Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc tiểu thanh kí (Nguyễn Du)

Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc tiểu thanh kí (Nguyễn Du)

Nguyễn Du (1765-1820) quê tỉnh Hà Tĩnh.

-Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối TK XVIII-đầu TK XIX.

-Sau khi đánh bại Tây sơn, Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn.

 Tiểu Thanh: là một cô gái Trung Quốc, sống vào đời Minh, tài sắc vẹn toàn nhưng có cuộc sống đầy bất hạnh. Nàng phải làm vợ lẽ, bị vợ cả ghen,bắt ra ở trên núi Cô Sơn,cạnh Tây Hồ.Vì quá cô đơn,nàng sinh bệnh và chết lúc18 tuổi.

Sinh thời,Tiểu Thanh có làm tập thơ “Tiểu Thanh Kí” để bày tỏ tâm sự.Khi nàng chết, vợ cả đốt tập thơ ấy chỉ còn lại một phần, người ta cho khắc in số thơ đó, đặt tên là Phần Dư.

 Nguyễn Du biết chuyện, xúc động viết bài “Độc Tiểu Thanh Kí” bằng chữ Hán.

Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.

Chủ đề: Niềm thương cảm sâu xa với người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh và bộc lộ tâm trạng u uất trước những bất công của cuộc đời.

 

pptx 15 trang ngocvu90 6860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc tiểu thanh kí (Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Du (1765-1820) quê tỉnh Hà Tĩnh.-Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối TK XVIII-đầu TK XIX. -Sau khi đánh bại Tây sơn, Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn. Tiểu Thanh: là một cô gái Trung Quốc, sống vào đời Minh, tài sắc vẹn toàn nhưng có cuộc sống đầy bất hạnh. Nàng phải làm vợ lẽ, bị vợ cả ghen,bắt ra ở trên núi Cô Sơn,cạnh Tây Hồ.Vì quá cô đơn,nàng sinh bệnh và chết lúc18 tuổi.Sinh thời,Tiểu Thanh có làm tập thơ “Tiểu Thanh Kí” để bày tỏ tâm sự.Khi nàng chết, vợ cả đốt tập thơ ấy chỉ còn lại một phần, người ta cho khắc in số thơ đó, đặt tên là Phần Dư. Nguyễn Du biết chuyện, xúc động viết bài “Độc Tiểu Thanh Kí” bằng chữ Hán.Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.Chủ đề: Niềm thương cảm sâu xa với người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh và bộc lộ tâm trạng u uất trước những bất công của cuộc đời.Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoangThổn thức bên song mảnh giấy tànSon phấn có thần chôn vẫn hậnVăn chương không mệnh đốt còn vươngNỗi hờn kim cổ trời khôn hỏiCái án phong lưu khách tự mangChẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,Người đời ai khóc Tố Như chăng?Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.Chi phấn hữu thần liên tử hậu,Văn chương vô mệnh lụy phần dư.Cổ kim hận sự thiên nan vấn,Phong vận kì oan ngã tự cư.Bất trị tam bách dư niên hậu,Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?Niềm thương cảm của tác giả khi tình cờ đọc phần thơ còn xót lại của nàng Tiểu Thanh.Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)Câu 1: Đối lập giữa quá khứ và hiện tại“ Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư”Quá khứ: Tây Hồ cảnh đẹp Xinh tươi	Hiện tại: Gò hoang Hoang tàn”Tẫn”: Sự biến thiên đến kinh hoàng. Vừa tả thực vừa gợi ý nghĩa tượng trưng. Mượn sự thay đổi của không gian để nói lên một cảm nhận về biến đổi của cuộc sống. Nguyễn Du ngậm ngùi trước sự biến đổi dữ dội của cảnh vật và thời cuộc lịch sử. Nhìn hiện tại để nhớ về quá khứ, đau xót cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng. 	Hình ảnh đối lậpCâu 2: Sự đồng cảm của nhà thơ với Tiểu Thanh“ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”	- “Độc điếu”: Cô đơn, một mình. Con người xuất hiện với dáng vẻ cô đơn, một mình đối diện với một tiếng lòng Tiểu Thanh. Thể hiện cảm xúc trang trọng thành kính, lắng sâu trầm tư, sự đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh Sự đồng cảm giữa hai người tài hoa nhưng cô đơn ở hai thời đại khác nhau.Ca ngợi tài sắc của nàng Tiểu Thanh với thái độ thương tiếc trân trọng của nhà thơ.Chi phấn hữu thần liên tử hậu,Văn chương vô mệnh lụy phần dư(Son phấn có thần chôn vẫn hận,Văn chương không mệnh đốt còn vương)-“Son phấn”: chỉ sắc đẹp của Tiểu Thanh.-“Văn chương”: nét tài hoa của Tiểu Thanh. Tả thực tài sắc của nàng Tiểu Thanh. Gắn với những vật vô tri vô giác là những từ ngữ chỉ cho tính cách, số phận con người như “thần” và “mệnh”. Dù chỉ là những đồ vật vô tri vô giác thì chúng cũng phải chịu số phận đáng thương như chủ nhân. Nhân cách hóa thể hiện rõ cảm xúc xót xa của nhà thơ về những bất hạnh của kiếp người qua số phận của Tiểu Thanh. Ho¸n dôNiềm suy tư về những phi lý của cuộc đời.Cổ kim hận sự thiên nan vấn,Phong vận kì oan ngã tự cư.(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,Cái án phong lưu khách tự mang)- Ý thơ được mở rộng bằng lập luận của nhà thơ.- “Cổ kim hận sự”: những phi lí ở đời xưa nay.- “thiên nan vấn ”: không hiểu được.- Sử dụng thanh trắc: (cổ, hận, sự, vấn). Đồng cảm thương xót cho những con người tài hoa nhưng bạc mệnh. Lời oán ghét, tố cáo xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, oan trái.Nỗi niềm tâm sự của nhà thơ Bất tri tam bách dư niên hậu,Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,Người đời ai khóc Tố Như chăng ?)- Ba trăm năm: con số ước lệ về thời gian dài lâu.- Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi bi thương cho người đời sau. Từ thương người đến thương mình. Nguyễn Du tự thương xót cho bản thân,cảm thấy chạnh lòng khi nghĩ về mình.- Khép lại bài thơ là những suy tư về thời thế: nhà thơ tự cảm thấy sự cô độc lẻ loi trong hiện tại. Khát khao tìm gặp tấm lòng tri âm tri kỷ. Mong người đời hiểu và trân trọng nhựng người có tài hoa trong cuộc sống.Bố cục- Phần 1 (2 cầu đầu): Nguyễn Du đọc phần dư của Tiểu Thanh để lại- Phần 2 (câu 3, 4): số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh- Phần 3 (câu 5, 6): nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh- Phần 4 (2 câu cuối): thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mìnhTây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoangThổn thức bên song mảnh giấy tànSon phấn có thần chôn vẫn hậnVăn chương không mệnh đốt còn vươngNỗi hờn kim cổ trời khôn hỏiCái án phong lưu khách tự mangChẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,Người đời ai khóc Tố Như chăng?Vận dụng thành công kết cấu thơ Đường luậtNgôn từ hàm xúc, từ ngữ có tính gợi hình gợi cảm. Hình ảnh đối lập đem lại hiệu quả nghệ thuật cao.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_doc_tieu_thanh_ki_nguyen_du.pptx