Giáo án Hóa học 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lâm Nguyên Anh - Trường THPT Lê Hữu Trác

Giáo án Hóa học 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lâm Nguyên Anh - Trường THPT Lê Hữu Trác

BÀI 1. NHẬP MÔN HÓA HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

• Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học

• Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, .

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về bộ môn hóa học

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của hóa học; phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học; vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, ; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

 

docx 29 trang Phan Thành 05/07/2023 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lâm Nguyên Anh - Trường THPT Lê Hữu Trác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 1. NHẬP MÔN HÓA HỌC 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.
Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học
Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, ...
2. Năng lực 
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về bộ môn hóa học
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của hóa học; phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học; vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, ; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực riêng: 
Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học, Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã hoạc ở môn KHTN cấp THCS, vốn kiến thức thực tế và đọc thông tin trong sgk để tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của hóa học, vai trò của hóa học trong thực tiến.
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng được phương pháp học tập từ môn KHTN cấp THCS để tìm hiểu về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học. Vận dụng được vốn tri thức đã biết về hóa học để tìm hiểu vai trò của hóa học trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Đối với GV: 
+ Sưu tầm một số các hình ảnh đặc trưng cho đối tượng nghiên cứu của hóa học, vật lí, sinh học, khoa học Trái Đất và bầu trời ...; vai trò của hpas học trong thực tiễn.
+ Chuẩn bị các phiếu học tập, máy chiếu, máy tính,...
Đối với HS: Đọc trước bài học, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: Gắn kết những kiến thức, kĩ năng đã học về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN ở cấp THCS và từ những hiểu biết trong thực tế với bài học mới. Kích thích HS suy nghĩ thông qua việc nêu vai trò, đặc điểm, đối tượng nghiên cứu của hóa học, các nhánh nghiên cứu chình của hóa học. Từ đó, HS xác định nhiệm vụ học tập. Thực hiện yêu cầu cần đạt và phát triển các năng lực.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu, vai trò và đặc điểm của hóa học.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV sử dụng kĩ thuật công não, yêu cầu HS nêu những điều em đã biết về các lĩnh vực chủ yếu của KHTN; đối tượng của từng lĩnh vực.
 a, b, c, 
 d, e,
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trên ghép các hình ảnh thích hợp chỉ đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu “Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học?”
1) Sự hình thành hệ mặt trời.
2) Cấu tạo của chất.
3) Quá trình phát triển của loài người.
4) Tốc độ của ánh sáng trong chân không.
- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK, tiếp tục trả lời các câu hỏi sau:
(1) Hóa học nghiên cứu cụ thể những nội dung gì?
(2) Đặc điểm của hóa học là gì?
(3) Hóa học có mấy nhánh nghiên cứu chính?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Môn hóa học là một phần nằm trong môn KHTN cấp THCS, sang đến THPT ta đi nghiên cứu chuyên sâu hơn thành một môn riêng rẽ. Trước tiên chúng ta cùng học bài mở đầu: Bài 1. Nhập môn hóa học.
- Các lĩnh vực chủ yếu và đối tượng nghiên cứu của KHTN: 
1. Sinh học nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
2. Thiên văn học nghiên cứu về vũ trụ
3. Hóa học nghiên cứu về sự biến đổi của chất
4. Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất.
5. Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
- Đáp án ghép hình ảnh chỉ đối tượng nghiên cứu vào các lĩnh vực nghiên cứu của KHTN
1 – e 2 – a 3 – d 
4 – b 5 – c 
- Trả lời câu hỏi mở đầu:
Nội dung “2) Cấu tạo chất” thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học.
- (1) Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các đoen chất, hợp chất và năng lượng đi kèm những quá trình biến đổi đó.
- (2) Hóa học có đặc điểm là kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược, môi trường, địa chất học.
- (3) Hóa học gồm có 5 nhánh chính: 
Hóa lí thuyết và hóa lí
Hóa vô cơ
Hóa hữu cơ
Hóa phân tích
Hóa sinh
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đối tượng của nghiên cứu hóa học.
a) Mục tiêu: Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.
b) Nội dung: HS hoạt động hợp tác theo nhóm thảo luận: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của hóa học.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đối tượng nghiên cứu hóa học
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 – 5 nhóm, yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin trong sgk, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi chất, vậy những câu hỏi nghiên cứu cần được hóa học trả lời cho nội dung này là gì?
(2) Hiểu biết về cấu tạo hóa học có vai trò như thế nào trong nghiên cứu hóa học? Lấy ví dụ minh họa.
(3) Trả lời các các câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 6
- GV yêu cầu HS nhận xét: Điều gì quyết định tính chất của chất.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi vận dụng 1 sgk trang 7 và nhận xét đối tượng nghiên cứu là “sự biến đổi chất” và vai trò của đối tượng này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, phần thuyết trình thái độ làm việc.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
I. Đối tượng nghiên cứu của hóa học.
+ Những câu hỏi nghiên cứu cần được hóa học trả lời là: 
- Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
- Bản chất của liên kết hóa học là gì? Có những loại liên kết nào?
- Cấu tạo có quyết định đến tính chất của chất hay không? 
- Các chất phản ứng với nhau theo quy luật nào để tạo ra chất mới mong muốn? 
- Phản ứng xảy ra ở điều kiện nào? 
- Tốc độ phản ứng thay đổi ra sao
+ Các phân tử hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng khác công thức cấu tạo thì chúng sẽ có những tính chất vật kí và tính chất hóa học khác nhau,
VD: Cùng công thức phân tử C2H6O, nhưng ethanol (C2H5-OH) hóa hơi ở 78,4 độ C và tác dụng được với Na; Trong khi dimethyl ether (CH3-O-CH3) hóa hơi ở ngay nhiệt độ thấp, -24 độ C và không tác dụng với Na.
1. Chất
(3)
- Trả lời câu hỏi 1 sgk trang 6:
Muối ăn (NaCl): được tạo nên từ nguyên tử nguyên tố Na và Cl
Nước (H2O): được tạo nên từ nguyên tử nguyên tố H và O
FeO: được tạo nên từ nguyên tố Fe và O
- Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 7:
NaCl: liên kết ion.
H2O: Liên kết cộng hóa trị phân cực.
- Trả lời câu hỏi 3 sgk trang 7: 
Kim cương cứng và rắn, lấp lánh không dẫn điện.
Than chì mềm hơn, dễ bị bẻ vụn, đốt cháy, có tính dẫn điện.
=> Cấu tạo quyết định đến tính chất (vật lí và hóa học) của chất.
2. Sự biến đổi của chất.
- Trả lời câu vận dụng 1 sgk trang 7:
Phản ứng quang hợp: thực vật gây ra một phản ứng hóa học gọi là quang hợp nhằm chuyển Cacbon dioxit và nước thành dinh dưỡng và oxy.
6CO2 + 6H2O + ánh sáng → C6H12O6 + 6O2
Sự cháy: ví dụ phản ứng cháy của propan, hình thành trong vỉ nướng ga và một số lò sưởi.
C3H6 + 5O2 → 4H2O +3CO2 + năng lượng
=> Hóa học nghiên cứu về các phản ứng xảy ra trong tự nhiên, chẳng hạn như trong khí quyển, trong nguồn nước, trong cơ thể động vật và thực vật cũng như trong sản xuất hóa học nhằm phục vụ mục đích của con người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu và học tập môn hóa học.
a) Mục tiêu: Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
b) Nội dung: HS làm việc cá nhân thuyết trình báo cáo: Trình bày phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học. HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi trong sgk.
c) Sản phẩm: Bài trình bày của HS về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học, đáp án câu câu 4, 5 sgk trang 10 và câu hỏi vận dụng 2 sgk trang 11.
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thực hiện một báo cáo khoa học, sử dụng phương pháp đóng vai (GV có thể giao nhiệm vụ này cho HS làm ở nhà):
Hãy tưởng tượng bạn được mời làm một báo cáo viên trong hội thảo “Bàn về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học”, hãy trình bày báo cáo về nội dung sau: Làm thế nào để học tốt môn hóa học?
Sản phẩm là bài thuyết trình khoảng 200 từ hoặc trình bày PowerPoint trình bày trong vòng 10 phút.
- GV kết luận lại phương pháp học tập và nghiên cứu môn hóa học.
- HS hoạt động nhóm 4, dựa vào phần thuyết trình và đọc thông tin trong sgk trả lời câu 4, 5 sgk trang 10 và câu hỏi vận dụng 2 sgk trang 11.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi 2 HS lên trình bày trước lớp.
- Đại diện nhóm HS trả lời các câu hỏi, vận dụng trong sgk.
- Các HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá hoặc thu bài của HS về nhà đánh giá.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
II. Phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
Làm thế nào để học tốt môn hóa học?
Có nhiều phương pháp khác nhau để giúp học tốt môn Hóa học, sau đây là một vài điều cốt lõi cần thiết: 
Cần nắm vững nội dung chính của các vấn đề lý thuyết hóa học bằng cách chủ động tự học tại nhà, đồng thời tham gia tích cự vào các hoạt động trên lớp.
Cần chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá. Từ đó rèn luyện được kĩ năng tiến trình khám phá: 
(1) Đề xuất vến đề;
(2) Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề;
(3) Lập kế hoạch thực hiện quá trinh khám phá;
(4) Thực hiện kế hoạch khám phá;
(5) Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu phản biện và kết luận về kết quả khám phá.
Chủ động liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học và kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình tìm hiểu khám phá để phát hiện, giải thích các hiện tượng tự nhiên, vận dụng vào các tình huống thực tiễn 
=> Kết luận: Để học tập tốt môn Hóa học, cần: 
+ Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học.
+ Chủ động tìm hiều thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn Hóa học.
+ Chủ động liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.
- Trả lời câu 4 sgk trang 10:
Biến đổi vật lí: chất biến đổi tính chất vật lí nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Biến đổi hóa học: chất biến đổi có tạo ra chất mới.
- Trả lời câu 5 sgk trang 10: 
Nước: Nước chiếm tỉ lệ 70 – 80% trọng lượng cơ thể. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động cơ thể.
Oxygen: mỗi người, mỗi ngày cần oxi để thở. Ngoài ra oxi phục vụ ngành công nghiệp hóa chất, luyện gang thép, y học 
- Trả lời vận dụng 2 sgk trang 11: 
Hóa học là môn học cần phải quan sát được hiện tượng thí nghiệm, dự đoán được hiện tượng, phân tích, giải thích được hiện tượng của các biến đổi hóa học trong lý thuyết và thực tế. Nên cần liên hệ hóa với nội dung môn khác (như toán, lý,..) và thí nghiệm, quá trình thực tế.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của hóa học trong thực tiễn.
a) Mục tiêu: Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất ...
b) Nội dung: HS hoạt động theo nhóm: nêu vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất.
c) Sản phẩm: Bài trình bày của HS về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm tổ chức cho HS đọc SGK, tham khảo thêm thông tin ở các nguồn tài liệu khác, làm việc nhóm theo các nhiệm vụ sau: 
Nhóm 1, 2 làm nhiệm vụ 1: Hãy nêu vai trò của hóa học trong đời sống về các vấn đề sau:
+ Thực phẩm, trả lời câu 6 sgk trang 8
+ Thuốc, mĩ phẩm, chất tẩy rửa.
Nhóm 3,4 làm nhiệm vụ 2: Hãy nêu vai trò của hóa học trong sản xuất về các vấn đề sau:
+ Năng lượng
+ Sản xuất hóa chất, trả lời câu 7 sgk trang 9
+ Vật liệu, môi trường.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu vận dụng 5 sgk trang 9, luyện tập sgk trang 10.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi 2 HS lên trình bày trước lớp.
- Đại diện nhóm HS trả lời các câu hỏi, vận dụng trong sgk.
- Các HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá hoặc thu bài của HS về nhà đánh giá.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
III. Vai trò của hóa học trong thực tiễn
1. Hóa học trong đời sống
- Nhiệm vụ 1: 
Hóa học về lương thực – thực phẩm: Trong cơ thể con người luôn diễn ra các phản ứng hóa học, như phản ứng chuyển hóa thức ăn (là lương thực, thực phẩm) thành các dạng mà cơ thể có thể hấp thu, phản ứng oxi hóa – khử cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Trả lời câu 6 sgk trang 8: Thịt, cá, trứng, sữa cung cấp chất đạm và carbonhydrat; rau xanh, trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất.
Hóa học về thuốc: Thuốc là những chất hóa học, trong cơ thể chúng gây ra các phản ứng hóa sinh có tác dụng chuẩn đoán, phòng ngừa hoặc điều trị bệnh. Hóa học giúp chúng ta sản xuất được các loại thuốc có hiệu quả cao hơn, an toàn hơn và rẻ tiền hơn.
Hóa học về mĩ phẩm: Son môi, kem chống nắng, kem dưỡng da, nước hoa là những ví dụ về việc sử dụng các loại hóa chất trong mĩ phẩm. Nghiên cứu hóa học giúp chúng ta biết cách lựa chon hoặc tạo ra những chất có màu sắc đẹp, an toàn, có mùi hương thích hợp và tồn lại lâu hơn 
Hóa học về chất tẩy rửa: Xà phòng, nước javen, bột giặt; nước rửa bát, nhà vệ sinh là những ví dụ về việc sử dụng hóa chất với mục đích tẩy rửa trong gia đình.
2. Trong sản xuất
Nhiệm vụ 2:
Hóa học về năng lượng: Có rất nhiều phản ứng hóa học xảy ra kèm theo sự giải phóng năng lượng ví dụ các quá trình đốt chay nhiên liệu. Hiểu biết về hóa học giúp chúng ta lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trinh sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo.
Hóa học về sản xuất hóa chất: Các hóa chất cơ bản như NH3, H2SO4, HCl, HNO3 có vai trò quan trọng vì là nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác.
Trả lời câu 7 sgk trang 10: Đó là phân đạm. 
Hóa học về vật liệu: nhiều loại vật liệu mới, tiên tiến đã ra đời: vật liệu xúc tác, vật liệu chịu nhiệt, chịu áp suất, vật liệu chống dính, vật liệu cách điện Các loại vật liệu như sắt, thép, xi măng, nhựa đều được tạo ra từ các quá trình hóa học
Hóa học về môi trường: Nước thải, khí thải trước khi xả ra ngoài môi trường cần phải xử lí một cách thích hợp. Những kiến thức về hóa học giúp chúng ta giữ gìn môi trường sống xanh, sạch đẹp và an toàn hơn.
- Trả lời câu vận dụng 5 sgk trang 9: 
H2 được coi là một dạng năng lượng hóa học có nhiều ưu điểm vì sản phẩm của quá trình này chỉ là nước tinh khiết mà không có chất thải nào gây hại đến môi trường, không phát thải khí CO2 gây biến đổi khí hậu toàn cầu, là nguồn năng lượng gần như vô tận và có thể tái sinh được.
- Trả lời luyện tập sgk trang 10:
Dùng Ca(OH)2 để xử lí sơ bộ khí thải hoặc nước thải vì nó chuyển hóa khí thành dạng muối, nước thải thành các kết tủa ít độc hại hơn, dễ thu gom, xử lí hơn.
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
4NO2 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + H2O
Fe3+ + OH- → Fe(OH)3
Cu2+ + OH- → Cu(OH)2
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về đối tượng nghiên cứu, vai trò trong đời sống sản xuất và phương pháp học tập của môn hóa học
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các bài tập về đối tượng nghiên cứu, vai trò trong đời sống sản xuất và phương pháp học tập của môn hóa học
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các bài tập luyện tập và bài tập trong sgk.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi làm bài luyện tập và bài tập:
Luyện tập 1: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của môn hóa học?
Thành phần cấu trúc của chất
Tính chất và sự biến đổi của chất
Ứng dụng của chất
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
Luyện tập 2: Nêu ngắn gọn phương pháp để học tập tốt môn hóa học.
Vận dụng 3 sgk trang 8: Vì sao người ta thường dùng muối thuốc NaHCO3 để làm giảm cơn đau dạ dày?
Vận dụng 4 sgk trang 8: Vì sao không được đốt than, củi trong phòng kín?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS đại diện nhóm giơ tay phát biểu trả lời hoặc lên bảng trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
Đáp án: 
Luyện tập 1: D
Luyện tập 2: Để học tốt môn hóa học cần: 
- Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học
- Chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn hóa học.
- Chủ động liên hệ, gắn kết nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.
Vận dụng 3 sgk trang 8: Trong bệnh đau dạ dày, cơ thể thường tiết ra nhiều dịch vị (HCl). NaHCO3 trực tiếp tác dụng với với HCl tạo thành muối NaCl , nước, khí CO2, làm cho môi trường dạ dày bớt acid nên làm giảm cơn đau.
Vận dụng 4 sgk trang 8: Khi đốt than, chúng ta có nguy cơ bị ngạt khí CO, CO2, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Khí CO, CO2 tỏa ra từ bếp than, củi dần dần chiếm trọn không gian phòng kín, rút hết khí oxygen, khiến chúng ta không có khí oxygen để thở; khí CO là một khí độc, khi đi vào trong cơ thể khiến các tế bào nhanh chóng mất đi oxygen dẫ đến nguy cơ tử vong cao.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các bài tập vận dụng về đối tượng nghiên cứu, vai trò trong đời sống sản xuất và phương pháp học tập của môn hóa học.
c) Sản phẩm: Son môi chế tạo từ nguyên liệu thiên nhiên.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Em cùng các bạn trong nhóm hãy tự chế tạo son môi từ dầu gấc hoặc củ dền theo hướng dẫn trong sgk trang 10.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và nguyên liệu cần thiết.
- GV yêu cầu mỗi nhóm HS viết 1 bản tường trình và nêu nguyên liệu, quy trình thực hiện, dự kiến sản phẩm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc nhóm 4.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Nguyên liệu: 1 thìa dầu dừa, 1 thìa sáp ong, 1 thì bơ trắng, vài giọt tinh dầu thơm để tạo hương, một thìa tinh dầu gấc (hoặc nước ép củ dền), vitamin E.
Quy trình thực hiện: 
B1: Cho dầu dừa, sáp ong, bơ và vitamin E vào bát hoặc cốc thủy tinh rồi đun cách thủy. 
B2: Đảo đều đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Tắt bếp rồi thêm dầu gấc và tinh dầu, trộn đều. 
B3: Đổ hỗn hợp khi còn đang nóng vào ống đựng son và tiến hành làm nguội.
- HS xung phong phát biểu, giới thiệu sản phẩm của nhóm.
- Các HS khác nhận xét thành phẩm.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, của các HS, ghi nhận và tuyên dương.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
- Hoàn thành bài tập trong sbt.
- Chuẩn bị bài 2 “Thành phần của nguyên tử”.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 2: THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Trình bày được thành phần của nguyên tử.
So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron.
So sánh kích thước của hạt nhân với kích thước của nguyên tử.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thành phần của nguyên tử (các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lớp vở nguyên tử, điện tích và khối lượng mỗi loại hạt); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực riêng: 
Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được thành phần nguyên tử (các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lớp vở nguyên tử, điện tích và khối lượng mỗi loại hạt).
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã học ở môn KHTN 7 và đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu thí nghiệm của J. J. Thomson, phát hiện ra một loại hạt cơ bản trong thành phần nguyên tử. HS thu nhận được kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử. Sử dụng thông tin từ SGK, bảng số liệu để so sánh được khối lượng, kích thước của nguyên tử.
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước của nguyên tử.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT,...
Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: Huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học có liên quan về cấu tạo nguyên tử, từ đó HS xác định nhiệm vụ cần giải quyết được đặt ra trong bài học. Nêu đượ các loại hạt cơ bản trong thành phần nguyên tử. 
b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học và dẫn dắt vào bài.
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, điền các thông tin vào phiếu KWL, GV có thể giao nhiệm vụ này cho HS làm trước ở nhà, điền phiếu KWL theo nội dung: Hãy nêu những điều em đã biết về cấu tạo nguyên tử (Tên và vị trí của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, điện tích của hạt nhân nguyên tử, khối lượng nguyên tử, sự chuyển động của electron trong nguyên tử, ) 
K
Những điều em đã biết 
(Know)
W
Những điều em muốn biết
(Want)
L
Những điều em đã học được
( Learned)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và hoàn thành cột K, W trong phiếu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét: 
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để trả lời cho những điều các em muốn biết về nguyên tử, ta cùng tìm hiểu: bài 2. Thành phần của nguyên tử.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần cấu trúc của nguyên tử.
a) Mục tiêu: HS trình bày được thành phần của nguyên tử.
b) Nội dung: Thông qua hoạt động thảo luận nhóm và huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học, HS nhớ lại các kiến thức về thành phần, cấu trúc của nguyên tử.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi nội dung liên quan đến thành phần và cấu trúc nguyên tử.
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS trình bày thông tin theo nội dung sau có kết hợp những điều em đã biết về nguyên tử ở môn KHTN và đọc thông tin trong sgk:
+ Nguyên tử là gì?
+ Ba loại hạt cơ bản là những loại hạt nào? Kí hiệu của các loại hạt là gì?
+ Nêu đơn vị của khối lượng và điện tích hạt cơ bản.
+ Nêu khối lượng và điện tích của các hạt cơ bản.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 1 sgk trang 11.
- GV yêu cầu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu luyện tập 1, 2 sgk trang 12.
- GV yêu cầu HS nêu cấu trúc của nguyên tử (đã học ở KHTN) và trả lời luyện tập 3 và câu hỏi 2 sgk trang 12. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử.
1. Thành phần nguyên tử.
+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện.
+ Ba loại hạt cơ bản là:
Proton kí hiệu là p
Neutron kí hiệu là n 
Electron kí hiệu là e.
+ Đơn vị của khối lượng nguyên tử là amu
1amu = 1,6605.10-27Kg
+ Đơn vị của điện tích các hạt cơ bản là e0 (điện tíc nguyên tố). 
1e0 = 1,602.10-19C
- Trả lời câu hỏi 1 sgk trang 11: 
Các nguyên tử trung hòa về điện, mà mỗi proton mang điện tích +1, mỗi electron mang điện tích – 1. Nên số proton và số electron luôn bằng nhau.
- Trả lời câu vận dụng 1 sgk trang 12:
Hạt proton, neutron nặng hơn hạt electron số lần là 1 : 0,00055 = 1818 lần.
- Trả lời câu vận dụng 2 sgk trang 12:
Số hạt proton để có tổng khối lượng bằng 1 gam là 0.001 : (1,6605.10-27) ≈ 6.1023 (hạt).
2. Cấu trúc của nguyên tử
- Nguyên tử gồm lớp vỏ được tạo nên bởi các hạt electron và hạt nhân được tạo nên bởi các hạt proton và neutron.
- Trả lời câu vận dụng 3 sgk trang 12:
Đáp án A
- Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 12:
Bảng so sánh sự khác nhau về thành phần nguyên tử của hydrogen và berylium
Hydrogen
Berylium
Không có neutron 
Có 5 neutron
Có 1 proton
Có 4 proton
Có 1 electron
Có 4 electron
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khối lượng và kích thước của nguyên tử.
a) Mục tiêu: HS so sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với nguyên tử.
b) Nội dung: HS hoạt động cặp đôi hoặc cá nhân, trả lời câu hỏi trong logo luyện tập 4 sgk trang 12 và yêu cầu HS so sánh được khối lượng của electron với khối lượng của proton hoặc neutron và so sánh được kích thước của hạt nhân so với nguyên tử.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS về khối lượng và kích thước của nguyên tử.
d) Tổ chức thực hiện:	
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi mở đầu hoạt động 2: “Các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có khối lượng và kích thước giống nhau hay không? Vì sao?”
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, trả lời các câu hỏi luyện tập 4 sgk trang 12 và yêu cầu HS so sánh khối lượng của lớp vỏ electron với khối lượng của hạt nhân chứa proton và neutron. Từ đó rút ra nhận xét về khối lượng nguyên tử tập trung ở đâu?
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.3 sgk trang 13, so sánh kích thước của nguyên tử với 1 số vật thể và rút ra nhận xét về kích thước của nguyên tử so với các vật thể khác trong tự nhiên.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời luyện tập 5 sgk trang 13.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk, phần em có biết, so sánh kích thước của hạt nhân với kích thước của nguyên tử. 
- GV nhấn mạnh “ Như vậy, phần không gian rỗng chiếm chủ yếu trong nguyên tử.”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.
- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
II. Khối lượng và kích thước của nguyên tử
- Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có khối lượng và kích thước khác nhau. Vì chúng có số lượng các hạt cơ bản trong nguyên tử khác nhau.
1. Khối lượng của nguyên tử.
- Trả lời câu hỏi luyện tập 4 sgk trang 12:
Khối lượng lớp vỏ là: 3. 0,00055 = 1,65.10-3 amu
Khối lượng nguyên tử là: 3. 0,00055 + 3.1 + 3.1 = 6,00165 amu.
Khối lượng lớp vỏ của Li bằng khoảng: 0,0275 % khối lượng của cả nguyên tử Li.
- So sánh: Khối lượng của lớp vỏ electron rất nhỏ so với khối lượng hạt nhân chứa proton và electron. Do vậy khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.
2. Kích thước của nguyên tử
- Nguyên tử có kích thước bằng 1/10 DNA, bằng 0.01 virus, 0.0001 vi khuẩn, 10-4 vi khuẩn, 10-5 lần hồng cầu, 10-6 tế bào.
- Trả lời câu luyện tập 5 sgk trang 13:
Số nguyên tử Fr là 7,8.104 : 7,0 ≈ 11 143 (nguyên tử).
- Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về các thành phần cấu tạo nên nguyên tử.
b) Nội dung: HS hoạt động theo cặp hoặc theo nhóm thực hiện phiếu học tập.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các bài tập trong phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi làm bài bài tập trong phiếu học tập:
Phiếu học tập
Vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử và mô tả các thành phần của nguyên tử. Cho biết điện tích, khối lượng của các hạt trong nguyên tử.
Nguyên tử trung hòa vì điện vì:
được tạo nên bởi các hạt không mang điện
có tổng só hạt proton bằng tổng số hạt electron.
có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron
tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton
Trả lời câu hỏi sau:
a, Loại hạt nào được tìm thấy trong hạt nh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_10_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023_lam_ng.docx