Kế hoạch giáo dục môn Vật lí Lớp 10

Kế hoạch giáo dục môn Vật lí Lớp 10

Chủ đề:

Chuyển động cơ

Chuyển động thẳng đều. Kiến thức :

- Nắm được khái niệm về : Chất điểm, chuyển động cơ, quỹ đạo của chuyển động.

- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ qui chiếu, thời điểm và thời gian.

- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều .Viết được công thức tính quãng đường đi và dạng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.

Kỹ năng :

- Xác định được vị trí của một điểm trên một quỹ đạo cong hoặc thẳng.

- Làm các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.

- Vận dụng được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập về chuyển động thẳng đều.

- Nhận biết được một chuyển động thẳng đều trong thực tế . Bài 1:

Mục III: Cách xác định thời gian trong chuyển động.

Mục IV: hệ quy chiếu: Tự học có hướng dẫn

Không giải bài tập 9 trang 11 SGK

Bài 2:

Mục I: Chuyển động thẳng đều;

Mục II.2: Đồ thị tọa độ -thời gian của chuyển động thẳng đều: Tự học có hướng dẫn.

Bài 10 trang 15 không yêu cầu học sinh làm.

 

docx 32 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 5870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Vật lí Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN VẬT LÝ
THEO CÔNG VĂN 4040
KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN VẬT LÍ 10
Cả năm: 64 tiết
Học kỳ I:
18 tuần: 34 tiết
Học kỳ II:
17 tuần: 30 tiết
PPCT
Bài học/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn thực hiện
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM.
14 TIẾT (9LT + 2BT + 2TH+1KT)
1,2
Chủ đề:
Chuyển động cơ
Chuyển động thẳng đều.
Kiến thức : 	
- Nắm được khái niệm về : Chất điểm, chuyển động cơ, quỹ đạo của chuyển động.
- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ qui chiếu, thời điểm và thời gian.
- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều .Viết được công thức tính quãng đường đi và dạng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Kỹ năng : 	
- Xác định được vị trí của một điểm trên một quỹ đạo cong hoặc thẳng.
- Làm các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.
- Vận dụng được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập về chuyển động thẳng đều.
- Nhận biết được một chuyển động thẳng đều trong thực tế .
Bài 1: 
Mục III: Cách xác định thời gian trong chuyển động.
Mục IV: hệ quy chiếu: Tự học có hướng dẫn
Không giải bài tập 9 trang 11 SGK
Bài 2:
Mục I: Chuyển động thẳng đều;
Mục II.2: Đồ thị tọa độ -thời gian của chuyển động thẳng đều: Tự học có hướng dẫn.
Bài 10 trang 15 không yêu cầu học sinh làm.
3,4,5
Chủ đề: Chuyển động thẳng biến đổi đều.
Kiến thức :
- Nêu được định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Phát biểu được định luật rơi tự do. Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do.
- Viết được phương trình vận tốc, vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng nhanh dần đều .
Kỹ năng
- Bước đầu giải được bài toán đơn giản về chuyển động biến đổi đều . Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian và ngược lại .
Tích hợp bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều và bài 4. Sự rơi tự do thành một chủ đề 
Bài 3. 
Mục II.3. Công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều: Chỉ cần nêu công thức (3.3) và kết luận
Mục III- Chuyển động thẳng chậm dần đều: Tự học có hướng dẫn
Bài 4.
Mục II- Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật: Tự học có hướng dẫn
6
Bài tập.
Kiến thức :
Ôn lại kiến thức đã học bài 1, 2, 3, 4.
Kỹ năng
Giải được các bài tập trong SGK.
7,8
Chuyển động tròn đều.
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều.
- Phát biểu được định nghĩa, công thức và đơn vị của tốc độ góc trong chuyển động tròn đều.
- Nêu được đặc điểm và công thức tính của gia tốc trong chuyển động tròn đều.
Kỹ năng
- Giải được các bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều.
- Nêu được một số vd thực tế về chuyển động tròn đều.
Mục I-Định nghiã: chỉ cần nêu định nghĩa.
Mục III.1-Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều: Chỉ cần nêu kết luận về hướng véc tơ gia tốc.
Bài tập 12 và 14 trang 34 SGK: Không yêu cầu HS phải làm.
9
Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc.
Kiến thức: 
- Trả lời được các câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động, đâu là hệ quy chiếu đứng yên, đâu là hệ quy chiếu chuyển động.
- Viết được đúng công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển động cùng phương.
Kỹ năng : 	
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.
Mục I-Tính tương đối của chuyển động: Tự học có hướng dẫn
Mục II-Công thức cộng vận tốc. Chỉ cần nêu công thức và ý nghĩa các đại lượng.
10
Bài tập.
Kiến thức :
Ôn lại kiến thức đã học bài 5, 6.
Kỹ năng
Giải được các bài tập trong SGK.
11, 12, 13
Chủ đề: Khảo sát chuyển động sự rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do.
Kiến thức : 	
- Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lí. Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp. 
- Hiểu được tính năng và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
- Vẽ được đồ thị mô tả sự thay đổi vận tốc rơi của vật theo thời gian t và quãng đường đi s theo t2. 
Kỹ năng : 
- Cách xác định sai số dụng cụ, sai số ngẫu nhiên.Tính sai số của phép đo trực tiếp.Tính sai số phép đo gián tiếp.Biết cách viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành để đo được chính xác quãng đường s và thời gian rơi tự do của vật trên những quãng đường s khác nhau.
- Tính g và sai số của phép đo g.
Bài 7. Sai số của phép đo các đại lượng vật lý và Bài 8. Thực hành: khảo sát chuyển động sự rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do: Tích hợp lại thành một chủ đề
Bài 7: 
Mục I-Phép đo các đại lượng vật lí. Tự học có hướng dẫn
Bài 8: 
Phần lí thuyết và mẫu báo cáo :Tự học có hướng dẫn.
Phần thực hành thực hiện ở PHBM khi có đủ điều kiện.
14
Kiểm tra 1 tiết
CHƯƠNG II : ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM.
12 TIẾT (9LT + 1BT + 2TH)
15
Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm.
Kiến thức :
- Phát biểu được: định nghĩa lực, phép tổng hợp lực và phép phân tích lực.
- Hiểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Kỹ năng : Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hoặc để phân tích một lực thành hai lực đồng quy.
Mục I-Lực. Cân bằng lực: Tự học có hướng dẫn
Mục II.1-Thí nghiệm: Thí nghiệm: có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.
Mục IV-Phân tích lực: Tự học có hướng dẫn
Bài tập 9 trang 58 SGK: Không yêu cầu HS phải làm.
16,17
Ba định luật Newton.
Kiến thức
- Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, ba định luật Niuton.
- Viết được công thức của định luật II, định luật III Newton và của trọng lực.
- Nêu được những đặc điểm của cặp “lực và phản lực”. 
Kỹ năng
- Vận dụng được định luật I Newton và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài.
- Vận dụng phối hợp định luật II và III Newton để giải các bài tập trong bài.
Mục I-Định luật I Niu-Tơn;
Mục II.2-Khối lượng và mức quán tính;
Mục III.3-Lực và phản lực:
Tự học có hướng dẫn
18
Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn.
Kiến thức
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được công thức của lực hấp dẫn.
- Nêu được định nghĩa trọng tâm của một vật.
Kỹ năng
- Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn.
Mục I-Lực hấp dẫn; Mục III-Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn: Tự học có hướng dẫn
19, 20, 21, 22
Chủ đề: Các lực cơ học:
Lực đàn hồi,
lực ma sát,
lực hướng tâm
Kiến thức
- Nêu được những đặc điểm về điểm đặt và hướng lực đàn hồi của lò xo.
- Phát biểu được định luật Húc và viết được công thức tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo.
- Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt.
- Viết được công thức của lực ma sát trượt.
- Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức của lực hướng tâm.
Kỹ năng
- Biễu diễn được lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn hoặc bị nén.
- Vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập đơn giản.
- Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như ở bài học.
- Xác định được lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động tròn đều trong một số trường hợp đơn giản.
Bài 12
Mục II.1: Thí nghiệm. Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.
Mục II.4- chú ý: Tự học có hướng dẫn
Bài 13:
Mục I.1:thí nghiệm. Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.
Mục II-Lực ma sát lăn ; Mục III- lực ma sát nghỉ: Tự đọc;
Câu hỏi 3, Bài tập 5, Bài tập 8 trang 78, 79 SGK không phải làm
Bài 14: 
Mục I.3-ví dụ: Tự học có hướng dẫn
Mục II- Chuyển động li tâm: Không dạy. 
Câu hỏi 3, bài tập 4 trang 82,bài 7 trang 83: không làm.
23
Bài tập
Kiến thức
- Ôn lại kiến thức về Ba định luật Niuton, Lực hấp dẫn, Lực ma sát, Lực hướng tâm.
Kỹ năng
- Trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong SGK.
24
Bài toán về chuyển động ném ngang.
Kiến thức
- Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
- Nêu được đặc điểm quan của chuyển động ném ngang: dạng của quỹ đạo, thời gian rơi, tầm ném xa.
Kỹ năng
- Biết chọn hệ toạ độ thích hợp. Biết áp dụng định luật II Niu-tơn để lập các phương trình cho hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
- Biết cách tổng hợp hai chuyển động thành phần để được chuyển động của vật.
- Vẽ được (một cách định tính) quỹ đạo parabol của một vật bị ném ngang.
Tự học có hướng dẫn
24,26
Thực hành: Đo hệ số ma sát.
Kiến thức
Biết được sơ sở lí thuyết của việc đo hệ số ma sát.
Kỹ năng
- Lắp ráp được thí nghiệm , biết cách đo khỏang thời gian chuyển động của vật.
- Tính và viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết.
Mục I-Mục đích; Mục II- Cơ sở lí thuyết: Tự học có hướng dẫn
Phần thực hành thực hiện ở PHBM khi có điều kiện.
CHƯƠNG III: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN.
7 TIẾT (6LT + 1BT)
27,28,29
Chủ đề: Sự cân bằng của vật rắn
Kiến thức
- Phát biểu đợc điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực không song song.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức của momen lực.
- Phát biểu được quy tắc momen lực.
- Phân biệt được ba dạng cân bằng.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
Kỹ năng
- Xác định được trọng tâm của 1 vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm
- Vận dụng được khái niệm momen lực và quy tắc momen lực để giải thích một số hiện tượng.
- Nhận biết được dạng cân bằng là bền hay không bền.
- Xác định được mặt chân đế của một vật đặt trên một mặt phẳng đỡ.
- Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng.
Cả ba bài: Bài 17; Bải 18; Bài 20: Tích hợp lại thành một chủ đề
Bài 17
Các thí nghiệm ở mục I,II có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.
Bài 18
Các thí nghiệm trong bài có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.
Bài 20
Tự học có hướng dẫn
30,31
Chủ đề: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Ngẫu lực
Kiến thức
- Phát biểu được quy tắc hợp lực song song cùng chiều.
- Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực. Viết được công thức tính momen của ngẫu lực.
Kỹ năng
- Vận dụng được quy tắc hợp lực song song cùng chiềuđể giải quyết các bài tập đơn giản.
- Nêu được một số ví dụ ứng dụng ngẫu lực trong thực tế và trong kỹ thuật
Cả hai bài: Bài 19; Bài 22 tích hợp thành một chủ đề
Bài 19:
 Mục I.1: Không dạy; 
Mục II.2. Chú ý. HS tự học có hướng dẫn.
Bài tập 5 trang 106: không giải
Bài 22.
Mục I-Ngẫu lực là gì?:Tự học có hướng dẫn
32
Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
Kiến thức
- Phát biêu được định nghĩa của chuyển động tịnh tiến.
- Viết được công thức định luật II Newton cho chuyển động tịnh tiến.
- Nêu được tác dụng của momen lực đối với một vật rắn quay quanh một trục.
Kỹ năng
- Áp dụng dược định luật II Newton cho chuyển động tịnh tiến.
Mục I-Chuyển động tính tiến của vật rắn.Tự học có hướng dẫn
Mục II.3-Mức quán tính trong chuyển động quay: Không dạy; 
Câu hỏi 4 trang 114, bài tập 10 trang 115: không làm
33
Bài tập
Kiến thức
- Ôn lại kiến thức của chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn.
Kỹ năng
- Trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong SGK.
34
Kiểm tra HK I
HỌC KÌ II
PPCT
Bài học/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn thực hiện
CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
9 TIẾT (7LT + 2BT )
35,36
Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng 
Kiến thức
- Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất ( tính chất vectơ) và đơn vị xung lượng của lực.
- Định nghĩa được động lượng, đơn vị đo động lượng.
- Phát biểu được định luật bảo tòan động lượng.
Kỹ năng
- Vân dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải quyết va chạm mềm.
Tiết 1: Hết phần I SGK
Tiết 2: Từ phần II SGK
Mục I.2-Động lượng. Động lượng Chỉ cần nêu nội dung mục b.
Mục II.2- Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập. Chỉ cần nêu nội dung định luật và công thức (23.6)
Mục II.3-Va chạm mềm; Mục II.4-Chuyển động bằng phản lực: Tự học có hướng dẫn.
37,38
Công và công suất 
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa công của một lực. 
- Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của công suất.
Kỹ năng
- Vận dụng được công thức tính công và công suất để giải bải tập cơ bản.
Tiết 1: Hết phần I SGK
Tiết 2: Từ phần II SGK
Mục I.1-Khái niệm công: Tự học có hướng dẫn.
Mục I.3. Biện luận : Tự học có hướng dẫn. Chỉ cần nêu kết luận.
Mục II-Công suất: chỉ cần nêu khái niệm, biểu thức, đơn vị.
 39
Bài tập
Kiến thức
Ôn lại kiến thức: Động lượng, Công, công suất.
Kỹ năng
- Trả lời được các câu hỏi, giải được các bài toán trong SGK.
40,41,42
Chủ đề: Động năng, thế năng, cơ năng
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa và viết biểu thức của động năng, định luật biến thiên động năng.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi.
- Viết được biểu thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường.
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường hợp chuyển động dưới tác dụng lực đàn hồi của lò xo.
Kỹ năng
- Vận dụng được công thức động năng và thế năng để giải các bài toán.
- Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường để giải một số bài toán đơn giản.
Cả 3 bài:
Bài 25. Động năng
Bài 26. Thế năng
Bài 27. Cơ năng
Tích hợp thành một chủ đề
Bài 25.
Mục II-Công thức tính động năng: Chỉ cần nêu công thức và kết luận.
Mục III-Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng: Tự học có hướng dẫn.
Bài 26
Mục I.3-Liên hệ giũa biến thiên thế năng và công: Tự đọc.
Mục II.1-Công của lực đàn hồi: chỉ cần nêu công thức (26.6) và chú thích các đại lượng trong công thức.
Bài 27.
Mục I.2-Sự bảo toàn cơ năng của 1 vật trong trọng trường: chỉ cần nêu công thức (27.5) và kết luận.
43
Bài tập
Kiến thức
- Nắm vững các kiến thức về động năng, thế năng, cơ năng.
- Nắm vững điều kiện để áp dụng định luật bảo toàn cơ năng.
Kỹ năng
- Trả lời và giải được các câu hỏi có liên quan đến động năng, thế năng, cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng.
CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ
5 TIẾT (4 LT + 1BT )
44, 45, 46, 47
Chủ đề: Thuyết động học phân tử chất khí . Các định luật của chất khí lí tưởng
Kiến thức
- Nêu được nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.
- Nhận biết được các khái niệm trạng thái và quá trình.
- Nêu được định nghĩa quá trình đẵng nhiệt.
- Phát biểu và nêu được biểu thức của định luât Bôilơ – Ma riôt, đường đẵng nhiệt trong hệ toạ độ p – V.
- Nêu được định nghĩa quá trình đẳng tích.
- Phát biểu và nêu được biểu thức về mối quan hệ giữa P và T trong quá trình đẳng tích.
- Phát biểu được định luật Sác-lơ, đường đẳng tích.
- Nêu được định nghĩa quá trình đẳng áp, viết được biểu thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp và nhận được dạng đường đẳng áp.
- Hiểu ý nghĩa vật lí của “độ không tuyệt đối”.
Kỹ năng
- Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.
- Vận dụng được các định luật của chất khí lí tưởng để giải các bài tập trong bài và các bài tập tương tự.
Cả bốn bài: Bài 28; Bài 29;
Bài 30; Bài 31 tích hợp lại thành một chủ đề
Phòng học 
Bài 28: 
Mục I.1-Những điều đãhọc về cấu tạo chất: tự học có hướng dẫn.
Mục I.2-Lực tương tác phân tử: Tự đọc.
Mục II.2-Khí lí tưởng: tự học có hướng dẫn.
Bài 29. 
Mục I-Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái: tự học có hướng dẫn.
Mục III.2- Thí nghiệm: Có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.
Bài 30.
Thí nghiệm trong bài có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.
Bài 31:
Mục I-Khí thực, khí lí tưởng; Mục IV-“Độ không tuyệt đối”: tự học có hướng dẫn.
48
Bài tập
Kiến thức
- Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí.
- Phương trình trạng thái của khí lí tưởng và các đẳng quá trình.
Kỹ năng
- Trả lời được các câu hỏi và giải được các bài tập có liên quan đến cấu tạo chất, phương trình trạng thái của khí lí tưởng và các đẳng quá trình.
49
Kiểm tra 1 tiết
CHƯƠNG VI: CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
4 TIẾT (3LT + 1BT)
50, 51, 52
Chủ đề: Nội năng và sự biến thiên nội năng. Các nguyên lí của nhiệt động lực học 
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
- Phát biểu và viết được công thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học (NĐLH), nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong công thức.
- Phát biểu được nguyên lí thứ hai của NĐLH.
Kỹ năng
- Giải thích một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về thay đổi nội năng.
- Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự.
- Vận dụng được nguyên lí thứ nhất của NĐLH để giải các bài tập ra trong bài học và các bài tập tương tự.
Cả hai bài: Bài 32; Bài 33; 
Tích hợp thành một chủ đề
Bài 32.
Mục I-Nội năng; Mục II.1-Thực hiện công: tự học có hướng dẫn.
Bài 33:
 Mục II.1. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch: Tự đọc.
Mục II.3- Vận dụng: Tự đọc.
53
Bài tập
Kiến thức
Ôn lại kiến thức chương Các nguyên lí nhiệt động lực học.
Kỹ năng
- Trả lời được các câu hỏi, giải được các bài toán trong SGK.
CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
9 TIẾT (6LT + 2BT + 2TH)
54, 55
Chủ đề: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình. Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Kiến thức
- Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.
- Phát biểu được quy luật về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn. Đồng thời nêu được ý nghĩa vật lý và đơn vị đo của hệ số nở dài và hệ số nở khối.
Kỹ năng
- Xác định được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong cuộc sống.
- Vận dụng tính toán độ nở dài và độ nở khối của vật rắn trong đời sống và kỹ thuật.
Cả hai bài: Bài 34; Bài 36
tích hợp thành một chủ đề
Bài 34. 
Mục I.3 -Ứng dụng: tự học có hướng dẫn.
Bài 35: đọc thêm cả bài.
Bài 36. 
Mục I.1 -Thí nghiệm: Chỉ nêu công thức (36.1). 
Mục III -Ứng dụng: tự học có hướng dẫn.
Bài tập 9 trang 197: không làm
Biến dạng cơ của vật rắn
Đọc thêm
56, 57, 58
Chủ đề: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
Kiến thức
- Phát biểu được phương, chiều và độ lớn của lực căng bề mặt. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.
- Nêu được hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt.
- Nêu được hiện tượng mao dẫn.
Kỹ năng
- Vận dụng được công thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập.
Cả hai bài: Bài 37; Bài 40
tích hợp thành một chủ đề
Bài 37:
Mục II- Hiện tượng dính ướt và không dính ướt: tự học có hướng dẫn.
Thí nghiệm trong bài có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo.
Bài 40: 
Phần lý thuyết và mẫu báo cáo: tự học có hướng dẫn.
Phần thực hành thực hiện ở PHBM khi có điều kiện.
59
Bài tập
Kiến thức
Ôn lại kiến Sự nở vì nhiệt của vật rắn và Các hiện tượng bề mặt chất lỏng.
Kỹ năng
- Trả lời được các câu hỏi, giải được các bài toán trong SGK.
60, 61
Sự chuyển thể của các chất 
Kiến thức
- Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. Viết được công thức nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập.
- Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi.
Kỹ năng
- Áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài
Tiết 1: Hết mục 1-phần II SGK
Tiết 2: Từ mục 2-phần II SGK
Mục I.1-Thí nghiệm; Mục II.1- Thí nghiệm: tự học có hướng dẫn.
62
Độ ẩm của không khí
Kiến thức
- Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng
Kỹ năng
- Quan sát các hiện tượng tự nhiên về độ ẩm.
Mục III-Ảnh hưởng của độ ẩm không khí. Tự học có hướng dẫn.
63
Bài Tập
Kiến thức
- Nắm vững sự chuyển thể của các chất, nhiệt nóng chảy, nhiệt hoá hơi.
- Nắm vững các khái niệm liên quan đến độ ẩm không khí.
Kỹ năng
- Giải được các bài tập về nhiệt nóng chảy, nhiệt hoá hơi, độ ẩm không khí.
64
Kiểm tra HK II
Duyệt của chuyên môn	BMT, ngày 30/08/2020
Người lập
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK
TRUNG TÂM GDTX TỈNH ĐĂKLĂK
KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN VẬT LÍ 11
Cả năm: 
64 tiết
Học kỳ I:
18 tuần: 34 tiết
Học kỳ II:
17 tuần: 30 tiết
HỌC KÌ I
PPCT
Bài học/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn thực hiện
CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG.
10 TIẾT (7LT + 3 BT)
1,2
Chủ đề: Định luật Coulomb. Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích.
Kiến thức:
Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron. 
Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích.
Kĩ năng:
 - Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích giữa các điện tích điểm.
- Vận dụng được định luật Cu-lông giải được các bài tập cơ bản đối với hai điện tích điểm.
- Làm vật nhiễm điện do cọ xát.
- Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
Cả hai bài: Bài 1; bài 2 tích hợp thành một chủ đề.
Bài 1:
Mục I-Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích .Tương tácđiện.; Mục II.2-Lực tương tác giũa các điện tích trong môi trường điện môi. Hằng số điện môi: Tự học có hướng dẫn.
Bài 2:
Mục I.1-Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố: Tự học có hướng dẫn (HS sẽ được học kĩ ở lớp 12)
Mục II.2-Vận dụng: Tự học có hướng dẫn
3
Bài tập
Kiến thức: 
Củng cố lại các kiến thức liên quan đến định luật Cu-lông và định luật bảo toàn điện tích
Kỹ năng: 
Vận dụng các kiến thức liên quan đến định luật Cu-lông và định luật bảo toàn điện tích để giải một số bài toán cơ bản liên quan.
4,5
Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện.
Kiến thức: 
Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.
- Phát biểu được định nghĩa của cường độ điện trường và nêu được đặc điểm của vectơ cường độ điện trường.
- Nêu được khái niệm đường sức điện và các đặc điểm của đường sức điện.
Kỹ năng: 
 - Xác định phương chiều của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây ra.
- Giải các bài tập cơ bảnvề điện trường.
 Tiết 4: Hết mục II
Mục II.1-Khái niệm cường độ điện trường: Tự học có hướng dẫn.
Mục III-Đường sức điện: Tự học có hướng dẫn.
6
Bài tập.
Kiến thức:
HS nắm được :
- Đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm và nhiều điện tích điểm.
- Các tính chất của đường sức điện.
Kỹ năng:
 - Xác định được cường độ điện trường gây bởi các diện tích điểm.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến điện trường, đường sức điện trường.
7,8
Chủ đề:
Công của lực điện. Điện thế, hiệu điện thế
Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của lực tác dụng lên điện tích trong điện trường đều.
	- Lập được biểu thức tính công thức của lực điện trong điện trường đều.
	- Phát biểu được đặc điểm của công dịch chuyển điện tích trong điện trường bất kì.
	- Trình bày được khái niệm, biểu thức, đặc điểm của thế năng của điện tích trong điện trường, quan hệ giữa công của lực điện trường và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
- Trình bày được ý nghĩa, định nghĩa, đơn vị, đặc điểm của điện thế và hiệu điện thế.
	- Nêu được mối liên hệ giữa hiệu điện thể và cường độ điện trường.
	- Biết được cấu tạo của tĩnh điện kế.
Kỹ năng:
- Giải được các bài toán cơ bản tính công của lực điện trường, điện thế, hiệu điện thế
Cả hai bài: Bài 3; Bài 4 tích hợp thành một chủ đề
Bài 4
Mục I.2-Công của lực điện trong điện trường đều: chỉ cần nêu kết luận và công thức. Phần chứng minh tự học có hướng dẫn.
Mục II.3-Công của lực điện và độ giảm thế năng trong điện trường: tự học có hướng dẫn.
Bài tập 8 trang 25 SGK không giải.
Bài 5
Mục I.1-Khái niện điện thế : tự học có hướng dẫn.
Mục II.3 -Đo hiệu điện thế : tự học có hướng dẫn.
Mục II.4- Hệ thức liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: tự học có hướng dẫn.
9
Tụ điện.
Kiến thức:
Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng.
Phát biểu định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.
Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.
Kỹ năng:
- Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế.
- Giải một số bài tập đơn giản về tụ điện.
Mục I- Tụ điện; Mục II.3 -Các loại tụ điện: tự học có hướng dẫn.
Mục II.4: Công thức tính năng lượng tụ điện :Tự đọc
 Bài tập 8 trang 33 SGK không làm
10
Bài tập.
Hệ thống kiến thức cơ bản và giải được một số bài tập cỏ bản về:
- Công của lực điện
- Điện thế, hiệu điện thế, liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.
- Tụ điện, điện dung của tụ điện đã được tích điện.
CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI 
11 tiết (7LT+2BT+ 2TH)
11,12
Dòng điện không đổi. Nguồn điện.
Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa cường độ dòng điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
- Nêu được điều kiện để có dòng điện.
- Phát biểu được suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
Kỹ năng:
- Giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
- Giải một số bài toán đơn giản áp dụng biểu thức định nghĩa dòng điện không đổi và suất điện động của nguồn điện.
Mục I-Dòng điện; Mục II.3-đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng; Mục III-Nguồn điện: tự học có hướng dẫn.
Mục V. Pin và Acquy: Tự đọc
Câu hỏi 4 trang 44, bài tập 8,9,10,12 trang 45 SGK không làm.
13
Điện năng. Công suất điện.
Kiến thức:
- Nêu được công của dòng điện là số đo điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua. Chỉ ra được lực nào thực hiện công ấy.
- Biết được mối liên hệ giữa công của lực lạ thực hiện bên trong nguồn điện và điện năng tiêu thụ trong mạch kín
Kỹ năng:
- Tính được điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch theo các đại lượng liên quan và ngược lại.
	- Tính được công và công suất của nguồn điện theo các đại lượng liên quan và ngược lại.
Mục II- Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua: Chỉ cần nêu công thức (8.3), (8.4) chỉ cần nêu công thức và kết luận.
14
Bài tập.
Giải được một số bài tập cỏ bản về:
- Điện năng tiêu thụ và công suất điện.
- Nhiệt năng và công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.
- Công và công suất của nguồn điện.
15, 16, 17, 18
Chủ đề: Định luật Ohm đối với toàn mạch.
Kiến thức:
- Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch. 
- Biết được công thức tính hiệu suất của nguồn điện.
- Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc (ghép) nối tiếp, mắc (ghép) song song.
Kỹ năng:
- Giải các dạng bài tập cơ bản có liên quan đến định luật Ôm cho toàn mạch.
- Nhận biết được trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.
- Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.
Cả ba bài: Bài 9; Bài 10; Bài 11 tích hợp lại một chủ đề
Bài 9: 
Mục I-Thí nghiệm: Tự đọc. 
Mục II- Định luật ôm toàn mạch: Chỉ cần nêu công thức (9.5) và kết luận. 
Mục III.3- Hiệu suất nguồn: tự học có hướng dẫn.
Bài 10.
Mục I: Đoạn mạch chứa nguồn; Mục II.3 Bộ nguồn hỗ hợp đối xứng: Tự đọc.
Bài 11
Mục II: bài tập 3. tự học có hướng dẫn.
19
Bài tập.
 Giải được một số bài tập cỏ bản về định luật Ôm cho toàn mạch
20, 21
Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa.
Kiến thức:
-Biết cách khảo sát sự phụ thuộc của hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn vào cường độ dòng điện I chạy trong mạch đó.
- Biết cách khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy trong mạch kín vào điện trở R của mạch ngoài.
-Biết cách chọn phương án thí nghiệm để tiến hành khảo sát các quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng U, I hoặc I, R. Từ đó có thể xác định chính xác suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.
Kỹ năng:
- Biết cách lựa chọn và sử dụng một số dụng cụ điện thích hợp và mắc chúng thành mạch điện để khảo sát sự phụ thuộc của hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn vào cường độ dòng điện I chạy trong mạch đó.
- Biết cách biểu diễn các số liệu đo được của cường độ dòng điện I chạy trong mạch và hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch dưới dạng một bảng số liệu.
Mục III - Cơ sở lí thuyết: tự học có hướng dẫn.
Phần thực hành thực hiện ở PHBM khi có đủ điều kiện.
22
Kiểm tra 1 tiết.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về điện tích, điện trường và dòng điện không đổi.
CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG 10 TIẾT (5LT +3BT+2TH)
23
Dòng điện trong kim loại.
Kiến thức:
- Nêu được các tính chất điện của kim loại. Trình bày được sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ và viết được công thức sự phụ thuộc của kim loại vào nhiệt độ 
- Phân biệt sự khác nhau của kim loại thường và siêu dẫn. Vận dụng thuyết êlectron tự do trong kim loại để giải thích một cách định tính các tính chất dẫn điện trong kim loại
- Mô tả được hiện tượng nhiệt điện , cấu tạo của cặp nhiệt điện.
Kỹ năng:
 Giải thích được một cách định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại
Mục III-Điện trở kim loại ở nhiệt độ thấp. Hiện tượng siêu dẫn; Mục IV-Hiện tượng nhiệt điện: tự học có hướng dẫn.
Bài 7, 8 trang 78 SGK không yêu cầu HS phải làm.
24, 25
Dòng điện trong chất điện phân.
Kiến thức:
- Biết được thế nào là hiện tượng điện phân, bản chất dòng điện trong chất điện phân, phản ứng phụ trong hiện tượng điện phân, hiện tượng điện phân cực dương tan
- Phát biểu được định luật Farađây, viết được công thức của định luật 
- Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng điện phân
Kỹ năng:
Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân
Tiết 24: Mục II
Tiết 25: Mục IV,V
Mục I-Thuyết điện li. Tự đọc vì đã học ở môn hóa; 
Mục II-Bản chất dòng điện trong chất điện phân: Chỉ cần nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân.
Mục III-Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. hiện tượng dương cực tan:Tự đọc.
Mục IV-Các định luật fa-ra-day: Chỉ cần nêu công thức và kết luận.
Câu hỏi 1,5,7; Bài tập 10 trang 85 SGK không làm.
26
Bài tập.
Kiến thức:
+ Trả lời được các câu hỏi liên quan đến dòng điện trong kim loại và

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mon_vat_li_lop_10.docx