Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10

Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10

LÝ THUYẾT

-Trình bày vai trò, đặc điểm của sản xuất công nghiệp.

-Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp?

-Trình bày vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng.

-Nêu vai trò, phân loại, phân bố của ngành công nghiệp điện tử - tin học.

-Nêu vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm.

-Nêu các đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

-Tại sao ở các nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công

nghiệp tập trung?

- Tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm lại phát triển rộng

rãi ở nhiều nước?

pdf 6 trang ngocvu90 7801
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn: Nguyễn Hải Dương – Trường THPT Nguyễn Trãi Trang 1 
NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2020 – 2021 
MÔN ĐỊA LÍ 10 
LÝ THUYẾT 
-Trình bày vai trò, đặc điểm của sản xuất công nghiệp. 
-Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp? 
-Trình bày vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng. 
-Nêu vai trò, phân loại, phân bố của ngành công nghiệp điện tử - tin học. 
-Nêu vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm. 
-Nêu các đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 
-Tại sao ở các nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công 
nghiệp tập trung? 
- Tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm lại phát triển rộng 
rãi ở nhiều nước? 
Bài tập 1. Cho bảng số liệu: 
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1990 - 2019 
(Đơn vị: triệu tấn) 
Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2019 
Sản lượng 3177 3325 3630 3954 3994 4329 4437 
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng dầu thô của thế giới giai đoạn 1990 – 2019. 
b. Nhận xét và giải thích. 
Bài tập 2. Cho bảng số liệu: 
SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 - 2019 
(Đơn vị: tỉ KWh) 
Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2019 
Sản lượng 967 2304 4962 8247 11832 27004 
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng dầu thô của thế giới giai đoạn 1990 – 2019. 
b. Nhận xét và giải thích. 
Bài tập 3. Cho bảng số liệu: 
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA PHÁP VÀ ĐỨC NĂM 2014 
Tên nước 
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (%) 
Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 
Pháp 1,7 19,4 78,9 
Đức 0,7 30,3 69,0 
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Pháp và Đức năm 
2014. 
b. Nhận xét. 
Bài tập 4. Cho bảng số liệu: 
CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2002 VÀ NĂM 2015 
(Đơn vị: %) 
Năm 2002 2015 
Dầu 38 33 
Khí thiên nhiên 24 24 
Than đá 26 29 
Năng lượng nguyên tử 6 4 
Thủy điện 6 7 
Năng lượng tái tạo 0 3 
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới năm 2002 và năm 2015. 
b. Nhận xét và giải thích. 
Biên soạn: Nguyễn Hải Dương – Trường THPT Nguyễn Trãi Trang 2 
TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO 
Câu 1: Các giai đoạn sản xuất công nghiệp đều được sử dụng bằng 
A. thủ công. B. bán thủ công. C. máy móc. D. sức người. 
Câu 2: Trong sản xuất công nghiệp, khi tác động vào đối tượng lao động thì sản phẩm sẽ là 
A. tư liệu sản xuất. B. nguyên liệu sản xuất. C. máy móc. D. vật phẩm tiêu dùng. 
Câu 3: Vai trò của công nghiệp đối với các ngành kinh tế là 
A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. B. thúc đẩy sự phát triển của các ngành. 
C. làm thay đổi sự phân công lao động. D. giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển. 
Câu 4: Vai trò của công nghiệp đối với đời sống người dân là 
A. thúc đẩy nhiều ngành phát triển. B. tạo việc làm mới, tăng thu thập. 
C. làm thay đổi phân công lao động. D. khai thác hiệu quả các tài nguyên. 
Câu 5: Căn cứ để phân loại ngành công nghiệp thành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến là 
A. công dụng kinh tế của sản phẩm. B. tính chất tác động đến đối tượng lao động. 
C. nguồn gốc sản phẩm. D. tính chất sở hữu của sản phẩm. 
Câu 6: Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là 
A. có tính tập trung cao độ. B. chỉ tập trung vào một thời gian nhất định. 
C. cần nhiều lao động. D. phụ thuộc vào tự nhiên. 
Câu 7: Sản xuất công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây? 
A. Sản xuất gồm hai giai đoạn. B. Có tính tập trung cao độ. 
C. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. D. Có sự phân công, phối hợp giữa nhiều ngành 
Câu 8: Sản phẩm của ngành công nghiệp 
A. chỉ để phục vụ cho ngành nông nghiệp. B. chỉ để phục vụ cho giao thông vận tải. 
C. phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế. D. chỉ để phục vụ cho du lịch. 
Câu 9: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, công nghiệp được chia thành 2 nhóm là 
A. công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ. B. công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng. 
C. công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.D. công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. 
Câu 10: Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm 
ngành nào sau đây? 
A. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác. B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. 
C. Công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác. D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. 
Câu 11: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp khai thác là 
A. gắn với vùng nguyên liệu. B. gắn với những nơi giao thông phát triển. 
C. gắn với thị trường tiêu thụ. D. nằm thật xa khu dân cư. 
Câu 12: Ngành công nghiệp nào sau đây cần nhiều đến đội ngũ lao động kĩ thuật cao? 
A. Dệt – may. B. Da – giày. 
C. Công nghiệp thực phẩm. D. Điện tử - tin học. 
Câu 13: Ngành công nghiệp dệt – may, da – giày thường phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi 
dào vì 
A. đòi hỏi nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao. 
B. đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn sâu. 
C. sử dụng nhiều lao động ít đòi hỏi chuyên môn cao. 
D. cần thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. 
Câu 14: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học - kĩ thuật? 
A. Luyện kim. B. Hóa chất. C. Năng lượng. D. Cơ khí. 
Biên soạn: Nguyễn Hải Dương – Trường THPT Nguyễn Trãi Trang 3 
Câu 15: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? 
A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. 
B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. 
C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. 
D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. 
Câu 16: Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho 
A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 
C. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim. D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân. 
Câu 17: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực? 
A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. 
C. Là hàng xuất khẩu giá trị của nhiều nước. D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con 
người. 
Câu 18: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước? 
A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. 
C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông – lâm - thủy sản. 
Câu 19: Có sản lượng khai thác than lớn là những nước 
A. đang phát triển. B. có trữ lượng than lớn. 
C. có trữ lượng khoáng sản lớn. D. có trình độ công nghệ cao. 
Câu 20: Than đá không dùng để làm 
A. nhiên liệu cho nhiệt điện. B. cốc hóa cho luyện kim đen. 
C. nguyên liệu cho hóa than. D. vật liệu dùng để xây dựng. 
Câu 21: Nguồn năng lượng sạch gồm 
A. năng lượng Mặt Trời, sức gió, địa nhiệt. B. năng lượng Mặt Trời, sức gió, than đá. 
C. năng lượng Mặt Trời, sức gió, dầu khí. D. năng lượng Mặt Trời, sức gió, củi gỗ. 
Câu 22: Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? 
A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương. 
Câu 23: Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất? 
A. Hoa Kì. B. A-rập Xê-út. C. Việt Nam. D. Trung Quốc. 
Câu 24: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì 
A. nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn. 
B. than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất. 
C. nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường. 
D. nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao. 
Câu 25: Nguồn năng lượng nào sau đây được sử dụng sớm nhất trên thế giới? 
A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Sức nước. D. Năng lượng Mặt Trời. 
Câu 26: Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp năng lượng? 
A. Khai thác than. B. Khai thác dầu khí. 
C. Điện lực. D. Lọc dầu. 
Câu 27: Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào? 
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. 
C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
Câu 28: Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước 
A. có tiềm năng dầu khí lớn. B. phát triển và công nghiệp mới. 
C. có trữ lượng than lớn. D. có nhiều sông lớn. 
Biên soạn: Nguyễn Hải Dương – Trường THPT Nguyễn Trãi Trang 4 
Câu 29: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc 
gia trên thế giới? 
A. Công nghiêp cơ khí. B. Công nghiệp năng lượng. 
C. Công nghiệp điện tử - tin học. D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 
Câu 30: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học? 
A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Không chiếm diện tích rộng. 
C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động. 
Câu 31: Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp điện 
tử - tin học nào sau đây? 
A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử viễn thông.D. Điện tử tiêu dùng. 
Câu 32: Ngành công nghiệp điện tử - tin học có ưu điểm 
A. thời gian xây dựng tương đối ngắn. B. thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng. 
C. thời gian hoàn vốn nhanh. D. không tiêu thụ nhiều kim loại. 
Câu 33: Thiết bị công nghệ, phần mềm là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp điện tử - tin học 
nào sau đây? 
A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử tiêu dùng.D. Thiết bị viễn thông. 
Câu 34: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về linh vực công nghiệp điện tử - tin 
học? 
A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ . B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. 
C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po. D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi. 
Câu 35: Ngành công nghiệp thực phẩm có vai trò 
A. đáp ứng nhu cầu của con người về ăn, uống. B. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. 
C. giải quyết nhu cầu sinh hoạt của con người. D. là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. 
Câu 36: Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 
A. thịt, cá hộp và đông lạnh. B. Sành - sứ - thủy tinh. 
C. da - giày. D. dệt - may. 
Câu 37: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm: 
A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh. 
C. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát. D. dệt - may, da - giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. 
Câu 38: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? 
A. Không có khả năng xuất khẩu. B. Giải quyết công ăn, việc làm cho nhiều lao động. 
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống con người. D. Phục vụ cho nhu cầu con người. 
Câu 39: Ngành công nghiệp nào sau đây là chủ đạo và quan trọng trong công nghiệp sản xuất hàng 
tiêu dùng? 
A. Nhựa. B. Da - giày. C. Dệt - may. D. Sành - sứ - thủy tinh. 
Câu 40: Ngành dệt - may hiện nay được phân bố 
A. chủ yếu ở châu Âu. B. chủ yếu ở châu Á. 
C. chủ yếu ở châu Mĩ. D. ở nhiều nước trên thế giới 
Câu 41: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành 
A. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản. B. khai thác khoáng sản, thủy sản. 
C. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. D. khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản. 
Câu 42: Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành 
nào sau đây? 
A. Luyện kim. B. Nông nghiệp. C. Xây dựng. D. Khai thác khoáng sản. 
Biên soạn: Nguyễn Hải Dương – Trường THPT Nguyễn Trãi Trang 5 
Câu 43: Sản phẩm của công nghiệp thực phẩm không có ngành nào sau đây ? 
A. Hàng dệt - may, da - giày, nhựa. B. Thịt, cá hộp và đông lạnh. 
C. Rau quả sấy và đóng hộp. D. Sữa, rượu, bia, nước giải khát. 
Câu 44: Than, dầu mỏ, điện là sản phẩm của ngành công nghiệp. 
A. hóa chất. B. năng lượng. C. cơ khí. D. sản xuất vật liệu xây dựng. 
Câu 45: Sản lượng điện trên thế giới tăng nhanh không phải do 
A. nhu cầu rất lớn cho sinh hoạt và sản xuất. B. có nhiều nguồn sản xuất điện. 
C. ngành này có hiệu quả kinh tế thấp. D. nhiều nhà máy điện có công suất lớn ra đời. 
Câu 46: Ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay phân bố ở 
A. châu Âu và châu Á. B. mọi quốc gia trên thế giới. 
C. châu Phi và châu Mĩ. D. châu Đại Dương và châu Á. 
Câu 47: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là 
A. vùng công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. 
C. điểm công nghiệp. D. trung tâm công nghiệp. 
Câu 48: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung? 
A. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi. B. Đồng nhất với một điểm dân cư. 
C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp. D. Sản xuất các sản phẩm dể tiêu dùng, xuất khẩu. 
Câu 49: Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp? 
A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi . 
C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ. D. Khu công nghiệp tập trung. 
Câu 50: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? 
A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. 
C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. 
Câu 51: Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ 
công nghiệp nào? 
A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. 
C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. 
Câu 52: Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối 
liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm 
của 
A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. 
C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. 
Câu 53: Ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công 
nghiệp tập trung vì 
A. đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao. B. có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao. 
C. có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống. D. có nguồn tài nguyên khóang sản phong phú. 
Câu 54: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp? 
A. Đồng nhất với một điểm dân cư. 
B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. 
C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. 
D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu. 
Câu 55. Cho bảng số liệu: 
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI 
THỜI KÌ 1950 – 2013 
Biên soạn: Nguyễn Hải Dương – Trường THPT Nguyễn Trãi Trang 6 
 Năm 
Sản phẩm 
1950 1960 1990 2003 2010 2013 
Than (triệu tấn) 1820 2603 3387 5300 6025 6859 
Dầu mỏ (triệu tấn) 523 1052 3331 3904 3615 3690 
Điện (tỉ KWh) 967 2304 11832 14851 21268 23141 
Thép (triệu tấn) 189 346 770 870 1175 1393 
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950 – 2013, dạng 
biểu đồ thích hợp nhất là 
A. biểu đồ cột. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn. 
Câu 56. Cho biểu đồ: 
Năm 2002 Năm 2015 
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? 
A. Sản lượng điện trên thế giới năm 2002 và năm 2015. 
B. Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2002 và năm 2015. 
C. Cơ cấu sản lượng điện bình quân đầu người thế giới năm 2002 và năm 2015. 
D. Cơ cấu sản lượng điện thế giới năm 2002 và năm 2015. 
----------Hết---------- 
6 
6 
26 
24 
38 
3 
7 
4 
29 
24 
33 
Năng lượng tái tạo 
Khí thiên nhiên 
Than đá 
Năng lượng nguyên tử 
Thuỷ điện 
Dầu 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnoi_dung_on_tap_giua_hoc_ki_2_mon_dia_li_10.pdf