Giáo án Hóa học Lớp 10 (Cơ bản) - Tuần 1: Ôn tập đầu năm

Giáo án Hóa học Lớp 10 (Cơ bản) - Tuần 1: Ôn tập đầu năm

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Giúp học sinh hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản về nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí.

 2. Kỹ năng

 - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập có liên quan đến ĐLBTKL, số mol, tỉ khối của chất khí.

 3. Thái độ, tình cảm

 - Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn.

 4. Năng lực, phẩm chất

 - Phát triển năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học.

 - Phát triển năng lực hợp tác, tư duy, tự học của học sinh.

II. CHUẨN BỊ

 - GV: Hệ thống các câu hỏi gợi ý và bài tập.

 - HS: Ôn lại các kiến thức đã học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

III. PHƯƠNG PHÁP

 Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, phát huy tính tích cực của học sinh thông qua thảo luận nhóm.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và việc thực hiện nội qui lớp học

 2. Bài mới

A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào tiết học. HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.

- Củng cố lại các mạch kiến thức cũ.

b. Phương thức tổ chức hoạt động

- Tổ chức trò chơi giải ô chữ cho học sinh bằng những câu hỏi gợi mở nhằm nhắc lại các mạch kiến thức cũ.

+ Ô 1: là đơn vị cơ bản của vật chất và xác định cấu trúc của các nguyên tố.

+ Ô 2: là tập hợp những nguyên tử có cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

+ Ô 3: Bài ca này tên gì?

 

docx 10 trang yunqn234 8030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 (Cơ bản) - Tuần 1: Ôn tập đầu năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC HÓA HỌC TUẦN: 1
LỚP 10 TIẾT PPCT: 1 - 2
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- Giúp học sinh hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản về nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí.
	2. Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập có liên quan đến ĐLBTKL, số mol, tỉ khối của chất khí. 
	3. Thái độ, tình cảm
	- Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn.
	4. Năng lực, phẩm chất
	- Phát triển năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học.
	- Phát triển năng lực hợp tác, tư duy, tự học của học sinh.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Hệ thống các câu hỏi gợi ý và bài tập.
 - HS: Ôn lại các kiến thức đã học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
III. PHƯƠNG PHÁP 
	Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, phát huy tính tích cực của học sinh thông qua thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và việc thực hiện nội qui lớp học
	2. Bài mới
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI
a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào tiết học. HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả. 
Củng cố lại các mạch kiến thức cũ. 
b. Phương thức tổ chức hoạt động 
Tổ chức trò chơi giải ô chữ cho học sinh bằng những câu hỏi gợi mở nhằm nhắc lại các mạch kiến thức cũ. 
+ Ô 1: là đơn vị cơ bản của vật chất và xác định cấu trúc của các nguyên tố.
+ Ô 2: là tập hợp những nguyên tử có cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
+ Ô 3: Bài ca này tên gì?
Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì 
Đổi thay II , IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của chì là II
Bao giờ cùng hoá trị II
Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III
Cácbon (C) Silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời 
Hóa trị II vẫn là nơi đi về 
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề 
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Phốtpho III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều 
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I , II, III , IV phần nhiều tới V
Lưu huynh lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng
Clo Iot lung tung
II III V VII thường thì I thôi
Mangan rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều 
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Cùng nhau học thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều.
+ Ô 4: Đốt cháy hết 9g kim loại magie Mg trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là phản ứng với khí oxi O2 trong không khí.
a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng.
Bài làm
a) mMg + mO2 = mMgO.
b) mO2= mMgO – mMg = 15 - 9 = 6(g).
Bài toán trên sử dụng định luật nào?
+ Ô 5: n là gì?
+ Ô 6: trong đó dA/B là gì?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
 - HS gặp khó khăn: HS về nhà không xem bài cũ.
N
G
U
Y
Ê
N
T
Ử
N
T
H
H
H
Ó
A
T
R
Ị
Đ
L
B
T
K
L
M
O
L
T
Ỷ
K
H
Ố
I
H
Ơ
I
B. HOAT ĐỘNG TÁI HIỆN LẠI KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về thành phần nguyên tử. HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả. 
b. Phương thức tổ chức hoạt động 
Tổ chức cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1. 
Tổ chức cho một số nhóm báo cáo phiếu học tập đã chuẩn bị, các nhóm khác bổ sung góp ý và cùng đặt một số câu hỏi sơ lược. 
* Nhóm 1: Phiếu 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Cho biết nguyên tử được tạo nên từ những loại hạt cơ bản nào? Khối lượng và điện tích của chúng ra sao? Số proton và số electron như thế nào?
 * Nhóm 2: Phiếu 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Nguyên tố hóa học là gì? Hóa trị là gì? Nêu quy tắc xác định hóa trị?
 * Nhóm 3: Phiếu 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 
Nêu định luật bảo toàn khối lượng? Số mol là gì? Nêu công thức tính số mol khi đề cho khối lượng m(g) hoặc đề cho thể tích V(l), đktc?
* Nhóm 4: Phiếu 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 
Viết công thức tính tỷ khối hơi của khi? Ý nghĩa của mỗi công thức?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
 - HS gặp khó khăn: HS về nhà không xem bài cũ và phân biệt nhầm lẫn các hạt. 
- Sản phẩm: 
* Nhóm 1: Phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
1. Nguyên tử: 
 vỏ: electron (e), qe=1-
Nguyên tử proton (p), qp=1+
 hạt nhân:
 nơtron (n), qn=0
Trong một nguyên tử luôn có: số p = số e 
* Nhóm 2: Phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân.
- Hóa trị của nguyên tố (nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là 2 đơn vị.
- Quy tắc hóa trị với hợp chất 
Trong đó: 
 A, B là ng tử hoặc nhóm ng tử 
 a, b là hóa trị của A, B
 x, y là chỉ số của A, B
Quy tắc hóa trị: ax = by
Ví dụ: , , , , .
* Nhóm 3: Phiếu học tập số 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- ĐLBTKL: trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. 
- Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Ở đktc: ( 00C, 1atm)
 ( : thể tích của chất khí được đo ở đktc, được tính bằng lít).
* Nhóm 4: Phiếu học tập số 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
dA/B, cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.
dA/KK, cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí KK bao nhiêu lần.
 dA/B < 1: khí A nhẹ hơn khí B
dA/B > 1: khí A nặng hơn khí B
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 a. Mục tiêu: 
 - Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại, nguyên tố hóa học, hóa trị. 
 - Giải bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí.
 b. Phương thức tổ chức hoạt động 
GV cho học sinh làm các bài tập sau: 
HS làm các bài tập trên phương thức cá nhân hoặc hoạt động nhóm nhỏ với nhau. 
BÀI TẬP ÁP DỤNG 
Câu 1: Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử có kí hiệu sau đây: 
	7 23 39 40	
3Li, 11Na, 19K, 20Ca. 
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số hạt p, n, e là? 
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 Câu 1: 
 73Li có số khối A = 7 
 Số p = số e = Z = 3 ; N = 4 
 2311Na có số khối A = 23 
 Số p = số e = Z = 11 ; N = 12 
 3919K có số khối A = 39 
 Số p = số e = Z = 19 ; N = 20 
 4020 Ca có số khối A = 40 
 Số p = số e = Z = 20 ; N = 20 
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số hạt p, n, e. 
Đ/A: p= e= 13, n= 14. 
D. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, TÌM TÒI MỞ
	* Củng cố 
- Chia lớp học thành hai đội, mỗi đội cử 5 thành viên, trong thời gian 5 phút các thành viên của mỗi đội lần lượt lên bảng viết các công thức hóa học các hợp chất mà giáo viên đọc tên, xác định hóa chất, tính phân tử khối, viết phương trình hóa học có chất đó tham gia phản ứng hoặc là sản phẩm. Hết thời gian đội nào viết được nhiều ví dụ đúng hơn là thắng cuộc.
	* Bài tập về nhà
 - Hòa tan hoàn toàn 6,082 gam một kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 5,6 lít khí H2 ở đktc. Xác định tên kim loại M.
- HS về lập bảng tổng kết các hợp chất vô cơ theo dạng bảng tổng kết, sơ đồ tư duy, tóm tắt ý chính... tùy thuộc vào phong cách mỗi em. (Nên làm việc theo nhóm, GV nên hướng dẫn HS chọn nhóm theo phong cách học của từng em cho hợp lí)
RÚT KINH NGHIỆM VÀ THÔNG TIN BỔ SUNG
Người soạn
Tổ trưởng chuyên môn kí duyệt
KẾ HOẠCH DẠY HỌC HÓA HỌC TUẦN: 1
LỚP 10 TIẾT PPCT: 1 - 2
ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tt)
 I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- Giúp học sinh hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản về dung dịch, sự phân loại các hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
	2. Kỹ năng 
	- Rèn luyện kỹ năng tính toán theo công thức và kỹ năng vận dụng công thức để tính các loại nồng độ của dung dịch, viết các PTHH 
	3. Thái độ, tình cảm
	Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn.
	4. Năng lực, phẩm chất
	- Phát triển năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học.
	- Phát triển năng lực hợp tác, thuyết trình của học sinh.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Hệ thống các câu hỏi gợi ý và bài tập, phiếu học tập
Phiếu học tập 1: (nhóm 1,3)
? Viết công thức mối liên hệ giữa CM và C%? 
?BT1: Tính C% của 200 g dung dịch H2SO4 có hòa tan 0,5 mol H2SO4? 
Phiếu học tập 2: (nhóm 2,4)
? Viết công thức mối liên hệ giữa CM và C%? 
?BT2: Trong 800 ml dung dịch có hòa tan 8 g NaOH. Tính CM của dd? 
- HS: Ôn lại các kiến thức đã học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
III. PHƯƠNG PHÁP 
	Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực của học sinh.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và việc thực hiên nội qui lớp học
	2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
1HS lên chữa BTVN tiết trước
	3 HS lên trả lời 3 bài tập sau: 
a) Cho biết khí nitơ nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
b. Tìm MA biết 
c. Hòa tan hoàn toàn 2,4 g Mg vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí thu được ở đktc. 
 3. Bài mới
A. HOẠT ĐỘNG TÁI HIỆN LẠI KIẾN THỨC 
a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào tiết học. HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả. 
Củng cố kiến thức về thành phần nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí. 
b. Phương thức tổ chức hoạt động 
Tổ chức cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1. 
Tổ chức cho các nhóm báo cáo phiếu học tập đã chuẩn bị, và bổ sung góp ý nhau bằng cách cùng đặt một số câu hỏi sơ lược.
* Nhóm 1 + 3 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Viết công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch? Mối liên hệ giữa CM và C%?
 * Nhóm 2 + 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Ô nguyên tố cho biết những gì? Nhận xét về số thứ tự của chu kỳ và số lớp electron?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
 - HS gặp khó khăn: HS về nhà không xem bài cũ và phân biệt nhầm lẫn các hạt. 
 - Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nồng độ phần trăm ( C%):
Nồng độ mol/l ( CM): 
Trong đó: 
 CM là nồng độ mol (mol/l hay M)
 n là số mol chất tan
 V là thể tích dung dịch (lít) 
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
- Chu kỳ: STT của chu kỳ = số lớp e
- Nhóm: STT của nhóm A = số e ở lớp ngoài cùng
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
 - Xác định hóa trị, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, tỷ khối hơi để giải quyết vấn đề.
 b. Phương thức tổ chức hoạt động 
GV cho học sinh làm các bài tập sau: 
HS làm các bài tập trên phương thức cá nhân hoặc hoạt động nhóm nhỏ với nhau. 
BÀI TẬP ÁP DỤNG 
Câu 1: Cho biết hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất: H2O, Na2O, Fe2O3, CO2? 
Câu 2: Có phản ứng hóa học sau: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4$ + 2NaCl. Biết:, 
=14,2g
Tính mNaCl = ?
Câu 3: a. Tính khối lượng của hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,5 mol Cu.
 b. Tính thể tích của 0,05 mol khí H2 ở đktc?
Câu 4: Cho biết khí clo nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
 c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Câu 1: , , , , .
Câu 2: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4$ + 2NaCl
ĐLBTKL 
 ] mNaCl = + - 
 ] mNaCl = 20,8 + 14,2 – 23,3 =11,7g
Câu 3: Áp dụng: 
mFe= 0,2 x 56 = 11,2 g
mCu= 0,5 x 64 = 32 g
 ] mhh=11,2 + 32 = 43,2 g
Áp dụng: 
 ] 
Câu 4: 
] clo nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần.
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, TÌM TÒI MỞ
* Củng cố
- HS về lập bảng tổng kết các hợp chất vô cơ theo dạng bảng tổng kết, sơ đồ tư duy, tóm tắt ý chính... tùy thuộc vào phong cách mỗi em. (Nên làm việc theo nhóm, GV nên hướng dẫn HS chọn nhóm theo phong cách học của từng em cho hợp lí).
* Bài tập về nhà
 1) Cho 11,2 g một kim loại M tác dụng với dung dịch HCl 2,0 M thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc. 
 a) Xác định tên kim loại M.
 b) Tính thể tích dung dịch HCl 2,0 M cần dùng. 
2) Cho m (g) bột Fe tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 2,0 M, sinh ra V(l) khí ở đktc. 
 a) Tính m
 b) Tính V
 c) Tính nồng độ mol/l dung dịch muối tạo thành.
RÚT KINH NGHIỆM VÀ THÔNG TIN BỔ SUNG
 Nhóm trưởng chuyên môn Người soạn
 Tổ trưởng chuyên môn kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_co_ban_tuan_1_on_tap_dau_nam.docx