Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận - Tác giả Nguyễn Trãi) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh

Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận - Tác giả Nguyễn Trãi) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Biết được mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc triễn khai vấn đề nghị luận

- Biết được những tri thức về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực hợp tác

- Năng lực đặc thù:

 

doc 46 trang Phan Thành 05/07/2023 7021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận - Tác giả Nguyễn Trãi) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7. ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ 
(VĂN BẢN NGHỊ LUẬN – TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI)
NGỮ VĂN
LỚP
10
TÊN BÀI DẠY: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
Môn học: Ngữ văn; lớp 10
Thời gian thực hiện: 12 tiết
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức:
- Biết được mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc triễn khai vấn đề nghị luận 
- Biết được những tri thức về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực hợp tác
- Năng lực đặc thù: 
+ Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; phân tích mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản. Xác định được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.
+ Xác định được ý nghĩa của văn bản. Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để biết được mục đích, quan điểm của người viết.
+ Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Nhận biết và phân tích bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa, xã hội.
+ Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để học hiểu một số tác phẩm của tác giả này.
+ Nhận biết được lỗi dùng từ (từ Hán Việt) và biết cách sửa các lỗi đó.
+ Viết được một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.
+ Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; nghe nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận biết về nội dung và hình thức thuyết trình.
3. Về phẩm chất: Biết yêu lẽ phải và sự thật, biết ơn và quý trọng di sản văn hóa của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV; Phiếu học tập. 
- Một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Máy chiếu dùng để chiếu tranh, ảnh, phim về Nguyễn Trãi.
˗ Giấy A4, bút lông phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm. 
˗ Bài trình chiếu Power Point. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHẦN ĐỌC (8 tiết)
VĂN BẢN 1: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO – NGUYỄN TRÃI (3 tiết)
1. Hoạt động 1. Khởi động
a) Mục tiêu: 
Khơi gợi kiến thức về văn bản nghị luận và hiểu biết tác gia Nguyễn Trãi 
Khơi gợi hứng thú về văn bản nghị luận và tác gia Nguyễn Trãi.
HS chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống.
b) Nội dung: Kiểm tra phần làm việc tại nhà với Tri thức đọc hiểu của học sinh.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
c) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc trước phần Tri thức Ngữ văn tại nhà.
- GV cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1. Nguyễn Trãi có tên hiệu là gì?
A. Ức Trai	B. Hối Trai	C. Tố Như	D. Quế Sơn
Câu 2. Nguyễn Trãi đã có công lớn khi tham gia và cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Tây Sơn
B. Khởi nghĩa Hương Sơn
C. Khởi nghĩa Thất Sơn
D. Khởi nghĩa Lam Sơn 
Câu 3. Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Trãi?
A. Bình Ngô đại cáo
B. Quân trung từ mệnh tập
C. Quốc âm thi tập
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4. Văn bản nghị luận là văn bản chủ yếu sử dụng và bằng chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng.
A. lập luận	B. lí lẽ	C. hiểu biết	D. kiến thức
Câu 5. Văn bản nghị luận có mối liên hệ với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội không?
A. Có	B. Không
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà để chuẩn bị cho hoạt động khởi động.
- HS tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
* Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS theo dõi bảng xếp hạng điểm trên Kahoot để biết kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Nhận xét, kết luận
- GV diễn giải ngắn gọn các câu trả lời.
- GV nhận xét phần làm việc tại nhà và tốc độ, mức trả lời đúng của HS và dặn dò rút kinh nghiệm và dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số kiến thức về tác giả Nguyễn Trãi; văn bản nghị luận; bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong văn bản nghị luận; lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa.
b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn về tác giả Nguyễn Trãi; văn bản nghị luận; bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong văn bản nghị luận; lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa trong SGK và tóm tắt vào phiếu học tập số 1. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 1; làm nhóm 2 HS. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ)
Tìm hiểu tri thức ngữ văn
Họ và tên:
Lớp: Ngày:
Đánh giá
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
+ Giai đoạn 1: HS làm việc cá nhân. HS đọc văn bản và sử dụng kĩ thuật đọc lướt đểgạch dưới các ý lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1.
+ Giai đoạn 2: HS làm việc nhóm đôi 2 HS thống nhất và ghi nhận đáp án vào Phiếu học tập số 1.
1. Giới thiệu những nét chính về cuộc đời của tác giả Nguyễn Trãi?
Tên hiệu: 
Đóng góp: 
Tư tưởng
Thành tựu
2. Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Văn nghị luận
Thơ trữ tình
3. Văn nghị luận có những đặc trưng cơ bản nào?
Sử dụng . và 
Nhằm người đọc, người nghe về một ..............và 
Chính kiến, luận đề trong văn bản nghị luận phải 
Sức mạnh của văn bản nghị luận là ở: tính hệ thống của ;tính sắc bén, chặt chẽ của ;tính xác thực của ;sự trung thực, chân thành trong .., .của người viết, người nói.
4. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có vai trò gì trong việc tìm hiểu văn bản nghị luận? 
Cho Ví dụ (khác SGK)
5. Các lỗi dùng từ Hán Việt. Cho ví dụ (khác SGK)
Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
Dùng từ không đúng nghĩa
Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp
Dùng từ không phù hợp với phong cách
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức ngữ văn cho HS. 
+ Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, tác giả văn học lớn thế kỉ XV. Ông là nhà chiến lược quân sự tài ba đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Nguyễn Trãi đã có những đóng góp đặc sắc cho tư tưởng yêu nước thương dân truyền thống và nâng nó lên một tầm cao mới trong thời đại của mình.
+ Nguyễn Trãi đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đa dạng. Về văn: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí Về thơ: Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập.
+ Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tấm lòng ưu ái sắc son, tâm hồn phong phú, nồng hậu yêu thương đối với con người và vạn vật và một nhân cách thẳng ngay, cao thượng. Nguyễn Trãi để lại những áng văn chính luận hùng hồn, sắc bén (Thư lại dụ Vương Thông, Thư gửi Phương Chính – Quân trung từ mệnh tập) và những bài thơ trữ tình tinh tế, thấm đẫm tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, nhân dân (Dục thúy sơn, Bảo kính cảnh giới – bài số 43), là người đặt nền móng chơ thơ ca tiếng Việt phát triển và có những thành tựu rực rỡ. 
+ Văn bản nghị luận 
Sử dụng lí lẽ và bằng chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng. 
Chính kiến, luận đề, lí lẽ trong văn bản nghị luận phải nhất quán, chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục. 
Sức mạnh của văn bản nghị luận là ở tính hệ thống của luận điểm; chặt chẽ của lập luận; bằng chứng xác thực; tình cảm, cảm xúc chân thành của người viết, người nói.
+ Văn nghị luận trung đại có tính chất tổng hợp “bất phân” giữa văn, với sử, với triết.
+ Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội liên quan đến văn bản, góp phần để hiểu rõ mục đích và nội dung văn bản.
+ Các lỗi dùng từ Hán Việt: dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, dùng từ không đúng nghĩa, dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp, dùng từ không phù hợp với phong cách.
Hoạt động 2.2: Trải nghiệm văn bản 
a) Mục tiêu: 
+ Đọc và nhận biết nội dung chính của văn bản, nắm được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
+ Nắm được ý nghĩa của văn bản. Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để biết được mục đích, quan điểm của người viết.
+ Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
b) Nội dung: Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS và câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong SGK. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK. 
Câu 1. Tác giả nêu quan niệm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?
Câu 2. Giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?
Câu 3. Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a, (“Nhân dân lấy ít địch nhiều”), bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa?
Câu 4. Bạn hình dung như thế nào về khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b?
Câu 5. So với các phần trên, giọng nghị luận ở phần 4 có gì khác biệt?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ các câu hỏi. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS. 
Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi 
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; phân tích mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản. Xác định được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.
+ Xác định được ý nghĩa của văn bản. Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để biết được mục đích, quan điểm của người viết.
+ Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Nhận biết và phân tích bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa, xã hội.
b) Nội dung: Đọc hiểu văn bản để phản hồi các vấn đề thuộc văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Trải nghiệm cùng VB. 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập: 
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn dựa trên những câu hỏi phần Sau khi đọc trong SGK (GV có thể bổ sung một số câu hỏi gợi dẫn nhỏ hơn để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi lớn trong SGK) theo các nhóm vấn đề:
+ Thể văn nghị luận của bài cáo: câu 1,2
+ Bố cục, hệ thống luận điểm của bài cáo: câu 3,4
+ Lí lẽ, bằng chứng trong từng luận điểm: câu 5,6
+ Từ ngữ, thủ pháp nghệ thuật, giọng điệu tạo tác dụng biểu cảm: câu 7,8
* Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi của GV.
* Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra câu trả lời khi kết hợp những thông tin đã học, HS khác nhận xét ngắn gọn và bày tỏ thêm quan điểm (nếu có).
Thể văn nghị luận của bài cáo: câu 1,2 (SGK)
GV gợi ý từng phần cho HS dễ trả lời
Câu 1. Nhan đề bài cáo có có cho biết gì về hoàn cảnh và mục đích viết bài cáo không?
Gợi ý: HS đọc kĩ chú thích cuối trang 33, mục đích viết bài cáo là công bố rộng rãi cùng toàn dân về công cuộc dẹp yên giặc Minh (“bình Ngô”) thắng lợi. Hoàn cảnh ra đời: sau chiến thắng, đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
Câu 2. Bình Ngô đại cáo có nêu vấn đề ra để bàn luận không?
Gợi ý: Vấn đề được nêu ra ở câu mở đầu bài cáo “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Đó là việc thực hiện nhân nghĩa – “trừ bạo” để “yên dân”.
Câu 3. Tính chất Tuyên ngôn độc lập được thể hiện như thế nào trong phần mở đầu bài cáo?
Gợi ý: Phần mở đầu bài cáo ngoài nêu lập trường nhân nghĩa chân chính của dân tộc Đại Việt, còn đề cập đến những vấn đề lớn:
+ Nước Đại Việt là một nước có lãnh thổ riêng biệt với một nền văn hóa riêng biệt, có bề dày lịch sử (“Như nước Đại Việt ta từ trước phong tục Bắc nam cũng khác”).
+ Nước Đại Việt là một nước có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với lân bang (“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần mỗi bên xưng đế một phương”).
+ Nước Đại Việt là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại (“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau còn ghi”).
à Do đó, phần này có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập và giữ vai trò cơ sở lí luận cho các phần sau (Vì sao ta phải đánh giặc Minh? Việc đánh giặc diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?).
Bố cục, hệ thống luận điểm của bài cáo: câu 3, 4 (SGK)
GV gợi ý từng phần cho HS dễ trả lời
Câu 4. Chứng minh “nhân nghĩa” trong câu mở đầu là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt bài cáo.
Gợi ý: “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo như sau: 
+ Phần 1: thể hiện qua quan điểm “nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “bình Ngô”.
+ Phần 2; thể hiện ở sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên với quân giặc bạo ngược.
+ Phần 3: thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân để thay cường bạo”, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu rơi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở “lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và phương tiện cho về nước.
+ Phần 4: thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.
Câu 5. Chỉ ra những luận điểm chính của bài cáo và nhận xét
Gợi ý: Bài cáo đưa ra một hệ thống gồm 4 luận điểm. Ở mỗi luận điểm đều có những lí lẽ và bằng chứng cụ thể để chứng minh, thuyết phục.
+ Luận điểm 1: Nước Đại Việt là một nước có độc lập, chủ quyền và truyền thống đấu tranh bất khuất bảo vệ độc lập, chủ quyền ấy.
à Nêu ra thực tế về đất nước Đại Việt có độc lập, chủ quyền từ nhiều đời và chứng cứ từ sách sử ghi lại về những thất bại nhục nhã của các triều đại phương Bắc khi đem quân sang xâm lược nước ta.
+ Luận điểm 2: Giặc Minh xâm phạm độc lập, chủ quyền đất nước và gây ra vô số tội ác với nhân dân Đại Việt.
à Nêu ra cụ thể, sinh động, có sức khái quát sinh động về những tội ác “trời không dung đất không tha” mà giặc Minh đã gây ra trên đất nước ta.
+ Luận điểm 3: Quân dân Đại Việt khởi nghĩa chống giặc, trải qua bước đầu khó khăn đi đến thắng lợi rực.
à Nêu ra những khó khăn trong buổi đầu khởi nghĩa và quyết tâm rèn tài luyện chí của nghĩa quân, nhờ đó dẫn đến giai đoạn phản công thuận lợi và giành chiến chắng trước kẻ thù.
+ Luận điểm 4: Tuyên bố hòa bình, độc lập, mở ra vận động tươi sáng cho đất nước
à Nói lên nguyên nhân và ý nghĩa lớn lao thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
Câu 6. Những luận điểm này được sắp xếp theo trình tự như thế nào? Cách sắp xếp này có hiệu quả ra sao?
Gợi ý: Những luận điểm này sắp xếp theo một trình tự lô-gic liên kết với nhau chặt chẽ đi từ nguyên nhân đến hậu quả: 
1. Độc lập, chủ quyền của Đại Việt à Chính nghĩa - dân tộc Việt Nam ta từ bao đời đã đấu tranh để bảo vệ.
2. Giặc Minh ngang ngược sang cướp nước ta, tàn hại nhân dân ta > < Chính nghĩa
3. Giặc Minh phải nhận lãnh hậu quả à nhân dân ta đứng lên đánh đuổi giặc, giành lại chủ quyền 
4. Kết cục độc lập chủ quyền của Đại Việt bất khả xâm phạm à chứng minh Chính nghĩa tất thắng 
Lí lẽ, bằng chứng trong từng luận điểm: câu 5, 6 (SGK)
GV gợi ý từng phần cho HS dễ trả lời.
Câu 7: Chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng trong phần 1 (hoặc phần 2) của bài cáo. Những lí lẽ và bằng chứng này có xác đáng không?
Gợi ý: Những lí lẽ kèm theo bằng chứng trong phần 1 của bài cáo:
+ Nước Đại Việt từ lâu đời đã có lãnh thổ riêng (“núi sông bờ cõi đã chia”), chủ quyền riêng (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”), văn hóa riêng (“phong tục Bắc Nam cũng khác”)
+ Bởi thế, các triều đại phương Bắc muốn thôn tính nước ta đều chuốc lấy thất bại thảm hại (“Lưu Cung” – vua Nam Hán, “Triệu Tiết” – tướng nhà Tống, “Toa Đô”, “Ô Mã” – tướng nhà Nguyên đều “thất bại”, “tiêu vong”, bị “bắt sống”, “giết tươi”.
+ Những lí lẽ, bằng chứng rất xác đáng vì “Việc xưa xem xét; Chứng cớ còn ghi” rõ ràng và đầy đủ trong sử sách.
Câu 8. Những lí lẽ và bằng chứng này hỗ trợ cho nhau như thế nào để tạo sức thuyết phục và thể hiện được mục đích viết bài cáo?
Gợi ý: Mỗi lí lẽ đưa ra đều có bằng chứng đi kèm để chứng minh tính chân thật không ai có thể phủ nhận, từ đó tạo sức thuyết phục cho lời nghị luận của tác giả và mục đích viết bài cáo (công bố rộng rãi cùng toàn dân về cuộc chiến đấu chính nghĩa chống lại giặc Minh xâm lược, bảo vệ chủ quyền đã thắng lợi vẻ vang.
Câu 9. Tác dụng của sự kết hợp giữa tự sự với nghị luận trong phần 3a hoặc 3b của bài cáo.
Gợi ý: Tác dụng của sự kết hợp giữa tự sự và nghị luận trong phần 3b của bài cáo:
- Đây là phần nói về giai đoạn phản công thắng lợi của quân đội ta
- Vấn đề nghị luận: chính nghĩa tất thắng phi nghĩa, “đại nghĩa”, “chí nhân” tất yếu sẽ thắng “hung tàn”, “cường bạo”.
- Những câu văn kể về chiến thắng nhanh chóng, bất ngờ (“sấm vang, chớp giật”, “trúc chẻ, tro bay”), giòn giã, liên tục của quân ta (“Ngày 18 ; Ngày 20 ; Ngày 25; Ngày 28 ), kể về sự tự tin, chủ động của ta, tư thế bế tắc, bị động của giặc (“Thuận đà, ta đưa lưỡi dao tung phá; Bí nước, giặc quay mũi giáo đánh nhau”), kể về tinh thần phấn chấn, hào hùng của ta, tâm trạng hoang mang, sợ hãi của giặc (“Đánh một trân sạch không kình ngạc; Đánh hai trận tan tác chim muông”, “quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật; quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân”) 
- Những lời nghị luận sắc bén thể hiện tình thế “bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt” của kẻ phi nghĩa và “chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công” của người chính nghĩa. 
à Tự sự và nghị luận đã kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên giọng điệu đanh thép, hùng tráng của bài văn.
Từ ngữ, thủ pháp nghệ thuật, giọng điệu tạo tác dụng biểu cảm: câu 7, 8 (SGK)
GV gợi ý từng phần để HS dễ trả lời
Câu 10. Các thủ pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong bài cáo? Mỗi thủ pháp có tác dụng ra sao? Dẫn chứng.
Gợi ý: Bài cáo đã sử dụng các thủ pháp liệt kê, ẩn dụ, thậm xưng, điển cố 
+ Liệt kê: các triều đại độc lập của ta ngang hàng với các triều đạt của Trung Quốc (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”); liệt kê các chiến thắng của ta chống quân Nam Hán, Tống, Nguyên, Mông (“Lưu Cung tham công nên thất bại; Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong; Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô; Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”); liệt kê các tội ác của giặc (“Người bị ép xuống biển ; Kẻ bị đem vào núi ; Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng; Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt”)
à Tác dụng minh chứng cụ thể và tạo cảm giác mức độ nhiều, liên tục.
+ Ẩn dụ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Tội ác của giặc đã gây ra cho nhân dân); “Nổi gió to quét sạch lá khô; Thông tổ kiến phá toang đê vỡ” (Hình dung về cách đánh trận của quân ta, chọc vào đúng chỗ yếu của giặc để công phá), 
à Tác dụng gợi liên tưởng, gợi lên những ý nghĩa sâu xa, làm cho câu văn, bài văn thêm hàm súc, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao. 
+ Thậm xưng: “ trúc Nam Sơn không ghi hết tội; nước Đông Hải không rửa sạch mùi” (cảm xúc căm thù và khinh bỉ quân giặc tàn ác); “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; Voi uống nước, nước sông phải cạn”) (cảm xúc phấn khích tự hào về sự lớn mạnh của quân đội ta); “Ninh Kiều máu chảy thành sông nhơ để ngàn năm”; “Lạng Giang, Lạng Sơn máu trôi đỏ nước”, Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày cỏ nội đầm đìa máu đen” (cảm xúc tự hào về chiến thắng của quân đội chính nghĩa, đồng thời vừa chê cười, khinh bỉ, vừa cảm thấy đáng tiếc cho quân giặc tham lam, ngoan cố đến ngu xuẩn đã tự chuốc lấy thất bại thảm thương.
à Tác dụng kích thích cảm xúc đến cao độ
Câu 11. Mỗi phần của bài cáo có giọng điệu khác nhau như thế nào và gợi cảm xúc ra sao nơi người đọc?
Gợi ý:
- Phần 1: giọng điệu trang trọng, đĩnh đạc như một tuyên ngôn độc lập trước toàn dân, gợi cảm xúc tự tôn và tự hào dân tộc.
- Phần 2: giọng điệu thống thiết và căm giận khi kể tội ác của giặc, cảnh khổ của dân, gợi cảm xúc đau xót và căm phẫn.
- Phần 3a: giọng điệu tâm tình, thiết tha, gợi cảm xúc khâm phục và thôi thúc. Phần 3b: giọng điệu hưng phấn, hùng tráng gợi cảm xúc phấn khích, hào hứng.
- Phần 4: giọng điệu hào sảng, gợi cảm xúc sảng khoái, tự hào.
Câu 12. Vì sao bài cáo được xem là hùng văn muôn đời?
Gợi ý: 
- Bình Ngô đại cáo là áng văn tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh mười năm kiên trì, gian khổ và đi đến thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
- Bài cáo là kết tinh của tình cảm yêu nước thương dân sâu sắc, của tư tưởng chí nhân đại nghĩa, một giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, và cũng là đỉnh cao của nghệ thuật viết văn chính luận có tác dụng lay động người một cách sâu sắc.
- Bài cáo không chỉ thể hiện tâm huyết và bút lực của một người mà còn là của cả một dân tộc, cả một thời đại hào hùng. Không chỉ người đọc đương thời mà người đọc các thế hệ sau đều cảm nhận được những cung bậc cảm xúc đau thương, căm phẫn, phấn khích, tự hào, sảng khoái trào dâng mãnh liệt trong lòng khi đọc tác phẩm.
- Vì thế, bài cáo xứng đáng được xem là một áng “thiên cổ hùng văn” trong văn học nước nhà.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý các nội dung các câu hỏi theo định hướng sau: 
a) Thể văn nghị luận của bài cáo: 
Mục đích: công bố rộng rãi cùng toàn dân về công cuộc dẹp yên giặc Minh thắng lợi. 
Hoàn cảnh ra đời: sau chiến thắng, đánh đuổi giặc Minh xâm lược
Bài cáo có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập
b) Bố cục, hệ thống luận điểm của bài cáo: 
Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa 
Phần 2: Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù
Phần 3: Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Phần 4: Lời tuyên bố độc lập
c) Lí lẽ, bằng chứng trong từng luận điểm: 
 1. Luận đề chính nghĩa
 * Tư tưởng nhân nghĩa là tiền đề cơ sở lí luận cho cuộc kháng chiến
- Nhân nghĩa có nghĩa thương người mà làm theo lẽ phải. (nhân là lòng thương người, nghĩa là lẽ phải)
- Nhân nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn Trãi:
 + Yên dân: nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc trong một đất nước độc lập
 + Trừ bạo: diệt kẻ tàn bạo xâm lược đất nước và bọn tham tàn trong nước
 ⇒ Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là lấy dân làm gốc, vì dân mà diệt trừ bọn tàn bạo.
 * Chân lí về độc lập dân tộc
- Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt
 ⇒ Các dân tộc có quyền bình đẳng như nhau. Lời văn khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc.
- Thái độ của tác giả:
 + So sáng các triều đại của Việt Nam với các triều đại của Trung Hoa
 + Gọi các vị vua Đại Việt là “đế”
 ⇒ Thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả
 2. Tội ác của kẻ thù
- Giặc minh xâm lược, cai trị nước ta và gây ra biết bao tội ác:
 + Lừa dối nhân dân ta
 + Tàn sát dã man những người vô tội
 + Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề
 + Bắt phu phen, phục dịch
 + Vơ vét của cải
 + Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt
- Thái độ căm phẫn của nhân dân:
 + Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.
 + Câu hỏi tu từ “lẽ nào...chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc
 ⇒ Bản cáo trạng đanh thép về tội ác dã man của giặc minh, đồng thời là thái độ căm phẫn, tức giận khôn cùng của nhân dân ta
 3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
 * Hình ảnh người anh hùng Lê Lợi
- Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”
- Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”
- Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”
- Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”.
- Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc...nếm mật nằm gai...suy xét đã tinh”.
 ⇒ Lê Lợi vừa là người bình dị vừa là anh hùng khởi nghĩa
 * Cuộc khởi nghãi Lam Sơn
- Buổi đầu gian khổ:
 + Những thiếu thốn về quân trang và lương thực: binh yếu, có khi lương cạn, nhân tài ít
 + Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điển tích dựng cần trúc, hòa nước sông)
 ⇒ Giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn.
- Giai đoạn phản công và thắng lợi của ta:
 + Những trận tiến quân ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
 + Chiến dịch diệt chi viện: trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang
 ⇒ Biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến trận máu lửa, sục sôi với những chiến thắng giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê trề của địch.
- Thất bại của giặc Minh:
 + Nghệ thuật cường điệu, nói quá miêu tả những thất bại thảm hại của giặc.
 + Binh lính cởi áo giáp xin hàng
 + Tướng giặc tham sống sợ chết cởi áo giáp xin hàng
- Khí thế và cách ứng xử của quân, dân ta:
 + Nghệ thuật cường điệu: Gươm mài đá, đá núi phải mòn .
 + Cách ứng xử vừa khôn khéo vừa nhân nghĩa của nghĩa quân: “Thần vũ chẳng giết hại nghỉ sức”
 ⇒ Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử
 4. Lời tuyên bố độc lập:
- Giọng điệu trang trọng, hào sảng cho thấy niềm tin và những suy tư sâu lắng của tác giả
- Sử dụng những hình ảnh về tương lại đất nước như “xã tắc từ đây vững bền, giang sơn từ đây đổi mới, thái bình vững chắc”, các hình ảnh của vũ trụ “kiền khôn, nhật nguyệt, ngàn thu sạch làu”
d) Từ ngữ, thủ pháp nghệ thuật, giọng điệu tạo tác dụng biểu cảm: 
 - Vận dụng, kết hợp chi tiết hình ảnh cụ thể, khái quát, lối liệt kê liên tiếp
- Dùng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng
- Giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt
- Lời văn uất hận trào sôi, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết, khi nghẹn ngào, khi căm tức, khi ngợi ca, sảng khoái tự hào.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
+ Tái hiện, ghi nhớ nội dung chính của văn bản, nắm được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
+ Nắm được ý nghĩa của văn bản. Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để biết được mục đích, quan điểm của người viết.
+ Ghi nhớ và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
b) Nội dung: Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
c) Sản phẩm: Sơ đồ kết cấu của tác phẩm. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao HS thực hiện theo nhóm thực hiện lập sơ đồ kết cấu của văn bản Bình Ngô đại cáo và phân tích tác dụng nghệ thuật của kết cấu đó
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4. GV chụp hình đưa lên máy chiếu. 
- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu sơ đồ, HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của sơ đồ của nhóm.
VĂN BẢN 2
THƯ LẠI DỤ VƯƠNG THÔNG (TÁI DỤ VƯƠNG THÔNG THƯ) (2,5 tiết)
1. Hoạt động 1. Khởi động
a) Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Trãi.
b) Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi “Nhanh như chớp”.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh;
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên chuẩn bị 4 gói từ khóa liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Trãi. Trong mỗi gói có 10 từ khóa, 5 từ khóa là đáp án liên quan đến các câu hỏi khởi động, 5 từ khóa gây nhiễu.
Câu hỏi:
Câu 1. Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và làm quan cho triều nhà Hồ vào năm bao nhiêu?
Câu 2. Vụ án oan nổi tiếng liên quan đến cuộc đời của Nguyễn Trãi là vụ án nào?
Câu 3. Tác phẩm nào được xem là “thiên cổ hùng văn” trong cuộc đời sáng tác của Nguyễn Trãi?
Câu 4. Gọi tên một tập văn chiến đấu của Nguyễn Trãi.
Câu 5. Điền vào dấu trong câu sau: “Sức mạnh của văn nghị luận là ở tính hệ thống của luận điểm, ở tính sắc bén, chặt chẽ của , ở bằng chứng xác thực, ở niềm tin vào chân lý, chính nghĩa, sự trung thực, chân thành trong tình cảm, cảm xúc của người viết, người nói.”
(Gói từ khóa gồm các từ như sau: 1400; 1407; Lệ Chi Viên; Vụ án Trần Nguyên Hãn; Bình Ngô đại cáo; Ức Trai thi tập; Quân trung từ mệnh tập; Chí Linh sơn phú; lập luận; luận chứng).
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, lựa chọn nhanh từ khóa đáp án sau khi giáo viên đặt câu hỏi và nhanh chóng dán đáp án lên bảng trong 10 giây. Mỗi đáp án đúng và trong thời gian 10 giây sẽ được 10 điểm. Nhóm nào tìm được đáp án sau thời gian quy định thì còn 5 điểm.
- Báo cáo, thảo luận: HS tham gia tìm câu trả lời chính xác.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, cho điểm và chốt ý và gợi mở những vấn đề về nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi sẽ giải quyết trong bài học. 
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 
a) Mục tiêu: Nhận biết được sơ lược hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” nói chung và “Thư lại dụ Vương Thông” nói riêng.
b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản “Thư lại dụ Vương Thông”.
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn (SGK/40) về thể loại văn nghị luận trong SGK và tóm tắt vào phiếu học tập số 1. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 1; làm cá nhân.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ)
Tìm hiểu tri thức ngữ văn
Họ và tên:
Lớp: Ngày:
Đánh giá
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
+ Giai đoạn 1: HS làm việc cá nhân. HS đọc văn bản và sử dụng kĩ thuật đọc lướt để gạch dưới các ý lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1.
+ Giai đoạn 2: HS làm việc cá nhân và chọn đáp án đúng trong Phiếu học tập số 1.
Phần 1. Giới thiệu những nét chính về tác ph

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_bai_7_anh_hung_va_nghe_si_van_ban_nghi_lu.doc