Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 12: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Năm học 2018-2019

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 12: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Hiểu rõ nhận thức là gì? Thực tiễn là gì.

 - Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức.

2. Kỹ năng:

 - Phân biệt được sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; Nêu được ví dụ về các dạng hoạt động của thực tiễn, về vai trò của thực tiễn.

 - Vận dụng được những kiến thức về nhận thức, về thực tiễn vào đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.

3. Thái độ:

 - Luôn coi trọng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và đời sống xã hội. Có ý thức tham gia các hoạt động thực tiễn, tránh lý thuyết suông.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung:

 + Tự học tập, tự tìm hiểu về NTN là nhận thức, NTN là thực tiễn

 + Năng lực vận dụng với thực tiễn cuộc sống

 + Năng lực hợp tác

 + Năng lực tiếp cận và khai thác công nghệ thông tin

 + Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt:

 + Tự nhận thức và hiểu rõ về bản chất của nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

 + Luôn gắn lí luận với thức tiễn cuộc sống; nhà trường với xã hội.

 

doc 6 trang yunqn234 6230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 12: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/11/ 2018
Tiết 12 Dạy học theo chủ đề
 THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN 
 ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
 Thời lượng 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Hiểu rõ nhận thức là gì? Thực tiễn là gì.
 - Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức.
2. Kỹ năng:
 - Phân biệt được sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; Nêu được ví dụ về các dạng hoạt động của thực tiễn, về vai trò của thực tiễn.
 - Vận dụng được những kiến thức về nhận thức, về thực tiễn vào đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ: 
 - Luôn coi trọng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và đời sống xã hội. Có ý thức tham gia các hoạt động thực tiễn, tránh lý thuyết suông.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: 
 + Tự học tập, tự tìm hiểu về NTN là nhận thức, NTN là thực tiễn
 + Năng lực vận dụng với thực tiễn cuộc sống
 + Năng lực hợp tác
 + Năng lực tiếp cận và khai thác công nghệ thông tin
 + Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt:
 + Tự nhận thức và hiểu rõ về bản chất của nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
 + Luôn gắn lí luận với thức tiễn cuộc sống; nhà trường với xã hội.
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội
Dung
Nhận biết 
(Mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng 
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng
 Cao
(Mô tả mức độ cần đạt)
Thế nào là nhận thức; Hai giai đoạn của nhận thức
 Nhận biết được NTN là nhận thức? Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Hiểu rõ bản chất của nhận thức bằng việc quan sát thông tin, hình ảnh 
- Lấy được ví dụ về các giai đoạn của nhận thức. 
- Từ đó phát hiện ưu và hạn chế của hai giai đoạn này.
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
Hiểu rõ: Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính là một bước chuyển về chất trong quá trình nhận thức. Nhờ đó con người hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng và từng bước cải tạo thế giới khách quan.
- Lấy được ví dụ: Giai đoạn nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc và toàn diện hơn
Thực tiễn là gì? Các hình thức hoạt động thực tiễn.
Khái niệm thực tiễn
Lấy được các ví dụ về các hình thức hoạt động thực tiễn.
.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Biết được thực tiễn là cơ sở của nhận thức ; Là động lực của nhận thức ; Là tiêu chẩn của chân lý.
Lấy được các ví dụ để chứng minh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Rút ra được bài học cho bản thân trong quá trình nhận thức và cải tạo thực tiễn.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
 1. Nhận biết: 
Hiểu như thế nào là nhận thức cảm tính ?
Hiểu như thế nào là nhận thức lý tính ?
Vậy nhận thức là gì ?
2. Thông hiểu: 
 Em hãy nêu nhận thức của em về trường THPT Đặng Thúc Hứa thông qua một số hình ảnh sau ( Đưa ra thông qua máy chiếu 6 bức tranh về trường)
 Em có nhận thức gì về lịch sử của nhà trường, những thành tích của nhà trường thông qua các số liệu sau.
3.Vận dụng: Quan sát hình ảnh qua đó hãy phân loại theo vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ( 8 bức tranh thông qua máy chiếu có mội dung về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, yêu cầu HS phân loại thành 4 nhóm)
4. Vận dụng cao: Viết bài thu hoạch : Qua thực tiễn học tập của bản thân em hãy chứng minh về câu nói của Bác Hồ : “Lý luận không gắn với thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn không gắn với lý luận là thực tiễn mù quáng”.	
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
THỜI LƯỢNG
THỜI ĐIỂM
THIẾT BỊ DẠY HỌC; HỌC LIỆU
GHI CHÚ
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
Trong lớp học
2 tiết
Tiết PPCT
12
-Máy chiếu
- Tranh ảnh liên quan đến bài học
- Lịch sử 40 năm trường THPT Đặng Thúc Hứa.
VIDEO CLIP: “ Trich đoạn bộ phim : Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công”
Đĩa bài hát : Thanh niên làm theo lời bác 
V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động:
 - Mục tiêu hoạt động:
+ Nhằm giúp học sinh tạo tâm thế vui vẻ, có định hướng đúng trước khi đi vào tìm hiểu kiến thức của bài học.
- Nội dung hoạt động: 
+ Khái quát, định hướng về hai quá trình nhận thức
 + Tìm hiểu, nhận biết được sự đúng đắn của nhận thức lý tính và vai trò cơ sở của nhận thức cảm tính
 - Cách thức tiến hành:
 	+ GV: Cho tập thể học sinh hát bài Thanh niên làm theo lời Bác ( Trong thời gian 5 phút)
 - Sản phẩm dự kiến của học sinh:
 + Học sinh nhận xét sau khi hát ập thể bài hát trên
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
	Hoạt động 1: Tìm hiểu : Như thế nào là nhận thức
 - Mục tiêu: + Học sinh hiểu được như thế nào là nhận thức ? nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
 + Hiểu rõ nhận thức con người có được là do quá trình phản ánh TGKQ vào bộ óc con người để tạo nên sự hiểu biết về chúng. 
 + Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, giai đoạn cơ sở ; nhận thức cảm tính là giai đoạn sau dựa trên sự phân tích...để từ đó hiểu được bản chất bên trong của sự vật hiện tượng.
 - Nội dung hoạt động:
	+ Quan sát hình ảnh, tư liệu lịch sử để nhận thức về trường THPT Đặng Thúc Hứa
	+ Thảo luận cặp đôi để hiểu rõ về nhận thức cảm tính và lý tính thông qua 8 hình ảnh về nhà trường.
	+ Học sinh thảo luận đưa ra ví dụ để của bản thân về nhận thức của mình thông qua phản ánh thế giới khách quan.
: - Cách thức tiến hành
	+ GV trình chiếu các hình ảnh về nhà trường, lịch sử 40 năm xây dựng và trưởng thành của trường THPT Đặng Thúc Hứa
	+ Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
	Câu hỏi: 
Em có nhận xét như thế nào về các bức tranh, và lịch sử 40 năm của nhà trường?
	+ Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
	+ GV cho học sinh ghép đôi để thảo luận và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
	Câu hỏi: Nếu em chỉ nhìn thấy các bức tranh trên em sẽ có nhận thức gì về nhà trường ?
	 Vậy sau khi đọc xong lịch sử, truyền thống của nhà trường em có nhận thức nào khác sau khi xem các hình ảnh ?
	 Vậy theo em giữa các bức tranh và lịch sử 40 năm có mối quan hệ gì với nhau không ? có hỗ trợ lẫn nhau không ? Vì sao ?
	+ Học sinh thảo luận theo cặp đôi.
	+ Học sinh báo cáo kết quả theo cặp đôi
+ Gv kết luận về hai giai đoạn của quá trình nhận thức
Dự kiến Sản phẩm của học sinh:
 - Học sinh hiểu rõ nhận thức là gì
- Phát hiện hai giai đoạn của quá trình nhận thức
- Giai đoạn nhận thức là gia đoạn đầu tạo nên sự nhận biết những đặc fđiểm bên ngoài của SVHT.
- Giai đoạn nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo dựa trên sự phân tích...giúp chúng ta hiểu được bản chất bên trong của SVHT.
Hoạt động 2: Tìm hiểu như thế nào là thực tiễn
 - Mục tiêu: 
+ Hiểu được như thế nào là thực tiễn
+ Biết được 3 hình thức hoạt động thực tiễn
- Nội dung hoạt động:
+ Học sinh nghiên cứu tài liệu để phát hiện NHT là thực tiễn
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa thực tiễn và thực tế
+ Biết được vai trò quyết định của hình thức hoạt động thực tiễn SXVC
 - Cách tiến hành:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa
Câu hỏi: Em hiểu như thế nào là thực tiễn ?
+ GV đưa ra tình huống : Sau khi học xong bài «’Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ” Hoa tâm sự với Hồng : Trong các hình thức hoạt động thực tiễn thì hình thức hoạt dộng chính trị xã hội là quan trọng nhất vì có hoạt động chính trị mới quản lý được đất nước. Hồng trả lời : Mình cũng nghĩ như vậy. Em có đồng ý với ý kiến của Hoa và Hồng không ? Vì sao ?
 HS: Trả lời tình huống	
 HS: Nhận xét, bổ sung lẫn nhau
GV: Kết luận
 - Dự kiến sản phẩm:
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính lịch sử xã hội của con người nhằm để cải tạo...
HS rút ra được sự khác nhau giữa thực tế và thực tiễn, lấy được các ví dụ để chứng minh.
Đồng ý hoặc không đồng ý. Vì sao ?
HS tranh luận
GV : Kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Mục tiêu :
+ Hiểu được 4 vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+ Lấy được các ví dụ để chứng minh
- Nội dung hoạt động:
+ Học sinh nghiên cứu tài liệu để phát hiện các vai trò của thực tiễn
+ Lấy ví dụ trong đời sống, học tập để chứng minh các vai trò trên
 - Cách tiến hành:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa
Câu hỏi: Thực tiễn có những vai trò như thế nào đối với nhận thức ?
+ GV đưa ra 4 bức tranh có nội dung liên quan đến vai trò của thực tiễn đối với nhận thức .
+ Yêu cầu học sinh xếp 4 bức tranh đó vào các ô tương ứng giáo viên kẻ săn trên bảng tương ứng với từng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+ Yêu cầu học sinh lý giải tại sao lại ghép như vậy ? Nội dung của từng bức tranh
 HS: Trả lời, tiến hành hoạt động 	
 HS: Nhận xét, bổ sung lẫn nhau
GV: Kết luận
 - Dự kiến sản phẩm:
Thực tiễn có 4 vai trò đối với nhận thức
HS ghép đúng tranh hoặc nhầm lẫn 
Học sinh lý giải được sự ghép tranh của mình để từ đó rút ra được bản chất vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
3. Hoạt đông luyện tập
- Mục tiêu:
HS củng cố lại kiến thức 
Rèn luyện kỹ năng tư duy, ghi nhớ cho học sinh.
- Nội dung:
 GV yêu cầu cho học sinh làm bài tập 5 trong SGK trang 44
Cách tiến hành:
+ GV: Học sinh đọc, nghiên cứu bài học ( Cá nhân)
+ HS thảo luận trả lời câu hỏi ( Cả lớp)
+ HS nhận xét, bổ sung ( Cá nhân)
+ GV kết luận cho điểm
- Dự kiến sản phẩm:
 HS biết đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến của Hà
 Đồng ý với ý kiến của Hà. Vì thực hành, thí nghiệm chính là vận dụng lý luận vào thực tiễn.
4. Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu: 
 + Biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong đời sống thực tiễn
 + Rèn luyện kỹ năng vận dụng, liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
- Nội dung hoạt động:
- Làm việc nhóm, tìm tòi, sưu tầm các câu ca giao tục ngữ, tranh ảnh nói về tầm quan trọng của thực tiễn đối với nhận thức
- Cách tiến hành: 
GV: chia lớp thành 4 nhóm ( Theo chỗ ngồi)
Yêu cầu : 
+ Các nhóm về nhà sưu tầm các câu ca giao, tục ngữ, tranh ảnh có nội dung về tầm quan trọng của thực tiễn đối với nhận thức ( thời gian 1 tuần)
+ Viết bài thu hoạch : Qua thực tiễn học tập của bản thân em hãy chứng minh về câu nói của Bác Hồ : “Lý luận không gắn với thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn không gắn với lý luận là thực tiễn mù quáng”.
HS các nhóm phân công nhiệm vụ và thực hiện yêu cầu.
HS báo cáo kết quả.
GV đánh giá cho điểm.
 - Dự kiến kết quả:
Có các câu ca dao, tục ngữ, tranh ảnh 
Có bài thu hoạch theo yêu cầu
Phản ánh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
5. Hoạt động tìm tòi sáng tạo
- Mục tiêu:
 + HS làm quen với việc sưu tầm, tìm hiểu
 + Rèn luyện, phát huy khả năng sáng tạo của HS
 	- Nội dung hoạt động: 
 Học sinh căn cứ vào yêu cầu của giáo viên để phân công nhiệm vụ thực hiện theo nhóm
- Cách tiến hành: 
	 + GV khuyến khích, động viên học sinh tham gia sáng tạo 
 + Hướng dẫn học sinh thực hiện
 + HS thực hiện theo hướng dẫn
	- Dự kiến sản phẩm: 
	 Các câu ca dao, tục ngữ, các bức tranh ảnh sống động, phong phú

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_tiet_12_thuc_tien_va_vai_tr.doc