Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 20: Luyện tập "Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất các nguyên tố hóa học" (Tiếp theo)
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về hợp chất oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của các nguyên tố hoá học
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng:
- Xác định hoá trị của nguyên tố dựa vào công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro
- Giải bài toán xác định nguyên tố
3.Thái độ: Tích cực trong hoạt động nhóm
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Hợp tác nhóm
2.Thiết bị:
GV: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập
HS: Học bài
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 20: Luyện tập "Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất các nguyên tố hóa học" (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..../ / Tiết 20: LUYỆN TẬP: BẲNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (TIẾT 2) A MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về hợp chất oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của các nguyên tố hoá học 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng: - Xác định hoá trị của nguyên tố dựa vào công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro - Giải bài toán xác định nguyên tố 3.Thái độ: Tích cực trong hoạt động nhóm 4. Định hướng năng lực cần hình thành - Năng lực giao tiếp. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực tính toán hóa học. B. CHUẨN BỊ 1.Phương pháp: Hợp tác nhóm 2.Thiết bị: GV: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập HS: Học bài C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số HS vắng Có phép Không phép 10A2 10A4 10A5 10A6 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học 3. Bài mới: Hoạt động 1 (5 phút) I. Hoạt động Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ học tập yêu cầu HS nhìn vào sơ đồ T53 ; nhớ lại kiến thức cũ thảo luận và phân tích : - Trong chu kì tính kim loại, tính phi kim thay đổi như thế nào? Bán kính nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào? Giá trị độ âm điện thay đổi như thế nào? - Trong nhóm A tính kim loại, tính phi kim thay đổi như thế nào? Bán kính nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào? Giá trị độ âm điện thay đổi như thế nào? GV: Yêu cầu HS nêu nội dung định luật tuần hoàn? * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ Lắng nghe ,bị kích thích và tái hiện kiến thức trong đầu * Báo cáo kết quả và thảo luận HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức Hoạt động 2 ( 35 phút): Hoạt động hình thành kiến thức Củng cố kiến thức về hợp chất oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của các nguyên tố hoá học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 6 nhóm Nhóm 1, 4: Bài tập: Dạng bài so sánh tchh của 1 ntố với các ntố lân cận) 1. So sánh tính chất kl và pk của a)ntố Mg (Z =12) với Na (Z= 11) và Al (Z =13) b)ntố Cl (Z =17) với Br( Z =35) và F(Z =9) 2.Sắp xếp các ntố trong mỗi dãy trên theo chiều bk ntử ↓ GV: ? Đây là dạng bài tập gì ? ?Hướng làm bài tập trên ? + Xét các ntố bài cho thuộc vào 1 nhóm hay 1 chu kì là kl hay pk ( Căn cứ vào cấu hình e) + Sắp xếp các ntố theo chiều ↑ đthn (Căn cứ vào Z bài cho ) + Áp dụng ql bđ ( kl ; pk)Þ KL Nhóm 2, 5: Bài 7:sgk( Dạng bài vận dụng quy luật biến đổi hoá trị ) Oxit cao nhất của một ntố là RO3; trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88%H về khối lượng.Xác định nguyên tử khối của ntố đó ? GV: ? hướng làm bài tập này? - Theo quy luật biến đổi hoá trị từ công thức oxit cao nhât Þ công thức với hiđro của R - Dựa vào %mH trong hợp chất với hiđro của R Þ lập pt 1 ẩn R Nhóm 3, 6: Bài 8(sgk) GV:Hướng dẫn hs giải bài tập 8 ( Bài 8 phần đầu xác định công thức ngược với bài 7.phần sau tưong tự ) Bài 9(sgk)( Dạng bài dựa vào quy luật biến đổi hoá trị và bài toán tính theo pt) Khi cho 0,6 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lit khí hiđro(ở đktc) .Xác định kim loại đó - Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. - Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả - Lắng nghe và nhận nhiệm vụ * Thực hiện nhiệm vụ học tập Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập *Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo kết quả đã hoàn thành, HS khác sẽ bổ xung nếu cần thiết theo sự chỉ định của giáo viên Nhóm 1,4 Bài tập : - Cấu hình e : Na 1s22s22p63s1 Mg 1s22s22p63s2 Al 1s22s22p63s23p1 Nhìn vào cấu hình e ta thấy : +các ntố này đều thuộc chu kì 3 + các ntố này đều lần lượt có 1 ;2 ;3 e ngoài cùng → chúng là kim loại Þ thể hiện tc kim loại Sắp xếp theo ↑ đthn: Na ;Mg ; Al Áp dụng ql Þ đây chính là chiều ↓tính kl Vậy : Mg có tính kl mạnh hơn Al và yếu hơn Na Áp dụng ql bđ bán kính (.) 1 chu kì Þ chiều ↑ đthn chính là chiều ↓bkntử Nhóm 2,5: Bài 7: Oxit cao nhất là RO3 ÞR thuôc nhóm VIA Þ công thức hợp chất khí với hiđro là RH2 Trong phân tử RH2 có %mH = 5.55% → %mR=100 – 5,88 = 94,12% Trong phân tử RH2 có 5,88% H là 2 phần khối lượng → 94,12% R là x phần khối lượng Þ x= 94,12.2 /5,88 = 32 Vậy NTK của R = 32 Þ Rlà lưu huỳnh (S) (Công thức SO3 ; H2S) Nhóm 3,6: Bài 8: Hợp chất với hidro có công thức RH4 Þ R thuộc nhóm IVA Þ. Oxit cao nhất của R có công thức: RO2 Theo bài ra ta có: %R = = 53,3% Suy ra R = 28 nên R là Silic (Si) Bài 9: Gọi kim loại trên là R Þ R có hoá trị II R + 2H2O → R(OH)2 + H2 0,015mol ¬ 0,15mol Theo bài ra : NTK R = 0,6 /0,015 = 40 Vậy R là Canxi (Ca) * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS chốt kiến thức 4. Củng cố: * Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập + Phát triển năng lực tính toán hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS làm bài tập 1. Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O5. Công thức hợp chất khí của R với hiđro là : A. RH5 B. RH2 C. RH3 D. RH4 2. Nguyên tố M thuộc chu kì 4, số electron hoá trị của M là 2. M là : A. 19K B. 20Ca C. 34Se D. 35Br 3 Cation R2+ có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là : A. chu kì 2, nhóm VIA B. chu kì 2, nhóm VIIIA C. chu kì 3, nhóm IIA D. chu kì 2, nhóm VIB 4. Cho các nguyên tố 20Ca, 12Mg, 13Al, 14Si, 15P. Thứ tự tính kim loại tăng dần là : A. P, Si, Al, Mg, Ca B. P, Si, Mg, Al, Ca C. P, Si, Al, Ca, Mg D. P, Al, Mg, Si, Ca 5. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Số electron lớp ngoài cùng của X là A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 6. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là : A. 1s22s22p63s23p64s2 B. 1s22s22p63s23p63d34s2 C. 1s22s22p63s23p63d104s24p1 D. 1s22s22p63s23p 7. Anion X- cũng có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là : A. chu kì 3, nhóm IIA B. chu kì 3, nhóm IVA C. chu kì 2, nhóm IVA D. chu kì 2, nhóm VIIA - Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. - Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 5. Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu hs về nhà học bài và làm bài tập .Giờ sau kiểm tra Ngày tháng năm 2018 TỔ TRƯỞNG CM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_20_luyen_tap_bang_tuan_hoan_su_b.doc