Bài giảng Ngữ văn 10 - Hồi trống Cổ Thành (trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” – La Quán Trung)

Bài giảng Ngữ văn 10 - Hồi trống Cổ Thành (trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” – La Quán Trung)

I. Tìm hiểu chung:

 1.Cuộc đời và sự nghiệp của La Quán Trung

 2. Tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa”

 3. Xuất xứ đoạn trích “Hồi Trống Cổ Thành”

 4. Bố cục đoạn trích

II. Đọc Hiểu Văn Bản:

1. Hình tượng nhân vật Trương Phi

• Là hình tượng sinh động nhất, là nhân vật trọn vẹn nhất trong Tam Quốc

 

ppt 23 trang ngocvu90 5680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Hồi trống Cổ Thành (trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” – La Quán Trung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồi trống Cổ Thành( trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” –La Quán Trung)I. Tìm hiểu chung: 1.Cuộc đời và sự nghiệp của La Quán Trung 2. Tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” 3. Xuất xứ đoạn trích “Hồi Trống Cổ Thành” 4. Bố cục đoạn tríchII. Đọc Hiểu Văn Bản:1. Hình tượng nhân vật Trương PhiLà hình tượng sinh động nhất, là nhân vật trọn vẹn nhất trong Tam QuốcQua hiểu biết về tác phẩm và đọc đoạn trích, em bước đầu hiểu tính cách nhân vật Trương Phi như thế nào? Là một con người cương trực,ngay thẳng,nóng nảy nhưng nội tâm thuần khiết,yêu ghét rõ ràng,là con người “thẳng như làn tên bắn,sáng như tấm gương soi”.Khi nghe Tôn Càn báo tin, Trương Phi đã có thái độ và hành động như thế nào ?“ Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng,lập tức mặc giáp, vác mâu,lên ngựa,dẫn một nghìn quân, đi tắt qua cửa bắc.” Nhịp văn nhanh,mạnh,gấp như hàm chứa sức nổ  Hành động liên tiếp trong im lặng mà sôi sục bão táp nội tâm (cho thấy Trương Phi căm hận Quan Công biết chừng nào nên đã có kế hoạch đối phó khi gặp lại Quan Công) Khi gặp Quan Công, Trương Phi đã có những hành động gì?Thái độ của Trương Phi có còn là im lặng? Lúc này độ căng của sự im lặng bùng nổ thành tiếng thét “hò hét như sấm”, kèm theo đó là các động tác “mắt trợn tròn xoe”, “râu hùm vểnh ngược”, “múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công ?Vì không thông tin tức, không hiểu rõ khúc nhôi tình đầu nên đã nghi ngờ Quan Công phản bội lại anh em, phản bội lại lời thề kết nghĩa vườn đào để theo Tào Tháo . Mặt khác Phi lại là người nóng nảy, bộc trực ,thiếu suy nghĩ chín chắn trước tình huống đột ngột khó giải quyết, đinh ninh rằng Quan Công vâng lệnh Tào Tháo đến lừa bắt mình để lập công  phản ứng tức thì,đối xử với người anh kết nghĩa như với kẻ thù, đòi giết Quan Công.  Cái ngờ của bậc trượng phu hào kiệt Trương Phi đã chuyển mối nghi ngờ này thành sự quyết liệt nói ra những lời buộc tội. Vậy đầu tiên Trương Phi đã buộc Quan Công phạm vào tội gì ? thể hiện qua câu nói nào ?_ Với sự cương trực, thẳng thắn Trương Phi đã buộc Quan Công vào tội bội nghĩa –phản bội lời thề vườn đào: “Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa”_Phi đưa ra bằng chứng chứng minh Quan Công bội nghĩa: “được phong hầu tứ tước” và luận ra mục đích Quan Công tìm gặp mình một cách rất lôgíc: “nay lại đến đây đánh lừa tao”  Phi quyết liều sống chết chứ nhất định không chịu bị mắc lừa, không chịu đi theo con đường của Quan .Từ tình cảm anh em Trương Phi đã nâng cấp sự bội nghĩa đó lên thành tình cảm gì –buộc Quan Công vào tội nào? thể hiện qua câu nói nào?_Trương Phi đưa ra tình cảm vua tôi –buộc Quan Công vào tội bất trung(đi thờ Tào Tháo): “Trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ ?” Sự ngay thẳng, rạch ròi, dứt khoát của Trương Phi về chữ nghĩa (không có thứ đại nghĩa chung chung,bấp bênh,với tín nghĩa mơ hồ lẫn lộn không phân biệt thù bạn địch ta như Quan Công)Tại sao Trương Phi luôn gạt phắt –không chịu nghe những lời thanh minh,trần tình của bất kì ai ,cứ một mực đòi giết thằng phụ nghĩa Vân Trường?Với Trương Phi –con người thẳng tính,cương trực không chịu được sự lắt léo,quanh co thì khó có thể chấp nhận luận điệu: “tạm nương nhờ bên Tào Tháo” cho dù đó là tình thế bất đắc dĩ Hai chị dâu và Tôn Càn càng thanh minh cho Quan thì càng đổ thêm dầu vào lửa và Trương Phi càng khẳng định quyết ý của mình . Cuối cùng Trương Phi buộc Quan Công vào tội gì? Đây có phải là đỉnh điểm của xung đột ?Buộc Quan Công vào tội bất nhân (đem quân đến bắt Trương Phi): “nó lại đây tất là để bắt ta đó”, “không phải quân mã là gì kia” Lời buộc tội này là đỉnh điểm của xung đột,làm cho Quan Công bị trói buộc chặt hơn vào tội lừa dối –bị dồn vào thế bí,không còn đường để chối cãi : “Bây giờ còn chối nữa thôi ?”Tại sao Trương Phi lại chấp nhận đề xuất của Quan Công ?Vì : _ Đây là cách nhận diện con người Quan Công tốt nhất._ chỉ có sự kiện bằng máu của kẻ thù mới có thể giải nghi trong lòng Trương Phi._ phù hợp với tính cách của Trương Phi : đen trắng phải rõ ràng, bạn thù phải rành mạch . Trương Phi không hoàn toàn tin tuyệt đối rằng Quan Công đã hàng Tào, phản bội lại lời thề . Độ căng của xung đột đã có dấu hiệu chùng xuống, Trương Phi chuyển sang trạng thái chờ đợi.Với Trương Phi, ba hồi trống vừa là hạn định thử thách vừa chứa cả niềm hi vọng. Tới đây bao nhiêu nghi ngờ, uất ức của Trương Phi như dồn vào cánh tay gấp gáp “thẳng cánh đánh trống”. Rõ ràng từ khi Tôn Càn báo tin đến giờ cái đầu của Trương Phi vẫn còn “nóng”. Thành ngữ có câu: “Nóng như Trương Phi”. Vậy cái nóng của Trương Phi trong đoạn trích này là tích cực hay tiêu cực, có phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở không? Cái nóng mang tính tích cực vì: càng nóng nảy dấn tới Trương Phi càng cho thấy ở mình sự cương trực, không khoan nhượng, dung tha với cái dối trá,bội bạc. Đó là cái nóng của bậc trương phu hào kiệt, của người biết giữ tín nghĩa có đạo trung rõ ràng, là cái nóng của con người ngay thẳng, không chấp nhận được sự lắt léo,quanh co .Đó còn là nóng lòng xoá sạch bất công, nóng lòng đạp đổ ngang trái, nóng lòng muốn biết sự thực,tìm cho ra lẽ phải.Tại sao khi đầu Sái Dương đã rơi mà Trương Phi vẫn chưa chịu nhận anh –Phi còn làm những việc gì sau đó ?chứng tỏ thêm tính cách gì trong con người Trương Phi ?_Vì: Trương Phi không dễ dàng vội tin mặc dù câu chuyện đã chín phần đáng tin ._Trương Phi còn: + hỏi kĩ tên lính bị bắt chuyện ở Hứa Đô + đưa hai chị vào thành, nghe hai bà kể hết mọi chuyện Trương Phi còn là người thận trọng, tinh tế và khôn ngoan Chi tiết cuối cùng của đoạn trích: “Trương Phi nghe hết chuyện rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường” cho thấy nét đáng quý gì ở nhân vật Trương Phi ? Hành động khóc và lạy anh chứng tỏ Trương Phi còn là người khiêm tốn, biết phục thiện –biết lỗi và nhận lỗi chân thành.  Tóm lại trong đoạn trích Trương Phi là hình tượng nổi bật –là con người cương trực, ngay thẳng, trung nghĩa, nóng nảy nhưng tinh tế và khôn ngoan lại là người khiêm tốn, biết phục thiện thật đáng là bậc anh hùng trượng phu hào kiệt, một hổ tướng giỏi giang của nước Thục sau này. Trương Phi thật xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ trong bài thơ “Tức Cảnh” mà Nam Trân dịch có câu: “Cành lá khéo in hình Dực Đức”. Đúng là hình dáng Trương Phi mãi ngay thẳng,hiên ngang giữa trời .Tính cách nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào? A. Xử sự với người anh kết nghĩa như với kẻ thù B. Gạt phắt những lời thanh minh, trần tình của mọi người–cứ một mực đòi giết thằng phụ nghĩa Vân Trường.C. thẳng cánh đánh trống D. Hỏi han tỉ mỉ tên lính Tào –nghe hết chuyện hai chị kể lại và khóc lạy Vân Trường. E. Tất cả các chi tiết trên .2. Hình tượng nhân vật Quan CôngCửa quan tại Cổ Thành có gì khác với 5 cửa quan trước đó mà Quan Công đã vượt qua? Tại sao nói đây là cửa quan thứ 6 và viên tướng thứ 7 đặc biệt mà Quan Công khó vượt qua nhất ? _Đây không phải là cửa quan do địch dựng nên mà là cửa quan tình cảm với xung đột được đặt trên sự hiểu nhầm, sự hoài nghi giữa anh em với nhau, là cửa quan thử thách lòng trung nghĩa, là cửa quan bày tỏ sự trong sáng,cửa quan không dung những kẻ tham vàng phụ nghĩa._ Năm cửa quan trước Quan Công không hề băn khoăn,do dự khi chém chết 6 tướng của TàoTháo vì Quan Công trước sau vẫn coi Tào Tháo là kẻ thù,một lòng một dạ đi tìm anh. Còn ở cửa quan thứ 6 này với viên tướng giữ thành thứ 7 lại chính là người em kết nghĩa của mình là điều mà Quan Công không ngờ nhất thì Quan Công không thể vượt qua bằng cách vung cây long đao yển nguyệt.Trước sự “ngỗ ngược” của cậu em, Quan Công đã làm gì ? Cho thấy điều gì trong con người Quan Công ?Trước sự thẳng thắn, quyết liệt của Trương Phi, Quan Công đã:_ tránh né mũi bát xà mâu của người em nóng nảy _mềm mỏng thanh minh cho cái oan đặc biệt của mình_cầu cứu hai chị dâu_chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oanSự nhún nhường, độ lượng, trong sáng, trung dũng, đầy nghĩa khí của QCôngVì sao Quan Công chẳng nói một lời xông lại đánh Sái Dương,chưa dứt một hồi đã chém tướng giặc rơi đầu?Vì Quan Công ý thức được sự cấp bách của thời gian: mình càng thắng nhanh càng chứng tỏ được tấm lòng trung nghĩa trong sáng của mình trước người em kết nghĩa . Đó là cái im lặng của sự gấp gáp, im lặng của nỗi oan ức chưa thể giải thích và còn là cái im lặng của con người đầy tài giỏi, đầy tự tin_ một người thần chỉ trong nháy mắt đã chém rơi đầu viên tướng TàoTrong đoạn trích Quan Công đóng vai trò phụ, là nhân vật ảnh cốt để soi chiếu, làm nổi bật nhân vật TrươngPhi. Tuy nhiên tấm lòng trong sáng, trung nghĩa son sắt và tài năng của Quan Công thật xứng đáng với lời khen ngợi của Hồ Chủ Tịch : “Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công” (Tức Cảnh –Nam Trân dịch)3. Âm vang hồi trống Cổ ThànhThảo Luận : Đây có phải là hồi trống thúc quân thông thường trong các trận đánh không? Âm vang của hồi trống Cổ Thành (rung lên từ cánh tay giận dữ của Trương Dực Đức) mang những ý nghĩa gì ?Không phải là hồi trống thúc quân thông thường trong các trận đánh mà là hồi trống mang những ý nghĩa:_ Giải nghi với Trương Phi đồng thời biểu dương,ca ngợi cái cươngtrực, ngay thẳng,sòng phẳng,dứt khoát, rành mạch, phân rõ ranh giới trong quan hệ thù bạn địch ta của Trương Phi.(là hồi trống không tha những kẻ phản trắc ăn ở hai lòng, không chấp nhận sự khoan dung với cái dối trá, bội bạc)_ minh oan cho Quan Công (là hồi trống của sự tử sinh, giục giã, cổ vũ để xác minh lòng ngay thẳng,hồi trống là quan toà với quyền phán xét tối hậu là bị cáo Vân Trường)_ phê phán cái lập lờ, không dứt khoát mang màu sắc cơ hội hàng Hán chứ không hàng Tào của Quan Công ._ thử thách,thách thức cái đức và cái tài_biểutượng cho lòng trungnghĩa,cho tinhthần dũngcảm,côngminh chínhnghĩa_ reo vui đoàn tụ anh em_ giải quyết ổn thoả cả con người đời tư và con người công dân –cộng đồng trong hai anh em_ tạo nên không khí chiến trận hào hùng là ý vị hấp dẫn đặc biệt của Tam Quốc ._ là hồi trống khép lại cửa quan thứ 6 và viên tướng giặc thứ 7 trên đường đi tìm anh của Quan Công.4. Nghệ thuật của đoạn trích_ Lối kể chuyện giản dị, không tô vẽ, không bình phẩm, hầu như nhường tất cả cho tiếng trống –linh hồn của đoạn trích_ Sử dụng những yếu tố ngẫu nhiên, tình cờ để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của người đọc_ Sử dụng những khoảng lặng im, chủ yếu thông qua hành động để xây dựng,khắc họa, tô đậm rõ nét diện mạo và tính cách nhân vật._ sử dụng kĩ thuật “đòn kịch tính” để tạo nên độ căng và sức hấp dẫn cho lời kể Tất cả nhằm tạo nên một màn kịch sinh động đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng: cuộc đọ gươm trong tiếng trống giục III. Tổng Kết“Hồi trống Cổ Thành” là một vở kịch ngắn, sôi nổi, sinh động, mang ý vị chiến trận đậm đà .Đó là hồi trống biểu dương tính cương trực của Trương Phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công, là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Kết nghĩa anh em bạn bè phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới vững bền .HẾTXin chân thành cám ơn quý thầy cô đã đến dự .

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_10_hoi_trong_co_thanh_trich_tam_quoc_dien.ppt