Giáo án Địa lí Lớp 10 - Chủ đề: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Giáo án Địa lí Lớp 10 - Chủ đề: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.

- Khi đọc bản đồ địa lí trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải của biểu đồ.

- Nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ qua các đặc điểm kí hiệu bản đồ.

- Phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các bản đồ khác nhau.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh, hình vẽ.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

 

docx 7 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 10 - Chủ đề: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . / . / . 
TIẾT 1, 2: BÀI 2 + 4. 
Phần I: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Chương 1: BẢN ĐỒ
Chủ đề: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.
- Khi đọc bản đồ địa lí trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải của biểu đồ.
- Nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ qua các đặc điểm kí hiệu bản đồ.
- Phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các bản đồ khác nhau.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh, hình vẽ.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhận biết được bản đồ, để thể hiện các đối tượng sự vật hiện tượng trên thế giới lên bản đồ thì cần những phương pháp nào.b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS quan sát một số bản đồ và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh về một số bản đồ: Các bản đồ có nội dung gì? Nhận xét những đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đổ?Theo em cần làm gì để thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về một số phương pháp thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ
a) Mục đích: HS hiểu về đối tượng biểu hiện, khả năng thể hiện của một số phương pháp thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ, so sánh các phương pháp. Khai thác và sử dụng kiến thức trong SGK.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
1. Phương pháp kí hiệu
a. Đối tượng biểu hiện.
- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. 
b. Các dạng kí hiệu.
- Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng,...
- Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít,...
- Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả,...
c. Khả năng biểu hiện.
- Tên và vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. 
a. Đối tượng biểu hiện.
- Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng Tự nhiên & các hiện tượng KTXH trên bản đồ 
+ Hiện tượng tự nhiên: Sự di chuyển của gió, bão, các dòng hải lưu
+ Hiện tượng KTXH: Sự di chuyển các luồng dân cư, sự vận chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân 
b. Khả năng biểu hiện.
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Khối lượng của đối tượng di chuyển, tốc độ di chuyển.
- Chất lượng của đối tượng di chuyển.
3. Phương pháp chấm điểm.
a. Đối tượng biểu hiện.
- Biểu hiện các hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ bằng các điểm chấm trên bản đồ (ví dụ: Phân bố dân cư, phân bố cây lương thực, đàn gia súc )
b. Khả năng biểu hiện.
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Đặc điểm của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
a. Đối tượng biểu hiện.
- Thể hiện giá tri tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện.
- Vị trí của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng 
- Chất lượng của đối tượng.
- Cấu trúc của đối tượng.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành nhiệm vụ sau 
+ Nhóm 1: Nghiên cứu SGK, bản đồ công nghiệp Việt Nam, cho biết đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện của phương pháp kí hiệu?
+ Nhóm 2: Nghiên cứu SGK, bản đồ khí hậu Việt Nam, cho biết đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện của phương pháp kí hiệu đường chuyển động?
+ Nhóm 3: Nghiên cứu SGK, Hình 2.4, bản đồ dân cư Việt Nam cho biết: đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện của phương pháp chấm điểm? Lấy ví dụ chứng minh?
+ Nhóm 4: Nghiên cứu SGK, Hình 2.5 SGK cho biết đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện của phương pháp bản đồ, biểu đồ? nêu ví dụ?
Sản phẩm được trình bày trên phiếu học tập chung của nhóm
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành nhiệm vụ trong 5 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2: Thực hành xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng 
địa lí trên bản đồ.
a) Mục đích: HS biết các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ..
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
Nội dung thực hành
- Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên các hình 2.2, 2.3, 2.4.
Tên bản đồ
Nội dung 
bản đồ
Phương pháp biểu hiện
Tên phương pháp
Đối tượng biểu hiện
Khả năng
biểu hiện
Hình 2.2. Bản đồ công nghiệp điện Việt Nam.
Thể hiện vị trí, quy mô các nhà máy Nhiệt điện, Thuỷ điện ở VN.
Phương pháp kí hiệu hình học.
Các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.
- Các trạm điện, đường dây.
- Quy mô các nhà máy.
- Vị trí nhà máy.
Hình 2.3. Bản đồ gió và bão ở Việt Nam
Các hướng gió, tần suất bão ở Việt Nam.
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
 Gió và bão ở Việt Nam
Hướng di chuyển,
khối lượng, tốc độ, chất lượng của đối tượng.
Hình 2.4
Phân bố dân cư Châu Á
Phương pháp chấm điểm
Phân bố dân cư ở Châu Á
Quy mô, mức độ tập trung dân cư
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV treo các hình 2.2; 2.3 và 2.4 lên bảng.
GV chia HS trong lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm. Mỗi nhóm sẽ chuẩn bị một phương pháp bằng phiều học tập.
Nhóm 1, 2: Xác định phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên hình 2.2
Nhóm 3, 4: Xác định phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên hình 2.3.
Nhóm 5, 6: Xác định phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên hình 2.4.
+ GV phát phiếu học tập cho các nhóm
Tên bản đồ
Nội dung bản đồ
Phương pháp biểu hiện
Tên phương pháp
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Câu hỏi nâng cao: Theo em khác biệt giữa phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu đường chuyển động là gì?
- Trong thực tế người ta có sử dụng đơn lẻ các phương pháp không? Tại sao? 
2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm nào?
A. Phân bố với phạm vi rộng rải	B. Phân bố theo những điểm cụ thể
C. Phân bố theo dải	D. Phân bố không đồng đều
Câu 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí?
A. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể C. Có sự di chuyển theo các tuyến
B. Có sự phân bố theo tuyến	D. Có sự phân bố rải rác
Câu 3: Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm nào?
A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ	B. Phân bố tập trung theo điểm
C. Phân bố theo tuyến	D. Phân bố ở phạm vi rộng
Câu 4: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện các đối tượng:
A. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
B. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
C. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ.
 D. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
Câu 5: Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp:
A. Kí hiệu đường chuyển động	B. Vùng phân bố
C. Kí hiệu	D. Chấm điểm
Câu 6: Để thể hiện số lượng đàn bò của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp:
A. Kí hiệu	B. Chấm điểm
C. Bản đồ – biểu đồ	D. Vùng phân bố
Câu 7: Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp:
A. Kí hiệu	B. Bản đồ – biểu đồ
C. Vùng phân bố	D. Chấm điểm
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân biệt được sự khác nhau giữa các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ?
 * Trả lời câu hỏi:
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_10_chu_de_mot_so_phuong_phap_bieu_hien_ca.docx