Giáo án Giáo dục công dân 10 - Chủ đề 1: Nền kinh tế và chủ thể của nền kinh tế - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Phương Thảo

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Chủ đề 1: Nền kinh tế và chủ thể của nền kinh tế - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Phương Thảo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.

● Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

● Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế.

 

docx 16 trang Phan Thành 04/07/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Chủ đề 1: Nền kinh tế và chủ thể của nền kinh tế - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/09/2022
CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN
 TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. 
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế.
Năng lực riêng: 
Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các hoạt động kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vị, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế trong xã hội.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi.
3. Phẩm chất
Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. 
Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
Tranh ảnh, clip và các mẩu chuyện về các hoạt động trong nền kinh tế.
Đồ dùng đơn giản để sắm vai. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK. 
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về bài học mới. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên và vai trò một số hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày và chia sẻ vai trò của hoạt động này đối với xã hội. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi trước lớp: Một số hoạt động kinh tế và vai trò của các hoạt động đó trong đời sống hằng ngày:
+ Hoạt động sản xuất: sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.
+ Hoạt động phân phối – trao đổi: thuận tiện cho người mua, góp phần cho sản phẩm lưu thông thông suốt, sản phẩm sẽ dễ dàng nhanh chóng đến với người mua. Doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và góp phần chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm.
+ Hoạt động tiêu dùng: tăng trưởng kinh tế, giúp tăng thu nhập hộ gia đình. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta thường biết đến những vấn đề như mua bán, giá cả, lãi suất, thu nhập, nhưng không phải ai cũng quan tâm tìm hiểu xem các hoạt động kinh tế đang diễn ra như thế nào trong đời sống xã hội. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các hoạt động kinh tế cơ bản và vai trò của chúng trong đời sống xã hội để chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1, 2 để trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở khái niệm và vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: 
+ Hoạt động kinh tế với tư cách là hoạt động sử dụng nguồn lực của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của con người. 🡪 Là hoạt động chủ yếu, đóng vai trò nền tảng trong xã hội loài người. 
+ Nền kinh tế là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động kinh tế cơ bản (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng). Mỗi hoạt động kinh tế có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết, qua lại với nhau, đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng vận động, phát triển. 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả nội dung hoạt động sản xuất trong các hình dưới đây và cho biết hoạt động đó có đóng góp gì cho đời sống xã hội. 
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung phần Ghi nhớ, rút ra kết luận và cho biết:
+ Hoạt động sản xuất là gì?
+ Hoạt động sản xuất có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, 2, đọc phần Ghi nhớ, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 1.
- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội
- Nội dung hoạt động sản xuất:
+ Hình 1: thể hiện hoạt động người công nhân sử dụng tư liệu lao động sản xuất ô tô (trong lĩnh vực công nghiệp).
🡪 Góp phần tạo ra những chiếc ô tô cho con người sử dụng, tạo thu nhập cho người lao động trong nhà máy đó, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất nước.
+ Hình 2: thể hiện hoạt động người nông dân sử dụng tư liệu lao động để sản xuất lúa gạo (trong lĩnh vực nông nghiệp).
🡪 Góp phần tạo ra lương thực cho con người, tạo thu nhập cho người nông dân, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất nước.
🡺 Hai hoạt động ở Hình 1, 2 đều tạo việc làm cho những chủ thể trung gian. 
- Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. 
- Hoạt động sản xuất có vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối, trao đổi, tiêu dùng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc trường hợp 1, 2 SGK đưa ra, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở khái niệm, vai trò của hoạt động phân phối và hoạt động trao đổi trong đời sống xã hội.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc thông tin trường hợp 1 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:
+ Ban Giám đốc công ty X đã có những quyết định phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất như thế nào? Những quyết định này mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp và người lao động?
+ Theo em, hoạt động phân phối là gì? Hoạt động này có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?
- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trường hợp 2 SGK tr.7, 8 và trả lời câu hỏi:
+ Trong thông tin trên, người dân xã Cán Cấu đến chợ để làm gì? Việc duy trì hoạt động ở chợ Cán Cầu có vai trò gì đối với đời sống của người dân nơi đây?
+ Theo em, hoạt động trao đổi là gì? Hoạt động này có vai trò gì trong đời sống xã hội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc trường hợp 1, 2 SGK đưa ra, thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi; đọc phần Ghi nhớ hoạt động để rút ra kết luận.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 2; trình bày khái niệm, vai trò của hoạt động phân phối và hoạt động trao đổi trong đời sống xã hội.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội
* Hoạt động phân phối
 - Quyết định phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả của Ban Giám đốc công ty X:
+ Phân bổ các nguồn lực máy móc, nguyên vật liệu và nhân công vào sản xuất áo sơ mi nam để xuất khẩu mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
+ Quyết định phân chia thu nhập theo hướng tăng lương, thưởng cho người lao động, khuyến khích người có đóng góp nhiều cho công ty giúp mọi người phấn khởi, thi đua lao động sản xuất. 
🡪 Như vậy:
- Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng).
- Phân phối có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. 
* Hoạt động trao đổi
- Bà con xã Cán Cấu thường đến chợ để trao đổi hàng hóa, mua sắm vật dụng cho sinh hoạt và sản xuất.
🡪 Việc duy trì chợ phiên là một nét đẹp văn hóa, nơi giao thương mua bán của người dân nơi đây (người sản xuất bán được sản phẩm làm ra, người tiêu dùng mua được những thứ mình cần).
🡪 Như vây:
- Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt). 
- Trao đổi đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát tranh, đọc thông tin mục 3, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận; làm việc nhóm để vẽ sơ đồ tư duy, chốt lại những nội dung chính của bài học. 
c. Sản phẩm học tập: 
- HS nêu và ghi được vào vở khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội.
- HS hoàn thành sơ đồ tư duy, chốt lại nội dung bài học. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh 1, 2 và đọc thông tin SGK tr.8 và trả lời câu hỏi:
+ Các nhân vật trong hai bức tranh trên đang sử dụng sản phẩm gạo với mục đích gì?
+ Dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi như thế nào? Những thay đổi của hoạt động tiêu dùng có tác động gì đến đời sống xã hội
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ, rút ra kết luận và cho biết:
+ Tiêu dùng là gì?
+ Tiêu dùng có vai trò và tác động như thế nào đến sản xuất. 
- GV chia HS thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm nhắc lại kiến thức cơ bản vừa khám phá, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính của bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, đọc thông tin mục 3, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận.
-HS làm việc nhóm để vẽ sơ đồ tư duy, chốt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội.
- GV mời đại diện các nhóm HS chốt lại nội dung kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận nội dung bài học: Trong đời sống xã hội, các hoạt động: sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, sản xuất là gốc, có vai trò quyết định; tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất, còn phân phối và trao đổi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng. 
3. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội
- Mục đích sử dụng gạo của các nhân vật:
+ Tranh 1: con người tiêu dùng trực tiếp. + Tranh 2: làm đầu vào của một hoạt động kinh tế khác (kinh doanh quán cơm bình dân). 
- Dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động tiêu dùng bị gián đoán và chậm lại. 
- Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, giữa vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm. 
- Tiêu dùng tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo hai hướng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nếu sản phẩm tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm không tiêu thụ được. 
SƠ ĐỒ TƯ DUY THỂ HIỆN NỘI DUNG BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố tri thức vừa khám phá, rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống có liên quan đến các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. 
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 1, 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.9, 10; HS vận dụng kiến thức đã học, vận dụng kiến thức thực tế, liên hệ bản thân và thực hiện nhiệm vụ. 
c. Sản phẩm học tập: 
- HS trả lời được các câu hỏi tình huống.
- HS đưa ra được lời khuyên cho các nhân vật.
- HS tham gia đóng vai thể hiện vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. 
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các trường hợp SGK đưa ra và hoàn thành bài tập 1 SGK tr.9, 10. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trình bày kết quả thảo luận trước lớp: 
Câu 1. 
- Trường hợp a:
+ Sản xuất xanh là việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, điện mặt trời, không gây ô nhiễm môi trường,...
+ Việc thực hiện sản xuất mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như: tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào thị trường khó tính đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững cho nền kinh tế. Thực hiện sản xuất xanh thể hiện vai trò của hoạt động sản xuất đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt bảo vệ người tiêu dùng. 
- Trường hợp b: Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất, giữ chân người lao động. Người lao động sẽ tiếp tục có việc làm, có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn duy trì được cuộc sống, giữ được việc làm ổn định. 
- Trường hợp c:
+ Bán hàng trực tuyến là loại hoạt động trao đổi. Hoạt động này có nhiều ưu điểm: không tốn chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như: mất thời gian chờ đợi để nhận được hàng hóa, sản phẩm nhận được nhiều khi không đúng với quảng cáo,...
+ Để hạn chế những tiêu cực của hoạt động này, Nhà nước cần tăng cường hoạt động quản lí các trang thương mại điện tử, tăng cường chế tài xử phạt các vụ việc xấu ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng cần tìm những nơi bán hàng có uy tín để mua sản phẩm.
- Trường hợp d: 
+ Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm làm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội. 
+ Biện pháp giảm bớt việc sử dụng này như: thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa bằng sử dụng các vật dụng làm từ chất liệu dễ phân hủy như gỗ, giấy,...
- GV mời đại diện cặp khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang bài tập mới. 
Nhiệm vụ 2: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những tình huống sau
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận và đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong tình huống bài tập 2 SGK tr.10.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp: 
Câu 2.
a. Việc làm giả một số sản phẩm thương hiệu nổi tiếng là vi phạm pháp luật về cạnh tranh nên chị H không nên làm như vậy.
b. Nếu là N, em sẽ nói với bố mẹ rằng các bạn HS rất ham chơi trò chơi điện tử, bố mẹ kinh doanh vì muốn thu được nhiều tiền từ HS trốn học, bỏ tiết để chơi điện tử là không nên.
- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang bài tập mới. 
Bài tập 3: Em hãy cùng bạn đóng vai “Táo quân” theo các gợi ý
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV hướng dẫn HS trò chơi sắm vai: Táo quân.
- GV hướng dẫn HS: 
+ Mỗi nhóm xây dựng kịch bản với bối cảnh các Táo Sản xuất, Táo Phân phối - Trao đổi và Táo Tiêu dùng lên báo cáo tình hình hoạt động của nền kinh tế với Ngọc Hoàng. Từng vai Táo khẳng định lĩnh vực mình phụ trách có những đóng góp quan trọng trong đời sống xã hội.
+ HS các nhóm phân công cụ thể vai diễn và thực hiện vở diễn trước lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế, phân công cụ thể vai diễn, kịch bản. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thực hiện vở diễn trước lớp.
- GV mời các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi. 
- GV khuyến khích, động viên tinh thần tham gia của HS. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS tự giác áp dụng những điều đã học về vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.10; HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: 
- Ý tưởng kinh doanh trực tuyến một mặt hàng.
- Tranh cổ động cho hoạt động “Tiêu dùng xanh” , nội dung và ý nghĩa của bức tranh. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS: Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.10.
- GV hướng dẫn HS:
+ Bài tập 1: HS sử dụng mạng xã hội với những thông tin sẵn có từ bạn bè người thâm, tập rao bán một vài loại sản phẩm nào đó nhân dịp ngày lễ tết như: bán quà lưu niệm nhân ngày 20/11, dịp Tết trung thu, ngày 8/3,...
+ Bài tập 2: HS có thể vẽ tranh chiếc xe đạp với khẩu hiểu Giải pháp xanh,...
- GV trình chiếu cho HS tham khảo một số hình ảnh về “Tiêu dùng xanh”:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ sau giờ học theo sự hướng dẫn của GV. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo kết quả vào tiết học sau. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 1 – Sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế.
Ân Thi, ngày 05.09.2022
Tổ trường chuyên môn, ký duyệt
 Lê Thị Thoi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_10_chu_de_1_nen_kinh_te_va_chu_the.docx