Đề thi chọn HSG lớp 10 THPT năm học 2020-2021 môn Địa lí - Trường THPT Liễn Sơn

Đề thi chọn HSG lớp 10 THPT năm học 2020-2021 môn Địa lí - Trường THPT Liễn Sơn

Câu 1 (4,0 điểm).

 a. Trình bày nguyên nhân tạo nên quy luật địa đới và quy luật đai cao. Chứng minh rằng thời gian chiếu sáng trên Trái Đất cũng thể hiện quy luật địa đới.

b. Vì sao mùa hè ở Bắc bán cầu lại dài hơn mùa hè ở Nam bán cầu?

Câu 2 (4,0 điểm).

 a. So sánh gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. Tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nhưng gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới lại có tính chất khác nhau?

 b. Đặc trưng cơ bản của đất là gì? Phân tích tác động của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu và sinh vật trong sự hình thành đất.

Câu 3 (4,0 điểm).

a. Trình bày khái niệm, ý nghĩa của: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số.

b. Cơ cấu dân số theo giới là gì? Cơ cấu dân số theo giới mất cân bằng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội?

Câu 4. (4,0 điểm).

a. Nêu sự phân bố các cây lương thực: lúa gạo, lúa mì và giải thích sự phân bố đó. Tại sao sản lượng xuất khẩu lúa mì trên thế giới lại lớn hơn rất nhiều so với lúa gạo?

b. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

 

doc 6 trang ngocvu90 9830
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG lớp 10 THPT năm học 2020-2021 môn Địa lí - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (4,0 điểm). 
 	 a. Trình bày nguyên nhân tạo nên quy luật địa đới và quy luật đai cao. Chứng minh rằng thời gian chiếu sáng trên Trái Đất cũng thể hiện quy luật địa đới. 
b. Vì sao mùa hè ở Bắc bán cầu lại dài hơn mùa hè ở Nam bán cầu?
Câu 2 (4,0 điểm). 
 	a. So sánh gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. Tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nhưng gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới lại có tính chất khác nhau?
 	b. Đặc trưng cơ bản của đất là gì? Phân tích tác động của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu và sinh vật trong sự hình thành đất.
Câu 3 (4,0 điểm).
a. Trình bày khái niệm, ý nghĩa của: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số. 
b. Cơ cấu dân số theo giới là gì? Cơ cấu dân số theo giới mất cân bằng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? 
Câu 4. (4,0 điểm).
a. Nêu sự phân bố các cây lương thực: lúa gạo, lúa mì và giải thích sự phân bố đó. Tại sao sản lượng xuất khẩu lúa mì trên thế giới lại lớn hơn rất nhiều so với lúa gạo?
b. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 5 (2,0 điểm). 	Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA NƯỚC TA 
GIAI ĐOẠN 1995 -2014	
Năm
1995
2000
2010
2014
Diện tích (nghìn ha)
7 324
8 399
8 616
8 996
Sản lượng (nghìn tấn)
26 143
34 539
44 632
50 179
Năng suất (tạ/ha)
35,7
41,1
51,8
55,8
 (Nguồn: 
Dựa vào bảng số liệu trên, tính tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất sản lượng lương thực có hạt nước ta giai đoạn trên.
Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất sản lượng lương thực có hạt nước ta giai đoạn trên.
Câu 6 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: 
DÂN SỐ VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2014 (Đơn vị: nghìn người)
Năm
2000
2005
2011
2014
Tổng số
77631
82392
87840
90 729
Thành thị
18725
22332
27888
30 035
	(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015)
	Dựa vào bảng số liệu trên, vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014.
-------------Hết-----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Atlat. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: . ,.. . . . .; Số báo danh: .
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 10
Môn: ĐỊA LÍ 
(Đáp án gồm: 05 trang)
I. LƯU Ý CHUNG:
- Đáp án chỉ trình bày những ý cơ bản. Khi chấm bài, học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn.
II. ĐÁP ÁN:
Câu
Nội dung trình bày
Điểm
1
(4
điểm)
Nguyên nhân tạo nên quy luật địa đới và quy luật đai cao
2.5
- NN Quy luật địa đới do Trái Đất dạng hình cầu, góc chiếu sáng của tia sáng Mặt Trời xuống bề mặt đất thay đổi từ xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ Mặt Trời cũng thay đổi theo, gây ra tính địa đới của nhiều thành phần cảnh quan địa lí.
0.5
- NN quy luật đai cao: do sự giảm nhanh của nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
0.5
 Thời gian chiếu sáng trên Trái Đất cũng thể hiện quy luật địa đới:
- Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về đến cực)
0.5
- Chứng minh thời gian chiếu sáng trên Trái Đất cũng thể hiện quy luật địa đới:
+ Tại xích đạo có thời gian chiếu sáng ngày và đêm bằng nhau.
+ Từ xích đạo về hai cực, độ dài ngày đêm chênh lệch càng lớn.
+ Tại vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày đêm dài suốt 24h.
+ Càng gần cực, số ngày và đêm địa cực càng tăng. Tại hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng.
0.25
0.25
0.25
0.25
Vì sao mùa hè ở Bắc bán cầu lại dài hơn mùa hè ở Nam bán cầu
1.5
- Mùa hè ở Bắc bán cầu được tính từ ngày 21/3 đến ngày 23/9 dài 186 ngày. Còn mùa hè ở Nam bán cầu được tính từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau dài 179 ngày. Như vậy mùa hè ở Bắc bán cầu dài hơn mùa hè Nam bán cầu 7 ngày.
0.5
- Do mùa hè ở Bắc bán cầu, Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo lớn có chứa điểm viễn nhật (5/7) nên vận tốc chuyển động chậm và thời gian kéo dài.
0.5
- Mùa hè ở Nam bán cầu, Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo nhỏ có chứa điểm cận nhật (3/1) nên vận tốc chuyển động nhanh và thời gian ngắn lại.
0.5
Nếu học sinh diễn đạt khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
2
(4 điểm)
So sánh gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới
2.0
+ Gió Mậu dịch (Tín phong) thổi từ khu áp cao cận chí tuyến về xích đạo, gió có hướng đông bắc ở Bắc bán cầu và đông nam ở Nam bán cầu, gió thổi quanh năm, tính chất nói chung là khô.
0.5
+ Gió Tây ôn đới: thổi từ khu áp cao cận nhiệt về phía áp thấp ôn đới, gió có hướng tây (ở Bắc bán cầu là tây nam, còn Nam bán cầu là tây bắc), gió thổi quanh năm, tính chất ẩm và thường gây mưa.
0.5
Nguyên nhân gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới có tính chất khác nhau:
- Gió Mậu dịch di chuyển đến vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn, sức chứa hơi nước của không khí tăng nên độ ẩm không khí giảm, không khí càng khô.
0.5
- Gió Tây ôn đới thổi về vùng có nhiệt độ thấp hơn, sức chứa hơi nước của không khí giảm nên độ ẩm không khí tăng và gây mưa nhiều.
0.5
Đặc trưng cơ bản của đất là gì? Trình bày tác động của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu và sinh vật trong sự hình thành đất.
2.0
* Đặc trưng cơ bản của đất: Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. 
Độ phì là khả năng cung cấp nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
0,25
0.25
* Phân tích tác động của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu và sinh vật trong sự hình thành đất:
 - Tác động của đá mẹ:
 Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất lí, hoá của đất.
0,25
- Tác động của khí hậu: 
+ Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua các yếu tố là nhiệt độ và độ ẩm (Phá huỷ đá thành các sản phẩm phong hoá, ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ các vật chất trong đất đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ cho đất).
0,25
+ Khí hậu còn ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất, được thể hiện rõ rệt thông qua lớp phủ thực vật.
0,25
- Tác động của sinh vật: đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất:
+ Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật bám vào khe nứt của đá làm phá huỷ đá.
0.25
+ Vi sinh vật: phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn đó là vật chất hữu cơ chủ yếu của đất.
+ Động vật sống trong đất như: giun, kiến, mối, cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lý, hoá học của đất.
0,25
0.25
3 
(4 điểm)
a. Trình bày khái niệm, cách tính: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số. 
3.0
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên:
 + Khái niệm: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch (hiệu số) giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính %.
0,5
 + Ý nghĩa: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới, nó được coi là động lực phát triển dân số. 
0,5
- Gia tăng cơ học:
 + Khái niệm: gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư, đơn vị tính là %.
0,5
 + Ý nghĩa: trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng.
0,5
- Gia tăng dân số:
 + Khái niệm: gia tăng dân số bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, đơn vị tính %.
0,5
 + Ý nghĩa: gia tăng dân số là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng.
0,5
b. Cơ cấu dân số theo giới là gì? Cơ cấu dân số theo giới mất cân bằng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? 
1.0
- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân, đơn vị tính %.
0,5
- Nếu cơ cấu dân số theo giới mất cân bằng có ảnh hưởng rất lớn tới phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
0,5
4 
(4 điểm)
a. Nêu sự phân bố các cây lương thực: lúa gạo, lúa mì và giải thích sự phân bố đó. Vì sao sản lượng lúa mì xuất khẩu nhiều hơn lúa gạo?
2.0
- Lúa gạo: Phân bố ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt là châu Á gió mùa (Ấn Độ, ĐNÁ ). Do đây là khu vực có khí hậu nóng ẩm mà cây lúa gạo lại ưa khí hậu nóng ẩm, chân ngập nước và cần nhiều công chăn sóc. Nhiệt độ vào thời kì sinh trưởng là 12-15 độ, tổng nhiệt trong suốt thời kì sinh trưởng khoảng 2200 -3200 độ.
0.5
- Lúa mì: Phổ biến ở miền khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và vùng núi nhiệt đới. Do cây lúa mì ưa khí hậu ấm, khô, cần nhiệt độ thấp vào đầu thời kì sinh trưởng là 4-5 độ, tổng nhiệt trong suốt thời kì sinh trưởng là 1150-1700 độ, thích hợp với các loại đất màu mỡ, nhiều phân bón.
0.5
Sản lượng lúa mì xuất khẩu nhiều hơn lúa gạo vì:
- Phần lớn các nước sản xuất nhiều lúa mì trên thế giới là các nước phát triển, ít dân, tập quán sử dụng tinh bột trong cơ cấu bữa ăn không nhiều nên nhu cầu lương thực không lớn.
- Lúa gạo được trồng chủ yếu ở khu vực châu Á gió mùa, các nước trong khu vực này đều rất đông dân, với tập quán lâu đời dùng lúa gạo nên lúa gạo sản xuất ra chủ yếu để sử dụng trong nước, xuất khẩu ít.
0.5
0.5
b. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
2.0
* Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố công nghiệp.
0,25
- Vị trí địa lí: có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất, trên thế giới và ở Việt Nam.
0,25
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
 + Khoáng sản: trữ lượng, chất lượng, phân bố khoáng sản có ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu và tổ chức sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp.
0,25
 + Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp: thủy điện, luyện kim đen và luyện kim màu, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm, 
0,25
 + Khí hậu: tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu kết hợp với nguồn tài nguyên sinh vật làm xuất hiện các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
0,25
 + Đất là nơi để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Rừng, sinh vật biển là cơ sở cho công nghiệp khai thác, chế biến gỗ, hải sản, 
0,25
* Trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? 
- Trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp là vị trí địa lí.
0,25
- Vì: vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất, từ đó sẽ hội tụ được nhiều nhân tố khác cho phát triển và phân bố công nghiệp.
0,25
5 
(2 điểm)
Tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất sản lượng lương thực có hạt nước ta giai đoạn 1995-2014 (đv:%)
Năm 
1995
2000
2010
2014
Diện tích
100
114,7
117,6
122,8
Sản lượng
100
132,1
170,7
191,9
Năng suất
100
115,1
145,1
156,3
0.5
Nhận xét:
- Tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất sản lượng lương thực có hạt nước ta giai đoạn 1995-2014 đều tăng (d/c), 
0.5
- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất, sau đó là năng suất, diện tích tăng chậm nhất
0.25
Giải thích:
- Diện tích tăng chậm nhất do khả năng mở rộng diện tích hạn chế, chủ yếu do tăng vụ
0.25
- Năng suất tăng chủ yếu do thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật vào sản xuất.
- Sản lượng tăng do năng suất và diện tích đều tăng
0.25
0.25
6
(2 điểm)
TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2014
 (Đơn vị: %)
Năm
2000
2005
2011
2014
Tỉ lệ dân thành thị
24,1
27,1
31,7
33,1
0.5
Vẽ biểu đồ kết hợp (cột & đường)
Biểu đồ khác không cho điểm
Yêu cầu: chính xác, khoa học, thẩm mỹ
Sai, thiếu mỗi yếu tố -0,25 điểm
1.5
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI
20,0
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_lop_10_thpt_nam_hoc_2020_2021_mon_dia_li_tru.doc