Lý thuyết và Bài tập Sinh học Lớp 10 - Đỗ Minh Hưng

Lý thuyết và Bài tập Sinh học Lớp 10 - Đỗ Minh Hưng

Câu 1: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:

1. Quần xã. 2. Quần thể. 3. Cơ thể. 4. Hệ sinh thái. 5. T.b.

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là

A. 5-3-2-4-1. B. 5-3-2-1-4. C. 5-2-3-1-4. D. 5-2-3-4-1.

Câu 2: Hãy chọn Câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:

A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã. B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể.

C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái. D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Câu 3: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất?

A. Tế bào. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Bào quan.

Câu 4: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

A. Quần thể. B. Quần xã. C. Cơ thể. D. Hệ sinh thái.

Câu 5: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Cá thể. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Hệ sinh thái.

Câu 6: Tập hợp nhiều t.b cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

A. Hệ cơ quan. B. Mô. C. Cơ thể. D. Cơ quan.

 

docx 86 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 6581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết và Bài tập Sinh học Lớp 10 - Đỗ Minh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Các cấp tổ chức của thế giới sống: P.tử → Bào quan → T.b → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quân thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển.
- Trong đó các cấp độ cơ bản của thế giới sống bao gồm: t.b, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức cấp trên.
- Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức sống được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Sinh vật và môi trường luôn không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng.
- Mọi cấp độ tổ chức sống luôn duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống à Hệ thống sống tổn tại và phát triển.
3. Thế giới sống liên tục tiến hoá
Sự sống không ngừng sinh sôi và tiến hoá tạo nên một thế giới sống vô cùng Đa dạng nhưng lại thống nhất.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:
1. Quần xã.	2. Quần thể.	3. Cơ thể.	4. Hệ sinh thái.	5. T.b.
Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là 
A. 5-3-2-4-1.	B. 5-3-2-1-4.	C. 5-2-3-1-4.	D. 5-2-3-4-1.
Câu 2: Hãy chọn Câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:
A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã.	B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể.
C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái.	D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Câu 3: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất?
A. Tế bào.	B. Quần xã.	C. Quần thể.	D. Bào quan.
Câu 4: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?
A. Quần thể.	B. Quần xã.	C. Cơ thể.	D. Hệ sinh thái.
Câu 5: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể.	B. Quần xã.	C. Quần thể.	D. Hệ sinh thái.
Câu 6: Tập hợp nhiều t.b cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
A. Hệ cơ quan.	B. Mô.	C. Cơ thể.	D. Cơ quan.
Câu 7: "Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Quần xã.	B. Hệ sinh thái.	C. Quần thể.	D. Sinh quyển.
Câu 8: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A. Cá thể sinh vật.	B. Quần thể sinh vật.	
C. Quần xã sinh vật.	D. Cá thể và quần thể.
Câu 9: Các cấp tổ chức của thế giới sống không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Mô.	B. Bào quan.	C. P.tử.	D. Nguyên tử.
Câu 10: Thành phần nào dưới đây không phải là một cấp tổ chức của thế giới sống?
A. T.b thực vật.	B. Quần xã sinh vật.
C. Nguyên tử.	D. Đại p.tử hữu cơ.
Câu 11: Trong cơ thể vi khuẩn không tồn tại cấp tổ chức sống nào dưới đây?
A. Tế bào.	B. Cơ quan.	C. Bào quan.	D. P.tử.
Câu 12: Ở cơ thể vi khuẩn cấp tổ chức sống nào dưới đây cao nhất?
A. Tế bào.	B. Cơ quan.	C. Bào quan.	D. P.tử.
Câu 13: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. Các đại p.tử.	B. Tế bào.	C. Mô.	D. Cơ quan.
Câu 14: Các sinh vật dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có đặc điểm chung vì:
A. Chúng sống trong môi trường giống nhau.	B. Chúng đều được c.tạo từ t.b
C. Chúng đều có chung một tổ tiên.	D. Tất các các câu trên đều đúng.
Câu 15: Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức sống cơ bản nhất là cấp nào
A. P.tử.	B. Bào quan.	C. Tế bào.	D. Cơ thể.
Câu 16: Căn cứ chủ yếu để coi t.b là đơn vị cơ bản của sự sống là:
A. Chúng có c.tạo phức tạp.	B. Chúng được c.tạo bởi nhiều bào quan.
C. Ở t.b có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.	D. Cả A, B, C.
Câu 17: T.b là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì:
A. Có các đặc điểm đặc trưng của sự sống.	B. Mọi cơ thể sống đều được c.tạo từ t.b.
C. T.b có nhiều bào quan với những chức năng quan trọng.
D. Tất cả các t.b đều có c.tạo cơ bản giống nhau.
T.b là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì mọi cơ thể sống đều được c.tạo từ t.b./ĐA là: B.
Câu 18: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Liên tục tiến hóa.	B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
C. Là một hệ thống kín.	D. Có khả năng tự điều chỉnh.
Câu 19: Điều nào dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống?
A. Một hệ thống mở.	B. Có khả năng tự điều chỉnh.
C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 20: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc.	B. Nguyên tắc mở.	
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.	D. Nguyên tắc bổ sung.
Câu 21: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tồ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn.
B. Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp t.b.
C. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
D. Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành.
Câu 22: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:
A. Có khả năng thích nghi với môi trường.	B. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.	 D. Phát triển và tiến hóa không ngừng.
Câu 23: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Nguyên nhân là:
A. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
B. Thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh.
C. Thường xuyên biến đổi và liên tục tiến hóa.	 D. Có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động.
Câu 24: Cấp tổ chức nào sau đây không phải là cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống?
A. Cơ thể.	B. Quần xã.	C. Hệ cơ quan.	D. Hệ sinh thái.
Câu 25: Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới"
Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?
A. Thế giới sống liên tục tiến hóa.	B. Hệ thống tự điều chỉnh.
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.	D. Hệ thống mở.
Bài 2: Các giới sinh vật
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới
1. Khái niệm giới: - Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
- Các đơn vị phân loại từ nhỏ tới lớn gồm: Loài → Chi → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
2. Hệ thống phân loại 5 giới
II. Đặc điểm chính của mỗi giới
 1. Giới Khởi sinh (Monera)
Đặc điểm
nhân sơ, bé nhỏ (1-5 µm)
Đại diện
vi khuẩn
Phân bố
vi khuẩn phân bố rộng rãi.
P/thức sống
hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh
2. Giới Nguyên sinh (Protista)
Tảo
là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, có sắc tố quang hợp, quang tự dưỡng, sống trong nước.
Nấm nhầy
là sinh vật nhân thực, dị dưỡng, hoại sinh. Cơ thể tồn tại ở 2 pha: pha đơn bào giống trùng amip, pha hợp bào là khối chất nhầy chứa nhiều nhân.
Đ/v n/s
đa dạng. Là những sinh vật nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
3. Giới Nấm (Fungi)
Đại diện
nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.
Đặc điểm chung
nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin.
Sinh sản
hữu tính và vô tính nhờ bào tử.
Sống dị dưỡng
4. Giới Thực vật (Plantae)
Đại diện
Gồm các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín
Đặc điểm
đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, sống tự dưỡng, có thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ.
Vai trò
c/cấp thức ăn cho giới động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm, cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
5. Giới Động vật -Animalia
Đại diện
Gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Da gai và Động vật có dây sống.
Đặc điểm
đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh, cơ thể có cấu trúc phức tạp, chuyên hóa cao.
Vai trò
góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp thức ăn, nguyên liệu cho con người 
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Giới là một đơn vị phân loại
A. lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
B lớn bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
C. bao gồm các giống sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
D. lớn nhất bao gồm tất cả ngành sinh vật.
Câu 2: Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định là khái niệm của:
A. Loài.	B. Chi.	C. Quần thể.	D. Giới.
Câu 3: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là:
A. Linnê và Hacken.	B. Lơvenhuc và Margulis.
C. Hacken và Whittaker.	D. Whittaker và Margulis.
Câu 5: Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm:
A. Khả năng di chuyển, c.tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
B. Loại t.b, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
C. C.tạo t.b, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.
D. Trình tự các nuclêotit, mức độ tổ chức cơ thể.
Câu 6: Đâu không phải tiêu chí cơ bản của hệ thống phân loại 5 giới:
A. Khả năng di chuyển.	B. Loại t.b, mức độ tổ chức cơ thể.
C. Mức độ tổ chức cơ thể.	D. Kiểu dinh dưỡng.
Câu 7: Giới khởi sinh gồm:
A. Virut và vi khuẩn lam.	B. Nấm và vi khuẩn.
C. Vi khuẩn và vi khuẩn lam.	D. Tảo và vi khuẩn lam.
Câu 8: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới khởi sinh là
A. Nhân sơ.	B. Nhân thực.	C. Sống kí sinh.	D. Sống hoại sinh.
Câu 9: Giới nguyên sinh bao gồm:
A. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh.	B. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
C. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh.	D. Tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.
Câu 10: Giới nguyên sinh được chia ra 3 nhóm là?
A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nấm nhầy.
B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh.	
C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh.
D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy.
Câu 11: Cho các nhóm sinh vật sau:
(1) Nấm nhầy.	(2) Rêu.	(3) Động vật nguyên sinh.
(4) Thực vật nguyên sinh.	(5) Nấm sợi.	(6) Động vật không xương sống.
Giới Nguyên sinh gồm:
A. (1), (3), (4).	B. (3), (4).	C. (2), (4), (5).	D. (1), (2), (3), (5).
Câu 12: Khi nói về đặc điểm chung ở các đại diện của giới Nguyên sinh, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Có cơ quan di chuyển.	B. C.tạo Đa bào phức tạp.
C. Là những sinh vật nhân thực.	D. Sống dị dưỡng.
Câu 13: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới nguyên sinh là:
A. Nhân sơ.	B. Nhân thực.	C. Sống kí sinh.	D. Sống hoại sinh.
Câu 14: Giới nấm gồm những sinh vật Đa bào,
A. nhân thực, dị dưỡng, có khả năng phản ứng chaamjm sinh sản vô tính.
B. nhân sơ, phần lớn tự dưỡng, sinh sản hữu tính và vô tính.
C. hoặc đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, sinh sản hữu tính và vô tính.
D. nhân thực, tự dưỡng, sinh sản hữu tính và vô tính.
Câu 15: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới nấm là:
A. Sống tự dưỡng quang hợp.	B. Sống dị dưỡng hoại sinh.
C. Sống di chuyển.	D. Sống cố định.
Câu 16: Hình thức dinh dưỡng không có ở giới Nấm là:
A. Tự dưỡng.	B. Dị dưỡng. 	C. Cộng sinh. 	D. Kí sinh.
Câu 17: Giới thực vật gồm những sinh vật Đa bào,
A. nhân thực, dị dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
B. nhân sơ, phần lớn tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
C. một số loại đơn bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
D. nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
Câu 18: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới thực vật là
A. sống tự dưỡng quang hợp.	B. sống dị dưỡng hoại sinh.
C. sống di chuyển.	D. sống cố định.
Câu 19: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là:
A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. Giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới động vật.
C. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
Câu 20: Sinh vật nhân thực bao gồm các giới:
A. Giới khởi sinh, nguyên sinh, thực vật, động vật.
B. Giới khởi sinh, nấm, thực vật và động vật.	C. Giới nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
D. Giới nguyên sinh, tảo, thực vật và động vật.
Câu 21: Địa y là sinh vật thuộc giới
A. Khởi sinh.	B. Thực vật.	C. Nguyên sinh.	D. Nấm.
Câu 22: Nấm men thuộc giới
A. Khởi sinh.	B. Nguyên sinh.	C. Nấm.	D. Thực vật.
Câu 23: Giới sinh vật nào dưới đây không có những đại diện sống tự dưỡng?
A. Giới Nguyên sinh.	B. Giới Thực vật.	C. Giới Nấm.	D. Giới Khởi sinh.
Câu 24: Sống tự dưỡng quang hợp có ở:
A. Thực vật, nấm.	B. Động vật, tảo.	C. Thực vật, tảo.	D. Động vật, nấm.
Câu 25: Giới động vật gồm những sinh vật Đa bào,
A. nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
B. một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
C. nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
D. một số tập đoàn đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
Câu 26: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới động vật là
A. Nhân sơ.	B. Tự dưỡng.	C. Sống kí sinh.	D. Có khả năng di chuyển.
Câu 27: Sinh vật được chia thành các giới theo thứ tự sau:
A. Giới nấm → Giới Nguyên sinh → Giới khởi sinh → Giới Thực vật → Giới Động vật.
B. Giới khởi sinh → Giới Nguyên sinh → Giới nấm → Giới Thực vật → Giới Động vật.
C. Giới Thực vật → Giới Nguyên sinh → Giới nấm → Giới khởi sinh → Giới Động vật.
D. Giới Nguyên sinh → Giới khởi sinh → Giới nấm → Giới Thực vật → Giới Động vật.
Câu 28: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:
A. Giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài.	B. Loài – bộ – họ – chi – lớp – ngành – giới.
C. Loài – chi – họ – bộ – lớp – ngành – giới.	D. Loài – chi – bộ – họ – lớp – ngành – giới.
Câu 29: Cho các đặc điểm sau:
(1) Có hệ thần kinh.	(2) Đa bào phức tạp.
(3) Sống tự dưỡng.	(4) Cơ thể phân hóa thành các mô và cơ quan.
(5) Có hình thức sinh sản hữu tính.	(6) Có khả năng di chuyển chủ động.
Các đặc điểm có ở cả giới Thực vật và giới Động vật là:
A. (2), (5), (6).	B. (1), (3), (4), (6).	C. (2), (4), (5).	D. (1), (2), (3), (4), (5)
Bài 3: Các ng.tố hóa học và nước
Mục II.1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước
Học sinh tự đọc
I. Các ng.tố hoá học
- Trong 92 ng.tố hoá học, chỉ có vài chục ng.tố c.tạo nên cơ thể sống. Trong vài chục ng.tố đó các ng.tố C, H, O, N chiếm 96% k.lượng cơ thể sống.
- Cacbon là ng.tố quan trọng trong việc tạo nên sự Đa dạng cảu vật chất hữu cơ.
- Các ng.tố c.tạo nên t.b được chia làm 2 loại: ng.tố đại lượng và ng.tố vi lượng
+ Ng.tố đại lượng: tham gia c.tạo nên các đại p.tử hữu cơ, cấu tạo tế bào 
+ Ng.tố vi lượng: tham gia c.tạo nên các enzim, vitamin,...
II. Nước và vai trò của nước trong t.b
2. Vai trò của nước đối với t.b
- Nước chiếm tỉ lệ lớn trong t.b	- Thành phần c.tạo nên các chất cần thiết trong t.b.
- Dung môi hoà tan các chất.	- Là môi trường cho các phản ứng sinh hoá. à
→ Vai trò rất quan trọng đối với sự sống.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Bốn ng.tố chính c.tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P.	B. C, H, O, N.	C. O, P, C, N.	D. H, O, N, P.
Câu 2: Trong số khoảng 25 ng.tố c.tạo nên sự sống, các ng.tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:
A. Fe, C, H.	B. C, N, P, Cl.	C. C, N, H, O.	D. K, S, Mg, Cu.
Câu 3: Các ng.tố hóa học chủ yếu c.tạo nên cơ thể sống là những ng.tố nào?
A. Ca, P, Cu, O.	B. O, H, Fe, K.	C. C, H, O, N.	D. O, H, Ni, Fe.
Câu 4: Ng.tố quan trọng trong việc tạo nên sự Đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Cacbon.	B. Hydro.	C. Oxy.	D. Nitơ.
Câu 5: Ng.tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại p.tử hữu cơ?
A. C.	B. O.	C. N.	D. P.
Câu 6: Ng.tố nào có khả năng kết hợp với các ng.tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác 
nhau?
A. Hiđrô.	B. Nitơ.	C. Cacbon.	D. Ôxi.
Câu 7: Các chức năng của cacbon trong t.b là:
A. Dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc t.b.	B. Cấu trúc t.b, cấu trúc các enzim.
C. Điều hòa trao đổi chất, tham gia c.tạo t.b chất.	D. Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể.
Câu 8: Cacbon có các chức năng của trong t.b là:
A. Dự trữ năng lượng.	B. Là vật liệu cấu trúc t.b.
C. Là vật liệu cấu trúc t.b.	D. Cả A, B, và C
Câu 9: Cacbon là ng.tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự Đa dạng của các đại p.tử hữu cơ vì cacbon
A. là một trong những ng.tố chính c.tạo nên chất sống. B. chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
C. có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử ( cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với nguyên tử khác).	D. Cả A, B, C.
Câu 10: Trong các ng.tố Đa lượng, cacbon được coi là ng.tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự Đa dạng của các đại p.tử hữu cơ vì
A. Là ng.tố Đa lượng, chiếm 18,5% k.lượng cơ thể.
B. Vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electoron.
C. Là ng.tố chính trong thành phần hóa học của các chất c.tạo nên cơ thể sống.
D. Được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối các chất (đvC).
Câu 11: Phần lớn các ng.tố đại lượng c.tạo nên
A. Lipit, enzym.	B. Prôtêin, vitamin.	
C. Đại p.tử hữu cơ.	D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin.
Câu 12: Các đại p.tử hữu cơ được c.tạo bởi phần lớn các
A. Axit amin.	B. Đường.	C. Ng.tố đại lượng.	D. Ng.tố vi lượng.
Câu 13: Ng.tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% k.lượng chất sóng của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong t.b.
D. Là những ng.tố có trong tự nhiên.
Câu 14: Đặc điểm của các ng.tố vi lượng là gì?
A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong t.b.	B. Tham gia vào thành phần các enzim, hoocmôn.
C. Có vai trò khác nhau đối với từng loài sinh vật.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: Các ng.tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:
A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
B. Chức năng chinh của chúng là điều tiết q.tr. trao đổi chất.
C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
Câu 16: Các ng.tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì:
A. Chiếm k.lượng nhỏ.	B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
C. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy
D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim
Câu 20: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. Nhiệt dung riêng cao.	B. Lực gắn kết.
C. Nhiệt bay hơi cao.	D. Tính phân cực.
Lgiải:Các tính chất đặc biệt của nước là do các p.tử nước có tính phân cực./ĐA là: D
Câu 23: Cho các ý sau:
(1) Nước trong t.b luôn được đổi mới hàng ngày.
(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong t.b.
(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong t.b.
(4) Nước liên kết với các p.tử nhờ liên kết hidro.
(5) Nước có tính phân cực thể hiện ở vùng ôxi mang điện tích dương và vùng hidro mang điện tích âm.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 24: Vai trò của nước là:
A. Giữ nhiệt độ trong cơ thể ổn định	B. Là môi trường của các phản ứng hóa sinh
C. Làm mặt t.b căng mịn	D. A và B đúng
Câu 25: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì
A. Nước được c.tạo từ các ng.tố Đa lượng
B. Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi t.b và cơ thể sống, giúp t.b tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống
C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của t.b
D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong t.b
Câu 26: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?
A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc t.b
B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong t.b
C. Nước được c.tạo từ các ng.tố Đa lượng
D. Nước đảm bảo cho t.b và cơ thể có nhiệt độ ổn định
Câu 27: Cho các ý sau:
(1) Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.	(2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy.
(3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước.	(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.
Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan trọng giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 28: Cho các ý sau: Để đảm bảo đủ nước cho cơ thể hàng ngày, chúng ta cần?
(1) Uống đủ nước.	(2) Bổ sung nước trước, trong và sau khi vận động với cường độ cao.
(3) Bổ sung thêm hoa quả mọng nước.	(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 29: Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?
A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh.	B. Giữ rau quả trong ngăn mát tủ lạnh
C. Sấy khô rau quả.	D. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường.
Câu 30: Không bảo quản rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh vì:
A. Không còn q.tr. hô hấp làm rau quả hỏng.
B. không có q.tr. oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô.
C. Làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
D. Nhiệt độ 2oC xuống 0oC sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các t.b của rau quả.
Bài 4: Cacbohiđrat và lipit
Mục I.1. Hình 4.1
Không phân tích, chỉ giới thiệu khái quát
I. Cacbonhidrat (đường).
1. Cấu tạo chung:
- Hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố : C, H, O.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân : glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
 2. Các loại cacbonhydrat.
a. Đường đơn (monosaccarit):
- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.
- Đường 5C (Ribôzơ,đeôxyribôzơ), đường 6C (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ).
b. Đường đôi (Disaccarit):
- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.
- Mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucôzơ, Saccarôzơ (đường mía) gồm 1 phân tử Glucôzơ và 1 phân tử Fructôzơ, Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ.
c. Đường đa (polisaccarit):
- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.
- Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin 
 3. Chức năng của Cacbohyđrat: - Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
	 - Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể 
II. Lipit. Gồm nhiều loại với cấu trúc khác nhau.
1. Mỡ	- C.tạo từ 1 p.tử glixerol liên kết với 3 axit béo
- Chức năng: Dự trữ năng lượng cho t.b và cơ thể.
2. Phôtpholipit	- C.tạo từ 1 p.tử glixerol và 2 axit béo
- Chức năng: C.tạo nên các loại màng của t.b
3. Steroit	- Chức năng c.tạo nên màng sinh chất và một số loại hoocmon.
4. Sắc tố và vitamin	Một số loại sắc tố và 1 số vitamin cũng có bản chất là lipit.
Câu hỏi trắc nghiệm
A/ Cacbohiđrat
Câu 1: Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là
A. Tinh bột.	B. Xenlulôzơ.	C. Đường lối.	D. Cacbohyđrat.
Câu 2: Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A. Đường.	B. Mỡ.	C. Đạm.	D. Chất hữu cơ.
Câu 3: Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được c.tạo bởi các ng.tố
A. C, H, O, N.	B. C, H, N, P.	C. C, H, O.	D. C, H, O, P.
Câu 4: Các ng.tố hoá học c.tạo của Cacbonhiđrat là:
A. Cacbon và hiđrô.	B. Hiđrô và ôxi.	C. Ôxi và cacbon.	D. Cacbon, hiđrô và ôxi.
Câu 5: Cacbohidrat gồm các loại:
A. Đường đơn, đường đôi.	B. Đường đôi, đường ĐA.
C. Đường đơn, đường ĐA.	D. Đường đôi, đường đơn, đường ĐA.
Câu 6: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?
A. Đường đơn.	B. Đường ĐA.	C. Đường đôi.	D. Cacbohiđrat.
Câu 7: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia Cacbohidrat ra thành ba loại là đường đơn,đường đôi và đường ĐA?
A. K.lượng của p.tử.	B. Độ tan trong nước.
C. Số loại đơn phân có trong p.tử.	D. Số lượng đơn phân có trong p.tử.
Câu 8: Để chia Cacbohidrat ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường ĐA, người ta dựa vào?
A. K.lượng của p.tử.	B. Số lượng đơn phân có trong p.tử.
C. Số loại đơn phân có trong p.tử.	D. Số nguyên tử C trong p.tử.
Câu 9: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?
A. Đisaccarit, mônôsaccarit, pôlisaccarit.	B. Mônôsaccarit, đisaccarit, pôlisaccarit.
C. Pôlisaccarit, mônôsaccarit, đisaccarit.	D. Mônôsaccarit, pôlisaccarit, đisaccarit.
Câu 10: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ phức tạp đến đơn giản?
A. Đisaccarit, mônôsaccarit, pôlisaccarit.	B. Pôlisaccarit, mônôsaccarit, đisaccarit.
C. Pôlisaccarit, đisaccarit, mônôsaccarit.	D. Mônôsaccarit, đisaccarit, pôlisaccarit.
Câu 11: Các đơn phân chủ yếu c.tạo nên các loại cacbohyđrat là
A. Glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ.	B. Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
C. Glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ.	D. Fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ.
Câu 12: Các loại đường đơn phổ biến là
A. Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.	B. Glucôzơ, lactôzơ, fructôzơ.
C. Glucôzơ, galactôzơ, mantôzơ.	D. Fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ.
Câu 13: Nhóm p.tử đường nào sau đây là đường đơn?
A. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ.	B. Tinh bột, xenlulôzơ, kitin.
C. Galactôzơ, lactôzơ, tinh bột.	D. Glucôzơ, saccarôzơ, xenlulôzơ.
Câu 14: Loại đường có trong thành phần c.tạo của ADN và ARN là?
A. Mantôzơ.	B. Fructôzơ.	C. Hecxozơ.	D. Pentozơ.
Câu 15: Tinh bột được enzim biến đổi thành loại đường nào trong khoang miệng?
A. Mantôzơ.	B. Galactôzơ.	C. lactôzơ.	D. Pentozơ.
Câu 16: Đường mía (saccarotơ) là loại đường đôi được c.tạo bởi:
A. Hai p.tử Glucôzơ.	B. Một p.tử Glucôzơ và một p.tử Fructôzơ.
C. Hai p.tử Fructôzơ.	D. Một p.tử Glucôzơ và một p.tử galactozơ.
Câu 17: Đường mía do hai p.tử đường nào sau đây kết hợp lại?
A.Glucôzơ và Fructôzơ.	B. Xenlulôzơ và Galactôzơ.
C. Galactôzơ và tinh bột.	D. Tinh bột và Mantôzơ.
Câu 1: Lipit là nhóm chất:
A. Được c.tạo từ 3 ng.tố C, H, O. B. Liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị không phân cực
C. Có tính kỵ nước	D. Cả ba ý trên
Câu 2: Lipit là nhóm chất:
A. Được c.tạo từ 3 ng.tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có tính kỵ nước
B. Được c.tạo từ 3 ng.tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, có tính kỵ nước
C. Được c.tạo từ 3 ng.tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, không có tính kỵ nước
D. Được c.tạo từ 3 ng.tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, không có tính kỵ nước
Câu 3: Một p.tử mỡ bao gồm
A. 1 p.tử glixerol và 1 p.tử acid béo.	B. 1 p.tử glixerol và 2 p.tử acid béo.
C. 1 p.tử glixerol và 3 p.tử acid béo.	D. 3 p.tử glixerol và 3 p.tử acid béo.
Câu 4: Một p.tử mỡ bao gồm 1 p.tử glixêrôl liên kết với
A. 1 axít béo.	B. 2 axít béo.	C. 3 axít béo.	D. 4 axít béo.
Câu 5: Chức năng chính của mỡ là:
A. Dự trữ năng lượng cho t.b và cơ thể.	B. Thành phần chính c.tạo nên màng sinh chất.
C. Thành phần c.tạo nên một số loại hoocmôn.	D. Thành phần c.tạo nên các bào quan.
Câu 6: Mỡ có chức năng chính của là:
A. C.tạo nên một số loại hoocmôn.	B. C.tạo nên màng sinh chất.
C. Dự trữ năng lượng cho t.b và cơ thể.	D. C.tạo nên chất diệp lục.
Câu 7: Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của t.b là?
A. Phôtpholipit và protein.	B. Glixerol và axit béo.
C. Steroit và axit béo.	D. Axit béo và saccarozo.
Câu 8: Photpholipit có chức năng chủ yếu là:
A. Tham gia c.tạo nhân của t.b.	B. Là thành phần c.tạo của màng t.b.
C. Là thành phần của máu ở động vật.	D. C.tạo nên chất diệp lục ở lá cây.
Câu 9: Loại lipit nào dưới đây là thành phần c.tạo chủ yếu của màng sinh chất?
A. Mỡ.	B. Carôtenôit.	C. Stêrôit.	D. Phôtpholipit.
Câu 10: Chức năng chính của phospholipid trong t.b là:
A. C.tạo màng sinh chất.	B. Cung cấp năng lượng.
C. Nhân biết và truyền tin.	D. Liên kết các t.b.
Câu 11: Phốtpho lipit c.tạo bởi
A. 1 p.tử glixêrol liên kết với 2 p.tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
B. 2 p.tử glixêrol liên kết với 1 p.tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
C. 1 p.tử glixêrol liên kết với 1 p.tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
D. 3 p.tử glixêrol liên kết với 1 p.tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
Câu 12: Phốtpho lipit c.tạo bởi các thành phần
A. Glixêrol, axit béo và đường.	B. Glix ê rol, đường và phốt phat.
C. Đường, axit béo và phốt phát.	D. Glixêrol, axit béo và phốt phat.
Câu 13: Phopholipit ở màng sinh chất là chất lưỡng cực do nó có:
A. Một đầu vừa kị nước vừa ưa nước.	B. Hai đầu ưa nước nhưng trái điện tích.
C. Một đầu ưa nước, một đầu kị nước.	D. Hai đầu không cùng điện tích.
Câu 14: Phopholipit ở màng sinh chất có một đầu vừa kị nước vừa ưa nước là chất:
A. Lưỡng cực.	B. Tan trong nước.	C. Không tan trong nước.	D. Lưỡng tính.
Câu 15: Lớp phopholipit ở màng sinh chất sẽ
A. Không cho các chất tan trong nước cũng như các chất tích điện đi qua
B. Cho các chất tan trong lipit, các chất có kích thước nhỏ không phân cực không tích điện đi qua
C. Không cho các chất không tan trong lipit và trong nước đi qua. 	D. Cả A và B
Câu 16: Lớp phopholipit ở màng sinh chất sẽ cho các chất nào đi qua:
A. Các chất không tan trong lipit, có kích thước nhỏ.	B. Các chất tan trong nước.
C. Các chất tan trong lipit, các chất có kích thước nhỏ không phân cực.
D. Các chất phân cực, có kích thước nhỏ.
Câu 17: Ơstrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit c.tạo nên hoocmon này là?
A. Steroit.	B. Phôtpholipit.	C. Dầu thực vật.	D. Mỡ động vật.
Câu 18: Chất dưới đây tham gia c.tạo hoocmôn là:
A. Stêroit.	B. Triglixêric.	C. Phôtpholipit.	D. Mỡ.
Câu 19: Cholesteron ở màng sinh chất có vai trò:
A. Liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại t.b, có chức năng bảo vệ và cung cấp năng lượng.
B. Có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.
C. Là nguồn dự trữ năng lượng cho t.b.
D. Làm nhiệm vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin.
Câu 20: Vì sao cholesteron là thành phần quan trọng của màng sinh chất?
A. Cholesteron chèn vào giữa hai lớp photpholipit làm màng t.b ổn định hơn
B. Chèn vào lớp photpholipit tạo kênh vận chuyển các chất qua màng
C. Gắn trên màng thu nhận các thông tin truyền đến t.b
D. Làm nhiệm vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin
Bài 5: Protêin
I. Cấu trúc của protein
- Protein là p.tử có cấu trúc đa dạng nhất
- Protein được c.tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin
- Có 20 loại axit amin khác nhau.
- Các protein khác nhau về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các axit amin à Cấu trúc và chức năng Đa dạng.
Bậc một
- Các axit amin liên kết với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit.
- Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp đặc thù của của các loại axit amin trong chuỗi.
bậc hai
- Chuỗi pôlipeptit bậc 1 co xoắn hoặc gấp nếp
bậc ba
Chuỗi pôlipeptit bậc 2 tiếp tục xoắn tạo nên cấu trúc không gia

Tài liệu đính kèm:

  • docxly_thuyet_va_bai_tap_sinh_hoc_lop_10_do_minh_hung.docx