Bài tập Sinh học Lớp 10 - Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào

Bài tập Sinh học Lớp 10 - Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào

1. Các nguyên tố hóa học

a. Thành phần hóa học của tế bào

- Khi phân tích thành phần hóa học của tế bào, tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong tế bào có thể có mặt hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên (92 nguyên tố). Trong đó, 25 nguyên tố đã được nghiên cứu kỹ là C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, Cl, Na, Si, Co. là cần thiết cho sự sống.

- Trong đó C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm một tỉ lệ nhỏ. Trong đó nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.

- Tuy đều được cấu tạo từ các thành phần vô cơ nhưng vật sống có các đặc trưng của thế giới sống (chuyển hoá vật chất và năng lượng với môi trường, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản) trong khi các vật không sống thì không có khả năng này.

b. Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng

Dựa vào tỉ lệ và vai trò của các nguyên tố trong tế bào. Người ta chia các nguyên tố hóa học thành 2 nhóm cơ bản:

Nguyên tố đại lượng: Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbobidrat, lipit. điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg.

Nguyên tố vi lượng: (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố: Cu, Fe, Mn, Co, Zn.

 

doc 19 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 2730
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sinh học Lớp 10 - Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
1. Các nguyên tố hóa học
a. Thành phần hóa học của tế bào
- Khi phân tích thành phần hóa học của tế bào, tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong tế bào có thể có mặt hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên (92 nguyên tố). Trong đó, 25 nguyên tố đã được nghiên cứu kỹ là C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, Cl, Na, Si, Co... là cần thiết cho sự sống.
- Trong đó C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm một tỉ lệ nhỏ. Trong đó nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.
- Tuy đều được cấu tạo từ các thành phần vô cơ nhưng vật sống có các đặc trưng của thế giới sống (chuyển hoá vật chất và năng lượng với môi trường, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản) trong khi các vật không sống thì không có khả năng này.
b. Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng
Dựa vào tỉ lệ và vai trò của các nguyên tố trong tế bào. Người ta chia các nguyên tố hóa học thành 2 nhóm cơ bản:
Nguyên tố đại lượng: Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbobidrat, lipit... điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...
Nguyên tố vi lượng: (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố: Cu, Fe, Mn, Co, Zn...
LƯU Ý
Nguyên nhân sự khác biệt này là do sự khác nhau về thành phần, tỉ lệ các chất hoá học, sự tương tác của các chất hóa học dẫn đến các đặc tính sinh học nổi trội mà chỉ ở có ở thế giới sống.
STUDY TIP
Sự tương tác giữa các nguyên tố đa lượng và vi lượng đã tạo nên các hợp chất: vô cơ (nước, muối khoáng) và hợp chất hữu cơ (lipit, cacbohidrat, prôtêin và axit nuclêic).
2. Nước vai trò của nước trong tế bào
a. Cấu trúc hóa học của nước
Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với 2 nguyên tử hidro bằng các liên kết cộng hoá trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về oxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu nhau (phân cực) có khả năng hình thành liên kết hiđro (H) giữa các phân tử nước với nhau và với các phân tử chất tan khác tạo cho nước có tính chất lí hoá đặc biệt (dẫn điện, tạo sức căng bề mặt, dung môi...).
b. Vai trò của nước
- Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào
- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết
- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
II. CACBOHIDRAT VÀ LIPIT
1. Cacbohidrat
a. Cấu tạo
Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O.
b. Các loại cacbohidrat
Dựa vào đặc điểm cấu tạo người ta chia đường ra thành các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.
So sánh các loại đường:
Đường đơn
Đường đôi
Đường đa
Đại diện
Deoxiribozơ, ribozơ, glucozơ (đường nho); đường fructozơ (đường quả); galactozơ
Saccarozơ (glucozơ kết hợp với fructozơ thành); Lactozơ (galactozơ liên kết với glucozơ tạo thành)
Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin.
Cấu tạo
Đừng đơn gồm 2 loại chủ yếu là đường 5C và đường 6C.
Gồm 2 phân tử đường đơn kết hợp lại với nhau.
Gồm rất nhiều đơn phân liên kết với nhau theo dạng thẳng hay phân nhánh.
c. Chức năng
- Đường đơn: Cung cấp năng lượng.
- Đường đôi và đa: Chức năng dự trữ và cấu trúc.
- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
Xenlulozo là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác.
STUDY TIP
Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glicoprotein là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.
2. Lipit
a. Cấu tạo
Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hóa trị không phân cực → có tính kỵ nước.
b. Các loại lipit
Lipit chia thành 2 nhóm lớn:
- Lipit đơn giản: Là este của rượu và axit béo bao gồm mỡ, dầu và sáp
- Lipit phức tạp: Trong phân tử ngoài 2 thành phần trên ra còn có thêm nhóm photphat bao gồm photpholipit, steroit (colesterol, axit mật, ostrogen, progesteron,...)
- Mỡ được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo
- Mỡ ở động vật thường chứa các axit béo no.
- Mỡ ở thực vật chứa axit béo không no gọi là dầu.
- Sáp: được cấu tạo từ một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài (thay cho glixêrol).
Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào.
Phân biệt được mỡ, dầu và sáp:
Phân biệt photpholipit và stêrôit:
Photpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixêrol, vị trí thứ 3 của phân tử glixêrol được liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với 1 ancol phức (côlin hay axêtylcôlin). Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi kị nước.
Chức năng: Thành phần cấu tạo màng sinh chất.
Stêrôit là lipit có cấu trúc mạch vòng, có tính chất lưỡng cực
Ví dụ: Cholesteron làm nguyên liệu cấu trúc nên màng sinh chất. Các steroit khác có lượng nhỏ nhưng hoạt động như một hoocmon hoặc vitamin
Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và 1 số hoocmôn. Một số hoocmon giới tính như testosteron và estrogen cũng là 1 dạng lipid.
Sắc tố và vitamin: Một số loại sắc tố như carotenoit và một số loại vitamin như A, D, E, K cũng là 1 dạng lipid.
c. Chức năng của lipit
- Là thành phần cấu trúc nên màng tế bào (photpholipit)
- Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu)
- Tham gia vào điều hòa quá trình trao đổi chất (hooc mon) 
So sánh cacbohidrat và lipit:
Giống nhau:
- Đều là những hợp chất cấu tạo chủ yếu bởi ba thành phần nguyên tố là C, H, O.
- Tham gia xây dựng cấu trúc bên trong, bên ngoài tế bào.
- Là các hợp chất sinh năng lượng cho tế bào.
- Là các chất dự trữ năng lượng cho tế bào.
Khác nhau:
Cacbohidrat
Lipid
- C: H: O = 1:2:1
- Đơn vị cấu tạo là đường đơn
- Cacbohidrat cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Cacbohidrat tan được trong nước.
- C: H: O ≠ 1:2:1
- Đơn vị cấu tạo là glixerol và axit béo.
- Lipid không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Lipid tan trong dung môi hữu cơ không tan được trong nước.
III. PROTEIN
Ngoài ADN và ARN thì prôtêin cũng là một đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mà các đơn phân của prôtêin là các axit amin (aa). Prôtêin có cấu trúc và chức năng cụ thể như sau:
1. Cấu trúc prôtêin
a. Cấu trúc hóa học của prôtêin
Mỗi axit amin gồm 3 thành phần:
- Nhóm cacbôxy – COOH
- Nhóm amin- NH2
- Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) → có 20 loại axit amin khác nhau.
Công thức tổng quát của 1 axit amin:
Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit (nhóm amin của axit amin này liên kết với nhóm cacbôxin của axit amin tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước) tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử prôtêin gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit.
STUDY TIP
Khối lượng 1 phân tử của 1 axit amin bằng 110đvC.
b. Cấu trúc không gian
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có cấu trúc xoắn hình lò xo.
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.
NHẬN XÉT
Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.
Lưu ý: Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).
2. Tính chất của prôtêin
Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù: được quy định bởi số lượng + thành phần + trật tự sắp xếp của các aa trong chuỗi pôlipeptit.
3. Chức năng của prôtêin
- Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
- Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
- Điều hòa sự trao đổi chất.
- Bảo vệ cơ thể.
IV. AXIT NUCLEIC
1. ADN
a. Cấu tạo của ADN
 ADN là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân gồm 4 loại nucleotit: A, T, G, X.
Mỗi nucleotit gồm 3 phần:
- 1 gốc bazo nito
- 1 gốc đường đêoxiribozơ (C5H10O4)
- 1 gốc axit phosphoric.
Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (phospho dieste) để tạo nên chuỗi poliucleotit.
Chú ý: Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc đường đêoxiribôzơ của nucleotit này với gốc axit photphoric của nucleotit khác.
	STUDY TIP
Nucleotit liền nhau: Các loại nucleotit chỉ khác nhau ở bazo nito nên người ta đặt tên các loại nucleotit theo tên của bazo nito.
Phân tử ADN mạch kép gồm:
- Là một chuỗi xoắn kép được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung, theo đó:
A ở mạch 1 luôn liên kết với T ở mạch 2 bằng 2 liên kết hidro
G ở mạch 1 luôn liên kết với X ở mạch 2 bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.
Do vậy, A = T, G = X (xét toàn mạch đôi)
- Mỗi vòng xoắn có 10 cặp nucleotit dài 34 A0, đường kính vòng xoắn là 2nm.
STUDY TIP
- Liên kết trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axit phosphoric của nucleotit với đường C5 của nucleotit tiếp theo.
b. Chức năng của ADN
Chức năng của ADN là lưu giữ thông tin di truyền, truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ nhờ khả năng tự nhân đôi từ đó giúp duy trì đặc tính ổn định qua các thế hệ.
Chú ý: Ở trong cùng một loài, hàm lượng ADN trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc trưng cho loài. ADN trong tế bào chất có hàm lượng không ổn định vì số lượng bào quan ti thể, lục lạp không ổn định, thay đổi tùy từng loại tế bào nên hàm lượng ADN trong tế bào chất không đặc trưng cho loài.
2. ARN
a. Cấu tạo hóa học của ARN
Tương tự như phân tử ADN thì ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit.
Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần:
- 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X) khác ở phân tử ADN là không có T.
- 1 gốc đường ribolozo.
- 1 gốc axit phosphoric.
ARN có cấu trúc gồm một chuỗi poliribonucleotit. Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit trong phân tử ADN tổng hợp ra nó.
STUDY TIP
Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc đường ribolozo của ribonucleotit này với gốc axit photphoric của ribonucleotit khác.
b. Các loại ARN và chức năng
Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau: 
mARN cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipeptit.
Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có:
- Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN
- Mã mở đầu: tín hiệu khởi đầu phiên mã
- Các codon mã hóa axit amin:
- Mã kết thúc, mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã
tARN có cấu trúc với 3 thùy, trong đó có một thùy mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN, tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipeptit.
rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN là loại ARN có cấu trúc có nhiều liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1. Nhờ đặc điểm nào, cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử?
	A. Vì cacbon có khối lượng nguyên tử là 12 đvC.
	B. Vì chất hữu cơ nào cũng chứa nguyên tử cacbon.
	C. Vì điện tử tự do của cacbon rất linh động có thể tạo ra các loại nối ion, cộng hóa trị và các loại nối hóa học khác.
	D. Vì cacbon có hóa trị 4, có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác.
Câu 2. Nước có vai trò nào đối với hoạt động sống của tế bào?
	1. Bảo vệ cấu trúc của tế bào.
2. Là nguyên liệu oxi hóa cung cấp năng lượng tế bào.
	3. Điều hòa nhiệt độ.
	4. Là dung môi hòa tan và là môi trường phản ứng của các thành phần hóa học.
	5. Là nguyên liệu cho các phản ứng trao đổi chất.
Số đặc điểm đúng là:
	A. 2	B. 1, 3, 4, 5	C. 1, 3, 4	D. 3, 4, 5
Câu 3. Điều nào sau đây sai khi nói đến các nguyên tố đa lượng?
	1. Tế bào cơ thể cần sử dụng một lượng lớn hơn rất nhiều so với các nguyên tố vi lượng.
	2. Có vai trò chủ yếu trong xây dựng các cấu trúc tế bào.
	3. Là thành phần không thể thiếu trong các hệ enzim quan trọng của tế bào.
	4. Phần lớn được tồn tại trong chất nguyên sinh dưới dạng anion và cation.
Đáp án đúng:
	A. 2, 3	B. 1, 2, 4	C. 3	D. 3, 4
Câu 4. Điều nào sau đây đúng khi nói đến các nguyên tố vi lượng?
	1. Tuy cơ thể cần với một lượng bé nhưng rất thiết yếu.
	2. Chiếm tỉ lệ trong khối lượng chất sống nhỏ hơn 0,01%.
	3. Là thành phần bắt buộc của hàng trăm hệ enzim quan trọng.
	4. Được cơ thể sử dụng dưới dạng ion dương.
Đáp án đúng:
	A. 1, 2	B. 2, 3	C. 1, 2, 3, 4	D. 1, 2, 3
Câu 5. Các loại hợp chất được gọi là đại phân tử hữu cơ, vai trò quan trọng đối với tế bào gồm có:
	1. Xenlulozo, photpholipit và steroit.
	2. Clorophyl, saccarozo và mantozo.
	3. Lipit, axit nucleic, protetin và diệp lục.
	4. Cacbohidrat, lipit và ARN.
	5. Protein và ADN.
Đáp án đúng:
	A. 1, 2, 3	B. 1, 5	C. 1, 2, 3, 4, 5	D. 4, 5
Câu 6. Cho các loại đường và tên gọi của chúng:
	1. Glucozo	a. Đường sữa
	2. Fructozo	b. Đường mía
	3. Galactozo	c. Đường quả
	4. Saccarozo	d. Đường nho
	5. Pentozo
Hãy ghép các lựa chọn sau cho đúng?
	A. 1d-2c-4b-5a	B. 1a-2b-3c-4d	C. 1d-2c-3a-4b	D. 1d-2c-3b-4a
Câu 7. Điều nào sau đây đúng khi nói đến đường đôi?
	1. Là phân tử đường do sự kết hợp của hai phân tử đường đơn.
	2. Trong phân tử đường đôi có một liên kết glicozit.
	3. Khi tế bào thiếu đường đơn, đường đôi sẽ là nguyên liệu trực tiếp bị oxi hóa để tạo năng lượng.
	4. Các đường đôi có tên chung là disaccarit.
	5. Sự kết hợp giữa hai phân tử đường đơn sẽ có 3C sẽ tạo ra một phân tử đường đôi 6C.
Đáp án đúng:
	A. 1, 2, 4	B. 3, 5	C. 2, 3, 5	D. 3
Câu 8. Loại đường nào sau đây không phải là đường đôi?
	1. Lactozo	2. Mantozo	3. Xenlulozo
	4. Saccarozo	5. Glicogen	6. Galactozo.
Đáp án đúng:
	A. 1, 2, 4	B. 3, 5, 6	C. 2, 3, 5	D. 3, 4, 5
Câu 9. Cacbohidrat có chức năng:
	1. Là thành phần cấu trúc của axit nhân.
	2. Là nguyên liệu oxi hóa và là chất dự trữ của tế bào.
	3. Là thành phần bắt buộc của các enzim quan trọng.
	4. Tham gia xây dựng nhiều bộ phận của tế bào.
	5. Là chất dự trữ cho tế bào.
Đáp án đúng:
	A. 2, 4, 5	B. 4, 5	C. 1, 2, 3, 4, 5	D. 2, 4
Câu 10. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?
	A. 25	B. 35	C. 45	D. 55
Câu 11. Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là:
	A. C, H, O, N	B. C, K, Na, P	C. Ca, Na, C, N	D. Cu, P, H, N
Câu 12. Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
	A. Màng tế bào	B. Chất nguyên sinh	C. Nhân tế bào	D. Nhiễm sắc thể
Câu 13. Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:
	A. Để bẻ gãy các liên kết hiđro giữa các phân tử
	B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hóa trị của các phân tử nước
	C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước
	D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước.
Câu 14. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:
	A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào
	B. Tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể
	C. Giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường
	D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể.
Câu 15. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?
	A. Liên kết peptit	B. Liên kết hóa trị	C. Liên kết glicôzit	D. Liên kết hiđrô
Câu 16. Chất dưới đây không được cấu tạo từ Glucôzơ là:
	A. Glicôgen	B. Fructôzơ	C. Tinh bột	D. Mantôzơ
Câu 17. Nhóm chất nào sau đây là những chất đường có chứa 6 nguyên tử cácbon?
	A. Glucôzơ, Fructôzơ, Pentôzơ
	B. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ
	C. Galactôzơ, Xenlucôzơ, Tinh bột
	D. Tinh bột, lactôzơ, Pentôzơ.
Câu 18. Lipit là chất có đặc tính:
	A. Tan rất ít trong nước
	B. Tan nhiều trong nước
	C. Không tan trong nước
	D. Có ái lực rất mạnh với nước
Câu 19. Lipit đơn giản gồm các hợp chất:
	A. Mỡ, dầu, và steroit
	B. Mỡ, sáp và photpholipit
	C. Photpholipit và steroit
	D. Mỡ, sáp và dầu
Câu 20. Khi nói đến các cấu trúc của lipit đơn giản, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
	1. Trong các nguyên cố C, H, O tỉ lệ của hidro chiếm thấp nhất.
	2. Đơn phân là các glixerol và axit béo.
	3. Sáp là phân tử được cấu trúc từ axit béo và rượu có mạch dài.
	4. Mỗi axit béo có từ 16-18 nguyên tử cacbon.
	A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 21. Lipit phức tạp gồm các chất:
	A. Photpholipit và steroit
	B. Các este và photpholipit.
	C. Các photpholipit, mỡ, dầu và sáp.
	D. Các photpholipit, steroit, mỡ, dầu và sáp.
Câu 22. Photpholipit có tính lưỡng cực vì:
	A. đầu ưa nước gắn với axit béo, đuôi kị nước là đầu ancol phức.
	B. đầu ưa nước gắn với glixerol, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hidro dài của axit béo.
	C. đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hidro dài của glixerol.
	D. đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với axit béo.
Câu 23. Trong các vitamin sau đây, vitamin nào tan trong nước?
	A. B, C, D, E	B. B, C	C. A, D, E, K	D. E, A, B, C, D
Câu 24. Lipit có các chức năng nào sau đây?
	1. Cấu trúc hệ thống các màng sinh học.
	2. Là chất dự trữ.
	3. Là thành phần bắt buộc của enzim.
	4. Là thành phần cấu trúc của diệp lục.
	5. Là thành phần cấu tạo các vitamin A, D, E, K.
	6. Là thành phần cấu trúc của màng xenlulozo.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 25. Những điểm giống nhau giữa cacbohidrat và lipit gồm:
	1. đều được cấu tạo bởi 3 loại nguyên tố chính là C, H, O.
	2. đều là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào.
	3. đều là thành phần cấu trúc của các bộ phận tế bào.
	4. đều là nguyên liệu trực tiếp để oxi hóa tạo năng lượng.
	5. đều tham gia cấu tạo các hoocmon sinh dục.
Đáp án đúng:
	A. 1, 2, 3, 4, 5	B. 1, 2	C. 1, 2, 3	D. 2, 3
Câu 26. Mỗi đơn phân của protein gồm các thành phần sau:
	A. Nhóm –NH2, nhóm –COOH, gốc hóa học R có hóa trị 1.
	B. Axit photphoric, đường , bazo nitrit.
	C. Axit photphoric, đường , bazo nitrit.
	D. Nhóm , nhóm , bazo nitrit.
Câu 27. Xét các phát biểu sau:
	(1) Mã di truyền có tính thoái hóa tức là một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin.
	(2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép.
	(3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô.
	(4) Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất.
	(5) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleotit có kích thước lớn nhất.
	(6) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 28. Cho các phát biểu sau:
	1. Có 4 dạng cấu trúc không gian cơ bản của protein gồm bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4.
	2. Protein bậc 1 có mạch thẳng, bậc 2 xoắn lò xo có liên kết hidro để tăng độ vững chắc giữa các vòng.
	3. Protein bậc 3 hình cầu, trong protein bậc 4 các chuỗi polypeptit xếp thành khối dạng cầu.
	4. Protein nào có bậc càng cao, độ bền vững càng thấp.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 29. Sự đa dạng của protein do yếu tố nào sau đây quy định?
	1. Cấu trúc không gian.
	2. Trình tự sắp xếp axit amin.
	3. Liên kết hóa học.
	4. Thành phần axit amin, số lượng axit amin.
Đáp án đúng:
	A. 1, 2	B. 1, 2, 3, 4	C. 1, 2, 4	D. 2, 4
Câu 30. Cho các phát biểu sau về chức năng của protein:
	1. Kháng thể giúp bảo vệ cơ thể.
	2. Enzim giúp xúc tác các phản ứng trao đổi chất.
	3. điều hóa trao đổi chất.
	4. Quy định các tính trạng của cơ thể.
	5. Nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 31. ADN được gọi là hợp chất cao phân tử sinh học vì:
	A. Khối lượng của nó lớn hơn gấp 3 lần so với 1 phân tử protein.
	B. Chứa từ hàng chục ngàn đến hàng triệu đơn phân.
	C. Khối lượng phân tử có thể lên đến hàng chục triệu đvC.
	D. B, C đúng.
Câu 32. Liên kết nào sau đây giúp quy định cấu trúc không gian của ADN?
	A. Liên kết phosphodieste.
	B. Liên kết hidro.
	C. Liên kết hóa trị và liên kết hidro.
	D. Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazo nitric.
Câu 33. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì:
	A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
	B. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.
	C. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
	D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào
Câu 34. Cacbohydrat cấu tạo nên màng sinh chất:
	A. chỉ có ở bề mặt phía ngoài của màng nó liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo vệ.
	B. làm cho cấu trúc màng luôn ổn định và vững chắc hơn.
	C. là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
	D. B và C.
Câu 35. Photpholipit ở màng sinh chất là chất lưỡng cực do đó nó không cho các chất tan: 
	A. trong nước cũng như các chất tích điện đi qua
	B. tan trong lipit, các chất có kích thước nhỏ không phân cực không tích điện đi qua.
	C. không tan trong lipit và trong nước đi qua.
	D. cả A và B.
Câu 36. Đặc điểm chung của dầu, mỡ, photpholipit, streoit là:
	A. chúng đều có nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.
	B. đều tham gia cấu tạo nên màng tế bào.
	C. đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước.
	D. Cả A, B, C.
Câu 37. Chức năng chính của mỡ là:
	A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
	B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
	C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
	D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.
Câu 38. Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi:
	A. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.
	B. số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian.
	C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.
	D. số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.
Câu 39. Chức năng không có ở prôtêin là:
	A. cấu trúc.
	B. xúc tác quá trình trình trao đổi chất.
	C. điều hòa quá trình trao đổi chất.
	D. truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 40. Khi các liên kết hiđro trong phân tử protein bị phá vỡ, bậc cấu trúc không gian của protein ít bị ảnh hưởng nhất là:
	A. bậc 1.	B. bậc 2.	C. bậc 3.	D. bậc 4.
Câu 41. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có:
	A. nhiệt dung riêng cao.
	B. lực gắn kết.
	C. nhiệt bay hơi cao.
	D. tính phân cực.
Câu 42. Hàm lượng ARN trong tế bào thay đổi phụ thuộc vào:
	1. Tế bào đang phát triển hay đang phân bào.
	2. Tế bào đang ở kì nào của nguyên phân.
	3. Tế bào đang ở kì nào của giảm phân.
	4. Tế bào còn non hay đã già, loại mô chứa tế bào đó.
Đáp án đúng:
	A. 1, 2, 3, 4	B. 1, 4	C. 1	D. 4
Câu 43. Cho các phát biểu về chức năng của ARN như sau:
	1. mARN là phiên bản mã từ mạch khuôn của gen.
	2. tARN có vai trò hoạt hóa axit amin tự do và chuyển vận đến riboxom.
	3. rARN có vai trò tổng hợp eo thứ cấp của NST.
	4. rARN có vai trò tổng hợp các chuỗi polypeptit đặc biệt tạo thành bào quan riboxom.
Trong số phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 44. Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
	1. Có hai loại axit nucleic là ARN và ADN.
	2. ADN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, T, G, X còn ARN được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân A, U, G, X.
	3. ADN có nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.
	4. Có 3 loại ARN, mỗi loại có chức năng khác nhau.
	5. Protein là đại phân tử sinh học, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân; có vai trò cấu trúc và tham gia các hoạt động sinh lí quan trọng của tế bào.
	6. Protein được cấu tạo bởi các đơn phân axit amin, nối nhau bằng liên kết peptit. Có 4 loại cấu trúc không gian gồm: bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4.
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
ĐÁP ÁN
1. D
2. B
3. C
4. D
5. C
6. C
7. A
8. A
9. A 
10. A
11. A
12. B
13. A
14. B
15. C
16. C
17. B
18. C
19. B
20. D
21. A
22. D
23. B
24. C
25. C
26. A
27. B
28. C
29. C
30. D
31. D
32. D
33. B
34. A
35. D
36. C
37. A
38. C
39. D
40. A
41. D
42. B
43. D
44. A
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án D.
Cacbon có hóa trị 4, có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác. Chính vì vậy, cacbon là nguyên tố hóa học quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử.
Câu 2. Đáp án B.
Vai trò của nước:
- Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào, bảo vệ cấu trúc tế bào.
- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa, điều hòa nhiệt độ.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
Câu 3. Đáp án C.
- Nguyên tố đa lượng: Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbohidrat, lipit... điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...
- Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố: Cu, Fe, Mn, Co, Zn...
Chú ý: Nguyên tố vi lượng là thành phần bắt buộc của hàng trăm loại enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Do vậy, tuy cần ít nhưng đây là thành phần không thể thiếu của tế bào sống.
Câu 4. Đáp án D.
Câu 5. Đáp án C.
Tất cả các hợp chất trên đều quan trọng với tế bào: cacbohidrat, lipit. ADN, ARN, protein.
Câu 6. Đáp án C.
Glucozo – đường nho; fructozo – đường quả; galactozo – đường sữa; saccarozo – đường mía.
Câu 7. Đáp án A.
Đường đôi gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicozit.
Ví dụ: Phân tử glucôzơ và phân tử fructôzơ liên kết với nhau tạo thành đường saccarôzơ (đường mía).
Phân tử galactôzơ liên kết với phân tử glucôzơ tạo đường đôi lactôzơ (đường sữa).
Các đường đôi có tên chung là disaccarit.
Ý 3 sai vì đường đơn mới là nguyên liệu oxi hóa trực tiếp.
Ý 5 sai vì đường đôi có 12C.
Câu 8. Đáp án A.
Các loại đường đôi: lactozo, mantozo, saccarozo.
Câu 9. Đáp án A
- Đường đơn là cung cấp năng lượng
- Đường đôi và đa là chức năng dự trữ và cấu trúc.
- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
- Xenlulozo là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác.
- Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glicoprotein là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.
	Hay nói chung cacbohidrat là nguyên liệu oxy hóa, chất dự trữ cho tế bào và tham gia xây dựng nhiều bộ phận cho tế bào.
Câu 10. Đáp án A.
Câu 11. Đáp án A.
Câu 12. Đáp án B.
- Nước là một thành phần chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, khi thiếu nước không thể tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống của tế bào. Do vậy vai trò của nước trong tế bào là rất quan trọng.
- Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử Hidro kết với một nguyên tử oxi bằng liên kết cộng hóa trị.
- Nước là thành phần bắt buộc, chủ yếu trong mọi cơ thể sống và tế bào. Nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào. Nước là môi trường khuếch tán, là dung môi, môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào. Nước còn là chất quan trọng để sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể.
Câu 13. Đáp án A.
Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hiđro và nhờ vậy có lực hút phân tử lớn. Đây không phải là một liên kết bền vững. Liên kết của các phân tử nước thông qua liên kết hiđrô chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của một giây, sau đó các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các phân tử nước khác. Khi bẻ gãy liên kết hidro, nước sẽ bay hơi.
Câu 14. Đáp án B.
Khi nhiệt độ tăng cao, nước bốc hơi ra khỏi cơ thể nhằm mục đích là điều hòa nhiệt độ, tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể.
Câu 15. Đáp án C.
Câu 16. Đáp án C.
Câu 17. Đáp án B.
Câu 18. Đáp án C.
Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hóa trị không phân cực → có tính kỵ nước.
Câu 19. Đáp án B.
Câu 20. Đáp án D.
- Lipit đơn giản: Là este của rượu và axit béo bao gồm mỡ, dầu và sáp nên ý 2 đúng.
- Sáp: được cấu tạo từ một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài (thay cho glixêrol) nên ý 3 đúng.
	4 đúng vì mỗi axit béo có 16-18 cacbon. Chiều dài của chuỗi các axit béo trong triglyceride tự nhiên khác nhau, nhưng hều hết có 16, 18, hoặc 20 nguyên tử carbon. Các axit béo tự nhiên được tìm thấy ở thực vật và động vật thường chỉ gồm các số chẵn của các nguyên tử carbon.
	1 sai vì trong các nguyên tố tỉ lệ H chiếm cao nhất.
Câu 21. Đáp án A.
Lipit phức tạp: Trong phân tử ngoài 2 thành phần trên ra còn có thêm nhóm photphat bao gồm photpholipit, steroit (colesterol, axit mật, ostrogen, progesteron...)
Câu 22. Đáp án D.
Câu 23. Đáp án B.
Các vitamin tan trong nước là vitami B, C.
Các vitamin tan trong dầu là A, D, E, K.
Câu 24. Đáp án C.
Các ý đúng là 1, 2, 4, 5.
- Là thành phần cấu trúc nên màng tế bào (photpholipit), diệp lục.
- Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu).
- Tham gia vào điều hòa quá trình trao đổi chất (hooc mon)...
Câu 25. Đáp án C.
Sự giống nhau:
- Đều là những hợp chất cấu tạo chủ yếu bởi ba thành phần nguyên tố là C, H, O.
- Tham gia xây dựng cấu trúc bên trong, bên ngoài tế bào.
- Là các hợp chất sinh năng lượng cho tế bào.
- Là các chất dự trữ năng lượng cho tế bào.
Câu 26. Đáp án A.
Cấu trúc hóa học prôtêin:
- Khối lượng 1 phân tử của một aa bằng 110đvC
- Mỗi aa gồm 3 thành phần:
	+ Nhóm cacbôxy –COOH
	+ Nhóm amin –NH2
	+ Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) ⇒ có 20 loại aa khác nhau.
Câu 27. Đáp án B.
Tính thoái hóa mã di truyền thể hiện ở một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
- Có ADN cấu trúc mạch đơn trong một số loại virut.
- Phân tử tARN có đoạn mạch đơn, có đoạn mạch kép.
- rARN mới có hàm lượng cao nhất. mARN có hàm lượng thấp nhất do tổng hợp protein thì một mARN có thể dùng làm khuôn tổng hợp nhiều chuỗi polypeptit.
- mARN dùng làm khuôn tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng nếu mARN không có cấu trúc xoắn cuộn giống như tARN hoặc rARN thì nó sẽ không thể liên kết bổ sung với các bộ ba đối mã tr

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_sinh_hoc_lop_10_chuong_1_thanh_phan_hoa_hoc_cua_te_b.doc