Giáo án Địa lý Lớp 10 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Hồng Đào

Giáo án Địa lý Lớp 10 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Hồng Đào

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

-Trình bày khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực?

- Trình bày được vận động theo phương thẳng đứng, vận động theo phương nằm ngang và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất?

2. Kĩ năng:

- Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng, đĩa, hình.

3. Thái độ:

- Tích cực học tập, nhận thức đúng về tác động của nội lực. Có thái độ hiểu và nhận thức đúng về bài học.

- Hiểu quy luật tự nhiên và giải thích các hiện tượng tự nhiên dựa trên quan điểm duy vật biện chứng.

4. Đinh hướng phát triển năng lực.

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tư duy tổng hợp; Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình, video.

II. Phương pháp và phương tiện

1. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Đàm thoại, gợi mở,

- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, lược đồ.

2. Phương tiện :

- Lược đồ hình ảnh SGK phóng to

- Phiếu học tập, máy chiếu.

 

doc 7 trang yunqn234 8380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 10 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Hồng Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 (Tiết 1)
BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
-Trình bày khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực?
- Trình bày được vận động theo phương thẳng đứng, vận động theo phương nằm ngang và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất?
2. Kĩ năng: 
- Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng, đĩa, hình.
3. Thái độ: 
- Tích cực học tập, nhận thức đúng về tác động của nội lực. Có thái độ hiểu và nhận thức đúng về bài học.
- Hiểu quy luật tự nhiên và giải thích các hiện tượng tự nhiên dựa trên quan điểm duy vật biện chứng.
4. Đinh hướng phát triển năng lực. 
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tư duy tổng hợp; Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình, video...
II. Phương pháp và phương tiện
1. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm.
- Đàm thoại, gợi mở,
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, lược đồ.
2. Phương tiện : 
- Lược đồ hình ảnh SGK phóng to
- Phiếu học tập, máy chiếu.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và SGK.
2. Kiểm tra bài cũ
1. Nêu đặc điểm lớp Manti?
2. Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?
3. Bài mới: Nội lực là gì, nguyên nhân nào gây ra nội lực và tác động nội lực tới bề mặt Trái Đất ra sao ,chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội lực ( Cá nhân).
 - GV yêu cầu HS quan sát kênh chữ SGK và cho biết : 
+ Nội lực là gì? 
+ Cho biết nguyên nhân sinh ra nội lực? 
- GV lắng nghe, nhận xét và chuẩn kiến thứ
 + Sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực
(Ví dụ: tầng trên lớp Manti có các dòng vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao di chuyển theo hướng đi lên tạo ra sóng núi đại dương hay dải đứt gãy ở chỗ tiếp xúc các mảng kiến tạo. Các dòng đối lưu khi rẽ ngang sang 2 bên gây ra hiện tượng giãn tách đáy đại dương , làm cho các mảng kiến tạo dịch chuyển -> tạo thành các mảng lục địa)
- HS quan sát kênh chữ SGK/29.
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ xung.
- HS liên hệ giải thích được do nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất
+ Năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ
+ Sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực
(Ví dụ: tầng trên lớp Manti có các dòng vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao di chuyển theo hướng đi lên tạo ra sóng núi đại dương hay dải đứt gãy ở chỗ tiếp xúc các mảng kiến tạo)
+ Năng lượng của các phản ứng hóa học
I. Nội lực
1. Khái niệm
- Là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
2. Nguyên nhân
- Nội lực được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của nội lực (Cả lớp)
Bước 1: GV hỏi: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua vận động nào? 
+ Cho biết vận động theo phương thẳng đứng là gì? Nguyên nhân? Kết quả?
- GV lắng nghe, nhận xét và chốt ý.
- Cho HS quan sát hình 1 thung lũng và đồi núi. 
- GV giải thích theo phương thẳng đứng là nâng lên hoặc hạ xuống.
+ Vận động nâng lên -> địa hình nâng lên, diện tích đất liền tăng, biển giảm -> biển thoái
+ Vận động hạ xuống địa hình hạ xuống, diện tích đất liền giảm, mực nước biển tăng -> biển tiến
- Nâng lên tạo ra núi, đồi, còn hạ xuống, tạo ra thung lũng, đồng bằng
Bước 2: GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS:
+ Nhóm 1, 3: Dựa vào kiến thức SGK và hình 8.1 để tìm hiểu vận động uốn nếp: (Phiếu học tập 1)
 - Hiện tượng uốn nếp là gì?
 - Đặc điểm của vận động uốn nếp?
 - Sự khác nhau giữa vận động thẳng đứng và vận động theo phương ngang về hình thức, nguyên nhân, kết quả?
+ Nhóm 2, 4: Dựa vào kiến thức SGK và hình 8.1 để tìm hiểu vận động đứt gãy: (Phiếu học tập 2)
 - Hiện tượng đứt gãy là gì?
 - Đặc điểm của vận động đứt gãy?
 - Sự khác nhau giữa vận động thẳng đứng và vận động theo phương ngang về hình thức, nguyên nhân, kết quả?
- Trong quá trình HS thực hiện GV quan sát, điểu chỉnh, trợ giúp HS.
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, bổ sung và chuẩn kiến thức.
Lấy ví dụ: Một tay cầm chiếc bánh quy và một tay cầm chiếc kẹo, bóp chặt, tác động một lực vào bánh quy và kẹo, nêu hiện tượng.
- HS dựa vào kênh chữ đoạn 1, phần 1 SGK SGK trả lời được:
+ Vận động theo phương thẳng đứng
+ Vận động theo phương nằm ngang
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe, ghi bài. 
- HS tích cực thảo luận, trả lời được khái niệm, đặc điểm, tìm được điểm khác nhau giữa vận động thẳng đứng và vận động theo phương ngang?
- HS các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe, ghi bài.
 II. Tác động của nội lực
1. Vận động theo phương thẳng đứng
a) Khái niệm: 
- Là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng trên một diện tích lớn.
b) Nguyên nhân:
- Do sự dịch chuyển vật chất theo trọng lực
c) Kết quả
- Tạo ra biển tiến, biển thoái
2. Vận động theo phương nằm ngang
a. Hiện tượng uốn nếp
- Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đất đá uốn thành nếp.
- Đặc điểm các lớp đất đá không bị thay đổi về tính chất liên tục
b. Hiện tượng đứt gãy
- Hiện tượng đứt gãy là hiện tượng các lớp đất đá bị gãy đứt và dịch chuyển ngược hướng nhau.
- Đặc điểm các lớp đất đá bị thay đổi về tính chất liên tục.
4. Củng cố
Câu 1: Tác động của nội lực đến bề mặt Trái Đất?
A. Địa hình được nâng lên 
B. Địa hình bị hạ xuống.
C. Địa hình được nâng lên và hạ xuống trên 1 diện tích rộng.
D. Không có tác động lớn đến mặt đất
Câu 2. Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là
A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái. B. hình thành núi lửa, động đất.
C. tạo ra các hẻm vực và thung lũng. D. hình thành miền núi uốn nếp.
Câu 3. Kết quả của vận động theo phương thẳng đứng là 
A. các vùng núi uốn nếp. B. hẻm vực, thung lũng.
C. các địa lũy, địa hào. D. hiện tượng biển tiến, biển thoái. 
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không xuất phát từ nội lực?
A. Uốn nếp, đứt gãy. B. Biển tiến, biển thoái.
C. Xâm thực, bồi tụ. D. Động đất, núi lửa. 
5. Phụ lục 
( Phiếu học tập)
Hiện tượng uốn nếp
Hiện tượng đứt gãy
Khái niệm
Đặc điểm
Vận động thẳng đứng
Vận động nằm ngang
Hình thức
Nguyên nhân
Kết quả
( Thông tin phản hồi) 
Hiện tượng uốn nếp
Hiện tượng uốn nếp
Khái niệm
Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đất đá uốn thành nếp
Hiện tượng đứt gãy là hiện tượng các lớp đất đá bị gãy đứt và dịch chuyển ngược hướng nhau.
Đặc điểm
Các lớp đất đá không bị thay đổi về tính chất liên tục
Các lớp đất đá bị thay đổi về tính chất liên tục.
Vận động thẳng đứng
Vận động nằm ngang
Hình thức
Hiện tượng nâng lên và hạ xuống
Hiện tượng nén ép và tách dãn
Nguyên nhân
Do tác động của lực theo phương
 thẳng đứng
Do tác động của lực theo phương nằm ngang
Kết quả
Sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái
Sinh ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy
RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NHẬN XÉT GIÁO ÁN
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 5 (Tiết 2)
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (T1)
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
-Trình bày khái niệm ngoại lực và nguyên nhân sinh ra ngoại lực và các tác nhân sinh ra ngoại lực?
- Phân biệt được phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học. Trình bày được tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát và nhận xét tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng, đĩa.
3. Thái độ: 
- Tích cực học tập, nhận thức đúng về tác động của ngoại lực. Có thái độ hiểu và nhận thức đúng về bài học.
- Hiểu quy luật tự nhiên và giải thích các hiện tượng tự nhiên dựa trên quan điểm duy vật biện chứng.
4. Đinh hướng phát triển năng lực. 
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tư duy tổng hợp; Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình, video...
II. Phương pháp và phương tiện
1. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm.
- Đàm thoại gợi mở
- Đàm thoại vấn đáp
- Giải thích, minh họa
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, lược đồ.
2. Phương tiện : 
- Lược đồ hình ảnh SGK phóng to
- Phiếu học tập, máy chiếu.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và SGK.
2. Kiểm tra bài cũ
1.Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?
2. Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất?
3. Bài mới: Như chúng ta đã biết, hình dạng thực tế của Trái Đất là rất ghồ ghề, nơi cao, nơi thấp. Nguyên nhân dẫn đến hình dạng đó ngoài tác động của nội lực còn có tác động của ngoại lực. Ngoại lực là gì? Tác động của ngoại lực khác nội lực ở điểm nào? Nguyên nhân nào gây ra ngoại lực? chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngoại lực ( Cá nhân).
 - GV yêu cầu HS quan sát kênh chữ SGK và cho biết : 
+ Ngoại lực là gì? 
+ Cho biết nguyên nhân sinh ra ngoại lực? 
- GV lắng nghe, nhận xét và chuẩn kiến thức
- HS quan sát kênh chữ SGK/32 để tìm hiểu khái niệm ngoại lực, nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực và các tác nhân sinh ra ngoại lực.
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ xung.
- HS liên hệ giải thích được do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời. Nêu các tác nhân của ngoại lực: nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy, băng hà, sóng biển,...)
I. Ngoại lực
1. Khái niệm
- Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ yếu: do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời
- Tác nhân của ngoại lực là các yếu tố khí hậu, nước, sinh vật và con người
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của ngoại lực (Cả lớp)
Bước 1: 
GV giới thiệu: Tác động của ngoại lực thông qua các quá trình ngoại lực: Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
Yêu cầu HS quan sát kênh chữ đoạn 1, phần 1 SGK/32
+ Cho biết quá trình phong hóa là gì?Có những loại phong hóa nào? 
+ Quá tình phong hóa xảy ra mạnh nhất ở đâu? Vì sao?
- GV lắng nghe, nhận xét và chốt ý.
Tại đây, đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ Mặt Trời, nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển, sinh quyển
Bước 2: GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: Hãy tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và kết quả của:
+ Phong hoá lí học 
+ Phong hoá hoá học.
+ Phong hoá sinh học.
Nhóm 1: Cho biết khái niệm, nguyên nhân và kết quả phong hóa lí học? Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh?
Nhóm 2: Cho biết khái niệm, nguyên nhân và kết quả phong hóa hóa học? Vì sao phong hóa lí học lại diễn ra mạnh mẽ nhất ở miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt?
Nhóm 3: Cho biết khái niệm, nguyên nhân và kết quả phong hóa sinh học? Vì sao phong hóa sinh học lại làm cho đá và khoáng vật bị phá hủy cả về mặt cơ giới và mặt hóa học?
- Trong quá trình HS thực hiện GV quan sát, điểu chỉnh, trợ giúp HS.
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, bổ sung và chuẩn kiến thức.
- HS đọc đoạn thông tin SGK trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe, ghi bài. 
- HS tích cực thảo luận, trả lời được khái niệm, nguyên nhân, kết quả, của phong hóa lí học, hóa học và sinh học
-Tại miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), sự dao động nhiệt độ diễn ra mạnh nhất (nhiệt độ ban ngày rất cao, nhiệt độ ban đêm rất thấp).
- Tại miền địa cực sự đóng băng diễn ra mạnh nhất.
-> Tạo điều kiện cho quá trình phong hóa lí học diễn ra mạnh mẽ.
- Do ở những nơi này có nguồn nước phong phú và đa dạng, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn 
-> Làm tăng cường hoạt động của các phản ứng hóa học, hòa tan 
- Rễ cây cắm sâu vào các khe nứt của đá. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rễ cây lớn dần lên và làm cho các khe nứt ngày càng mở rộng => Phá hủy về mặt cơ giới.
Rễ cây tiết ra các chất làm biến đổi tính chất của đá => Phá hủy về mặt hóa học.
- HS các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe, ghi bài.
 II. Tác động của nội lực
1. Quá trình phong hoá.
+ Khái niệm: Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật. + Có ba loại phong hoá.
a) Phong hoá lí học.
+ Khái niệm: Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.
+ Nguyên nhân: do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật, con người.
+ Kết quả: Đá nứt vở, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hoá học.
b) Phong hoá hoá học.
+ Khái niệm: Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật.
+ Nguyên nhân: do tác động của chất khí, nước, các hợp chất hoà tan trong nước, 
+ Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá hủy, biến đổi các thành phần, tính chất hóa học
c) Phong hoá sinh học.
+ Khái niệm: là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.
+ Nguyên nhân: Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật, 
+ Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá hủy, cả về mặt cơ giới cũng như hóa học
4. Củng cố
Câu 1.Tại sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là năng lượng bức xạ Mặt Trời?
Vì dưới tác dụng nhiệt của Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy.
Năng lượng của các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết ) có liên quan trực tiếp đến bức xạ Mặt Trời.
Năng lượng của các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết ) có liên quan gián tiếp đến bức xạ Mặt Trời.
Tất cả đều đúng.
Câu 2. Sản phẩm nào dưới đây không phải của quá trình phong hóa?
Đá bị chuyển dịch khỏi vị trí ban đầu.
Đá bị phá hủy và biến đổi thành phần hóa học.
Đá bị vỡ thành tảng và mảnh vụn.
Đá bị phá hủy cả về mặt cơ giới và hóa học.
Câu 3. Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?
Khí hậu ( nhiệt độ, gió, mưa )
Nước ( nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển )
Năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ
Sinh vật ( động thực vật và con người)
RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NHẬN XÉT GIÁO ÁN
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_10_tuan_5_nguyen_thi_hong_dao.doc