Giáo án Giáo dục công dân 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

- Trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.

- Tìm tòi, học hỏi và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực

 

docx 54 trang Phan Thành 05/07/2023 1581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 	Ngày dạy: / / 
PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ
CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
BÀI 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
- Trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
- Tìm tòi, học hỏi và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. 
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội:Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội: nêu được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế; tìm tòi, học hỏi và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
- Năng lực riêng: 
Nhận thức chuẩn mực, hành vi: Nếu được trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện đúng trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Các hình ảnh, tranh vẽ, câu truyện ngắn, bài báo, bài viết liên quan đến các hoạt động kinh tế.
2. Đối với học sinh
SGK. 
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học. 
b. Nội dung: HS quan sát tranh trong SGK trang 6 và nhận biết các hoạt động đang diễn ra trong tranh.
c. Sản phẩm học tập: nêu được các hoạt động kinh tế trong đời sống.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. Trong thời gian 1 phút, HS mô tả và nhận biết các hoạt động diễn ra trong tranh.
- GV đưa ra yêu cầu: Nêu các hoạt động kinh tế được mô tả trong tranh (SGK trang 6) và chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt động kinh tế đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời 2 hoặc 3 HS trả lời và các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học: 
Nền kinh tế là một chỉnh thể bao gồm các hoạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng. Mỗi hoạt động kinh tế đều có vai trò riêng nhưng giữa chúng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Các hoạt động kinh tế tạo ra các ngành, nghề khác nhau cho xã hội, góp phần tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động cho con người. Bài học này giúp các em nhận thức được vai trò của các hoạt động kinh tế và trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động sản xuất
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của các hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội.
b. Nội dung: Hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK trang 7.
c. Sản phẩm học tập: trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc trên PowerPoint.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm (nhóm 4HS) thảo luận theo kĩ thuật phòng tranh, đọc trường hợp và thảo luận các câu hỏi: Hoạt động sản xuất trên đã mang lại hiệu quả như thế nào cho gia đình anh D và xã hội?
“Anh D quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất trống lúa của gia đình sang trồng bưởi da xanh với quy mô 450 gốc. Không chỉ chăm sóc tỉ mỉ, anh D còn tích cực học hỏi các kĩ thuật trồng trọt, áp dụng biện pháp cắt tỉa cành, hạn chế sử dụng phân hoá học, ưu tiên dùng phân hữu cơ, phân vi sinh làm cho cây bưởi ngày càng sai quả. Anh D còn tận dụng đất dưới tán cây để trồng cây sả, gừng, vừa tạo cho khu vườn không gian 2 tầng đẹp mắt, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, gia đình anh cung cấp ra thị trường nhiều nông sản sạch, có giá trị cao.”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp, thảo luận để thực hiện sản phẩm theo yêu cầu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm theo kĩ thuật phòng tranh, sau đó mời đại diện từng nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm. 
+ Các nhóm cùng quan sát, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận.
+ Các nhóm tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác dựa trên các tiêu chí: Nội dung, hình thức thể hiện, thuyết trình sản phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng nhóm và tổng kết những ý kiến phù hợp.
+ GV định hướng HS liệt kê các hiệu quả mà mô hình sản xuất đó đã mang lại theo những thông tin mà trường hợp cung cấp.
1. Hoạt động sản xuất
- Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo và sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. 
- Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhát của con người, quyết định đến các hoạt động phản phải trao đổi, tiêu dùng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động phân phối – trao đổi
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của các hoạt động phân phối trao đổi trong đời sống, xã hội
b. Nội dung: Hãy đọc trường hợp 1, 2 và trả lời câu hỏi trong SGK trang 7,8.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc trên PowerPoint
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp 1, 2 SGK và thảo luận các câu hỏi:
 Trường hợp 1. 
- Nhận xét về quyết định phân bố nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên.
- Nêu vai trò của hoạt động phân phối đối với người sản xuất và người tiêu dùng.
Trường hợp 2.
- Nêu vai trò của hoạt động trao đổi với người sản xuất và người tiêu dùng.
- Hãy kể tên các hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến khác mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp, thảo luận để thực hiện sản phẩm theo yêu cầu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
GV gợi ý cho HS: Trường hợp 1 là hoạt động phân phối; trường hợp 2 là hoạt động trao đổi. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm theo kĩ thuật phòng tranh, sau đó mời đại diện từng nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm. 
+ Các nhóm cùng quan sát, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận.
+ Các nhóm tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác dựa trên các tiêu chí: Nội dung, hình thức thể hiện, thuyết trình sản phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng nhóm và tổng kết những ý kiến phù hợp.
2. Hoạt động phân phối – trao đổi
- Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. 
- Trao đổi là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. 
- Hoạt động phân phối – trao đổi thực hiện vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng. 
+ Hoạt động phân phối đóng vai trò phân chia các yếu tổ của quá trình sản xuất. Phân phối phù hợp sẽ góp phần vào sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng. 
+ Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bản được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động tiêu dùng
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của các hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội.
b. Nội dung: Hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK trang 8.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc trên PowerPoint.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp và thảo luận các câu hỏi:
Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với các năm trước.
Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối-trao đổi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp, thảo luận để thực hiện sản phẩm theo yêu cầu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
GV gợi ý cho HS: Khi năm học mới bắt đầu, nhu cầu mua sắm đồ dùng học tập tăng cao, tuy nhiên, thực tế hiện nay người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu, chất lượng sản phẩm chứ không dừng lại ở mẫu mã, giá thành. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Mời đại diện từng nhóm thuyết trinh phần bài làm của nhóm.
+ Các nhóm cùng quan sát, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác dựa trên các tiêu chí: Nội dung, hình thức thể hiện, thuyết trình sản phẩm. 
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
3. Hoạt động tiêu dùng
- Hoạt động tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất đề thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất.
Hoạt động 4: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân tham gia vào các hoạt động kinh tế
a. Mục tiêu: nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
b. Nội dung: Đọc trường hợp 1, 2 trong SGK trang 8, 9 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nếu được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc trường hợp 1, 2 trong SGK trang 8, 9 và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về dự định hoạt động kinh doanh của anh K? 
+ Nếu là anh K, em sẽ thực hiện kinh doanh như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về hoạt động của doanh nghiệp Q? 
+ Hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế – xã hội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV định hướng, phân tích cho HS. GV nhận xét, đánh giá và rút ra nội dung bài học.
4. Trách nhiệm của công dân tham gia vào các hoạt động kinh tế
+ Trường hợp 1: Việc dùng nguồn nguyên liệu không đảm bảo, gây ảnh hưởng sức khoẻ cho người tiêu dùng là việc làm sai và đáng bị lên án. Hãy là người kinh doanh có đạo đức, trách nhiệm.
+ Trường hợp 2: Phương châm kinh doanh của doanh nghiệp Q cùng với hành động cụ thể để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường là việc làm tốt, thể hiện được ý thức, trách nhiệm, đáng được tuyên dương, ủng hộ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Bày tỏ ý kiến
a. Mục tiêu: HS xác định được ý kiến đúng hay sai và giải thích được lí do.
b. Nội dung: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào (SGK trang 10)? Vì sao?
c. Sản phẩm học tập: HS chọn được ý kiến đúng hay sai và giải thích được lí do.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem yêu cầu trong SGK trang 10.
Trao đổi cùng các bạn và cho biết, em đồng tỉnh hoặc không đồng tỉnh với ý kiến nào, Giải thích vì sao.
a. Chỉ khi kinh doanh hàng hoá mới tạo ra lợi ích về kinh tế, từ đó thúc đẩy và phát triển kinh tế quốc gia.
b. Hoạt động tiêu dùng là căn cứ để xác định số lượng, chất lượng hàng hoá.
c. Hạn chế hoạt động sản xuất là biện pháp cần thiết để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
d. Phân phối – trao đổi đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc các ý kiến trong SGK, bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình và giải thích lí do.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 4 HS xung phong phát biểu ý kiến.
Theo đó, hai ý kiến a, c là hai ý kiến chưa hợp lí; hai ý kiến b, d là hợp lí.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, tổng kết những ý kiến phù hợp.
Nhiệm vụ 2: 
a. Mục tiêu: 
- HS xác định được các hoạt động kinh tế. 
- Nhận xét được vai trò của hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
b. Nội dung: Đọc các trường hợp và thực hiện theo yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: 
- HS xác định được các hoạt động kinh tế, 
– Ý kiến của bản thân về vai trò của hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc trường hợp 1, 2, 3 trong SGK trang 10 và trả lời:
* Trường hợp 1: Nhờ mô hình xe công nghệ mà thị trường dịch vụ taxi, “xe ôm” công nghệ, giao hàng nhanh,... tại các thành phố lớn sôi động hơn. Việc này góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nhu cầu sử dụng lao động, làm thay đổi thói quen tiêu dùng, sinh hoạt và di chuyển của người dân theo hướng tiện lợi, tích cực.
- Xác định các hoạt động kinh tế mà các hãng xe công nghệ đang tham gia.
- Nếu những đóng góp mà các hãng xe công nghệ mang lại cho nền kinh tế.
Trường hợp 2: Sắp đến ngày 8 tháng 3, K bàn với T cùng nhau góp tiền để dành mua hoa về bán. Nhờ khéo tay và ham học hỏi, K và T kết được những bó hoa vô cùng xinh xắn, rất được khách hàng yêu thích và ủng hộ. Việc kinh doanh trên đem lại cho K và T một số tiền nhỏ. Hai bạn dự định dùng số tiền ấy tham gia một khoá học về cắm hoa, nhằm phát triển năng khiếu của bản thân.
- Xác định hoạt động kinh tế mà K và T đã tham gia. 
- Nhận xét về việc làm của K và T khi tham gia vào hoạt động kinh tế kể trên.
* Trường hợp 3.
Xu hướng "tiêu dùng xanh hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn các sản phẩm như bình đựng nước bằng thuỷ tinh thay cho bình nhựa, sử dụng túi vải thay cho túi nilon,... Điều này góp phần tạo nên được sản phẩm thân thiện môi trường, giảm chất thải và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Xác định hoạt động kinh tế trong trường hợp trên.
- Nhận xét về tác động của xu hướng “tiêu dùng xanh” đến đời sống xã hội.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện
Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời 2 - 3 HS xung phong trình bày trước lớp.
+ Trường hợp 1: Hoạt động sản xuất.
+ Trường hợp 2: Hoạt động phân phối - trao đổi.
+ Trường hợp 3: Hoạt động tiêu dùng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
GV nhận xét và tuyên dương những HS xung phong, trình bày tốt.
Nhiệm vụ 3: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của bản thân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
b. Nội dung: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được vai trò của bản thân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Gia đình M chuyên trồng và cung cấp sản phẩm rau hữu cơ cho thị trường. Sau giờ học, M thường giúp bố mẹ đóng gói sản phẩm. Nhờ khả năng giao tiếp tốt, bố mẹ giao cho M nhiệm vụ trực điện thoại, trả lời các đơn đặt hàng của khách hàng. M còn tìm tòi, giới thiệu sản phẩm của gia đình qua mạng xã hội, để mọi người biết đến nhiều hơn.
- M đã tham gia hoạt động nào cùng gia đình? Em có ý kiến như thế nào về việclàm của M? 
- Em sẽ làm gì để tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện
Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời 2 hoặc 3 HS trả lời câu hỏi.
M đã tham gia hoạt động phân phối – trao đổi cùng gia đình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, tổng kết những ý kiến phù hợp.
Nhiệm vụ 4: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS bày tỏ ý kiến, thái độ ứng xử phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế
b. Nội dung: Đọc tình huống, suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong SGK trang 11.
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Khu vực nhà B sinh sống có nhiều hộ sản xuất kinh doanh làm sợi bún, phở. Thấy hộ kinh doanh P thường xuyên để bún dưới đất, B về nhà nói chuyện với mẹ:
- Mẹ ơi, hộ kinh doanh P không che đậy bún để ruối bọ bay vào, rất mất vệ sinh at
Mẹ B thở dài:
– Vậy thôi, từ mái nhà mình không mua bún ở đó nữa.
B nói thêm:
– Hay là mình báo chính quyền mẹ như
Nghe vậy, mẹ của B bảo:
Nhưng cũng là tình làng nghĩa xóm. Khó nghĩ quá.
- Em có đồng tình với hành động của B không? Vì sao? 
- Nếu là B, em sẽ nói như thế nào với mẹ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong, trình bày đáp án: Hành động lên án, báo chính quyền" của B là phù hợp.
Bước : Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1: Hành động
a. Mục tiêu: HS thực hiện kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.
b. Nội dung: HS làm việc nhóm và trình bày trước lớp.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Em hãy cùng các bạn lên ý tưởng cho kế hoạch kinh doanh 1 mặt hàng phù hợp với đối tượng người mua là học sinh trung học phổ thông.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm để lên kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 hoặc 3 lên chia sẻ kế hoạch kinh doanh, các HS khác lứa tuổi.
Bước : Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, đánh giá, động viên HS tìm tòi, học hỏi và tham gia hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
Nhiệm vụ 2: Tuyên truyền
a. Mục tiêu: HS tuyên truyền được về trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
b. Nội dung: HS thảo luận cặp đối với bạn bên cạnh và trình bày trước lớp. 
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được bài giới thiệu một sản phẩm từ thiên nhiên để tuyên truyền về trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh, thực hiện được bài giới thiệu một sản phẩm từ thiên nhiên, trình bày trước lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi, thực hiện được bài giới thiệu một sản phẩm từ thiên nhiên và trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, động viên HS thực hiện trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, đặt biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- GV hướng dẫn HS ghi kết quả thực hiện được, báo cáo vào tiết học sau.
- GV đánh giá, nhận xét thái độ của HS trong quá trình học tập.
*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Củng cố lại kiến thức đã học ở bài 1
Hoàn thành bài tập được giao
Xem trước nội dung bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CUẢ NỀN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
- Vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế. 
- Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Năng lực tự chủ và tự học: Biết khẳng định và bảo vệ quyền lợi, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. 
- Năng lực riêng: 
+ Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội: Nhận biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
+ Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội: Nhận diện được vai trò cửa bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế. 
+ Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
3. Về phẩm chất 
Trách nhiệm: Tích cực, tự giác thực hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án, tranh ảnh, sơ đồ tư duy, câu chuyện ngắn, bài viết, baì báo.
Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK. 
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối với bài học mới.
b. Nội dung: HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 12 và thực hiện theo yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trong thời gian 2 phút, quan sát các hình ảnh trong SGK: Hãy xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong hình và chia sẻ hiểu biết của em về các chủ thể kinh tế.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận cặp đối với bạn bên cạnh.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
Tranh 1: Chủ thể sản xuất. 
Tranh 2: Chủ thể Nhà nước.
Tranh 3: Chủ thể tiêu dùng. 
Tranh 4: Chủ thể trung gian.
- GV dẫn dắt vào bài học: Nền kinh tế bao gồm nhiều chủ thể khác nhau: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian và Nhà nước. Bài học này giúp các em nhận biết được các chủ thể kinh tế và vai trò của họ khi tham gia nền kinh tế, xác định được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là chủ thể để thực hiện trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế.
Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chủ thể sản xuất
a. Mục tiêu: HS nếu được vai trò của chủ thể sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế.
b. Nội dung: Đọc trường hợp ở phần a của SGK trang 13 trong thời gian 5 phút và cho biết vai trò của chủ thể sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc PowerPoint.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị đồ dùng gồm: giấy A0, bút dạ, bút màu, kéo, băng dính 
+ Các nhóm đọc trường hợp ở phần a, sau đó thảo luận câu hỏi trong SGK trang 13.
“Những ngày đầu bắt tay vào chăn nuôi dễ, do chưa nắm vững kĩ thuật nên anh H gặp rất nhiều khó khăn. Không nản chí, anh tự sưu tầm tài liệu, tìm hiểu cách phòng và điều trị các chứng bệnh trên đàn dê. Ngoài ra, anh còn tìm đến các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi dê khác để học hỏi. Hiện đàn dẻ của gia đình anh H đã phát triển gần 1.000 con, mang lại thu nhập ổn định, tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương. Anh H còn chủ động đóng thuế, quyên góp tiền ủng hộ làm đường sá, trường học,... góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.”
Em hãy xác định những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm của chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế. Theo em, những việc làm của anh H đã đóng góp gi cho nền kinh tế và cho đời
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, thực hiện sản phẩm theo yêu cầu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm trên giấy, sau đó mời đại diện từng nhóm thuyết trinh sản phẩm của nhóm mình.
+ Các nhóm cùng quan sát sản phẩm của từng nhóm ở trong lớp, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận.
Những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế: Sưu tầm tài liệu, tìm tòi học hỏi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; chủ động đóng thuế, làm từ thiện, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Vai trò của các chủ thể khi tham gia trong nền kinh tế
a. Chủ thể sản xuất
- Chủ thể sản xuất: là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, sức lao động, tài nguyên, tạo ra hàng hoá (sản phẩm, dịch vụ) cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần phải tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chủ thể tiêu dùng
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế.
b. Nội dung: Đọc bảng trường hợp ở phần b, SGK trang 13 trong thời gian 5 phút và cho biết vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
c. Sản phẩm học tập: trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc PowerPoint.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị học đó dùng gồm: giấy A0, bút dạ, bút màu, kéo, băng dính.
- Các nhóm đọc trường hợp ở phần b, sau đó thảo luận câu hỏi trong SGK trang 13.
Chị V luôn cần nhắc đến các yếu tố bảo vệ môi trường khi quyết định mua bất kì sản phẩm nào. Chị có thể trả số tiền cao hơn cho sản phẩm có bao bì dễ tái chế hoặc tái sử dụng được. Chị V thường chọn mua các sản phẩm làm từ tự nhiên như ống đũa bằng tre, bàn chải tre, bông tắm xơ mướp,... Việc làm của chị V vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần cải thiện môi trường, đảm bảo cho sức khoẻ của bản thân và gia đình.
Chị V đã thể hiện vai trò chủ thể tiêu dùng của minh như thế nào trong trường hợp trên?
Việc làm của chị V có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động kinh tế?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV mời đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
Chị V thể hiện vai trò định hướng, tạo động lực cho sự phát triển mô hình sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
+ Các nhóm cùng quan sát sản phẩm của từng nhóm ở trong lớp, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và ý thức thái độ của từng nhóm khi thực hiện hoạt động. 
+ GV có thể xây dựng các phiếu đánh giá theo tiêu chỉ và cho HS tự đánh giá và đánh giá đóng đồng.
b. Chủ thể tiêu dùng
- Chủ thể tiêu dùng; là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình. Chủ thể tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững.
- Chủ thể tiêu dùng cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội; lựa chọn, tiêu dùng hàng hoả có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu Chủ thế trung gian
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của chủ thể trung gian khi tham gia trong nền kinh tế.
b. Nội dung: Dựa vào trường hợp ở phần c, SGK trang 14 trong thời gian 5 phút và cho biết vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị đồ dùng gồm: giấy A0, bút dạ, bút màu, kéo, băng dính.
- Các nhóm đọc trường hợp ở phần c, sau đó thảo luận câu hỏi trong SGK trang 14.
“Với chuỗi cửa hàng và trung tâm mua sắm khắp cả nước, hệ thống siêu thị A đã và đang làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo mang đến cho người dân những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị còn đưa ra hàng loạt các chương trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, tạo sự an tâm và tin tưởng cho người tiêu dùng.”
Chủ thể kinh tế nào được đề cập? Hoạt động của hệ thống siêu thị A đã giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, thực hiện sản phẩm theo yêu cầu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV mời đại diện từng nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm mình: chủ thể trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng.
+ Các nhóm cùng quan sát sản phẩm của từng nhóm ở trong lớp, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và ý thức thái độ của từng nhóm khi thực hiện hoạt động. 
- GV có thể xây dựng các phiếu đánh giá theo tiêu chỉ và cho HS tự đánh giá Và đánh giá đồng đẳng.
c. Chủ thế trung gian
- Chủ thể trung gian: gồm những tổ chức cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế. Dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_10_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_202.docx