Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 26: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được những yêu cầu về sử dụng tiêng Việt ở phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.
- Giúp học sinh củng cố vũng chắc kỹ năng viết đoạn văn, đồng thời thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các kỹ năng đó với kỹ năng lập dàn ý.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc nói, viết chuẩn mực và có hiệu quả.
3. Thái độ
- Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu hỗ trợ, giáo án
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, bài soạn trước ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
- Lịch sử phát triển của tiếng Việt trải qua bao nhiêu thời kỳ? Đó là các thời kỳ nào?
TUẦN: . Tiết: . NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT Ngày soạn: .. Ngày dạy: Lớp: . MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức - Giúp học sinh nắm được những yêu cầu về sử dụng tiêng Việt ở phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. - Giúp học sinh củng cố vũng chắc kỹ năng viết đoạn văn, đồng thời thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các kỹ năng đó với kỹ năng lập dàn ý. Kỹ năng - Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc nói, viết chuẩn mực và có hiệu quả. 3. Thái độ - Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY Giáo viên - Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu hỗ trợ, giáo án Học sinh - Sách giáo khoa, bài soạn trước ở nhà. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt. - Lịch sử phát triển của tiếng Việt trải qua bao nhiêu thời kỳ? Đó là các thời kỳ nào? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG GV, HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Yêu cầu HS đọc ngữ liệu, sau đó hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu (Yêu cầu HS phát âm, tìm lỗi sai và sữa lại) GV: Yêu cầu HS phát hiện từ phát âm theo giọng địa phương và tìm từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. GV: Đưa ra kết luận GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm (chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm phát hiện và chữa lỗi 1 câu) GV: Yêu cầu HS phát hiện câu sai và hướng dẫn HS sửa chữa GV: Đưa ra kết luận (Ở phần 3 và phần 4, chia HS làm 4 nhóm, nhóm 1 và 3 thực hiện phần 3, nhóm 2 và 4 thực hiện phần 4; tìm hiểu và làm theo các yêu cầu của SGK đề ra. Trình bày vào giấy và cử đại diện trả lời. GV nhận xét và đưa ra kết luận) GV: Tổ chức cho HS sắp xếp các câu văn cho phù hợp (dụng cụ giảng dạy) GV: Đưa ra kết luận GV: Đưa ra kết luận GV: Hướng HS đến phần ghi nhớ. GV: Hướng dẫn HS lần lượt phân tích 3 ngữ liệu SGK trang 67 GV: Chốt lại ghi nhớ. GV: Gợi ý HS lần lược giải các bài tập. I. Sử dụng đúng theo chuẩn mực của tiếng Việt 1. Về ngữ âm và chữ viết a. Tìm hiểu ngữ liệu * Phát hiện lỗi về chữ viết và chữa lại cho đúng - Giặc " giặt: sai phụ âm cuối. - Dáo " ráo: sai phụ âm đầu. - Lẽ, đỗi " lẻ, đổi: sai thanh điệu. * Phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân - Dưng mà " nhưng mà. - Mờ " mà. - Bẩu " bảo. à Phát âm theo ngôn ngữ địa phương thường có sự biến âm. b. Kết luận - Khi nói, cần phát âm theo âm thanh chuẩn; khi viết, cần viết đúng theo đúng quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung. 2. Về từ ngữ a. Phân tích ngữ liệu * Phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ - Sai về cấu tạo: chót lọt " chót; phút cuối - Nhầm lẫn từ Hán –Việt, gần âm, gần nghĩa: Truyền tụng " truyền thụ hoặc truyền đạt. - Sai về kết hợp từ: Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần " Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết (vì các bệnh truyền nhiễm) đã giảm dần - Sai về kết hợp từ ( điều trị, pha chế): " Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã tích cực pha chế. * Lựa chọn những câu đúng - Câu 1: Yếu điểm " điểm yếu. - Câu 2, 3, 4 đúng. - Câu 5: Linh động " sinh động. b. Kết luận - Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp chung của tiếng Việt. 3. Về ngữ pháp a. Phân tích ngữ liệu * Phát hiện và sửa lỗi - Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. Sửa: Bỏ từ “ qua”; hoặc bỏ từ “của” thay vào bằng dấu phẩy; hoặc bỏ từ “đã cho” thay bằng dấu phẩy. - Cả câu mới chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài, chưa có các thành phần chính " tạo cho câu có đủ thành phần chính (thêm chủ ngữ hoặc vị ngữ). Vd: Đó là lòng tin tưởng . hoặc Lòng tin tưởng họ vượt qua khó khăn * Lựa chọn những câu đúng: 2, 3, 4 * Phân tích lỗi và chữa lại - Sai chủ yếu ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu, các câu lộn xộn thiếu lôgích. " Sắp xếp lại: Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hoà thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thuý Vân có nét đẹp đoan trang, thuỳ mị. Về tài thì Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. b. Kết luận - Khi viết câu cần chú ý về cấu tạo câu cho đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp, các câu phải được liên kết chặt chẽ. 4. Về phong cách ngôn ngữ a. Phân tích ngữ liệu * Phân tích và chữa lại - Hoàng hôn: chỉ dùng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, không thể dùng trong văn bản hành chính " buổi chiều hoặc chiều - Hết sức là: dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt, không dùng trong văn bản nghị luận " rất, vô cùng. * Từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Từ xưng hô: bẩm cụ, con. - Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có - Từ ngữ khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn à Không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị (phong cách ngôn ngữ hành chính) b. Kết luận - Khi nói hoặc viết, cần sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, câu văn, cách phát âm, cách thức trình bày ) phù hợp với đặc trưng và tính chuẩn xác của từng phong cách ngôn ngữ. @ Ghi nhớ: SGK II. Sử dụng hay, đạt hiệu hiệu quả giao tiếp cao 1. Phân tích ngữ liệu * Ngữ liệu 1 - Các từ đứng, quỳ: dùng theo nghĩa chuyển, (chúng không biểu hiện tư thế của thân thể con người, mà theo phép ẩn dụ, chúng biểu hiện nhân cách, phẩm giá) + Chết đứng: chết hiên ngang có khí phách cao đẹp. + Sống quỳ: quy luỵ, hèn nhát à Hiệu quả nghệ thuật: mang tính biểu tượng biểu cảm. * Ngữ liệu 2 - Chiếc nôi xanh, máy điều hoà khí hậu: đều biểu thị cây cối nhưng mang tính hình tượng, biểu cảm " mang lại lợi ích cho con người, vừa có tính cụ thể vừa tạo cảm xúc thẩm mĩ. * Ngữ liệu 3 - Đoạn văn dùng phép đối, phép điệp: nhịp điệu dứt khoát, khoẻ khoắn " mang âm hưởng hùng hồn, vang dội, tác động mạnh đến người nghe (đọc). 2. Kết luận @ Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập 1. Lựa chọn những từ viết đúng bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ. 2. Phân tích tính chính xác, biểu cảm - Từ “lớp”: phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu " phù hợp. - Từ “ hạng”: phân biệt người theo phẩm chất tốt- xấu, mang nét nghĩa xấu " không phù hợp. - Từ “ phải”: bắt buộc, cưỡng bức nặng nề, không phù hợp sắc thái nhẹ nhàng vinh hạnh của việc “ đi gặp các vị cách mạng đàn anh”. - Từ “ sẽ”: nhẹ nhàng, phù hợp hơn. 3. Phân tích chỗ sai - Lỗi: ý câu đầu và những câu sau không nhất quán, quan hệ thay thế của từ “ họ” ở câu 2, 3 không rõ, một số từ ngữ diễn đạt chưa rõ ràng. à Chữa: Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng còn có nhiều bài thể hiện những tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. 4. Phân tích - Câu văn có tính hình tượng cụ thể và tính biểu cảm (so sánh với cách biểu hiện khác: chị Sứ rất yêu chốn này, nơi chị đã sinh ra, nơi chị đã lớn lên) là nhờ : dùng quán ngữ tình thái ( biết bao nhiêu), dùng nhiều từ miêu tả âm thanh, hình ảnh ( oa oa cất tiếng khóc đầu tiên) dùng hình ảnh ẩn dụ ( quả ngọt trái sai ). 5. HS tự xem bài làm văn số 5 của mình, phát hiện và sửa lỗi. 4. Củng cố - Khi sử dụng tiếng việt trong giao tiếp, cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp 5. Hướng dẫn tự học - Soạn: Tóm tắt văn bản thuyết minh D. RÚT KINH NGHIỆM Dầu Tiếng, ngày tháng năm 2019 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập (ký và ghi họ tên) (ký và ghi họ tên)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_tuan_26_nhung_yeu_cau_ve_su_dung_tieng_vi.docx