Giáo án Địa lí 10 - Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Giáo án Địa lí 10 - Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Bài 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

Thời lượng: 1 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .

1. Kiến thức

- Biết được các đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của Biển Đông.

- Đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên VN

2. Kĩ năng

- Đọc bản đồ địa hình vùng biển, nhận biết các đường đẳng sâu, thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền.

- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với các mặt tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thiên tai.

3. Thái độ:

Trách nhiệm, ứng xử với thiên nhiên.

Bảo vệ môi trường, hạn chế sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

4. Định hướng các năng lực chính được hình thành

- Tự học

- Giải quyết vấn đề

- Giao tiếp

- Hợp tác

- Sử dụng ngôn ngữ

 

docx 5 trang ngocvu90 3450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 10 - Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
Thời lượng: 1 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .
1. Kiến thức 
- Biết được các đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của Biển Đông.
- Đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên VN
2. Kĩ năng 
- Đọc bản đồ địa hình vùng biển, nhận biết các đường đẳng sâu, thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền. 
- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với các mặt tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thiên tai.
3. Thái độ:
Trách nhiệm, ứng xử với thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường, hạn chế sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
4. Định hướng các năng lực chính được hình thành
- Tự học
- Giải quyết vấn đề
- Giao tiếp
- Hợp tác
- Sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên.
- Bản đồ vùng Biển Đông của Việt Nam
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. .
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Các hình ảnh về địa hình, rừng ngập mặn, thiên tai bão lụt, ở những vùng ven biển
2. Học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Đặt vấn đề
1.1. Mục tiêu: Qua một số hình ảnh giáo viên cung cấp học sinh biết được sơ lược một số vấn đề về Biển Đông, ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên VN.
1.2. Phương thức: Khai thác kiến thức từ bản đồ, hình ảnh.
1.3. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Qua những hình ảnh trên và sự hiểu biết của bản thân em có nhận xét gì về địa hình bờ biển; tài nguyên; thiên tai ở biển Đông?
- Bước 2: Học sinh xem ảnh, nghiên cứu, trao đổi.
- Bước 3: Học sinh trình bày ý kiến
- Bước 4: GV đánh giá ý kiến học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài.
2. Bài mới
* Hoạt động 1
- Mục tiêu: Giúp cho học sinh biết được các đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của biển Đông.
- Phương thức: Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm đôi, sử dụng phương tiện trực quan (bản đồ, Atlat, hình ảnh).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
- Nhiệm vụ: 
+ Dựa vào bản đồ, Atlat, hệ thống kiến thức SGK, em hãy cho biết Biển Đông có những đặc điểm cơ bản nào? (Cả lớp/thảo luận nhóm đôi)
+ Chỉ trên bản đồ và nêu phạm vi của biển Đông, tiếp giáp với vùng biển của những nước nào? (Cá nhân)
- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ: 5 phút.
* Bước 2: HS nghiên cứu, trao đổi theo nhóm cặp để hoàn thành các nhiệm vụ.
* Bước 3: HS trình bày, HS khác bổ sung ý kiến.
* Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của HS và đưa ra kết luận chung.
1. Khái quát về biển Đông:
 - Biển đông là một vùng biển rộng (3,477triệu km2).
- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
* Hoạt động 2
- Mục tiêu: Đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam.
- Phương thức: Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm đôi, sử dụng phương tiện trực quan (bản đồ, Atlat, hình ảnh).
- Các bước hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, thời gian thực hiện nhiệm vụ
+ Nhiệm vụ: Dựa vào hệ thống kiến thức SGK và sự hiểu biết của bản thân các em hãy hoàn thành phiếu học tập.
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ: 5 phút.
* Bước 2: HS nghiên cứu, trao đổi theo nhóm cặp để hoàn thành phiếu học tập.
* Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
* Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của HS và đưa ra kết luận chung.
2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
a. Khí hậu: Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển: 
- Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô.
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, 
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển 
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan . . .Có trữ lượng lớn.
- Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng...
d. Thiên tai 
- Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt, sạt lở bờ biển. 
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung.
3. Luyện tập 
3.1. Mục tiêu: Thông qua hệ thống các câu hỏi, học sinh nắm vững được những ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.
3.2. Phương thức: Giáo viên nêu câu hỏi trắc nghiệm khách quan, học sinh trả lời.
Câu 1. Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực :
A. Sinh vật.	B. Địa hình.
C. Khí hậu.	D. Cảnh quan ven biển.
Câu 2. Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta?
A. 3 - 4 cơn.	B. 8 cơn.
C. 6 – 7 cơn.	D. 9 – 10 cơn
Câu 3. Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hệ sinh thái trên đất phèn
Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển
Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô
Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?
Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí
Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn
Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước
Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc
Câu 5. Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta
Phân hóa thành 4 mùa rõ rệt
Mang tính hải dương, điều hòa hơn
Mùa hạ nóng, khô; mùa đông lạnh, mưa nhiều
Mang tính khắt nghiệt
4. Vận dụng, mở rộng
- Qua nội dung bài học, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải thích được các vấn đề về sự ảnh hưởng của Biển Đông.
Ví dụ: 
- Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn khắc nghiệt như một số nước cùng vĩ độ?
- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với các mặt tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thiên tai.
 ..
PHIẾU HỌC TẬP
Dựa vào hệ thống kiến thức SGK và sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên Việt Nam?
Câu 1: Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?
- Mang lại cho nước ta 
- Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta ..
Câu 2: Em có nhận xét gì về các dạng địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta?
- Các dạng địa hình ven biển nước ta .
- Các hệ sinh thái vùng ven biển .
 .
Câu 3: Em hãy đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta.
 Vùng biển Việt Nam .tài nguyên khoáng sản và hải sản.
- Tài nguyên khoáng sản có .
 ..
- Tài nguyên hải sản...............................................................................................................
Câu 4: Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng của những thiên tai gì từ biển?
- ..
- ..
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_10_bai_8_thien_nhien_chiu_anh_huong_sau_sac_c.docx