Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc

- Sử dụng lối chủ - khách đối đáp, cách dùng hình ảnh, điển cố chọn lọc, câu văn phóng khoáng

2. Về kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

3. Về tư tưởng, thái độ:

- Tinh thần tự hào dân tộc

4. Xác định nội dung trọng tâm

- Bức tranh Bạch Đằng giang .

- Tâm thế của tác giả

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; thẩm mĩ; giao tiếp; hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: đọc hiểu văn bản; giao tiếp; tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .

- Phương án tổ chức lớp học, nhĩm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới theo HDHB.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Những yêu cầu khi lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh ?

3. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

docx 114 trang yunqn234 5600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20, 21
Ngày soạn
05/01/2019
Tiết 58 - 63
Ngày dạy
07/01/2019
Chủ đề: VĂN THUYẾT MINH
I. Mục Tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
- Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Phương pháp thuyết minh
2. Về kĩ năng:
- Lựa chọn hình thức kết cầu, xây dựng được kết cấu cho văn bản thuyết minh cho phù hợp
- Viết văn thuyết minh
3. Về tư tưởng, thái độ:
- Thái độ nghiêm túc trong mọi công việc
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Các yêu cầu đối với bài văn thuyết minh
- Bước đầu viết được bài văn thuyết minh
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; thẩm mĩ; giao tiếp; hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: đọc hiểu văn bản; giao tiếp; tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .
- Phương án tổ chức lớp học, nhĩm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhom 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới theo HDHB.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV giao nhiệm vụ: Trình bày bố cục của văn bản thuyết minh:
+ Một danh lam thắng cảnh;
+ Một đồ vật, dụng cụ
+ Một phương pháp.
+ Một danh nhân.
Từ đó có thể rút ra kết luận chung gì về bố cục của văn bản thuyết minh (đã học ở THCS)?
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Ở THCS, các em đã học về Văn thuyết minh. Đây là loại văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng, 1 vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. Hôm nay, các em sẽ được hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về một bài văn thuyết minh.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
NLHT 
NỘI DUNG 1
Tiết 1: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
- Văn thuyết minh nhằm giới thiệu , trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo,tính chất, quan hệ, giá trị...của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
- Có hai loại:
+ Loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh một tác phẩm, một di tích lịch sử
+ Loại thiên về miêu tả sự vật hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng
I. Kết cấu của văn bản thuyết minh
- Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
II. Ghi nhớ: (sgk)
III. Luyện tập
1. Thuyết minh bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- Giới thiệu khái quát về tác giả, thời đại, thể loại thơ..
- Thuyết minh những giá trị nội dung của bài thơ:
+ Hào khí, uy lực của quân dân thời Trần
+ Chí làm trai lập công danh báo đền đất nước.
+ Trách nhiệm, bổn phận của con người với cộng đồng
- Thuyết minh những giá trị nghệ thuật của bài thơ:
+ Sự cô đọng, súc tích của cấu trúc, ngôn ngữ thơ.
+ Hình tượng người anh hùng kì vĩ
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hình thức kết cấu cảu VBTM
- Văn thuyết minh là gì?
- Văn thuyết minh có những loại nào?
- Thế nào là kết cấu văn bản?
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận về hai văn bản trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi về:
+Mục đích thuyết minh
+Các ý chính
+Cách sắp xếp các ý
- Hs đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
- Hs tìm dẫn chứng
Hs làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS hình thành năng lực tự học và năng lực giải quyết vấn đề .
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 
NỘI DUNG 2
Tiết 2: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. Dàn ý bài văn thuyết minh
1. Mở bài:
- Nêu đề tài, vấn đề cần thuyết minh
- Lựa chọn lời văn phù hợp để thu hút sự chú ý của người đọc và để họ nhận ra kiểu văn bản đang thuyết trình.
2. Thân bài:
- Tìm ý, chọn ý để cung cấp cho người đọc những tri thức mang tính khoa học, chuẩn xác và có thể xếp vào một hệ thống mạch lạc.
- Sắp xếp ý: có thể có nhiều cách sắp xếp nhưng cần thiết phải tạo sự hấp dẫn, chặt chẽ, rõ ý với người đọc.
3. Kết bài:
- Tóm lược các ý vừa trình bày trong quan hệ với đề tài.
- Tạo được những cảm xúc, suy nghĩ trong lòng người đọc.
II. Luyện tập về lập dàn ý bài văn thuyết minh
Bài tập: Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh về đề tài :Giới thiệu một tác giả văn học Phạm Ngũ Lão
1. Xác định đề tài: thuyết minh về Phạm Ngũ Lão.
2. Lập dàn ý :
a. Mở bài:
- Giới thiệu Phạm Ngũ Lão: thân thế, sự nghiệp, thời đại...
b.Thân bài:
- Tìm ý, chọn ý:
+ Xuất thân là một thường dân yêu nước.
+ Tình cờ gặp được Trần hưng Đạo
+ Làm gia khách sau làm con rể Trần Hưng Đạo
+ Có nhiều công trạng trong kháng chiến chống quân Nguyên- Mông.
+ Yêu thích thơ ca, thích đọc sách và sáng tác.
+ Tác giả bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) nổi tiếng...
- Sắp xếp ý ( có thể sắp xếp theo trật tự trên hoặc đảo ý miễn sao liền mạch, phù hợp...)
c.Kết bài:
- Khẳng định tài năng và cống hiến to lớn của Phạm Ngũ Lão cho đất nước.
- Nêu suy nghĩ và có thể rút ra bài học về trách nhiệm và bổn phận của con người với Tổ Quốc
Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn HS lập dàn ý bài văn TM
-Trước khi lập dàn ý chúng ta phải làm gì?
-Học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (mục I).
-Giáo viên hệ thống, khắc sâu kiến thức.
- Giáo viên đưa ra bài tập cho học sinh thực hành tại lớp.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến
- Các nhóm khác bổ sung
-Giáo viên củng cố lại
Hs trả lời câu hỏi
Hs tự rút ý và ghi nội dung quan trọng 
Hs làm việc theo nhóm, Đại diện nhóm trình bày, phản biện
HS tự hoàn thành bài làm
Năng lực trình bày một vẫn đề, tiếp thu tri thức và giải quyết các tình huống
Năng lực tổng kết, khái quát vấn đề
Năng lực almf việc tập thểm hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực trình bày một vẫn đề
NỘI DUNG 3
Tiết 3: TÍNH CHUẨN XÁC VÀ HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. TÍNH CHUẨN XÁC:
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
- VBTM đòi hỏi những tri thức được trình bày, giới thiệu phải có cơ sở khoa học, phải được kiểm chứng và phù hợp với chuẩn mực được công nhận.
*Một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của VBTM:
- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết
- Thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan
- Cập nhật thông tin
2. Luyện tập
a. Viết như vậy không chuẩn xác vì:
- Chương trình ngữ văn 10 không phải chỉ có VHDG.
- Chương trình ngữ văn 10 về VHDG không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.
- Chương trình ngữ văn 10 không có câu đố.
b. Điểm chưa chuẩn xác của câu trên là: “thiên cổ hùng văn” là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải là áng hùng văn viết cách đây một nghìn năm.
c. Văn bản dẫn trong bài tập không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ NBK vì nội dung của nó không nói đến NBK với tư cách nhà thơ
II. TÍNH HẤP DẪN
1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
-Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh thể hiện ở sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc.
- Một số biện pháp:
+ Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.
+ So sánh để làm nổi bật sự khác biệt
+ kết hợp và sử dụng các kiểu câu..
+ Phối hợp nhiều loại kiến thức 
2. Luyện tập
a. Văn bản 1:
 -+“Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” là một luận điểm khái quát. Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể của bộ não ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu, sự thuyết minh vì thế hấp dẫn, sinh động.
III.GHI NHỚ: sgk
IV. LUYỆN TẬP
-Đoạn văn thuyết minh của Vũ Bằng sinh động, hấp dẫn vì:
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định.
- Dùng những từ ngữ, cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu liên tưởng: Bó hành hoa xanh như lá mạ , màn khói toả ra...một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh...
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc một cách hồn nhiên: Trông mà thèm quá! Có ai lại đừng vào ăn cho đư
Hoạt động 3:
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu tính chuẩn xác và hấp dẫn của VBTM
- Nhắc lại những kiến thức đã học về VBTM?
- Để đảm bảo tính chuẩn xác cần thực hiện những yêu cầu nào?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm ra những điểm chưa chuẩn xác trong ngữ liệu
-Vì sao VBTM cần có tính hấp dẫn?
- Tầm quan trọng về tính hấp dẫn của VBTM?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm phân tích tính hấp dẫn trong ngữ liệu
GV yêu cầu HS làm BT tại lớp
Hs trả lời câu hỏi
Hs tự rút ý và ghi nội dung quan trọng 
Hs làm việc theo nhóm, Đại diện nhóm trình bày, phản biện
HS trả lời câu hỏi
Hs làm việc theo nhóm, Đại diện nhóm trình bày, phản biện
HS làm BT
Năng lực trình bày một vẫn đề, tiếp thu tri thức và giải quyết các tình huống
Năng lực làm việc tập thểm hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực trình bày một vẫn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
Năng lực làm việc tập thểm hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực trình bày một vẫn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
NỘI DUNG 4
Tiết 4: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
- Nếu chỉ có kiến thức mà không có phương pháp thì sẽ không thể trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc vấn đề đến cho người nghe, người đọc hiểu
-> Nắm vững phương pháp là hết sức quan trọng
II. Một số phương pháp thuyết minh:
1. ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích...
Đoạn văn
Đoạn 1
Đoạn 2
Đoạn 3:
MĐ TM
Thuyết minh công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước
Lí do thay đổi bút danh của thi sĩ Ba sô
Giúp người đọc hiểu về cấu tạo tế bào
PP
TM
Liệt kê, phân loại
Nêu đinh nghĩa, phân tích, giải thích
Dùng số liệu, so sánh
Tác dụng
Tính chuẩn xác và tính thuyết phục
Cung cấp những thông tin thú vị và bất ngờ về bút danh của tác giả
Gây ấn tượng mạnh, tăng tính hấp dẫn
* Mối quan hệ giữa mục đích thuyết minh và phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp thuyết minh là hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt tới mục đích thuyết minh.
- Mục đích thuyết minh là cơ sở để lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
=> PPTM có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với mục đích thuyết minh. 
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh
a. Thuyết minh bằng cách chú thích:
VD1: Ba sô là bút danh.
VD2: Ba sô là một nhà thơ nổi tiếng hàng đầu của Nhật Bản. Thơ Ba sô thường dùng những nét chấm phám, gợi chứ không tả, chừa lại rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc.
* So sánh thuyết minh bằng cách nêu định nghĩa và thuyết minh bằng chú thích:
- Giống: Có chung cấu trúc: A là B
- Khác: 
Nêu định nghĩa
Chú thích
- Đặt sự vật, hiện tượng cần thuyết minh vào loại lớn hơn.
- Chỉ ra được đặc điểm bản chất của sự vật hiện tượng để phân biệt nó với những sự vật, hiện tượng cùng loại
- Nêu ra một tên gọi khác hoặc một khía cạnh khác, một cách nhân biết khác của sự vật, hiện tượng cùng loại
=> So với phương pháp định nghĩa thì pp chú thích tuy mức độ chuẩn xác không cao bằng nhưng đây lại là phương pháp mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn, làm phong phú cách diễn đạt.
b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.
- Đoạn văn được viết để nói về lai lịch của bút danh Ba-sô. Đây là mục đích chủ yếu vì thông qua hệ thống lập luận của tác giả đã làm nổi bật: niềm say mê cây chuối của Ba-sô là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bút danh Ba-sô.
- Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân - quả với nhau hết sức chặt chẽ, cái này là nguyên nhân của cái kia... nhờ đó hình ảnh thi sĩ Ba-sô hiện lên sinh động, hấp dẫn hơn.
III. Yêu cầu đối với việc vận dụng các phương pháp thuyết minh : sgk
IV. Luyện tập
- BT: Có phiếu học tập kèm theo
Hoạt đông 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tấm quan trọng của PPTM
- Phương pháp thuyết minh là gì?
- Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh ?
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, xác định PPTM và MĐTM trong các ngữ liệu
- Nhận xét mối quan hệ giữa mục đích thuyết minh và phương pháp thuyết minh?
- Theo em phương pháp thuyết minh bằng cách định nghĩa khác so với chú thích như thế nào?
- PP thuyết minh bằng cách chú thích có những ưu điểm và hạn chế nào so với phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa?
- HS làm việc theo nhóm 2 bàn
Gv phát phiếu học tập
Hs trả lời câu hỏi
Hs làm việc theo nhóm, Đại diện nhóm trình bày, phản biện
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời
Hs làm việc theo nhóm, Đại diện nhóm trình bày, phản biện
HS đọc sgk
Hs làm việc theo phiếu học tập
Năng lực trình bày một vẫn đề, tiếp thu tri thức và giải quyết các tình huống
Năng lực làm việc tập thểm hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực trình bày một vẫn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
Năng lực làm việc tập thểm hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực trình bày một vẫn đề
NỘI DUNG 5
Tiết 5: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
I. Đoạn văn thuyết minh
- Đoạn văn là một phần của văn bản. Về hình thức: nó bắt đầu bằng chỗ thụt đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng; về nội dung: nó hoàn chỉnh một ý, một chủ đề chung thống nhất.
- Các yêu cầu:
+ Tập chung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.
+ Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.
+ Diễn đạt chính xác và trong sáng
+ Gợi cảm hùng hồn.
* Điểm giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và thuyết minh
- Giống nhau: Vì cùng trình bày vị mỉt sự kiưn miêu tả vị một sự vật. Người viết địu phải quan sát cẩn thận.
- Khác nhau: Đoạn văn thuyết minh phải có căn cứ vào mơc đích đĩ có các phương pháp: Giải thích, liệt kê, định nghĩa, so sánh, phân tích trong khi đó tự sự là kĩ lại
- Kết cấu của một bài van thuyết minh:
+ Trình tự thời gian
+ Trình tự không gian
+ Trình tự nhận thức
+ Trình tự phản bác, chứng minh
II. Viết đoạn văn thuyết minh:
- Phác qua dàn ý đại cương cho bài viết.
- Diễn đạt một ý trong dàn ý thành đoạn văn
* Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh, cần phải:
- Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kỹ năng cần thiết
- Có đủ những chi thức cần thiết
- Sắp xếp hợp lý, rõ ràng, rành mạch.
- Vận dụng các PPTM một cách đúng đắn và sáng tạo
Hoạt động 5:
GV hướng dẫn HS luyện tập viết đoạn văn TM
- Thế nào là một đoạn văn?
- Tại sao đoạn văn cần phải liên kết chặt chẽ với các đoạn văn trước và sau nó?
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 bàn tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của VBTM
- Phải viết đoạn văn thuyết minh như thế nào?
 GV thuyết giảng
 GV chấm vở một vài HS
Hs trả lời câu hỏi
HS trả lời ý b trong SGK?
Hs làm việc theo nhóm, Đại diện nhóm trình bày, phản biện
HS trả lời câu hỏi
HS thực hành viết đoạn văn thuyết minh
Năng lực trình bày một vẫn đề, tiếp thu tri thức và giải quyết các tình huống
Năng lực làm việc tập thểm hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực trình bày một vẫn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
Tiết 6: TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục đích yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh:
-Mục đích: Hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc văn bản đó.
-Yêu cầu: cô đọng, ngắn gọn, bám sát nội dung của văn bản gốc
II. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh:
1.Đọc và tóm tắt văn bản “ Nhà sàn”
-Xác định:
+Nội dung thuyết minh: nhà sàn
+Đại ý: Bài văn thuyết minh kiến trúc, nguồn gốc và những tiện ích của nhà sàn
+Bố cục văn bản: 3 đoạn:
 -Từ đầu......văn hoá cộng đồng: Định nghĩa và nêu mục đích sử dụng của nhà sàn.
 -Tiếp theo.....nhà sàn: Thuyết minh cấu tạo, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn.
 -Còn lại: Đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay.
->Tóm tắt:
=>Bốn bước tóm tắt một văn bản thuyết minh:
-Xác định mục đích yêu cầu.
-Đọc văn bản gốc để tìm dữ liệu, có thể gạch dưới những ý quan trọng, lướt qua những tư liệu, số liệu không quan trọng.
-Diễn đạt các nội dung tóm tắt thành câu, đoạn và đáp ứng yêu cầu của văn bản.
-Kiểm tra lại
III. Luyện tập
Bài tập 1:
-Đối tượng thuyết minh: tiểu sử, sự nghiệp của Ba-so và những đặc điểm của thể thơ Hai kư
-Bố cục: 2 phần:
+P1:Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ba-so
+P2: đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ Hai kư
-Tóm tắt :..................................
Bài tập 2: 
Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc gây ấn tượng đầu tiên là tháp Bút đựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình là ba chữ “tả thanh thiên” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh tháp là cổng Đài Nghiên. Gọi “Đài Nghiên” bởi cổng này là hình tượng “cái đài “ đỡ “nghiên mực” hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch hàm ý sâu xa :ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối liền Đảo Ngọc- nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.
-Mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh là gì?
-GV hướng dẫn học sinh tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi trong sgk.
- Để tóm tắt một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải thực hiện những bước nào?
- Gv hướng dẫn HS làm BT 1
- Đối tượng thuyết minh của văn bản là gì?
-GV hướng dẫn học sinh tóm tắt.
Hs trả lời câu hỏi
HS đọc văn bản
Hs làm việc theo nhóm, Đại diện nhóm trình bày, phản biện
HS tự tóm tắt trong vòng 10 phút
HS trả lời câu hỏi
HS thực hành viết đoạn văn thuyết minh
HS trả lời câu hỏi
HS tự tóm tắt trong vòng 10 phút
Năng lực trình bày một vẫn đề, tiếp thu tri thức và giải quyết các tình huống
Năng lực làm việc tập thểm hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực trình bày một vẫn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
& 3. LUYỆN TẬP 
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
1.Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Nhận diện về các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Xây dựng được đoạn văn thuyết minh theo kết cấu cho trước.
- Viết bài văn thuyết minh
2. Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
- Dàn ý bài văn thuyết minh
- Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh
- Xây dựng được dàn ý đại cương cho bài văn thuyết minh.
- Xây dựng được dàn ý chi tiết chobài văn thuyết minh
3. Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ cụ thể
- Một số biện pháp đẩm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Xây dựng được đoạn văn TM dựa trên một số biện pháp đẩm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Viết bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác và tính hấp dẫn
4. Phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.
- Nhận diện phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể
- Phân tích hiệu quả của mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể
- Xây dựng được phương pháp thuyết minh phù hợp
- Viết bài văn thuyết minh
5. Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
- Viết đoạn văn TM theo chủ đề cho trước
- Viết đoạn văn thuyết minh, vận dụng PPTM, đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn của VBTM
- Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường và đời sống.
- Viết bài văn thuyết minh
6. Tóm tắt văn bản thuyết minh 
- Nhận dạng VBTM tóm tắt
- Biết tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Sử dụng VBTM pục vụ cho học tập và nghiên cứu
& 4.VẬN DỤNG
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: Thuyết minh bài thơ sau của Nguyễn Trãi
 Cây chuối 
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm,
Đây buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Giỏ nơi đâu gượng mở xem 
(Vãn học 10, tập một, NXB Giáo dục - 2000, tr. 133)
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cây chuối.
2. Thuyết minh về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ :
a/ Giá trị nội dung của bài thơ.
+ Sức sống tràn trề, tươi tốt: cây chuối vốn đã xanh tốt, bén hơi xuân lại càng tổt thêm hơn nữa.
+ Vẻ đẹp thanh tao, quyến rũ: buồng chuối gợi liên tưởng đến buồng mĩ nhân với mùi hương tỏa suốt đêm thâu.
+ Vẻ đẹp lãng mạn, tình tứ: đọt chuối non như bức thư tình còn phong kín, e ấp trước chàng gió mùa xuân.
b/ Giá trị nghệ thuật của bài thơ: thơ chữ Nôm, thất ngôn xem lục ngôn, hình ảnh gần gũi, giàu ý nghĩa.
Chú ý : Có thể thuyết minh giá trị nghệ thuật của bài thơ trước rồi mới thuyết minh giá trị nội dung hoặc đan xen.
- Khẳng định về giá trị của bài thơ.
Năng lực giải quyết vấn đề:
& 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Thuyết minh về một danh nhân văn hoá ở quê hương em
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Dựa vào bài học, lựa chọn kết cấu phù hợp đề thuyết minh
Năng lực tự học.
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
	- Học bài.
	- Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng
Tuần 22 Ngày soạn 1/03/2020
Tiết 64, 65 Ngày dạy 3/03/2020
Phú sông Bạch Đằng
(Bạch Đằng giang phú)
 (Trương Hán Siêu)
	A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1. Về kiến thức:
- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc
- Sử dụng lối chủ - khách đối đáp, cách dùng hình ảnh, điển cố chọn lọc, câu văn phóng khoáng
2. Về kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
3. Về tư tưởng, thái độ:
- Tinh thần tự hào dân tộc
4. Xác định nội dung trọng tâm
- Bức tranh Bạch Đằng giang .
- Tâm thế của tác giả	
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; thẩm mĩ; giao tiếp; hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: đọc hiểu văn bản; giao tiếp; tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .
- Phương án tổ chức lớp học, nhĩm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới theo HDHB.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Những yêu cầu khi lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh ?
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV giao nhiệm vụ: Trình chiếu video clip về chiến thắng Bạch Đằng, tranh ảnh tác giả Trương Hán Siêu, cho hs xem tranh ảnh 
* HS: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Dòng sông Bạch Đằng gắn liền với những chiến công vang dội của dân tộc ta (Ngô Quyền thắng giặc Nam Hán, quân dân nhà Trần thắng giặc Nguyên- Mông). Địa danh lịch sử này đã trở thành nguồn đề tài cho nhiều nhà thơ xưa khai thác: Trần Minh Tông với bài Bạch Đằng giang (trong đó có hai câu: “Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé/ Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô”), Nguyễn Trãi với Bạch Đằng hải khẩu, Nguyễn Sưởng với bài Bạch Đằng giang, Khác với các tác giả trên, Trương Hán Siêu cũng viết về địa danh lịch sử đó nhưng lại sử dụng thể phú. Bài Phú sông Bạch Đằng của ông được đánh giá là mẫu mực của thể phú trong văn học trung đại.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
NỘI DUNG 1:
NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÁC GẢI VÀ TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- THS (?- 1354), tự Thăng Phủ, quê Yên Khánh, NB
- Là môn khách của Trần Hưng Đạo, làm quan trong triều Trần Anh Tông và Trần Duệ Tông.
- Là người tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, có nhiều tài năng, được các vua Trần tin cậy nhân dân kính trọng.
-Khi mất, được tặng tước Thái Bảo, Thái Phó và được thờ ở Văn Miếu.
- Tác phẩm: còn lại 4 bài thơ, 3 bài văn.
2. Tác phẩm “Bạch Đằng giang phú”
- Thể loại:phú
+ KN: thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời,...
+ Kết cấu: thường gồm bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.
+ PSBĐ là một bài phú cổ thể.
-Bố cục
+P1: từ đầu... luống còn lưu :Cảm xúc lịch sử trước cảnh sắc Bạch Đằng
+P2:tiếp theo...nghìn xưa ca ngợi :Lời kể của các vị bô lão về những chiến tích trên sông.
+P3:tiếp theo.... chừ lệ chan: Suy ngẫm, bình luận của các vị bô lão
+P4: còn lại: lời ca khẳng định đức độ con người
-Nội dung:
-Ngợi ca chiến công trên sông Bạch Đằng
-Ngợi ca đức độ con người
NỘI DUNG 2
ĐỌC HIỂU, CẢM THỤ TÁC PHẨM
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật “khách”
+ Giương buồm giong gió chơi vơi
 Luớt bể chơi trăng mải miết...
- >“Khách” xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao
+ Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ....Bạch Đằng, Đại Than, Đông Triều...
-> Đi để mở rộng tầm nhìn, để tự hào về lịch sử dân tộc.
->Cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ nhàn làm trọng, qua đó gián tiếp phủ định danh lợi tầm thường
- Hình ảnh Bạch Đằng giang
+Bát ngát sóng kình muôn dặm
 Thuớt tha đuôi trĩ một màu
->Cảnh hùng vĩ, hoành tráng
+ Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
 Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
->Cảnh ảm đạm, hiu hắt
->Tác giả vừa vui, vừa tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc
=> “Khách” là sự phân thân của chính tác giả: một tâm hồn thơ, một khách hải hồ nhưng đồng thời cũng là một kẻ sĩ thiết tha với đất nước và lịch sử dân tộc.
Tiết 2 ...........................................................
2. Hình tượng các vị bô lão:
- Vai trò:là người kể lại và bình luận các chiến tích trên sông Bạch Đằng
->Cái nhìn của nhân dân nói chung
->Sự phân thân của tác giả theo hình thức đối đáp của thể phú
- Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừng sắp đổi...Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay/Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi..” 
->Hình ảnh mang tích chất khoa trương, nói lên tầm vóc hoành tráng, sự oai hùng của các chiến công giữ nước của dân tộc
-Nguyên nhân chiến thắng:
+Đất hiểm
+Nhân tài *
->ý nghĩa nhân văn
*Bài ca của các vị bô lão:
-Khẳng định sự vĩnh hằng của chân lí: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ
3. Lời ca của ‘khách”
-ND: Ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân”, ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng lịch sử 
->Biện luận, khẳng định chân lí: trong hai yếu tố “ địa linh” và “ nhân kiệt” thì “ nhân kiệt” đóng vai trò quyết định.
-Tiếp tục khẳng định yếu tố con người
->Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.
NỘI DUNG 3
TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
III. Tổng kết, đánh giá
 - Xem: Ghi nhớ ( Sgk)
Hoạt động1:
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về tác giả và tác phẩm
- Đọc phần tiểu dẫn SGK, tóm tắt những nét cơ bản về Trương Hán Siêu? 
- GV liên hệ: “Nhớ xưa TRương Thiếu Bảo/Bia khắc dấu rêu hoen”(Dục Thuý Sơn – Nguyễn Trãi)
- Bài BĐGP sáng tác theo thể loại nào? Em biết gì về thể loại này? 
- 4 loại phú: cổ phú, bài phú, luật phú, văn phú
- Một bài phú thường bao gồm mấy phần ?
- Bài Phú sông Bạch Đằng có thể được chia làm mầy phần?
- Sông Bạch Đằng ở đâu?Vì sao nó lại nổi tiếng?
Hoạt động 2
Gv hướng dẫn HS đọc, cảm thụ văn bản
- “Khách” là người có tâm hồn như thế nào? Do đâu em biết được điều ấy?
-Khách đã đi qua những đâu? Từ những địa danh đó, em cảm nhận như thế nào về mục đích dạo chơi của khách?
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, phân tích, cảm thụ về hình ảnh sông nước Bạch Đằng, từ đó cảm nhận về tâm trạng cảu tác giả
+Ngặc chặt kình băm non lởm chởm
Giáo gươm chìm gãy bãi dăng dăng
- Nhân vật các vị bô lão thật ra là ai? 
- Chiến công “buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt ô Mã” diễn ra như thế nào qua lời kể của các vị bô lão?
- Trong lời thuật của các vị bô lão, các hình ảnh, điển tích được sử dụng có phù hợp với sự thật lịch sử không?
- Sử dụng như vậy có tác dụng gì?
- Theo lời các vị bô lão thì đâu là nguyên nhân cốt yếu làm nên chiến công Bạch Đằng? Và đâu là nguyên nhân quan trọng hơn cả?
- Em hiểu và suy nghĩ gì về lời ca của khách tiếp nối lời ca của các bô lão?
Hoạt động 3:
Gv hướng dẫn HS tổng kết, đánh giá
- GV hướng dẫn HS tổng kết, đánh giá
Hs đọc Tiếu dẫn và trả lời câu hỏi
HS trình bày hiểu biết về thể phú.
- HS nhận dạng bố cục bài phú trong tác phẩm.
HS trình bày hiểu biết về sông Bạch Đằng
HS đọc văn bản
- HS trả lời câu hỏi
Hs làm việc theo nhóm, Đại diện nhóm trình bày, phản biện
HS tự tóm tắt trong vòng 10 phút
Học sinh trả lời câu hỏi số 4 trong sgk: Vai trò của các vị bô lão?
HS nêu cảm nhận
HS trả lời câu hỏi
Hs trả lời câu hỏi
- HS trình bày cảm nhận của mình
Năng lực trình bày một vẫn đề, tiếp thu tri thức và giải quyết các tình huống
Năng lực trình bày một vẫn đề, tiếp thu tri thức và giải quyết các tình huống
Năng lực trình bày một vấn đề
Năng lực làm việc tập thể, hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực trình bày một vẫn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
Năng lực trình bày một vấn đề
Năng lực trình bày một vẫn đề, tiếp thu tri thức và giải quyết các tình huống
Năng lực trình bày một vẫn đề
Năng lực tổng kết, khái quát, trình bày một vẫn đề
	& 3. LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
Câu 1:
"Tử Trường" trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là tên chữ của:
A. Đào Tiềm.
B. Lý Bạch.
C. Tư Mã Thiên.
D. Gia Cát Lượng.
Câu 2:
Sông Bạch Đằng gắn liền với chiến công lịch sử nào của dân tộc?
A. Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán.
B. Lí Thường Kiệt chống quân xâm lược Tống.
C. Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh.
D. Quang Trung đại ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2.docx