Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 24: Liên kết cộng hóa trị. Cộng hóa trị (Tiếp theo)

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 24: Liên kết cộng hóa trị. Cộng hóa trị (Tiếp theo)

A MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS trình bày được:

- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.

- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.

- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.

* Trọng tâm:

- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học.

- Quan hệ giữa liên kết ion và liên kết CHT.

2.Kĩ năng: Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.

3.Thái độ: Tích cực, chủ động

4. Định hướng năng lực đươc hình thành

 - Năng lực hợp tác.

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 - Năng lực làm việc độc lập.

 - Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực tính toán hóa học.

 

doc 4 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 2730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 24: Liên kết cộng hóa trị. Cộng hóa trị (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ..../ / 
Tiết 24: 	LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ. CỘNG HÓA TRỊ ( TIẾT 2)	
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS trình bày được:
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.
- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.
- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.
* Trọng tâm: 
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học.
- Quan hệ giữa liên kết ion và liên kết CHT.
2.Kĩ năng: Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng. 
3.Thái độ: Tích cực, chủ động
4. Định hướng năng lực đươc hình thành
	- Năng lực hợp tác.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
	- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
	- Năng lực làm việc độc lập.
	- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
 B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Hoạt động nhóm
2.Thiết bị: 
 GV: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ
HS: Ôn tập về một số nhóm A tiêu biểu, sử dụng bảng tuần hoàn, viết cấu hình electron và bảng độ âm điện.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
10A2
10A4
10A5
10A6
2. Kiểm tra bài cũ:
Cho biết liên kết cộng hoá trị là gì ? Phân loại?
Viết công thức cấu tạo và công thức e của N2 ; HCl ; Cl2
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (3 phút)	I. Hoạt động Khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Chúng ta đã biết liên kết hoá trị được hình thành như thế nào, bây giờ thử tìm hiểu xem những hợp chất có liên kết cộng hoá trị thì có tính chất như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
Lắng nghe ,bị kích thích và tái hiện kiến thức trong đầu
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 2 ( 37 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
HS trình bày được:
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.
- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.
- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Chia lớp thành 4 nhóm: 
- Nhóm 1, 3: Nghiên cứu, tìm hiểu về tính chất của các chất có lk CHT
1. Trạng thái
2. Tính tan
- Nhóm 2,4: Nghiên cứu, tìm hiểu về độ âm điên và liên kết hóa học:
1. Quan hệ giữa lk CHT không cực, có cực và lk ion
2. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
- Lắng nghe và nhận nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo kết quả đã hoàn thành, HS khác sẽ bổ xung nếu cần thiết theo sự chỉ định của giáo viên
Nhóm 1 (3)
3/ Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị 
a/Trạng thái: Các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị có thể là :
- Các chất rắn : đường , lưu huỳnh , iot .
- Các chất lỏng : nước , rượu , xăng , dầu ..
- Các chất khí : khí cacbonic , khí clo , khí hidro 
b/Tính tan:
- Các chất có cực như rượu etylic , đường , tan nhiều trong dung môi có cực như nước 
- Phần lớn các chất không cực như lưu huỳnh, iot, các chất hữu cơ không cực tan trong dung môi không cực như benzen , cacbon tetra clorua , ..
· Nói chung các chất có liên kết cộng hoá trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái 
Nhóm 2 (4)
III/ ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC 
1/ Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion 
a/ Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa 2 nguyên tử liên kết ta có liên kết cộng hoá trị không cực 
b/ Nếu cặp electron chung lệch về 1 nguyên tử (có giá trị độ âm điện lớn hơn) thì đó là liên kết cộng hoá trị có cực 
c/ Nếu cặp electron chung lệch hẳn về 1 nguyên tử , ta sẽ có liên kết ion 
2/ Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học 
Quy ước :
Hiệu độ âm điện(Dc)
Loại liên kết
0 £ (Dc) < 0,4
0,4 £ (Dc) < 1,7
(Dc) ³ 1,7
Liên kết CHT không cực 
Liên kết cộng hoá trị có cực
Liên kết ion 
VD:
a) Trong NaCl : (Dc) = 3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 ® liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion 
b) Trong phân tử HCl : (Dc) = 3,16 – 2,2 = 0,96 
® 0,4 < (Dc) < 1,7 ® liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hoá trị có cực 
c) Trong phân tử H2 : Dc = 2,20 – 2,20 = 0,0 
® 0 £ Dc < 0,4 ® liên kết giữa H và H là liên kết cộng hoá trị không cực 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS chốt kiến thức
4. Củng cố:
* Hoạt động luyên tập, vận dụng, tìm tòi
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS làm bài tập
1. Dựa vào độ âm điện, hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion: HClO, KHS, 
2. Dựa vào độ âm điện, hãy sắp xếp theo chiều tăng độ phân cực của liên kết giữa 2 nguyên tử trong phân tử các chất sau:
	CaO, MgO, CH4, AlN, N2, NaBr, BCl3, AlCl3. Phân tử chất nào có chứa liên kết ion? Liên kết cộng hoá trị không cực, có cực?
3. 	 Liên kết hoá học trong phân tử HCl là :
A. liên kết ion. 
B. liên kết cộng hoá trị phân cực
C. liên kết cho - nhận. 
D. liên kết cộng hoá trị không phân cực.
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài làm bài tập;4; 5; 6 ;7 sgk T64 
Ngày tháng năm 2018
TỔ TRƯỞNG CM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_24_lien_ket_cong_hoa_tri_cong_ho.doc