Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 22: Liên kết ion. Điện hóa trị

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 22: Liên kết ion. Điện hóa trị

A MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS giải thích được:

 - Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.

 - Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

 - Định nghĩa liên kết ion.

- Điện hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.

* Trọng tâm:

- Sự hình thành cation, anion.

- Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

- Sự hình thành liên kết ion.

2.Kĩ năng:

- Xác định được điện hoá trị nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.

- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.

- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

3.Thái độ: Tích cực, chủ động

4. Định hướng năng lực hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực tính toán hóa học.

B. CHUẨN BỊ

 

doc 6 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 4880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 22: Liên kết ion. Điện hóa trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 
Tiết 22: 	LIÊN KẾT ION. ĐIỆN HÓA TRỊ	
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS giải thích được:
 - Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.
 - Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
 - Định nghĩa liên kết ion.
- Điện hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
* Trọng tâm:
- Sự hình thành cation, anion.
- Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
- Sự hình thành liên kết ion.
2.Kĩ năng:
- Xác định được điện hoá trị nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động 
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Hợp tác nhóm
2.Thiết bị:
1. GV: hình vẽ 3.1
2. HS: học bài và nghiên cứu trước nội dung bài
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
10A2
10A4
10A5
10A6
2. Kiểm tra bài cũ:
Viết cấu hình electron nguyên tử có Z = 3, 12, 16, 17, 9? Xác định tính chất cơ bản của nguyên tố?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (4 phút)	I. Hoạt động Khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Nguyên tử với quan điểm của đê-mô-crit là hạt giữ nguyên không chia được nữa 
Vậy đó có phải là sự thực không?
Nguyên tử liệu đã là hạt nhỏ nhất chưa hay còn được tạo nên từ các hợp phần khác?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
Lắng nghe ,bị kích thích và tái hiện kiến thức trong đầu
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 2 : ( 36 phút): hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS giải thích được:
 - Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.
 - Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
 - Định nghĩa liên kết ion.
- Điện hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 6 nhóm:
Nhóm 1,4: Nghiên cứu sự tạo thành cation
- Viết c/h e ngtu Li (Z=3); Li+, He (Z=2)
- Sự tạo thành cation
- Tên gọi cation
Nhóm 2,5: Nghiên cứu sự tạo thành anion
- Viết c/h e ngtu: F (Z=9); Ne (Z=10)
- Sự tạo thành anion
- Tên gọi anion
Nhóm 3,6: Nghiên cứu thế nào là ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử? Cho VD
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS chốt kiến thức
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 6 nhóm
Yầu cầu các nhóm cùng ngiên cứu và thảo luận về sự tạo thành liên kết ion
- Viết c/h e ngtu của Na , Na+, Cl, Cl-
- Nghiên cứu sự tạo thành phân tử NaCl
- Hình thành khái niệm liên kết ion
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS chốt kiến thức
Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hoá trị của nguyên tố đó
(Hoá trị ) điện hoá trị = điện tích ion
VD:	 	
Þ Các nguyên tố IA, IIA, IIIA có điện hóa trị là 1+, 2+, 3+
 Các ntố pk VIA ; VIIA có điện hoá trị là 2- ; 1-
Lắng nghe và nhận nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thảo luận nhóm 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo kết quả đã hoàn thành, HS khác sẽ bổ xung nếu cần thiết theo sự chỉ định của giáo viên 
I/ SỰ HÌNH THÀNH ION, CATION, ANION 
1/ Ion, cation và anion 
Nhóm 1 (4)
 a) Sự tạo thành cation 
Thí dụ: Sự hình thành Cation của nguyên tử Li(Z=3)
Cấu hình e: 1s22s1	
 1s22s1 ® 1s2 + 1e
 (Li) (Li+)
 Hay: Li ® Li+ + 1e 
Kết luận : Trong các phản ứng hoá học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường e cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện dương gọi là cation
ns1nhường 1e (n>1)à Ion M+
ns2nhường 2e(n>1)à Ion M2+
ns2np1nhường 3eà Ion M3+
àTên cation được gọi theo tên kim loại
Vd: Li+ gọi là cation liti
Nhóm 2 (5)
b) Sự tạo thành anion 
Thí dụ : Sự hình thành anion của nguyên tử F(Z=9)
Cấu hình e: 
 1s22s22p5 + 1 e ® 1s22s22p6
 (F) (F –)
Hay: F + 1e à 
Kết luận :Trong các phản ứng hoá học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận thêm e của nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion
- ns2np3 nhận 3e à X3-
- ns2np4 nhận 2e à X2-
- ns2np5 nhận 1e à X-
àTên anion được gọi theo tên gốc axit (trừ O2– gọi là anion oxit)
VD: F – gọi là anion florua 
è Các cation và anion được gọi chung là ion :
 Cation « Ion dương 
 Anion « Ion âm 
Nhóm 3 (6)
2/ Ion đơn nguyên tử và ion âm đa nguyên tử 
a) Ion đơn nguyên tử là ion tạo nên từ 1 nguyên tử . Thí dụ cation Li+ , Na+ , Mg2+ , Al3+ và anion F – , Cl– , S2– , .
b) Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. Thí dụ: Cation amoni NH4+, anion hidroxit OH–, anion sunfat SO4 2–, ...
- Lắng nghe và nhận nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm
* Báo cáo kết quả học tập
HS báo cáo kết quả đã hoàn thành, HS khác sẽ bổ xung nếu cần thiết theo sự chỉ định của giáo viên 
II/ SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION 
Xét quá trình hình thành phân tử NaCl:
 Na à Na+ + 1e
 Cl +1e à Cl- 
 1e
 Na + Cl ® Na+ + Cl–
 (2, 8, 1) (2, 8, 7) (2, 8) (2, 8, 8)
Hai ion tạo thành Na+ và Cl– mang điện tích ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện , tạo nên phân tử NaCl :
 Na+ + Cl– ® NaCl
ĐN : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu 
PTHH:
 2X1e
 2 Na + Cl2 ® 2Na+Cl–
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS làm bài tập
1.	Điện hóa trị của natri trong NaCl là
A : +1	B : 1+	
C : 1 D. 1-
2. Tính chất nào dưới đây là tính chất của hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp
B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.	
C. Hợp chất ion có dễ hoá lỏng.	
D. Hợp chất ion có có nhiệt độ sôi không xác định.
3. Nguyên tố nào dưới đây có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn?
A. Oxi	B. Clo	
C. Brom	D. Flo
4. Điện hoá trị của các nguyên tố O, S trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA đều là
A. 2−	 B. 2+	
C.6−	 D. 6+
5. Nguyên tử nguyên tố X (Z = 12) có điện hoá trị trong hợp chất với nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA là
A. 2+.	B. 2−.	
C. 7+.	D. 7−.
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bài liên kết cộng hoá trị
Ngày tháng năm 201
TỔ TRƯỞNG CM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_22_lien_ket_ion_dien_hoa_tri.doc