Bài giảng Ngữ văn 10 - Văn bản: Ra-Ma buộc tội (trích Ramayana – sử thi Ấn Độ)

Bài giảng Ngữ văn 10 - Văn bản: Ra-Ma buộc tội (trích Ramayana – sử thi Ấn Độ)

1. Một vài nét về sử thi Ấn Độ:

 a. Khái niệm đặc trưng:

 Sử thi là bức tranh sinh động phản ánh đời sống tư tưởng của nhân dân Ấn Độ qua những cuộc xung đột vũ trang giữa các vương quốc, giữa những chủng tộc sống trên đất Ấn Độ. Sử thi còn là những bài ca vĩ đại ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng lí tưởng mà nhân dân Ấn Độ cổ xưa ngưỡng mộ và tôn thờ.

 b. Đặc trưng của sử thi Ấn Độ:

 Tính quy mô đồ sộ:

 - Trên thế giới ít có những bộ sử thi nào quy mô đồ sộ như hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ. Mahabharata dài 22 vạn câu, gấp bảy lần Iliat và Ôđixê của Hi Lạp cộng lại.

 - Ramayana dài năm vạn câu. Có được tính quy mô đồ sộ như vậy, trước hết là do người Ấn Độ có thói quen suy nghĩ triền miên, giàu óc tưởng tượng. Hai nữa là Ấn Độ rộng lớn, có nhiều dân tộc, nhiều truyền thuyết, có nhiều huyền thoại. Các nghệ nhân kể chuyện thường sưu tập các truyện lan truyền trong các địâ phương xâu chuỗi lại làm cho nội dung thêm phong phú và được kéo dài. Hai tập sử thi kể trên có sức khái quát rộng lớn và bối cảnh hoành tráng.

 

pptx 21 trang ngocvu90 14180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Văn bản: Ra-Ma buộc tội (trích Ramayana – sử thi Ấn Độ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hy LạpTrường ca IliadTrường ca OdysseyDionysiacaLa MãAeneisNước AnhThiên đường đã mấtĂng-glô Xắc-xôngBeowulfLưỡng HàSử thi GilgameshNgười HaitiBabylonTrường ca sáng thế Sử thi ManasẤN ĐỘSử thi MahabharatSử thi RamayanaVăn bản: Ra-ma buộc tội(trích Ramayana – sử thi Ấn Độ) PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG1. Một vài nét về sử thi Ấn Độ: a. Khái niệm đặc trưng: Sử thi là bức tranh sinh động phản ánh đời sống tư tưởng của nhân dân Ấn Độ qua những cuộc xung đột vũ trang giữa các vương quốc, giữa những chủng tộc sống trên đất Ấn Độ. Sử thi còn là những bài ca vĩ đại ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng lí tưởng mà nhân dân Ấn Độ cổ xưa ngưỡng mộ và tôn thờ. b. Đặc trưng của sử thi Ấn Độ: Tính quy mô đồ sộ: - Trên thế giới ít có những bộ sử thi nào quy mô đồ sộ như hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ. Mahabharata dài 22 vạn câu, gấp bảy lần Iliat và Ôđixê của Hi Lạp cộng lại. - Ramayana dài năm vạn câu. Có được tính quy mô đồ sộ như vậy, trước hết là do người Ấn Độ có thói quen suy nghĩ triền miên, giàu óc tưởng tượng. Hai nữa là Ấn Độ rộng lớn, có nhiều dân tộc, nhiều truyền thuyết, có nhiều huyền thoại. Các nghệ nhân kể chuyện thường sưu tập các truyện lan truyền trong các địâ phương xâu chuỗi lại làm cho nội dung thêm phong phú và được kéo dài. Hai tập sử thi kể trên có sức khái quát rộng lớn và bối cảnh hoành tráng. Tính xung đột gay gắt về đạo lí; Hai tập sử thi trên không coi trọng miêu tả chiến tranh mà chú trọng miêu tả sự xung đột giữa cái thiện và cái ác, giữa đạo lí và phi đạo lí. Nếu có xung đột với nhau, trước tiên phải hoà giải, nếu không thành mới tiến tới chiến tranh. Điều luật của chiến tranh là phải đảm bảo lẽ công bằng, mang tính nhân đạo. Mục đích cuối cùng của chiến tranh là hoà hợp, hoà bình. Đó là tinh thần Ấn Độ. Tính đa dạng của hệ thống nhân vật: - Nhân vật trong sử thi Ấn Độ rất phong phú và đa dạng: Người anh hùng, đạo sĩ, phụ nữ thần thánh, ma quỷ - Nhân vật thường biến hoá đa dạng, nửa thần, nửa người. - Nhân vật anh hùng thường là người có sức mạnh về trí tuệ, lòng dũng cảm, đạo đức, lòng từ thiện. 2. Tác phẩm “Ramayana”a, Tác giả và tác phẩm: - “Ramayana” hình thành vào khoảng thế kỉ thứ IV – III trước CN, sau bộ Mahabharata nhưng lại kể về chuyện xảy ra trước thời đại của Mahabhata. - Theo truyền thuyết, “Ramayana” được quy cho là sáng tác của Valmiki, một nhà thơ sống ẩn dật vào khoảng thế kỉ thứ III TCN, xuất thân đẳng cấp Bà-la-môn và đã tu luyện thành đạo sĩ. Ông là người có trí nhớ kì lạ, ăn nói lưu loát, xuất khẩu thành thơ. Những triết lý, tư tưởng sâu sắc đầy tính giáo dục của Valmiki đã được lưu truyền đến hậu thế ngàn đời sau. - “Ramayana” là một bộ sử thi bằng tiếng Phạn, được viết bằng văn vần, gồn 24.000 câu thơ đôi (tức 48.000 dòng thơ) trong 7 tập kể về những chiến tích của hoàng tử Rama trong công cuộc chiến đấu tiêu diệt các thế lực đen tối.NỘI DUNG CHÍNH CỦA TÁC PHẨM - Bước ngoặt cuộc đời: Từ thân phận hoàng tử trưởng sắp được truyền lại ngôi báu nhưng do lòng đố kị của thứ phi Ka-kê-i, Ra-ma bị mất ngôi báu vào tay Bha-ra-ta (con trai của Ka-kê-i) và bị đáy ải vào rừng 14 năm cùng với vợ chàng là Xi-ta và em trai Lắc-ma-na. - Biến cố bất ngờ: Gần hết kỳ hạn 14 năm thì xảy ra chuyện chẳng lành. Qủy vương Ra-va-na cướp Xi-ta mang về đảo Lan-ka, được thần linh cứu giúp Xi-ta đã bảo toàn được trinh tiết. Mất vợ, Ra-ma đau buồn nhưng nhờ có sự giúp đỡ của vua khỉ Xu-gri-va, tướng khỉ Ha-nu-man và đoàn quân khỉ giúp sức, Ra-ma đã giết được quỷ vương và cứu được Xi-ta.Rama chiến đấu với Quỷ vương Ra-va-naNỘI DUNG CHÍNH CỦA TÁC PHẨM - Xung đột giữa tình yêu và danh dự: Cứu được Xi-ta nhưng Ra-ma nghi ngờ sự trinh tiết của nàng, ruồng rẫy và không muốn nhận nàng làm vợ, Xi-ta phải nhảy vào giàn lửa tiêu để chứng minh cho lòng chung thủy của mình. Biết nàng trong sạch, thần lửa A-nhi đã cứu nàng. - Hạnh phúc: Anh hùng Ra-ma cùng người vợ thủy chung quay về kinh đô, cai quản đất nước , khiến cho muôn dân được sống trong thái bình thịnh trị. Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lý mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng, đúng như Vanmiki đã nói: "Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi". Ramayana là một thiên sử thi vĩ đại, nó mở ra thời kì rực rỡ của văn học Ấn Độ, được xem như là “Kinh Thánh” của người Ấn. Hơn thế, ảnh hưởng của sử thi Ramayana còn in đậm trong văn học và nghệ thuật của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.3. Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” a. Vị trí: Nằm ở khúc ca thứ VI chương 79 b. Bố cục: 2 phần - Phần 1 (từ đầu đến “... Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu”): Cuộc gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta, diễn biến tâm trạng của Ra-ma. - Phần 2 (còn lại): Diễn biến tâm trạng của Xi-ta. c. Tóm tắt: Sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu Xi-ta, nhưng vì danh dự và lòng ghen tuông, Ra-ma đã nghi ngờ sự trong sạch của Xi-ta và tuyên bố ruồng bỏ nàng. Xi-ta đã hết lời thanh minh nhưng rồi nàng phải tự bảo vệ danh dự của mình bằng cách nhảy vào giàn lửa và nhờ thần A-nhi chứng giám.d. Đại ý: Đoạn trích cho chúng ta thấy được quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về người anh hùng, về đường quân vương mẫu mực và về người phụ nữ lí tưởng trong xã hội PHẦN II: ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta: - Nơi gặp gỡ: không gian cộng đồng, trước sự chứng kiến của rất nhiều người. - Vị trí của Ra-ma: vừa là một vị vua đứng trước thần dân, một anh hùng trọng danh dự đồng thời là một người chồng hết mực yêu thương và xót xa cho vợ của mình. Phải chứng tỏ được ý thức về danh dự. - Vị trí của Xi-ta: vừa là một người vợ xót xa, đau khổ, vừa là một con người đau đớn, xấu hổ vì bị buộc tội trước quan quân, dân chúng khiến danh dự bị xúc phạm. Phải chứng minh được phẩm hạnh của mình ⇒ Cả hai đều ở trong tư cách kép với những ràng buộc kép. Hoàn cảnh tái hợp rất đặc biệt, đặt các nhân vật vào tình huống đầy thử thách để thể hiện vai trò của mình trước mọi người.a. Trước khi Xi-ta bước lên dàn hỏa thiêu: + Khẳng định dộng cơ tiêu diệt quỷ vương không phải vì Xi-ta mà là vì danh dự của dòng tộc, của người anh hùng bị xúc phạm “ta làm điều đó là vì nhân phẩm của ta... tiếng tăm của ta” + Rama xưng “Ta” và gọi Xi-ta là “phu nhân cao quý” ⇒ Cách gọi đầy trịnh trọng nhưng lại bộc lộ sự xa lạ, lạnh lùng không một chút thân mật + Nghi ngờ phẩm tiết của Xi-ta tuyên bố từ bỏ Xi-ta: “ Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng...” Ra-ma xúc phạm danh dự, phẩm tiết của Xi-ta và kết tội Xi-ta một cách tàn nhẫn phũ phàng. Nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi niềm bối rối, lúng túng và cả sự ghen tuông.Ra-ma và Xi-tab. Khi Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu + Ra-ma trông khủng khiếp như thần Chết + Không nói một lời, mắt dán xuống đất ⇒ Đau khổ vô biên khi Xita ta bước lên giàn hỏa thiêu, nhưng kiên quyết hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự của một anh hùng, một đức vua gương mẫu Đứng trên tư cách kép, đứng giữa tình yêu và danh dự, Ra-ma đã lựa chọn danh dự để làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của một đức vua. Qua đó, ca ngợi phẩm chất anh hùng lí tưởng của Ra-ma. Đặt trong thời điểm khi người anh hùng là đại diện cho cộng đồng, Ra-ma phải chế ngự tình cảm bằng ý thức về bổn phận, danh dự, phải hy sinh quyện lợi cá nhân vì lợi ích chung của cộng đồng. Đây chính là nét đẹp của người anh hùng sử thi. 3. Lời đáp và hành động của Xi-ta a. Thái độ của Xi-ta trước những lời buộc tội của Ra-ma: + Xi-ta ngạc nhiên đến sững sờ: “mở tròn đôi mắt đẫm lệ” + Nàng kinh ngạc, đau đớn, tủi nhục : “đau đớn đến nghẹt thở như một dây leo bị vòi voi quật nát”, “nàng muốn chôn vùi hình hài, thân xác của mình ”, “mỗi lời nói của Ra-ma như xuyên vào tái tim nàng một mũi tên”, “nước mắt nàng đổ xuống như suối”, “giọng nói nghẹn ngào, nức nở” - Xi-ta dùng lời lẽ đúng mực để thanh minh cho mình, đem tình yêu làm bằng chứng thuyết phục: + Nàng lên án hành vi ứng xử tầm thường và nhận thức thiếu suy xét và thiếu cơ sở của Ra-ma “Cớ sao chàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy... giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn”, “Nếu chàng có hiểu biết thiếp chút đỉnh thì xin hãy từ bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi”. + Nàng trách móc Ra-ma: “Chàng chẳng cần mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình và những người bạn hữu của chàng đã không phải chịu những phiền muộn, đau khổ” → Nàng không chỉ trách móc mà còn phê phán Ra-ma. Qua đó cho thấy, Xi-ta không phải là người dễ dàng chấp nhận những phũ phàng, ngang trái. + Nàng đổ lỗi cho số phận, bênh vực mình “...chỉ có số mệnh của thiếp là đáng bị chê trách” + Xi-ta nhấn mạnh nguồn gốc bản thân và gợi lại lí do Ra-ma cưới mình là tự nguyện, vì tình yêu. + Xi-ta khẳng định: “Nhưng cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng” → Nàng khẳng định trái tim và tình yêu của nàng vẫn một mực thủy chung, dành trọn cho Ra-ma – ý thức sâu sắc về dòng dõi và nhân phẩm. 3. Lời đáp và hành động của Xi-ta 3. Lời đáp và hành động của Xi-ta b. Hành động nhảy vào giàn lửa của Xi-ta: + Xi-ta nói với Lắc-ma-na chuẩn bị một dàn hỏa thiêu + Xi-ta đi quanh Ra-ma, cúi lậy chư thần, đấng Bra-ma, cầu xin sự chứng giám của thần Lửa A-nhi. + Xi-ta lượn quanh dàn thiêu rồi dũng cảm bước vào chảo lửa. + Thái độ của mọi người: ai nấy, già cũng như trẻ , đau lòng đứt ruột. → Thể hiện sự đồng cảm lớn lao của nhân dân Ấn Độ Người phụ nữ giàu lòng thủy chung, coi trọng trinh tiết kiên quyết bảo về danh dự đến cùng ⇒ Xi-ta là hình tượng người phụ nữ Ấn Độ cổ đại hoàn thiện, đáng được ngưỡng mộ.→Hình ảnh Xi-ta bước lên giàn hỏa trên phim PHẦN III: TỔNG KẾT1, Nội dung tư tưởng: Ca ngợi những phẩm chất lí tưởng của con người sử thi: trọng danh dự, đề cao sự chung thủy, luôn gắn quyền lợi cá nhân với lợi ích chung của cộng đồng. Đồng thời, thể hiện quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về phẩm chất đạo đức của: Người anh hùng – đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ đức hạnh.2, Đặc sắc nghệ thuật:- Ngôn ngữ: trang trọng, phong phú, biểu cảm.- Xây dựng nhân vật lí tưởng bằng diễn biến tâm lí, tính cách, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ.- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với những mâu thuẫn, giằng xe rất chân thực, sinh động. Nghệ thuật trần thuật đầy hấp dẫn, giàu kịch tính.- Tình huống truyện đầy mâu thuẫn, kịch tính gây hứng thú cho người đọc.- Giàu yếu tố sử thi.RamayanaG HENTUÔNGA-NHIJANAKISỐMỆNHANH HÙNGĐỨCHẠNHDANHD ỰVALMIKI12387654Câu hỏi 1: Trong lời buộc tội của Ra-ma với Xi-ta, ta nhận thấy được bản tính đàn ông nào đã làm chàng nổi giận quyết định từ bỏ vợ?Câu hỏi 2: Khi nói đến việc tiêu diệt Quỷ vương Ra-va-na cứu Xi-ta, Ra-ma luôn nhấn mạnh chàng làm như vậy thực chất là vì điều gì?Câu hỏi 3: Một tên khác của Xi-ta, được gọi theo tên nhà vua Janaka – cha nuôi của nàng.Câu hỏi 4: Để bênh vực cho bản thân, Xi-ta đã khẳng định với Rama: “... cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng”, và điều đáng bị chê trách không phải là nhân phẩm của nàng mà là ..... ?Câu hỏi 5: Vị thần Lửa trong thần thoại Ấn Độ, người đã minh chứng cho lòng thủy chung là sự trong sạch của nàng Xi-ta.Câu hỏi 6: Hãy điền từ thích hợp vào câu nhận xét sau:“Nàng Xi-ta là hình tượng lí tưởng của người phụ nữ ..... trong quan niệm của người Ấn Độ.”Câu hỏi 7: Ở Ra-ma toát lên nét đẹp của mẫu nhân vật nào trong sử thi?Câu hỏi 8: Tên của vị đạo sĩ mà theo truyền thuyết là tác giả của “Sử thi Ramayana”.TRÒ CHƠI Ô CHỮCẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_van_ban_ra_ma_buoc_toi_trich_ramayana_s.pptx