Giáo án Hóa học Lớp 10 - Axit sunfuric (Tiết 1) - Trường THPT Hoàng Hoa Thám

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Axit sunfuric (Tiết 1) - Trường THPT Hoàng Hoa Thám

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Biết được:

- Công thức cấu tạo, tính chất vật lý của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.

- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.

Hiểu được:

- H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu.)

- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.

 2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.

- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S .)

- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

 3. Thái độ

 Giúp học sinh liên hệ thực tế, nêu được những ứng dụng của hóa chất quan trọng

 Nghiêm túc, tích cực, sáng tạo trong học tập

 4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề

 - Năng lực tính toán

- Năng lực áp dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn

 

docx 6 trang Hồng Thoan 24/10/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Axit sunfuric (Tiết 1) - Trường THPT Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AXIT SUNFURIC
MUỐI SUNFAT (tiết 1)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Biết được:
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lý của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
Hiểu được: 
- H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
 2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S ...)
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
 3. Thái độ
 Giúp học sinh liên hệ thực tế, nêu được những ứng dụng của hóa chất quan trọng
 Nghiêm túc, tích cực, sáng tạo trong học tập
 4. Phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề
	- Năng lực tính toán
- Năng lực áp dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn
II. TRỌNG TÂM - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 1. Trọng tâm
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
 - H2SO4 loãng có tính axit mạnh.
 2. Phương pháp dạy
Cung cấp thông tin để HS tự nghiên cứu, trả lời bài tập định hướng kiến thức. GV chốt ý chính của bài học.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: 
Thí nghiệm: dd H2SO4 đặc, loãng tác dụng với đồng, dd H2SO4 tác dụng với đường
Nội dung bài giảng thiết kế trên phần mềm PowerPoint.
Thu âm lời giảng của GV trên phần mềm iSpring Presenter.
Hệ thống bài tập tương tác trên phần mềm iSpring Presenter.
Hình ảnh, tư liệu, phim ảnh thu thập từ mạng Internet.
Thông tin mở rộng thực hiện trên Google Docs, Google Forms.
Xây dựng bản đồ tư duy trên phần mềm iMindMap.
2. HS: SGK, vở ghi, đọc trước bài mới và trả lời các yêu cầu mà GV đã giao ở tiết học trước.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Giới thiệu bài học
 2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
 Khảo sát những kiến thức HS đã biết về axit sunfuric thông qua bài khảo sát thiết lập trên Google Form
Câu 1: Theo em, dung dịch axit sunfuric loãng có làm quỳ tím đổi màu hay không?
Có/Không
Câu 2: Khi nhỏ 1 giọt dung dịch axit sunfuric loãng vào mẩu giấy quỳ tím, em dự đoán hiện tượng là:
Qùy tím hóa đỏ/xanh/mất màu/không đổi màu
Câu 3: Axit sunfuric loãng có thể tác dụng với dãy các kim loại nào sau đây:
Ag, Cu, Au, Al, Fe/ Na, Mg, Al, Ca, K/ Fe, Zn, Ba, Ag, Mg/ Al, Zn, Fe, Pb, Au
Câu 4: Axit sunfuric loãng tác dụng với các kim loại (đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học) sinh ra sản phẩm là gì?
Khí hidro/ Khí Sunfurơ/ Khí Cacbonic/ Không sinh ra khí
Câu 5: Axit sunfuric loãng tác dụng với NaOH, KOH sinh ra sản phẩm là gì?
Muối và nước/ Muối và muối/ muối và khí/ nước và khí
Câu 6: Theo em, axit sunfuric loãng có tác dụng được với muối Na2CO3, CaCO3, BaCl2
Có/Không
Câu 7: VẬY AXIT SUNFURIC LOÃNG CÓ ĐẦY ĐỦ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA MỘT AXIT, ĐÓ LÀ: 
3. Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ 
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: ( 3’)
- Giáo viên: cho HS xem phim giới thiệu về hợp chất quan trọng của lưu huỳnh được biết đến nhiều nhất đó là axit Sunfuric
- Giáo viên: axit sunfuric là hợp chất của lưu huỳnh có vai trò quan trọng nhất và có nhiều ứng dụng nhất trong thực tế . Nó còn được mệnh danh là “máu của ngành công nghiệp”. Tại sao lại như vậy thì bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: (3’)
GV cho HS xem phim về ứng dụng của axit và hướng dẫn HS tìm hiểu đọc thêm thông tin ở SGK 
Hoạt động 2: (6’)
- Giáo viên: cho học sinh quan sát đoạn phim để biết tính chất vật lý của axit H2SO4 
- GV yêu cầu HS làm bài tập: mô tả tính chất vật lý 
- GV lưu ý HS cách pha loãng axit sunfuric, thao tác pha loãng và giải thích cách pha loãng axit H2SO4 
- Nhấn mạnh axit H2SO4 đặc rất nguy hiểm, phải cẩn thận khi sử dụng.
- GV cho HS quan sát các hình ảnh do bỏng axit.
- GV giới thiệu cho HS về mưa axit và tác hại
- HS xem phim thí nghiệm và các tư liệu GV cung cấp về mưa axit và ô nhiễm môi trường, từ đó thấy được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ môi trường sống.
Hoạt động 3: (10’)
- GV yêu cầu HS làm bài tập, từ đó rút ra được các tính chất hóa học của một axit đã học ở chương trình lớp 9
- GV yêu cầu HS viết và cân bằng phương trình phản ứng 
GV nhắc lại điều kiện phản ứng tác dụng với muối (cũng đã học ở lớp 9) đó là sản phẩm phản ứng phải có kết tủa hoặc bay hơi
Từ bài tập khảo sát ở phần đầu và bài tập vừa làm, HS chú ý được axit sunfuric loãng chỉ phản ứng được với các kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học và giải phóng khí hidro
Hoạt động 4: (12’)
H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh và tính háo nước
- GV cho HS xem thí nghiệm Cu tác dụng H2SO4 loãng và đặc.
- GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng, so sánh và dự đoán sản phẩm phản ứng 
- So sánh phản ứng của Cu tác dụng với H2SO4 loãng và H2SO4 đặc.
- Từ bài tập xác định số oxi hóa các chất, HS suy ra được số oxi hóa +6 của nguyên tử S trong H2SO4 là cao nhất, chỉ có xu hướng giảm nên H2SO4 thể hiện tính oxi hóa mạnh
- Lưu ý : H2SO4 đặc, nguội thì không tác dụng với Fe, Al, Cr
- GV cho HS làm bài tập viết và cân bằng các phương trình phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 5: (3’) 
GV cho HS xem thí nghiệm về tính háo nước và diễn giải hiện tượng, 
HS viết được phương trình phản ứng 
C12H22O11 + H2SO4đặc®12C+ 11H2O 
C + 2H2SO4 đặc ® CO2↑ + 2SO2↑+ 2H2O 
® Hiện tượng: đường biến thành than và tăng thể tích khối chất lên do sinh ra khí CO2 và SO2 

AXIT SUNFURIC H2SO4
Xem phim giới thiệu về axit
I. ỨNG DỤNG
Xem phim ứng dụng của axit và hướng dẫn đọc thêm thông tin ở SGK
1. Tính chất vật lý
- Là chất lỏng, không màu, không bay hơi.
- Sánh như dầu thực vật 
- H2SO4 đặc hút nước rất mạnh, toả nhiều nhiệt.® Muốn pha loãng H2SO4 đặc phải đổ từ từ axit vào nước, tuyệt đối không làm ngược lại.
Cách pha không an toàn Cách pha đúng 
Mưa axit:
 =>
2. Tính chất hóa học
a. Axit H2SO4 loãng
Là axit mạnh, có đầy đủ tính chất của một axit (giống HCl )
a. Làm quỳ tím hóa đỏ
b. Tác dụng với bazơ
NaOH + H2SO4 ® NaHSO4 + H2O 
	 Natri hidrosunfat
 ( muối axit)
2NaOH + H2SO4 ® Na2SO4 + H2O 
	Natri sunfat
 ( muối trung hoà)
c. Tác dụng với oxit bazơ
CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O 
	 Đồng sunfat
d. Tác dụng với muối (sp tạo kết tủa, bay hơi)
BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4↓ + 2HCl
	 Bari sunfat
Na2CO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + CO2↑ + H2O 
e. Tác dụng với kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học
KL + H2SO4( l ) ® Muối sunfat + H2↑
 (KL có số oxi hoá thấp)
 + 2SO4 ® SO4 + ↑
	 Kẽm sunfat
 + 2SO4® SO4 + ↑
	 Sắt (II) sunfat
Cu + H2SO4 ® không xảy ra
® Tính oxi hoá của H2SO4 loãng là do gây ra
b. Axit H2SO4 đặc
Có tính chất tương tự như H2SO4 loãng. 
Ngoài ra còn có 2 tính chất hoá học đặc trưng.
a. Tính oxi hóa mạnh:
H2SO4 đặc, nóng 
- Tác dụng với hầu hết các KL ( trừ Au, Pt )
KL + H2SO4 đặc, nóng ® muối sunfat + + H2O
 ( KL có số oxh cao nhất) 
 + 2H2O4 đặc SO4 + O2 + 2H2O 
2+ 6H2O4 đặc (SO4)3 + 3O2 + 6H2O
H2SO4 đặc, nguội +Fe (Al, Cr) ® không xảy ra.
( Fe, Al, Cr thụ động trong axit H2SO4 đặc, nguội )
- Tác dụng với phi kim (C, S, P )
 PK + H2SO4 đặc nóng ® oxit phi kim + SO2↑ + H2O 
 ( C, S, P)
 + 2H2O4 đặc nóng ® O2 + 2H2O
 + 2H2O4 đặc nóng O2 + 2SO2 + 2H2O 
- Tác dụng với các chất khử (HBr, KI, Na2SO3 , FeO )
2H2O4 đặc nóng + 2K ® K2SO4 + + O2 + 2H2O 
b. Tính háo nước
- Đường tác dụng với H2SO4đặ c
C12H22O11 + H2SO4đặ c® 12C + 11H2O 
C + 2H2SO4 đặc ® CO2↑ + 2SO2↑+ 2H2O 
4. Củng cố bài học: (5’)
GV tóm tắt tính chất hóa học của axit sunfuric 
Tổng kết nội dung tiết học bằng sơ đồ tư duy
Bài tập củng cố
1) Để pha loãng axit sunfuric đặc, ta làm như sau:
Rót từ từ nước vào axit
Rót nhanh nước vào axit	
Rót từ từ axit vào nước
Rót nhanh axit vào nước
2) Số oxi hoá của S trong các chất: SO2, SO3, S, H2S, H2SO4, Na2SO4 lần lượt là:
+4, +4, 0, -2, +6, +6
+4, +6, 0, -2, +6, +4
+4, +6, 0, -2, +6, +6
+4, +6, 0, -2, +4, +6
3) Phản ứng nào sau đây là sai?
R 
4) H2SO4 đặc, nguội không thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây?
Fe, Zn
Fe, Al
Al, Zn
Al, Mg
5) Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư. Sản phẩm khí thu được là:
 R 
6) Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam sắt trong 500ml dung dịch axit sunfuric loãng, dư.
Sau phản ứng, thu được (lít) khí (đktc).
Nồng độ axit sunfuric đã dùng là (mol/l)
7) Cho 45 g hỗn hợp Zn và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc).
Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. (Cho Zn=65, Cu=64)
%m Zn = 28,9 (%)
%m Cu = 71,1 (%)
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài, làm bài tập về nhà GV thiết kế trên Google Doc, bài tập nào làm không được hoặc chưa biết cách giải, HS có thể gửi email cho GV để được hướng dẫn.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_axit_sunfuric_tiet_1_truong_thpt_hoan.docx
  • docBai_Thuyet_Minh_Elearning_AxitSunfuric.doc