNG PHÁP: - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng 10A1 10A3 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs và kiểm tra trong quá trình học bài trên lớp. 3. Bài mới: 3.1. CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. Hoạt động khởi động GV dẫn dắt giới thiệu bài học: Trong thực tế cuộc sống, vì điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chúng ta có thể ko được đi tham quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, thưởng thức các sản vật quý của nhiều vùng quê, ko biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân hay các tác giả, tác phẩm VH nổi tiếng, có giá trị,... Nhưng chúng ta cũng có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh. ở cấp II, các em đã được học về văn thuyết minh về một thể loại văn học, một phương pháp và một danh lam thắng cảnh. Vậy VB thuyết minh có các hình thức kết cấu ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới GV HD HS ôn tập về khái niêm và phân loại VB TM. - Nhắc lại k/n về VBTM? - Các loại VB thuyết minh? Loại thiên về trình bày, giới thiệu gồm 3 thể nhỏ: + Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm VH. + Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. + Thuyết minh về một phương pháp. GV HD HS tìm hiểu mục I. - Em hiểu thế nào là kết cấu VB? - Kết cấu VB phụ thuộc vào các yếu tố nào? Hs đọc VB. Gv chia hs thành 4 tổ thảo luận, trả lời các câu hỏi trong sgk: - Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh? - Nội dung thuyết minh của VB? - Phân tích cách sắp xếp ý trong VB? Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy? Hs đọc VB, thảo luận, trả lời các câu hỏi: - Đối tượng và mục đích thuyết minh của VB 2? - Nội dung thuyết minh của VB 2? - Phân tích cách sắp xếp ý trong VB? - Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy? - Từ việc tìm hiểu 2 VD trên, em hãy nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh? * Khái niệm và phân loại - K/n: VB thuyết minh là kiểu VB nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. - Phân loại: có nhiều loại, với 2 loại chính: + Chủ yếu thiên về trình bày, giới thiệu. + Chủ yếu thiên về miêu tả. I. Kết cấu của văn bản thuyết minh * Kết cấu VB: là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của VB thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Kết cấu phụ thuộc vào đối tượng, mục đích và người tiếp nhận văn bản. 1. Tìm hiểu ngữ liệu a. VB 1: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân - Đối tượng thuyết minh: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân- Đồng Tháp - Đan Phượng - Hà Tây" một lễ hội dân gian. - Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội. - Nội dung thuyết minh: + Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. + Thời gian: ngày rằm tháng giêng hàng năm. + Diễn biến: Thi nấu cơm:- Thủ tục bắt đầu. - Lấy lửa. - Nấu cơm. Chấm thi:- Tiêu chuẩn. - Cách chấm. + Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân. - Cách sắp xếp các ý: + Theo trình tự lôgic: Giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân. + Theo trình tự thời gian: phần kể về diễn biến của lễ hội được sắp xếp theo trình tự thời gian: thủ tục bắt đầu cuộc thi, diễn biến cuộc thi, chấm thi. b. VB 2: Bưởi Phúc Trạch. - Đối tượng thuyết minh: bưởi Phúc Trạch- Một loại trái cây nổi tiếng. - Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) nhận biết được đặc điểm và giá trị của bưởi Phúc Trạch. - Nội dung thuyết minh: + Các loại bưởi nổi tiếng của Việt Nam. + Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả, đặc điểm vỏ, cùi bưởi; vẻ ngon lành, hấp dẫn của múi bưởi, tép bưởi. + Giá trị và sự bổ dưỡng của bưởi. + Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. - Cách sắp xếp các ý: + Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong. + Quan hệ lôgíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, vỏ, múi tép, màu sắc, hương vị, cảm giác). + Quan hệ nhân- quả: giá trị " danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. " Quan hệ hỗn hợp. - Cơ sở sắp xếp: Do mục đích thuyết minh. 2. Các hình thức kết cấu: - Theo trình tự thời gian. - Theo trình tự không gian. - Theo trình tự lôgíc. - Theo trình tự hỗn hợp. C. Hoạt động luyện tập GV HD HS luyện tập. Yêu cầu hs thảo luận, thực hành làm bài tập 1: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão? - Xác định hình thức kết cấu VB thuyết minh? - Nội dung thuyết minh? III. Luyện tập: - Hình thức kết cấu: hỗn hợp. - Nội dung thuyết minh: + Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão- một người văn võ toàn tài, một vị tướng giỏi, trước là môn khách sau là con rể của Trần Quốc Tuấn. + Giới thiệu về nội dung bài thơ: Hai câu đầu: Vẻ đẹp, sức mạnh của con người và quân đội nhà Trần đồng thời là bức chân dung tự họa của dũng tướng Phạm Ngũ Lão. Hai câu sau: Chí làm trai và tâm tình của tác giả. D. Hoạt động vận dụng, mở rộng Thuyết minh về di tích Đền Hùng. Gợi ý: - Đường đến, địa điểm. - Khung cảnh thiên nhiên... - Cụm di tích văn hóa: Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. - Vài nét về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Lễ hội Đền Hùng hằng năm . E. Hoạt động củng cố, dặn dò 1. Củng cố - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. 2. Dặn dò - Học bài cũ. Hoàn thiện bài tập. - Viết bài văn thuyết minh về di tích lịch sử ở địa phương em. 3.2. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản A. Hoạt động khởi động GV dẫn dắt giới thiệu bài học: Lập dàn ý là một khâu quan trọng trong quá trình làm văn. Đối với bài văn thuyết minh cũng vậy. Song việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có gì giống và khác với việc lập dàn ý cho các kiểu VB khác ? Chúng ta hãy tìm hiểu trong bài hôm nay. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới - Nhắc lại bố cục của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần? - Bố cục 3 phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của bài văn thuyết minh ko? Vì sao? - So sánh sự giống và khác của phần mở bài và kết bài trong bài văn tự sự với bài văn thuyết minh? - Nêu trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài của VB thuyết minh? - Những nội dung chính cần nêu ở phần mở bài bài văn thuyết minh? - Yêu cầu đối với mở bài của VB thuyết minh? - Các bước cần làm để có dàn ý phần thân bài? - Các việc cần làm ở phần kết bài? I. Dàn ý văn thuyết minh 1. Bố cục và nhiệm vụ các phần của bài văn - Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc, nội dung cần đề cập. - Thân bài: Triển khai nội dung chính của bài viết. - Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc của người viết. " Phù hợp với VB thuyết minh. Vì VB thuyết minh cũng là kết quả của thao tác làm văn, người viết cũng cần giới thiệu, trình bày rõ các nội dung thuyết minh, có lúc cần miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc,... 2. So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và bài văn thuyết minh - Giống: cơ bản tương đồng ở phần mở bài. - Khác: ở phần kết bài. + VB tự sự: chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật (người viết). + VB thuyết minh: vừa trở lại đề tài thuyết minh vừa lưu lại cảm xúc, suy nghĩ lâu bền trong lòng độc giả. 3. Trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài - Thời gian: xưa " nay. - Không gian: xa " gần; ngoài " trong; dưới " trên,... - Nhận thức: dễ " khó; quen " lạ. - Trình tự chứng minh: phản bác- chứng minh. II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh 1. Xác định đề tài Xác định rõ đối tượng thuyết minh: - Một danh nhân văn hóa. - Một tác giả văn học. - Một nhà khoa học. - Một danh lam thắng cảnh. - Một phương pháp... 2. Lập dàn ý a. Mở bài - Nội dung chính: nêu được đề tài (giới thiệu được đối tượng thuyết minh). - Yêu cầu: + Giúp người đọc nhận ra kiểu bài thuyết minh. + Thu hút được sự chú ý của người đọc b. Thân bài - Nội dung chính: triển khai các nội dung chính cần thuyết minh. - Các bước cần làm: + Tìm ý, chọn ý. + Sắp xếp các ý theo trình tự không gian, thời gian, nhận thức hoặc trình tự chứng minh. c. Kết bài - Trở lại đề tài của bài văn thuyết minh. - Lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc. C. Hoạt động luyện tập Yêu cầu hs thảo luận, lập dàn ý cho 2 bài văn thuyết minh: Đề 1: Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán? HS trình bày. GV chuẩn xác kiến thức. III. Luyện tập Đề 1 Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán. - MB: Giới thiệu món đậu phụ rán. - TB: + Nguyên liệu. + Cách chế biến. + Yêu cầu thành phẩm. - KB: Nêu suy nghĩ, đánh giá. D. Hoạt động vận dụng, mở rộng Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi. Gợi ý: - MB: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi (tên, hiệu, quê hương, gia đình và tầm vóc của ông trong lịch sử văn học dân tộc.) - TB: + Giới thiệu các sự kiện nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Trãi. + Giới thiệu về sự nghiệp thơ văn - KB: + Đánh giá vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc. + Nêu cảm xúc, suy nghĩ. E. Hoạt động củng cố, dặn dò 1- Củng cố: - Vai trò của việc lập dàn ý với bài văn thuyết minh. 2- Dặn dò - Hoàn thành bài tập SGK. - Chuẩn bị bài : Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu). Ngày soạn : 03 / 01/ 2020 Tiết 56. Đọc văn. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG -Trương Hán Siêu- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức: - Nắm được những nét khái quát về tác giả Trương Hán Siêu, về địa danh sông Bạch Đằng và bài “Phú sông Bạch Đằng” (về các mặt thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục). - Cảm nhận được thú tiêu dao của Khách. - Tích hợp liên môn lịch sử giúp Hs hiểu sâu sắc hơn về các chiến công trên dòng sông Bạch Đằng. (Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Bài 19: những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV – Sách Lịch sử lớp 10) b. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. c. Tư duy, thái độ, phẩm chất: - Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử. 2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng. - HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo. III. PHƯƠNG PHÁP: - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. - GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng 10A1 10A3 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản A. Hoạt động khởi động - Cho học sinh xem video về thời Lí – Trần gồm: hình ảnh về các danh tướng, tác phẩm tiêu biểu, cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên và yêu cầu học sinh ghi nhớ, kể lại những thông tin đã được quan sát. - Giáo viên dẫn dắt: Dòng sông Bạch Đằng gắn liền với những chiến công vang dội của dân tộc ta (Ngô Quyền thắng giặc Nam Hán, quân dân nhà Trần thắng giặc Nguyên- Mông). Địa danh lịch sử này đã trở thành nguồn đề tài cho nhiều nhà thơ xưa khai thác: Trần Minh Tông với bài Bạch Đằng giang (trong đó có hai câu: “Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé/ Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô”), Nguyễn Trãi với Bạch Đằng hải khẩu, Nguyễn Sưởng với bài Bạch Đằng giang, Khác với các tác giả trên, Trương Hán Siêu cũng viết về địa danh lịch sử đó nhưng lại sử dụng thể phú. Bài Phú sông Bạch Đằng của ông được đánh giá là mẫu mực của thể phú trong văn học trung đại. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hs đọc phần Tiểu dẫn- sgk. HS tìm hiểu kiến thức lịch sử, áp dụng kĩ năng trình bày một vấn đề và nội dung văn thuyết minh để làm việc ở nhà theo nhóm, chuẩn bị thuyết minh trước lớp. Nhóm 1: Thuyết minh những nét chính về tác giả Trương Hán Siêu Nhóm 2: Thuyết minh về vị trí địa lí và những chiến công gắn với địa danh sông Bạch Đằng GV chốt và nhắc lại kiến thức cơ bản. GV giới thiệu về thể phú trung đại và dẫn dắt đến bài Phú sông Bạch Đằng Hs đọc diễn cảm bài phú. – Từ đặc điểm của thể phú cổ thể hãy phân chia bố cục của bài Phú sông Bạch Đằng I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả Trương Hán Siêu (?-1354): – Tự: Thăng Phủ. – Quê quán: làng Phúc Thành- huyện Yên Ninh (nay thuộc thị xã Ninh Bình). – Là môn khách của Trần Hưng Đạo. – Khi mất được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó, được thờ ở Văn Miếu. – Con người: cương trực, học vấn uyên thâm, được vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. – Tác phẩm của ông để lại không nhiều, hiện còn 4 bài thơ và 3 bài văn, trong đó có Phú sông Bạch Đằng. 2. Địa danh lịch sử sông Bạch Đằng: – Là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, gần Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) – Gắn với các chiến công chống quân Nam Hán (Ngô Quyền- 938), đại thắng quân Nguyên- Mông (Trần Quốc Tuấn- 1288). ” Sông Bạch Đằng- danh thắng lịch sử và là nguồn đề tài văn học. 3. Thể phú: – Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng tả cảnh vật, phong tục, kể sự vật, bàn chuyện đời. – Phân loại: 2 loại + Phú cổ thể: + Phú Đường luật (phú cận thể): 4. Bài Phú sông Bạch Đằng Thuộc thể phú cổ thể Bố cục: (Có thể phân chia theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình) – Đoạn mở: từ đầu ” “còn lưu!” (Nhân vật Khách và cảm hứng trước cuộc du ngoạn) – Đoạn giải thích và bình luận: tiếp ” “chừ lệ chan” (Các bô lão và câu chuyện Bạch Đằng Giang lịch sử) – Đoạn kết: còn lại. (Cảm xúc suy nghĩ của nhân vật khách và bô lão về sức mạnh dân tộc) GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ Hs hoàn thành phiếu học tập ở nhà và chuẩn bị bài thuyết trình theo nhóm Nhóm 1: Làm phiếu học tập số 1 Cử đại diện trình bày về nhân vật Khách và cảm hứng với cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng. Các thành viên trong nhóm bổ sung thêm Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và đặt câu hỏi để làm sáng rõ vấn đề. Gv nhận xét và chốt ý Gv có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi để giúp làm sáng rõ vấn đề: 1. Nhân vật Khách – sự phân thân của tác giả Trương Hán Siêu lại tìm đến thiên nhiên với mục đích gì? 2. Các địa danh được nhân vật khách nhắc đến làm sao khách có thể đến trong một sớm một chiều được? Vậy những địa danh ấy có ý nghĩa như thế nào? Qua đó thấy được vẻ đẹp gì trong tâm hồn và tráng chí của nhân vật khách? 3. Bạch Đằng giang được cảm nhận với những sắc thái như thế nào? II. Đọc- hiểu văn bản: 1.Đoạn mở: Nhân vật Khách và cảm hứng với cuộc du ngoạn a. Thú tiêu dao của Khách – Nhân vật Khách đến với thiên nhiên, sống với thiên nhiên: đêm thì chơi trăng mải miết, sớm thì gõ thuyền chừ Nguyên Tương, chiều thì lần thăm chừ Vũ Huyệtnhằm mục đích: + Thỏa chí tiêu dao, thỏa chí du ngoạn hải hồ, thăm thú mọi cảnh vật gần xa để thưởng ngoạn thiên nhiên. + Tìm hiểu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. – Những địa danh được nói đến: + Địa danh lịch sử lấy từ trong điển cố Trung Quốc: sông Nguyên, sông Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng. + Địa danh của đất Việt: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. – Khách tự họa bức chân dung tinh thần của mình là một hồn thơ, một khách hải hồ, một kẻ sĩ thiết tha với đất nước và lịch sử dân tộc: + Có vốn hiểu biết phong phú. Tác giả “đi qua” những địa danh này chủ yếu bằng tri thức sách vở, trí tưởng tượng. + Yêu thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn, tìm hiểu thiên nhiên Giương buồm giong gió chơi vơi Lướt bể chơi trăng mải miết. + Có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Đi nhiều biết nhiều ấy vậy mà tráng chí vẫn còn chưa thỏa vẫn còn tha thiết với bốn phương Đầm vân mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết + Trong thú tiêu dao, khách muốn học Tử Trường – Tư Mã Thiên nhà sử học nổi tiếng đã từng chu du khắp đất nước viết bộ sử kí bất hủ. Khách muốn bày tỏ tâm hồn đồng điệu của mình với người xưa: Đi xa đâu chỉ để ngắm hoa vịnh nguyệt mà điều quan trọng là muốn tìm đến nơi cha ông đã lập chiến công để chiêm ngưỡng, ca ngợi, suy ngẫm. C. Hoạt động luyện tập Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: (1) Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ, quê ở thôn Phúc Am, xã Ninh Thành, nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Các vua Trần rất kính trọng Trương Hán Siêu, thường gọi ông là “thầy”. Là người tài đức vẹn toàn nên khi qua đời, ông được thờ ở Văn Miếu. Tác phẩm của Trương Hán Siêu có: Bạch Đằng giang phú, Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí (Bài kí ở tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý), Khai Nghiêm tự bi kí (Bài kí trên bia chùa Khai Nghiêm) và Cúc hoa bách vịnh, Thơ văn Trương Hán Siêu thể hiện tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với xã tắc của một người đề cao Nho học. (2) Phú sông Bạch Đằng là loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ – khách để thể hiện nội dung, vận văn và tản văn xen nhau, kết thúc bằng một bài thơ. Loại phú cổ thể (có trước đời Đường) được làm theo lối văn biền ngẫu hoặc lối văn xuôi có vần, khác với phú Đường luật (có từ đời Đường) có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ. (3) Bài Phú sông Bạch Đằng thể hiện niềm hoài niệm về chiến công của các anh hùng dân tộc, nêu cao vai trò của yếu tố con người với tinh thần ngoan cường, bất khuất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. ( Học tốt Ngữ văn 10 nâng cao,Tập 2,NXBĐHQG, 2006) 1/ Nêu ý chính của văn bản ? 2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ? 3/ Sông Bạch Đằng thuộc tỉnh Ninh Bình hay Quảng Ninh ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ niềm tự hào của bản thân về dòng sông Bạch Đằng. Trả lời: 1/ Ý chính của văn bản: Khái quát về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Trương Hán Siêu ; Giới thiệu thể loại phú và đặc điểm bài Phú sông Bạch Đằng ; Ý nghĩa nội dung bài Phú sông Bạch Đằng 2/ Phương thức biểu đạt của văn bản là thuyết minh. 3/Sông Bạch Đằng thuộc tỉnh Quảng Ninh. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Cần nêu được các ý : +Bạch Đằng là địa danh ít nhất ba lần đi vào lịch sử chống ngoại xâm của người Việt: lần thứ nhất là trận thủy chiến Bạch Đằng năm 938 gắn liền với chiến công của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán; lần thứ hai là trận thủy chiến Bạch Đằng năm 981 gắn liền với chiến công của Lê Hoàn đánh tan quân Tống và lần thứ ba là trận thủy chiến Bạch Đằng năm 1288 gắn liền với chiến công của Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên. + Bạch Đằng là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ xưa nay sáng tác văn học ; + Bản thân tự hào về lịch sử dân tộc qua hình ảnh dòng sông và thấy được trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. D. Hoạt động vận dụng, mở rộng Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: Khách có kẻ: Giương buồm giong gió chơi vơi, .. Tiếc thay dấu vết luống còn lưu. 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? Giới thiệu vài nét về tác phẩm đó. 2. Nêu chủ đề của văn bản. 3. “Khách” trong cuộc dạo chơi hiện lên trong văn bản là ai? Mục đích dạo chơi của “khách” là gì? 4. “Khách” đã dạo chơi những nơi nào? 5. Cảm xúc của “khách” trước khung cảnh thiên nhiên trên sông Bạch Đằng được thể hiện như thế nào trong phần in đậm? 6. Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về niềm tự hào dân tộc của Trương Hán Siêu được thể hiện trong văn bản. Gợi ý: 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Tác phẩm thuộc thể loại phú (phú cổ thể). Phú là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời... Một bài phú gồm có 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. 2. Tráng chí bốn phương của nhân vật “khách” 3. - “Khách” trong văn bản là sự phân thân của tác giả. - Mục đích dạo chơi: để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. 4. “Khách” đã dạo chơi: từ Trung Hoa đến Việt Nam: - Những chuyến phiêu lưu trong tưởng tượng, những không gian rộng lớn như: lướt bể chơi trăng, sông hồ (Cửu Giang, Ngũ Hồ), những vùng đất nổi tiếng (Tam Ngô, Bách Việt, Vân Mộng ): thỏa chí tiêu dao, mãn nguyện khát khao tìm hiểu, bồi bổ tri thức. - Những thắng cảnh của đất nước: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng: trở về cội nguồn lịch sử. 5. - Có khi tráng chí cất cánh cùng thiên nhiên để vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng. - Có khi lòng “khách” lắng vào cảnh vật ảm đạm, hắt hiu để buồn, nuối tiếc trước chiến trường oanh liệt một thời, nay trơ trọi, hoang vu. 6. - Hình thức: 1 đoạn (10 - 12 câu) - Nội dung: + Tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên + Tự hào về dòng sông đã từng ghi bao chiến tích. E. Hoạt động củng cố, dặn dò 1. Củng cố - Tác giả Trương Hán Siêu (?-1354) - Địa danh lịch sử sông Bạch Đằng. - Thể phú - Thú tiêu dao của Khách 2. Dặn dò - Học bài cũ. Tìm đọc những tác phẩm có hình ảnh Sông Bạch Đằng. - Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này. Ngày soạn : 03 / 01/ 2020 Tiết 57. Đọc văn. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG -Trương Hán Siêu- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức: - Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả; - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài Phú sông Bạch Đằng. - Tích hợp kiến thức về văn hóa và truyền thống lịch sử anh hùng của thời đại nhà Trần với những chiến công vang dội ở các bài thơ văn đã học như Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải, Hịch Tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn giúp Hs hiểu sâu sắc và có hệ thống về hào khí Đông A và nội dung yêu nước trong văn học trung đại. b. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. c. Tư duy, thái độ, phẩm chất: -Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử. 2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng. - HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo. III. PHƯƠNG PHÁP: - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. - GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng 10A1 10A3 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những đặc trưng cơ bản của thể phú. - Cảm nhận của em về thú tiêu dao của Khách trong phần mở đầu bài “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu). 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản A. Hoạt động khởi động GV dẫn dắt giới thiệu bài học: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về thú tiêu dao của Khách. “Khách” xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Người thích ngao du sơn thủy, muốn đến nhiều nơi, muốn đi nhiều chỗ, không phải chỉ ngao du sơn thủy mà còn tìm hiểu lịch sử dân tộc. Thế giới mà nhân vật “khách” tìm đến không phải là thiên nhiên tĩnh: một vầng trăng lạnh, một đám mây cao, một dòng sông vắng mà thiên nhiên ông tìm đến là một thế giới hải hồ rộng lớn. Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú thực ra là sự chuẩn bị một không khí thích hợp cho người đọc trước khi bước vào thế giới hùng vĩ của sông Bạch Đằng lịch sử. Chúng ta hãy tìm hiểu điều đó trong tiết học này. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới GV hướng dẫn HS tiếp tục đọc hiểu văn bản. – Cảm xúc của khách trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng: phấn khởi, tự hào hay buồn thương, nuối tiếc vì những giá trị đã lùi vào quá khứ? Lí giải? GV bình và chuyển ý: Cái thế giới mà nhân vật Khách tìm đến không phải là thiên nhiên tĩnh: một vầng trăng lạnh, một đám mây cao, một dòng sông vắng mà thiên nhiên ông tìm đến là một thế giới hải hồ rộng lớn. Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú thực ra là sự chuẩn bị một không khí thích hợp cho người đọc trước khi bước vào thế giới hùng vĩ của sông Bạch Đằng lịch sử. II. Đọc- hiểu văn bản: 1.Đoạn mở: Nhân vật Khách và cảm hứng với cuộc du ngoạn b. Cảm xúc hồi tưởng của nhân vật khách trước Bạch Đằng giang lịch sử – Cảnh sắc của thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: + Hùng vĩ, hoành tráng: Bát ngát sóng kình muôn dặm Thiết tha đuôi trĩ một màu + Trong sáng, nên thơ: Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu Bờ lau san sát bến lách đìu hiu + Ảm đạm, hiu hắt, hoang vu do dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết: “cảnh thảm”. – Tâm trạng của tác giả trước những sắc thái đối lập của thiên nhiên: + Phấn khởi, tự hào trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà trong sáng, thơ mộng. + Buồn thương, nuối tiếc trước vẻ ảm đạm , hiu hắt, hoang vu do thời gian đang xóa nhòa, làm mờ hết những dấu tích oai hùng của chiến trường xưa: Buồn vì cảnh thảm đứng lặng giờ lâu Thương thay nỗi anh hùng đâu vắng tá Tiếc thay dấu vết luống còn lưu ” Kết quả của cảm hứng hoài cổ- một xúc cảm quen thuộc của các nhà thơ xưa trước những địa danh lịch sử Nhóm 2: Làm phiếu học tập số 2 Cử đại diện trình bày về nhân vật Bô lão và câu chuyên về Bạch Đằng Giang lịch sử Các thành viên trong nhóm bổ sung thêm Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và đặt câu hỏi để làm sáng rõ vấn đề. Gv nhận xét và chốt ý GV có thể đặt thêm 1 số câu hỏi nếu như nội dung trình bày của nhóm chưa đề cập đến: 1. Các bô lão là nhân vật có thật hay do tác giả hư cấu? Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú? 2. Chiến tích trên sông Bạch đằng được gợi lại như thế nào qua lời kể của các bô lão? 3. Qua lời bình luận của các bô lão, trong các yếu tố: thời thế (thiên thời), địa thế núi sông (địa lợi) và con người thì yếu tố nào là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất làm nên thắng lợi? 4. – Lời ca của các bô lão và của khách nhắc tới hình ảnh Trần Quốc Tuấn nhằm khẳng định điều gì? Gv mở rộng: So sánh với bài thơ Bạch Đằng Giang của Nguyễn Sưởng: – Điểm tương đồng: + Cảm hứng ngợi ca, tự hào về chiến thắng và cảnh núi sông hiểm trở, hào hùng. + Khẳng định vai trò có tính chất quyết định chiến thắng của địa thế núi sông và con người tài đức. – Điểm khác biệt: + Nguyễn Sưởng đặt hai yếu tố trên ngang hàng + Trương Hán Siêu đã khắc phục hạn chế đó khi nhấn mạnh vai trò cốt yếu của con người. Gv bình và chuyển vấn đề: Từ miêu tả và trữ tình, tác giả chuyển sang tự sự, ngôn ngữ sống động biến hóa hẳn lên. Đoạn văn tràn đầy cảm hứng lịch sử mang âm hưởng anh hùng ca, tác giả đã tạo được không khí trang nghiêm đĩnh đạc, làm nền cho miêu tả trận chiến 2. Đoạn giải thích và bình luận: Bô lão và câu chuyện về Bạch Đằng Giang lịch sử a. Diễn biến trận đánh năm xưa theo lời kể của các bô lão. – Hình tượng các bô lão có thể là nhân vật có thật (là những người dân địa phương ven sông Bạch Đằng mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh) hoặc có thể họ là nhân vật hư cấu (là tâm tư tình cảm của tác giả hiện thân thành nhân vật trữ tình để những nhận xét về các trận chiến trên sông Bạch Đằng trở nên khách quan hơn). + Vai trò: Là người chứng kiến chiến tích lịch sử. Là người kể lại các chiến tích hào hùng đó cho khách nghe. + Thái độ của các bô lão đối với khách: nhiệt tình, hiếu khách và tôn kính khách. +Giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện: nhiệt huyết, tự hào, mang cảm hứng của người trong cuộc. + Ngôn ngữ lời kể: Súc tích, cô đọng, vừa khái quát, vừa gợi lại được diễn biến, không khí của các trận đánh rất sinh động – Chiến tích Ngô chúa phá Hoằng Thao và Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã qua lời kể của các bô lão: + Quang cảnh, không khí chiến trận: Binh lực hùng hậu Thuyền bè muôn đội Tinh kì phấp phới Hùng hổ sáu quân Giáo gươm sáng chói + Tính chất gay go, quyết liệt: Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ Bầu trời đất chừ sắp đổi + Kết quả trận chiến: Do biết mình biết người ta đã chiến thắng, giặc nếm mùi thất bại nhục nhã + Ý nghĩa trận đánh: Bạch Đằng giang ngày đêm vẫn cuồn cuộn chảy. Nó cuốn phăng ra biển bao nhiêu vết nhơ của cuộc sống nhưng đối với nỗi nhục của quân thù vẫn không sao hết được. Thế trận của ta và địch sánh ngang với trận Xích Bích, Hợp Phì (những trận đánh lớn, quyết liệt, nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc) qua đó khẳng định chiến thắng hào hùng, vang dội của ta và bày tỏ niềm tự hào dân tộc. b. Bài học lịch sử – Nguyên nhân làm nên thắng lợi: + Thời thế thuận lợi (thiên thời): “trời cũng chiều người”. + Địa thế núi sông (địa lợi): “trời đất cho nơi hiểm trở”.đó là hình sông dáng núi hiểm trở, ta có thể dựa vào địa hình đó mà thắng giặc ở trận Chi Lăng, Bạch Đằng, Hàm Tử + Con người- người tài, có đức lớn là những nhân vật xuất chúng, đủ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_10_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2.doc