Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 4: Những di sản văn hóa (văn bản thông tin) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh

Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 4: Những di sản văn hóa (văn bản thông tin) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Khái niệm, đặc điểm, mục đích của văn bản thông tin.

- Khái niệm, đặc điểm, phân loại, quan điểm người viết của bản tin.

- Khái niệm, cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Cách viết báo cáo kết quả nghiên cứu, cách sử dụng trích dẫn, cước chú.

2. Về năng lực

2.1 Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.

 

docx 39 trang Phan Thành 05/07/2023 4312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Bài 4: Những di sản văn hóa (văn bản thông tin) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Trang - Trường THPT Bình Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài
4
NGỮ VĂN
Lớp 10
NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA
(VĂN BẢN THÔNG TIN)
Môn học: Ngữ văn; lớp 10
Thời gian thực hiện: 9 tiết
MỤC TIÊU
Về kiến thức
- Khái niệm, đặc điểm, mục đích của văn bản thông tin.
- Khái niệm, đặc điểm, phân loại, quan điểm người viết của bản tin.
- Khái niệm, cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Cách viết báo cáo kết quả nghiên cứu, cách sử dụng trích dẫn, cước chú.
Về năng lực
Năng lực đặc thù
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.
- Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, chú thích và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói; biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
Về phẩm chất
- Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, SGK, SGV, giấy A4, A0, bút lông để HS hoạt động ttrình bày kết quả thảo luận, làm việc nhóm. 
2. Học liệu: phiếu học tập, SGK, SGV, số tranh ảnh có trong SGK: tranh Đông Hồ, nhà hát Trần Hữu Trang và phòng truyền thống của nhà hát này; tranh tượng Thánh Gióng phong to, tranh tượng Nguyễn Du, ảnh bìa Truyện Kiều bản tiếng Nhật, tiếng Pháp ; biểu đồ, sơ đồ minh họa bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu, bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubric chấm bài viết, bài trình bày của HS 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHẦN ĐỌC (4, 5 tiết)
VĂN BẢN 1: TRANH ĐÔNG HỒ - NÉT TINH HOA CỦA
VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM (2 tiết)
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu
- Khơi gợi được kiến thức nền về văn bản thông tin và trải nghiệm về tranh Đông Hồ.
- Khơi gợi được hứng thú về văn bản thông tin và tranh Đông Hồ và chủ điểm.
- HS chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Nội dung: kiểm tra phần làm việc tại nhà với Tri thức đọc hiểu của HS
Sản phẩm: câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc trước phần Tri thức Ngữ văn và văn bản 1 tại nhà.
- GV tổ chức hoạt động trò chơi trên ứng dụng Kahoot, hướng dẫn HS đăng nhập vào ứng dụng, đặt tên và mã số để tiến hành chơi trò chơi đồng thời kiểm tra phần thực hiện nhiệm vụ tại nhà của HS. (GV tùy theo điều kiện mà có thể chuyển đổi hình thức và phương tiện trò chơi).
Bộ câu hỏi trong trò chơi Kahoot
Văn bản thông tin tổng hợp là một dạng văn bản được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp.
Báo chí	B. Nghị luận	C. Thuyết minh	D. Tự sự
Văn bản thông tin có thể được lồng ghép các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả không?
Có	B. Không
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm những yếu tố nào sau đây?
Chữ viết, hình ảnh, biểu đồ tròn
Chữ viết, hình ảnh, sơ đồ
Hình ảnh, số liệu, sơ đồ, biểu đồ
Hình ảnh, số liệu, thông tin bằng chữ, biểu đồ
Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng những yêu cầu nào (được chọn nhiều đáp án)
Liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết
Đúng thời điểm
Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết
Chú thích, giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa, nêu nguồn dẫn
Chỉ cần đưa hình ảnh có cùng chủ đề bài viết
Chọn một bức tranh dưới đây theo em là tranh Đông Hồ
	C. 
	D. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà để chuẩn bị cho hoạt động khởi động.
- HS tham gia trò chơi Kahoot.
* Báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi bảng xếp hạng điểm trên Kahoot để biết kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Nhận xét, kết luận
- GV diễn giải ngắn gọn các câu trả lời.
- GV nhận xét phần làm việc tại nhà và tốc độ, mức độ trả lời đúng của HS và dặn dò rút kinh nghiệm và dẫn dắt vào bài học bằng việc rút ra các kiến thức nền về văn bản thông tin.
+ Văn bản thông tin tổng hợp là một dạng của văn bản báo chí được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp; thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm giúp văn bản thêm sinh động, hiệu quả.
+ Quan điểm của người viết: Người viết bản tin phải đảm bảo tính khách quan, chuẩn xác, nhân văn, bảo vệ đạo lí, tôn trọng pháp luật 
+ Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ... được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ giúp việc truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả hơn.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Trải nghiệm cùng văn bản
Mục tiêu
- Nhận biết được VBTT tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Nhận biết được nhan đề và sa-pô.
- Nhận biết được phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết trong VBTT. 
- Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
Nội dung: đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, đọc lướt và tìm hiểu khái quát về văn bản
Sản phẩm: câu trả lời, phiếu học tập 1
Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi để tạo tâm thế đọc cho HS (hai câu hỏi phần Trước khi đọc trong SGK).
- GV trình chiếu thêm một số hình ảnh về di sản văn hóa, tranh Đông Hồ để minh họa cho HS và làm giờ học sinh động hơn. 
- GV yêu cầu HS xem trước câu hỏi trong khi đọc tại nhà (đây là nhiệm vụ tại nhà).
- GV mời HS đọc mẫu một đoạn ngắn và hướng dẫn HS thực hiện các kĩ thuật đọc lướt, theo dõi để kịp ngưng ở những đoạn có ô câu hỏi và trả lời các câu hỏi Trong khi đọc. 
- GV yêu cầu HS tiến hành lập nhóm đôi/ ba (tùy vào tình hình lớp học) để thực hiện nhiệm vụ trên Phiếu học tập 1. 
RUBRIC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VĂN BẢN
Hướng dẫn sử dụng: GV sử dụng để đánh giá HS trong quá trình HS tham gia thực hiện nhiệm vụ, khi HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt (3)
Khá (2)
Trung bình (1)
Quá trình tham gia hoạt động
- HS xung phong trả lời câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ cá nhân một cách tích cực.
- HS đọc mẫu đúng tinh thần thể loại.
- HS ứng dụng được kĩ thuật đọc lướt một cách thành thạo khi thực hiện nhiệm vụ cá nhân. 
- HS thực hiện đầy đủ trình tự các bước của nhiệm vụ.
- HS có thái độ tích cực thảo luận, hòa nhã, tôn trọng bạn cùng nhóm.
- HS có thái độ hợp tác khi được GV yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
- HS ứng dụng được kĩ thuật đọc lướt một cách cơ bản.
- HS thực hiện đầy đủ trình tự các bước của nhiệm vụ.
- HS có thái độ tôn trọng bạn cùng nhóm.
- HS chưa chủ động/ chưa có thái độ hợp tác khi được GV yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
- HS chưa ứng dụng được kĩ thuật đọc lướt.
- HS chưa thực hiện đầy đủ trình tự các bước của nhiệm vụ.
- HS thiếu hợp tác/ chưa tôn trọng bạn cùng nhóm.
Sản phẩm PHT số 1
- HS có ghi nhận ý kiến cá nhân, ý kiến của bạn, ý kiến thống nhất một cách cụ thể, đầy đủ, đúng trọng tâm.
- HS trả lời được trên 80% câu hỏi.
- HS có ghi nhận ý kiến, ý kiến của bạn, ý kiến thống nhất một đầy đủ nhưng còn chưa đúng trọng tâm.
- HS trả lời được trên 50% câu hỏi.
- HS ghi nhận thiếu một trong ba cột thông tin được yêu cầu/ ghi nhận sơ sài, cẩu thả.
- HS trả lời dưới 50% câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc văn bản mẫu.
- HS thực hiện phiếu học tập số 1. 
* Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trình bày kết quả thảo luận chung và trả lời một số câu hỏi để giải thích kĩ hơn lí do đưa ra câu trả lời (nếu có).
- HS trình phiếu học tập số 1 để GV xem qua (nếu được yêu cầu). 
* Nhận xét, kết luận
- GV mời HS trình bày phần ý kiến thống nhất của nhóm và đặt một số câu hỏi liên quan đến nội dung phần làm việc (nếu cần).
- GV nhận xét phần làm việc của các nhóm và kết luận nội dung và hướng dẫn HS ghi bài.
(1) Đoạn văn in nghiêng nhấn mạnh sức hấp dẫn của tranh Đông Hồ, một di sản quý giá cần được gìn giữ, phát huy.
(2) Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu: đen, xanh, vàng, đỏ.
(3) Các công đoạn làm tranh Đông Hồ: Chọn đề tài è vẽ mẫu è can lại thành bản khắc, (càng nhiều màu thì can lại càng nhiều lần) è in è lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy (tranh bao nhiêu màu in bấy nhiêu lần).
(4) Đoạn cuối hé mở quan niệm và cách đưa tin của người viết:khách quan, chuẩn xác, tư tưởng giàu tính nhân văn, trân trọng, duy trì, phục hồi và lưu giữ hàng trăm bản khắc cổ, bản khắc gỗ tranh Đông Hồ- các di sản văn hóa dân gian Việt Nam.
Suy ngẫm và phản hồi
Mục tiêu
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin của văn bản.
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.
- Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
Nội dung: đọc hiểu văn bản để phản hồi các vấn đề thuộc văn bản
Sản phẩm: câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn dựa trên những câu hỏi phần Sau khi đọc trong SGK (GV có thể bổ sung một số câu hỏi gợi dẫn nhỏ hơn để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi lớn trong SGK).
Hệ thống câu hỏi bổ trợ câu hỏi Sau khi đọc đã có trong SGK (sử dụng hệ thống câu hỏi này khi HS gặp khó khăn khi trả lời các câu hỏi SGK)
Đối với câu 1
+ Dựa vào thông tin ở đề mục 2 và câu trả lời ở phần Trong khi đọc, em hãy xác định công đoạn chính để chế tác tranh Đông Hồ.
+ Chú ý vào những thao tác được lặp lại nhiều lần trong mục 2, đó có thể được xem là công đoạn chính.
Đối với câu 2
+ Xác định tên đề tài, đề tài không nhất thiết phải đúng từng chữ, có thể xác định phạm vi hẹp hay rộng đều được.
+ Xác định đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm ở đâu trong toàn bộ VBTT.
+ Mục đích là gì? Nếu không sử dụng yếu tố miêu tả ngay tại đoạn đó thì nội dung VB có gì thay đổi? Nội dung đó có còn đáp ứng được việc giới thiệu thông tin về công đoạn chế tác tranh Đông Hồ không? Nếu không sử dụng yếu tố biểu cảm ngay tại đoạn đó thì VB có gì thay đổi? Nội dung đó có còn truyền tải được quan điểm và thái độ của tác giả bài viết không? Cảm xúc em khi đọc đoạn văn đã bị lược bỏ yếu tố biểu cảm là gì?
Đối với câu 3
+ Nêu tên từng đề mục.
+ Các đề mục này đều cùng phục vụ cho việc làm rõ đối tượng nào?
+ Thông qua các đề mục này em hiểu thêm điều gì?
Đối với câu 4
+ Nhan đề này có độ dài như thế nào, thể hiện nội dung gì và việc sử dụng dấu gạch ngang có ý nghĩa gì? Em có thể thử đặt một nhan đề khác cho văn bản.
+ Sa-pô thể hiện nội dung gì? Nếu văn bản không có sa-pô thì có gì thay đổi?
+ Những hình ảnh được đưa vào VBTT theo em có ý nghĩa gì? Nếu không có những hình ảnh đó thì em cảm thấy thế nào? Em có mong muốn bổ sung thêm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào không? Vì sao?
Đối với câu 5
+ Tác giả thể hiện thái độ gì dành cho tranh Đông Hồ ở đoạn 5?
+ Thông qua nội dung trình bày, em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả dành cho tranh?
Đối với câu 6
- Văn bản trên sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào? 
- Nhận xét tác dụng của sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi của GV 
* Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đưa ra câu trả lời khi kết hợp những thông tin đã đọc và HS khác tiến hành nhận xét ngắn gọn, bày tỏ thêm quan điểm (nếu có).
* Nhận xét, kết luận: GV nhận xét câu trả lời và hướng dẫn HS ghi nhận nội dung chính vào bài học.
- Công đoạn chính: lấy đề tài -> vẽ mẫu ->can lại -> tách riêng mỗi màu một bản khắc -> in
- Đề tài: Nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam; Tranh Đông Hồ - một di sản văn hóa đậm chất Việt (không bắt buộc đặt đúng tên đề tài như GV)
- Mục đích lồng ghép các yếu tố miêu tả, biểu cảm: tăng tính sinh động cho VBTT, giúp người đọc hình dung rõ hơn về công đoạn thực hiện tranh, thể hiện tình cảm, thái độ dành cho những giá trị văn hóa truyền thống
- Ba đề mục được trình bày rõ ràng, phục vụ cho việc truyền tải thông tin về cách làm, ý nghĩa của tranh Đông Hồ. 
- Nhan đề cần thể hiện được nội dung chính, giới thiệu được đối tượng chính của toàn bài và phải gây ấn tượng.
- Sa-pô thể hiện quan điểm của tác giả và mang tính dẫn dắt, gợi mở về đối tượng chính của VBTT.
- Cần kết hợp sử dụng hình ảnh và có chú thích đầy đủ dưới hình để minh họa thông tin. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ khi sử dụng cần đáp ứng đúng yêu cầu, phù hợp về nội dung và không nên lạm dụng.
- VBTT ngoài việc cung cấp thông tin chi tiết về một đối tượng cụ thể còn nhằm truyền bá tư tưởng, văn hóa, thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả bài viết. 
- Sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ giúp thông tin được truyền tải sinh động, hiệu quả, dễ hình dung hơn nhờ những hình ảnh minh họa.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu
- Tái hiện được những yếu tố miêu tả, biểu cảm đối và mục đích sử dụng đối với VBTT.
- Tái hiện được nội dung, vai trò của nhan đề, sa-pô.
- Tái hiện được vai trò, cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. 
- Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Nội dung: ôn tập đặc điểm văn bản thông tin
Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu trò chơi Ô chữ để thực hiện hoạt động luyện tập.
- GV đọc câu hỏi và HS xung phong/ được chỉ định để trả lời câu hỏi bất kì không cần theo thứ tự và dự đoán ô chữ dọc. 
Bộ câu hỏi
Đoạn văn thuộc VBTT sau đây có sử dụng kèm yếu tố nào? (MIÊU TẢ)
Khi đã hoàn chỉnh bản thảo, người sáng tác can lại rõ ràng, mạch lạc từng nét, từng bảng màu mực nho lên giấy bản mẫu và sắp xếp đưa vào bản khắc gỗ. Mỗi màu được tách riêng thành một bản khắc, một tranh có bao nhiêu màu là có bấy nhiêu bản khắc.
Hình ảnh, số liệu, biểu đồ được gọi chung là phương tiện giao tiếp gì? (PHI NGÔN NGỮ)
Loại tranh mà văn bản vừa đề cập tên gì? (ĐÔNG HỒ)
Nội dung “Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam” được gọi là gì? (NHAN ĐỀ)
Mục đích khi lồng ghép các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự vào VBTT là gì? (SINH ĐỘNG)
Mục đích khi kết hợp các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong VBTT là gì? (THUYẾT PHỤC)
Khi sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần chú ý điều gì (về thời gian)? (ĐÚNG THỜI ĐIỂM)
Khi đưa ra hình ảnh, bảng biểu cần kết hợp đưa ra thêm yếu tố cần thiết nào? (CHỈ DẪN)
=> Ô chữ dọc: THÔNG TIN
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe quy tắc trò chơi và giải ô chữ
* Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi và đưa ra dự đoán ô chữ
* Nhận xét, kết luận: GV nhận xét và nhắc lại kiến thức (nếu cần).
M
I
Ê
U
T
Ả
P
H
I
N
G
Ô
N
N
G
Ữ
Đ
Ô
N
G
H
Ồ
N
H
A
N
Đ
Ề
S
I
N
H
Đ
Ộ
N
G
T
H
U
Y
Ế
T
P
H
Ụ
C
Đ
Ú
N
G
T
H
Ờ
I
Đ
I
Ể
M
C
H
Ỉ
D
Ẫ
N
Hoạt động 4: Vận dụng - Mở rộng
Mục tiêu
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của VBTT đã đọc đối với bản thân.
- Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
Nội dung: thực hành tạo lập văn bản thông tin
Sản phẩm: văn bản thông tin do HS thực hiện
Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, trung bình mỗi nhóm từ 4 - 6 HS (nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động nhóm) để tiến hành giao nhiệm vụ.
- GV giao nhiệm vụ viết VBTT đề tài Tranh Hàng Trống và cung cấp hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ kèm bảng kiểm để HS thực hiện nhiệm vụ.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
- Dung lượng: 1 - 2 trang
- Nội dung: giới thiệu thông tin về Tranh Hàng Trống, trong đó phải đảm bảo giới thiệu được nguồn gốc, chất liệu, công đoạn chế tác, giá trị, tình hình thực tế 
- Yêu cầu đính kèm: cần nêu được nhan đề, sa-pô, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu đồ, bảng số liệu ) (nếu phù hợp)
- HS có thể tham khảo kĩ năng và kiến thức về VBTT đã học trước đó để thực hiện nhiệm vụ về nhà.
- Sử dụng bảng kiểm để tham khảo và định hướng phần trình bày VBTT của nhóm mình và dùng bảng kiểm để đánh giá nhóm khác vào buổi trình bày sản phẩm.
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ VBTT
Hướng dẫn sử dụng: HS sử dụng bảng kiểm này như các tiêu chí cần quan tâm để thiết kế VBTT nhóm mình và dùng để đánh giá đồng đẳng nhóm khác. HS đánh dấu R vào ô Có nếu thấy nhóm bạn đáp ứng đúng tiêu chí.
Tiêu chí đánh giá
Có
Không
VBTT triển khai đầy đủ nội dung theo yêu cầu
VBTT sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
VBTT đảm bảo đúng dung lượng theo yêu cầu
Nhan đề VBTT thể hiện nội dung chính
Nhan đề VBTT gây ấn tượng
VBTT có sa-pô ấn tượng
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng phù hợp
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng đa dạng
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có chú thích, trích dẫn cần thiết
Nội dung VBTT có tính chính xác, khoa học
Nội dung VBTT thể hiện rõ quan điểm tác giả
RUBRIC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - MỞ RỘNG
Hướng dẫn sử dụng: GV sử dụng để đánh giá HS trong quá trình HS tham gia thực hiện nhiệm vụ, khi HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt (3)
Khá (2)
Trung bình (1)
Quá trình tham gia hoạt động
- HS chủ động lập nhóm, lên kế hoạch cụ thể để triển khai phân công thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thái độ tích cực thảo luận, hòa nhã, tôn trọng bạn cùng nhóm.
- HS tham gia lập nhóm, thực hiện theo phân công nhóm trưởng.
- HS có thái độ hòa nhã, tôn trọng bạn cùng nhóm.
- HS thiếu hợp tác/ chưa tôn trọng bạn cùng nhóm.
Sản phẩm VBTT 
- Đáp ứng đầy đủ (hơn 80%) yêu cầu đã nêu trong phần hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.
- Thông tin trong VBTT khoa học, chính xác.
- Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đa dạng, thành thạo, phù hợp, có trích dẫn, chú thích cần thiết. 
- Nội dung và hình thức trình bày bắt mắt, có sáng tạo.
- Đáp ứng đầy đủ (hơn 50%) yêu cầu đã nêu trong phần hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.
- Thông tin trong VBTT tương đối khoa học, chính xác.
- Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp, có chú thích cần thiết.
- Đáp ứng thiếu (dưới 50%) yêu cầu đã nêu trong phần hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.
- Thông tin trong VBTT sai lệch, cẩu thả.
- Chưa sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ/ Sử dụng không phù hợp, không có chú thích.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lập nhóm và lắng nghe nhiệm vụ và tiến hành phân công.
* Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trình bày VBTT của bản thân ở buổi học tiếp theo.
- HS đánh giá đồng đẳng kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhau, trao đổi và rút kinh nghiệm.
* Nhận xét, kết luận
- GV nhận xét sản phẩm của HS theo tiêu chí 3 - 2 - 1 (3 điều yêu thích; 2 điều chưa thỏa đáng; 1 đề xuất cải thiện).
VĂN BẢN 2: 	NHÀ HÁT TRẦN HỮU TRANG KHÁNH THÀNH PHÒNG TRUYỀN THỐNG
VĂN BẢN 3: THÊM MỘT BẢN DỊCH “TRUYỆN KIỀU”SANG TIẾNG NHẬT
 (1,5 tiết)
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu
- Khơi gợi được kiến thức nền và trải nghiệm nền của HS về bản tin.
- Khơi gợi được hứng thú của HS với bản tin.
Nội dung: giới thiệu sơ lược về bản tin và vai trò của bản tin trong đời sống
Sản phẩm: câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chơi trò chơi dự đoán tên thể loại được học qua xem 1 đoạn clip:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn.
+ Theo em, tin tức cần cho cuộc sống và công việc của mọi người như thế nào? Các tin tức thường được chuyển đến mọi người thông qua loại văn bản nào?
+ Lựa chọn một số từ khóa để cho biết một bản tin khác với một VBTM như thế nào?
+ Kể tên những trang báo đưa tin tức mà em cảm thấy ấn tượng và nêu lí do vì sao ấn tượng với những bản tin của trang báo đó.
- GV dẫn dắt vào bài học.
- GV trình chiếu hình ảnh về Truyện Kiều (bản dịch tiếng Nhật) và nhà hát cải lương Trần Hữu Trang để HS tham khảo.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi
* Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời và thảo luận (nếu cần)
* Nhận xét, kết luận: GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động Tìm hiểu tri thức đọc hiểu
Mục tiêu
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp.
- Nhận biết được đặc điểm của bản tin.
- Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu bản tin
Sản phẩm: câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời dựa trên việc tìm hiểu tri thức ngữ văn trước đó.
+ Bản tin là gì? Bản tin có chức năng gì (mục đích)? Có những loại bản tin nào? Yêu cầu đối với bản tin? Quan điểm người viết bản tin?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc trước phần tri thức tại nhà.
* Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi thông qua sơ đồ tóm tắt như sau:
* Nhận xét, kết luận: GV nhận xét câu trả lời và kết luận phần làm việc tại nhà của HS, cung cấp cho HS những kiến thức nền cơ bản về bản tin
+ Bản tin là thể loại cơ bản của văn bản báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm. 
+ Bản tin có chức năng thông báo sự kiện một cách nhanh chóng và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy, báo điện tử, đại phát thanh và đài truyền hình.
+ Bản tin có nhiều loại: bản tin ảnh, bản tin chữ. Riêng bản tin chữ lại có tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, tin dự báo, mà với mỗi dạng có thể thức riêng.
+ Chất lượng của bản tin thể hiện ở tính thời sự, xác thực, hàm súc, 
Hoạt động Trải nghiệm văn bản
Mục tiêu
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Biết suy luận mối liên hệ giữa các chi tiết.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được các đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.
- Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
Nội dung: đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, đọc lướt và tìm hiểu khái quát về văn bản
Sản phẩm: phiếu học tập số 2, câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/nhóm) và giao phiếu học tập.
- GV hướng dẫn các em hoạt động nhóm theo 2 vòng.
+ Vòng 1: HS lập nhóm ban đầu để thực hiện phiếu học tập (văn bản 2/ văn bản 3).
+ Vòng 2: HS của từng nhóm đi trao đổi để lập thành nhóm mới (với những HS không cùng thực hiện VB trước đó).
RUBRIC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VĂN BẢN
Hướng dẫn sử dụng: GV sử dụng để đánh giá HS trong quá trình HS tham gia thực hiện nhiệm vụ, khi HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt (3)
Khá (2)
Trung bình (1)
Quá trình tham gia hoạt động
- HS chủ động lập nhóm, lên kế hoạch cụ thể để triển khai phân công thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thái độ tích cực thảo luận, hòa nhã, tôn trọng bạn cùng nhóm.
- HS thực hiện đầy đủ các vòng hoạt động nhóm.
- HS tham gia lập nhóm, thực hiện theo phân công nhóm trưởng.
- HS có thái độ hòa nhã, tôn trọng bạn cùng nhóm.
- HS thực hiện đầy đủ các vòng hoạt động nhóm.
- HS thiếu hợp tác/ chưa tôn trọng bạn cùng nhóm.
- HS chưa thực hiện đủ các vòng hoạt động nhóm.
Sản phẩm 
- Đáp ứng đầy đủ (hơn 80%) câu hỏi.
- Câu trả lời rõ ràng, đúng trọng tâm, ngắn gọn, thuyết phục, thể hiện được quan điểm cá nhân.
- Đáp ứng đầy đủ (hơn 50%) câu hỏi.
- Câu trả lời rõ ràng, đúng trọng tâm.
- Đáp ứng thiếu (dưới 50%) câu hỏi.
- Câu trả lời lạc đề, lan man, cẩu thả.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lập nhóm và thực hiện 2 vòng thảo luận
* Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trình bày phần ghi nhận cá nhân trong phiếu học tập và ghi nhận phần làm việc thuộc văn bản còn lại; trình bày cá nhân (VB2, VB3) nếu GV yêu cầu.
* Nhận xét, kết luận: GV nhận xét phần làm việc trên cả 2 VB và hướng dẫn ghi bài.
Hoạt động Suy ngẫm và phản hồi
Mục tiêu
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được các đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.
- Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
Nội dung: đọc hiểu VB để phản hồi các vấn đề thuộc VB
Sản phẩm: câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt các câu hỏi dựa trên phần câu hỏi Sau khi đọc và yêu cầu HS trả lời.
- Đối với các phần làm việc tạo bảng so sánh GV chia lớp thành hai nhóm để thi đấu điền thông tin, đội nào có được nhiều thông tin chính xác đội đó chiến thắng.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc câu hỏi và suy nghĩ.
* Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi/ cử đại diện trả lời đối với những câu hỏi tạo bảng so sánh.
* Nhận xét, kết luận: GV nhận xét câu trả lời của HS và hướng dẫn ghi bài.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu
- Tái hiện lại được những kiến thức về đặc điểm bản tin.
- Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Nội dung: ôn tập đặc điểm bản tin
Sản phẩm: câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
- GV tạo trò chơi qua ứng dụng Kahoot với bộ câu hỏi ôn tập. (Tùy điều kiện phương tiện, gv có thể thay đổi thành hình thức trắc nghiệm hay hỏi nhanh đáp nhanh)
Chức năng của bản tin là gì?
Thông báo sự kiện một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí.
Diễn tả cảm xúc về một sự kiện nóng tại một thời điểm nhất định.
Diễn tả suy nghĩ về một sự kiện bất kì.
Giới thiệu thông tin về một đối tượng nào đó.
Quan điểm của người viết khi viết bản tin cần đảm bảo những gì?
Chủ quan, nêu được suy nghĩ, cảm xúc cá nhân
Khách quan, chuẩn xác, đảm bảo thuần phong mĩ tục, nhân văn
Khách quan, khoa học, đáng tin cậy, giàu cảm xúc
Chủ quan, chuẩn xác, nhân văn
Chất lượng bản tin được thể hiện qua những yếu tố nào?
Truyền cảm, khoa học, chuẩn xác
Truyền cảm, chuẩn xác, thời sự, hàm súc
Thời sự, hàm súc, ngắn gọn, truyền cảm
Thời sự, hàm súc, xác thực
Gọi tên thể loại của bản tin sau:
TT - Thái Lan. Thượng viện tuyên bố đã hoàn tất 80% thủ tục cho việc bổ nhiệm thủ tướng lâm thời mới.
Tin tường thuật 	B. Tin dự báo	C. Tin vắn	D. Tin thường
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc câu hỏi và suy nghĩ trả lời qua 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_bai_4_nhung_di_san_van_hoa_van_ban_thong.docx