Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 10 - Chủ đề: Văn tự sự. Văn học dân gian - Năm học 2019-2020 - Trần Ngọc Tuấn
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp các em hệ thống hóa kiến thức và luyện tập về thể loại văn học dân gian
2. Kỹ năng: phân tích đặc trưng thể loại văn học dân gian.
B. TIẾN TRÌNH DAÏY HOÏC
I. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức đã học
1. Sử thi:
- Mục đích sáng tác: Ghi lại cuộc sông và ước mơ phát triển cộng đồng của người Tây nguyên xưa.
- Nội dung phản ánh: Xã hội Tây Nguyên cổ đại ở thời kì công xã thị tộc.
- Nghệ thuật: So sánh, phóng đại, trùng điệp diễn tả hình tượng hoành tráng, hào hùng.
- Kiểu nhân vật: Người anh hùng sử thi cao đẹp, kì (Đăm Săn).
2. Truyền thuyết:
- Mục đích sáng tác: Bày tỏ thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Nội dung phản ánh: Kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu.
- Nghệ thuật: Từ “cái lõi là sự thật lịch sử” hư cấu mang yếu tố kì ảo, hoang đường.
- Kiểu nhân vật: Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa.
3. Truyện Cổ tích:
- Mục đích sáng tác: Thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính nghĩa thắng gian tà.
- Nội dung phản ánh: Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện - ác, chính nghĩa - gian tà.
- Nghệ thuật: Truyện hoàn toàn do hư cấu, kết cấu trực tuyến, kết thúc thường có hậu.
- Kiểu nhân vật: Người con riêng, người mồ côi, người em út, người lao động nghèo khổ, bất hạnh, người có tài lạ,.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY THÊM TRONG NHÀ TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10 HỌC KỲ I 12 tuần x 2 tiết = 24 tiết (Từ tuần 7 đến tuần 18) Tuần Chủ đề Tổng số tiết Ghi chú 7 Chủ đề: Văn tự sự 8 Từ tiết 1 đến tiết 8 8 9 10 11 Chủ đề: Văn học dân gian 4 Từ tiết 9 đến tiết 12 12 13 Chủ đề: Văn học Trung đại 4 Từ tiết 13 đến tiết 16 14 15 Chủ đề: Văn nghị luận 4 Từ tiết 17 đến tiết 20 16 17 Ôn tập học kỳ I 4 Từ tiết 21 đến tiết 24 18 Tây sơn, ngày . tháng 9 năm 2019 Tổ trưởng chuyên môn Nhóm trưởng Hiệu trưởng duyệt Tây sơn, ngày . Tháng 9 năm 2019 Ngaøy soïan: 25/9/2019 (Tổng số: 8 tiết (từ tiết 1 đến tiết 8) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về văn tự sự. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cách làm bài văn tự sự. B. TIẾN TRÌNH DAÏY HOÏC I. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức đã học 1. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự Dự kiến trả lời - Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường kể về một chuyện nào đó cho người khác nghe và thường được nghe người khác kể cho nghe về chuyện nào đó. - Trong hoạt động kể, người kể thông báo, giải thích, làm cho người nghe nắm được nội dung mình kể; người nghe chú ý, tìm hiểu nội dung mà người kể muốn thông báo, nắm bắt thông tin mà người kể truyền đạt. - Những câu chuyện chỉ có ý nghĩa khi chúng đáp ứng nhu cầu hiểu biết của người nghe về một chủ đề nào đó. 2. Những biểu hiện cụ thể của phương thức tự sự trên văn bản tự sự Dự kiến trả lời - Nhờ phương thức tự sự, người kể (bằng miệng hay viết) làm cho người nghe (hay đọc) nắm được nội dung câu chuyện như: truyện kể về ai, ở thời nào, sự việc chính là gì, diễn biến của sự việc ra sao, kết thúc thế nào, chuyện đem lại ý nghĩa gì,...? - Phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc theo một trình tự nhất định, có trước có sau, có mở đầu, tiếp diễn và kết thúc. 3.Các bước tóm tắt văn bản tự sự: Dự kiến trả lời - Đọc kỹ văn bản, xác định nhân vật chính. - Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. - Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc). 4. Các yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự Dự kiến trả lời - Đáp ứng mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt tác phẩm. - Bảo đảm tính khách quan (trung thành với nội dung chính của tác phẩm, không thêm vào những nội dung, sự việc vốn không có, không chen vào ý kiến cá nhân). - Bảo đảm tính hoàn chỉnh, đầy đủ. - Bảo đảm tính cân đối, ngắn gọn. II. Hoạt động 2: Luyện tập 1) Dạng câu hỏi: Nhận biết và thông hiểu Xác định chuỗi sự việc chính trong truyện Thánh Gióng? Gợi ý đáp án + Truyện kể về anh hùng Gióng, ở thời Hùng Vương thứ sáu; sự việc chính là Gióng đánh giặc cứu nước, câu chuyện Gióng đánh giặc cho thấy tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng bảo vệ non sông của nhân dân ta. + Các sự việc trong truyện Thánh Gióng đã được sắp xếp trình bày theo một trật tự, sự sắp xếp các sự việc theo trật tự trước sau này chính là phương thức tự sự của truyện. Sự việc chính có thể tóm tắt trình tự diễn biến các sự việc chính của truyện Thánh Gióng như sau: (1). Sự ra đời của Gióng; (2). Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc; (3). Gióng lớn nhanh như thổi; (4). Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc; (5). Thánh Gióng đánh tan giặc; (6). Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời; (7). Vua phong danh hiệu và lập đền thờ; (8). Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng. Mỗi sự việc có một ý nghĩa riêng tạo thành ý nghĩa của toàn bộ truyện. Trật tự từ (1) cho đến (8) là thứ tự diễn biến các sự việc không thể đảo 2) Dạng câu hỏi vận dụng: a. Hãy lập dàn ý cho một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý - Xác định đề tài:Kỷ niệm về một người vợ liệt sĩ và nghị lực trong đời sống. - Dự kiến cốt truyện: + Sự việc 1: Đến thăm một gia đình liệt sĩ và gặp một người vợ liệt sĩ đáng khâm phục. + Sự việc 2:Những việc làm cụ thể của người vợ liệt sĩ sau chiến tranh:chăm chỉ,tần tảo,nuôi con ăn học,hiếu thảo với bố mẹ chồng,đi tìm hài cốt của chồng. + Sự việc 3:Trước khi nhắm mắt vẫn chưa tìm được hài cốt của chồng à Mong gặp chồng ở thế giới bên kia b. Lập dàn ý cho câu chuyện có đề tài: Một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân... ” vươn lên trong cuộc sống, học tập. Gợi ý đáp án - Chọn câu chuyện của một ngưòi bạn hay của chính mình để tiếp tục sáng tạo, hư cấu... . - Trước khi viết, phải hình dung ý tưởng của truyện để định hướng câu chuyện ngay từ đầu, tránh lang man, tản mạn, không có chủ đề... - Hình dung cốt truyện gồm mấy ý, mấy đoạn. - Dựa trên cốt truyện để hình dung các nhân vật, với những việc làm, cử chỉ, ngôn ngữ... biểu hiện cá tính và gây ra chuyện để kể (mâu thuẫn). Chuyện để kể là những sai lầm vì sa vào các trò chơi điện tử. - Cần suy nghĩ để có cách kết thúc hợp lí, giải quyết được các mâu thuẫn mà có thể gợi ra những suy nghĩ mối cho người đọc. Ví dụ: một việc làm nào đó của bạn khiến mình bất ngờ phải thay đổi cách hiểu, một sự trả giá đau xót, sự hôi hận... c. Nếu viết bài văn kể về những ngày mẹ ốm, anh (chị) sẽ lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu nào? Gợi ý đáp án Có thể chọn những sự việc, chi tiết khác nhau, nhưng giáo viên có thể gợi ý những sự việc và chi tiết tiêu biểu sau: + Mẹ mệt mỏi, gầy đi nhiều song ánh mắt vẫn hiền từ, lời nói vẫn ngọt ngào. Mẹ vẫn quan tâm lo lắng cho em, cho cả nhà. + Cả nhà đều buồn. Mọi người qua lại rón rén, cố gắng dành sự yên tĩnh để nghỉ ngơi. Căn nhà thiếu vắng tiếng cười đùa. Bữa ăn không vui vẻ như khi mẹ khỏe mạnh. + Cả gia đình đều lo lắng, ai cũng muốn mẹ mau lành bệnh để căn nhà lại tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. + Bản thân em có nhiều cố gắng. Ngoài việc học, em dành thời gian ở bên mẹ, chăm sóc mẹ... d. Viết đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong đoạn thơ sau: Quảy gánh qua đồng ruộng, Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng. Vừa đi vừa ngoảnh lại, Vừa đi vừa ngoái trông, Chân bước xa lòng càng đau nhớ. Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi, Tới rừng lá ngón ngóng trông. Anh tới nơi, em bẻ lá xanh anh ngồi; Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay laị, Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi. (Tiễn dặn người yêu) Gợi ý: - Đọc lại đoạn thơ (3-5 lần) - Xác định ý bao trùm và các ý cụ thể trong đoạn thơ. - Hình dung những cử chỉ, tâm trạng của nhân vật ở trong đoạn thơ này. - Viết câu mở đầu (thể hiện ý khái quát - câu chủ đề) rồi viết các câu khác (diễn đạt các ý cụ thể) Dự kiến đáp án Có thể tham khảo đoạn văn sau: Nhân vật "em yêu" đành bước theo chồng. Quảy gánh qua đồng, cô vừa đi vừa ngoảnh lại, ngoái trông. Lòng "đau nhớ"; không còn hi vọng, cô vẫn chờ, vẫn đợi người yêu ở rừng ớt, rừng cà rồi rừng lá ngón. e. Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” ? Gợi ý đáp án (1) Nhân vật chính: lão Hạc. (2) Chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu và diễn biến của các sự việc đó: - Lão Hạc có một người con trai và một mảnh vườn. - Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su để lại cho lão con chó vàng. - Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. - Lão đem tiền dành dụm gởi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. - Cuộc sống khó khăn nhưng lão từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. - Một hôm lão xin Tư Binh ít bã chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Tư Binh uống rượu: Ông giáo rất buồn khi nghe Tư Binh kể chuyện ấy. - Lão Hạc bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội. - Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Tư Binh và ông giáo hiểu. => Sau đó yêu cầu học sinh viết đoạn văn tóm tắt. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà qua đề: (học sinh về nhà làm, nộp bài và giáo viên sửa ở đầu tiết sau) Đề bài: Tóm tắt truyện Tấm Cám lần lượt dựa theo các nhân vật Tấm hoặc Cám. Gợi ý đáp án Các em cần hình dung được rõ địa vị, hành động, lời nói và quan hệ giữa các nhân vật cần tóm tắt với các nhân vật khác. Ví dụ: khi tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Tấm, cần thấy được quan hệ giữa Tấm với Cám, dì ghẻ, bà cụ già. Ngaøy soïan: 10/10/2019 Tổng số: 4 tiết (từ tiết 9 đến tiết 12) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp các em hệ thống hóa kiến thức và luyện tập về thể loại văn học dân gian 2. Kỹ năng: phân tích đặc trưng thể loại văn học dân gian. B. TIẾN TRÌNH DAÏY HOÏC I. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức đã học 1. Sử thi: - Mục đích sáng tác: Ghi lại cuộc sông và ước mơ phát triển cộng đồng của người Tây nguyên xưa. - Nội dung phản ánh: Xã hội Tây Nguyên cổ đại ở thời kì công xã thị tộc. - Nghệ thuật: So sánh, phóng đại, trùng điệp diễn tả hình tượng hoành tráng, hào hùng. - Kiểu nhân vật: Người anh hùng sử thi cao đẹp, kì (Đăm Săn). 2. Truyền thuyết: - Mục đích sáng tác: Bày tỏ thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. - Nội dung phản ánh: Kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu. - Nghệ thuật: Từ “cái lõi là sự thật lịch sử” hư cấu mang yếu tố kì ảo, hoang đường. - Kiểu nhân vật: Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa. 3. Truyện Cổ tích: - Mục đích sáng tác: Thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính nghĩa thắng gian tà. - Nội dung phản ánh: Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện - ác, chính nghĩa - gian tà. - Nghệ thuật: Truyện hoàn toàn do hư cấu, kết cấu trực tuyến, kết thúc thường có hậu. - Kiểu nhân vật: Người con riêng, người mồ côi, người em út, người lao động nghèo khổ, bất hạnh, người có tài lạ,... 4. Ca dao: - Đặc điểm: + Về Nội dung: Ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người lao động.Nó thường được biểu hiện thành:những câu hát than thân, những câu hát yêu thương tình nghĩa, những tiếng cười trào lộng, châm biếm . + Về Nghệ thuật: Ca dao là sáng tác tập thể, vì vậy nó kết tinh nghệ thuật ngôn từ của nhân dân.Nó có những đặc trưng riêng về thể thơ,kết câu - Những lưu ý khi đọc – hiểu ca dao: + Trước hết, phải xác định nhân vật chủ thể trữ tình (chẳng hạn như: chàng trai - cô gái trong quan hệ tình yêu, vợ chồng trong quan hệ gia đình ) + Đọc – hiểu các biểu tượng thơ ca (biểu tượng ẩn dụ như: thuyền – bến, dòng sông – dải yếm, con cò ), những hình ảnh so sánh: tấm lụa đào, giếng giữa đàng, mẹ – biển, cha – trời + Đọc – hiểu kết câu bài ca dao (kết cấu đối đáp..), các kiểu diễn đạt( mô típ mở đầu: thân em,ước gì ). + Đọc – hiểu nhịp điệu bài ca dao (chính là nhịp điệu của biểu hiện dòng cảm xúc). + Cuối cùng tổng hợp tất cả các kết quả đọc – hiểu nói trên để tìm ra chủ đề, cảm hứng chủ đạo và giá trị của bài ca dao. II. Hoạt động 2: Luyện tập 1) Dạng câu hỏi: Nhận biết và thông hiểu a. Tại sao trước khi Đăm Săn và Mtao Mxây đánh nhau, hai bên đều gọi nhau là “diêng”? Dự kiến đáp án Vì đó là cách gọi tỏ thái độ lịch sự, tôn trọng đối phương thường có trong sử thi và phong tục giao tiếp của người Tây Nguyên. Đó cũng là cách thể hiện thái độ tôn trông đối với cộng đồng láng giềng mà nhân vật sử thi của hai bên đại diện. Tuy nhiên, đằng sau cách gọi này còn hàm ẩn ý giễu cợt, đã là “diêng” mà Mtao Mxây còn đi cướp vợ bạn. b. Vì sao sau khi giết chết Mtao - Mxây, Đăm Săn kêu gọi dân làng của Mtao - Mxây đi theo mình và họ đã nhất tề đi theo ngay để về với Đăm Săn? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Dự kiến đáp án + Mục đích của Đăm Săn khi đánh Mtao - Mxây không chỉ vì cứu vợ, trong tâm thức của mình, Đăm Săn còn có dân làng của kẻ bại trận, phải cứu họ, phải tổ chức lại cuộc sống bình yên cho họ. + Ước muốn ấy của Đăm Săn cũng chính là ước muốn của dân làng Mtao - Mxây, họ phải tìm về với chủ mới xứng đáng hơn, có thể bảo đảm cho cuộc sống bình yên của họ "không đi sao được!...Chúng tôi còn ở với ai". + Họ nhất tề đi theo ngay về với Đăm Săn như là một quy luật tất yếu trong cuộc sống, phản ánh sự vận động phát triển của cộng đồng thị tộc xã hội Tây Nguyên lúc bấy giờ.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_day_them_ngu_van_lop_10_chu_de_van_tu_su_van_hoc_dan.doc