Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn Tin học Lớp 10 - Năm học 2022-2023
- Phân biệt được thông tin và dữ liệu.
- Chuyển đổi giữa các đơn vị lưu trữ dữ liệu.
- Nêu được sự ưu việt của việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị
số.
2 Vai trò của thiết bị thông minh
và Tin học đối với xã hội. 2LT
- Nhận biết được một số thiết bị thông minh thông dụng. Nêu được ví dụ cụ
thể.
- Biết được vai trò của thiết bị thông minh trong xã hội và cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
- Biết vai trò của tin học đối với xã hội. Nêu được ví dụ.
- Biết các thành tựu nổi bật của ngành tin học.
3 Một số kiểu dữ liệu và kiểu dữ
liệu văn bản. 2LT
- Nêu được các loại thông tin và các kiểu dữ liệu sẽ gặp trong chương trình tin
học phổ thông.
- Biết được các bảng mã thông dụng ASCII và Unicode.
- Giải thích được sơ lược về việc số hoá văn bản.
TRƯỜNG: THPT ABC TỔ: TIN HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC TIN HỌC, KHỐI LỚP 10 (Năm học 2022 - 2023) I. Đặc điểm tình hình 1. Số lớp: 8; Số học sinh: 241; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): 32 2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 03; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0 Đại học: 1; Trên đại học: 2 Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên 1: Tốt: 3; Khá: 0; Đạt:0; Chưa đạt:0 3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục) STT Thiết bị dạy học Số lượng Các bài thí nghiệm/thực hành Ghi chú 1 Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video 70 - Quan sát việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị số. 2 Hình ảnh, video về các thành tựu nổi bật ở một số mốc thời gian để minh hoạ sự phát triển của ngành tin học. - Quan sát sự phát triển của ngành tin học. 3 Tệp dữ liệu, thiết bị thông dụng, phần mềm ứng dụng - Sử dụng được các tệp dữ liệu, các chức năng và phần mềm ứng dụng cơ bản cài sẵn trên các thiết bị đó. 1 Theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. 4 Hình ảnh, video về số hoá thông tin. Bảng mã chuẩn quốc tế Unicode - Quan sát việc số hoá thông tin; chức năng của bảng mã quốc tế Unicode 4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục) STT Tên phòng Số lượng Phạm vi và nội dung sử dụng Ghi chú 1 Phòng tin học 03 - Quan sát việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị số. - Quan sát sự phát triển của ngành tin học. - Thực hành sử dụng được các tệp dữ liệu, các chức năng và phần mềm ứng dụng cơ bản cài sẵn trên các thiết bị đó. - Quan sát việc số hoá thông tin; chức năng của bảng mã quốc tế Unicode 2 Robot giáo dục 06 Chuyên đề 1, 2, 3 (Định hướng khoa học máy tính) II. Kế hoạch dạy học2 1. Phân phối chương trình môn Tin học (chương trình cốt lõi) Cả năm: 35 tuần (70 tiết). Học kì 1: 18 tuần (36 tiết). Học kì 2: 17 tuần (34 tiết) 2 Đối với tổ ghép môn học: khung phân phối chương trình cho các môn STT Bài học (1) Số tiết (2) Yêu cầu cần đạt (3) I Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức (11LT + 2TH) 1 Thông tin và xử lí thông tin 2LT - Phân biệt được thông tin và dữ liệu. - Chuyển đổi giữa các đơn vị lưu trữ dữ liệu. - Nêu được sự ưu việt của việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị số. 2 Vai trò của thiết bị thông minh và Tin học đối với xã hội. 2LT - Nhận biết được một số thiết bị thông minh thông dụng. Nêu được ví dụ cụ thể. - Biết được vai trò của thiết bị thông minh trong xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. - Biết vai trò của tin học đối với xã hội. Nêu được ví dụ. - Biết các thành tựu nổi bật của ngành tin học. 3 Một số kiểu dữ liệu và kiểu dữ liệu văn bản. 2LT - Nêu được các loại thông tin và các kiểu dữ liệu sẽ gặp trong chương trình tin học phổ thông. - Biết được các bảng mã thông dụng ASCII và Unicode. - Giải thích được sơ lược về việc số hoá văn bản. 4 Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên. 2LT - Biết được hệ nhị phân và biểu diễn số nguyên trong máy tính. - Giải thích được ứng dụng của hệ nhị phân trong tin học. 5 Dữ liệu logic. 1LT - Biết được giá trị và các phép toán lôgic AND, OR, NOT. - Biết được biểu diễn dữ liệu lôgic. 6 Dữ liệu âm thanh và hình ảnh. 2LT - Giải thích được việc số hoá âm thanh. - Giải thích được việc số hoá hình ảnh. 7 Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng. 2TH - Biết được thiết bị số cá nhân thông dụng thường có những gì. - Biết được một số tính năng tiêu biểu của thiết bị số cá nhân thông dụng. - Khai thác sử dụng một số ứng dụng và dữ liệu trên các thiết bị di động như máy tính bảng (tablet), điện thoại thông minh (smartphone). II Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet (4LT + 2TH) 8 Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại. 2LT - Hiểu được sự khác biệt giữa mạng LAN và Internet. - Biết được những thay đổi về chất lượng cuộc sống, phương thức học tập và làm việc trong xã hội khi mạng máy tính được sử dụng rộng rãi. - Biết được một số công nghệ dựa trên Internet như dịch vụ điện toán đám mây hay kết nối vạn vật (IoT). STT Bài học (1) Số tiết (2) Yêu cầu cần đạt (3) 9 An toàn trên không gian mạng. 2LT - Nêu được những nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trên Internet một cách thiếu hiểu biết và bất cẩn. Trình bày được một số cách đề phòng những tác hại đó. - Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên mạng. Biết cách bảo vệ dữ liệu cá nhân. - Trình bày được sơ lược về các phần mềm xấu (mã độc). Biết sử dụng một số công cụ để phòng chống phần mềm xấu. 10 Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet. 2TH - Khai thác được một số dịch vụ và tài nguyên trên Internet phục vụ học tập gồm: phần mềm dịch, kho học liệu mở. Kiểm tra giữa kỳ 1 1KT III Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số (4LT) 11 Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền. 4LT - Biết được những vấn đề nảy sinh về đạo đức, pháp luật và văn hoá khi giao tiếp qua mạng trở nên phổ biến. - Biết được một số nội dung pháp lí liên quan tới việc đưa tin lên mạng và tôn trọng bản quyền thông tin, sản phẩm số. IV Chủ đề E. Ứng dụng tin học (3LT + 5TH) 12 Phần mềm thiết kế đồ hoạ. 1LT+1TH - Biết được khái niệm về thiết kế đồ hoạ, phân biệt được đồ hoạ vectơ và đồ hoạ điểm ảnh. - Sử dụng được các chức năng cơ bản của phần mềm thiết kế đồ hoạ Inkscape để vẽ hình đơn giản. 13 Bổ sung các đối tượng đồ họa. 1LT+1TH - Sử dụng được một số chức năng của các lệnh tạo, điều chỉnh các đối tượng đồ hoạ đơn giản. 14 Làm việc với đối tượng đường và văn bản. 1LT+1TH - Biết các thao tác chỉnh sửa hình. - Thực hiện được việc vẽ, chỉnh sửa hình để được đường cong mong muốn. 15 Hoàn thiện hình ảnh đồ họa. 2TH - Tạo được sản phẩm số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế logo, tạo banner, topic quảng cáo, băng−rôn, áp phích, poster và thiệp chúc mừng, V Chủ đề G. Hướng nghiệp với Tin Học (4LT) 16 Nghề thiết kế đồ họa máy tính. 2LT - Biết được khái niệm, kiến thức và kĩ năng cần có của nghề thiết kế đồ hoạ - Biết các ngành học và nhu cầu nhân lực liên quan đến nghề thiết kế đồ hoạ. - Tự tìm kiếm và khai thác được thông tin hướng nghiệp về lĩnh vực thiết kế đồ hoạ, giao lưu và chia sẻ với bạn bè qua các kênh truyền thông tin số về thông tin nghề nghiệp. 17 Nghề phát triển phần mềm 2LT - Hiểu được khái niệm nghề phát triển phần mềm và một số kiến thức, kĩ năng cần có của người làm nghề phát triển phần mềm. - Biết các ngành học ở bậc đại học, cao đẳng liên quan đến phát triển phần mềm và cơ hội nghề nghiệp liên quan đến phát triển phần mềm. Kiểm tra cuối kỳ 1 1KT VI Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (15LT + 19TH) 18 Ngôn ngữ lập trình bậc cao Python. 1LT+1TH - Biết khái niệm ngôn ngữ lập trình bậc cao và ngôn ngữ lập trình bậc cao Python. Phân biệt được chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo chương trìnhtrong môi trường lập trình Python. - Biết cách tạo và thực hiện một chương trình Python. 19 Biến và lệnh gán. 1LT+1TH - Biết cách thiết lập biến. Phân biệt được biến và từ khoá. - Biết sử dụng lệnh gán và thực hiện một số phép toán trên kiểu số nguyên, số thực và xâu kí tự. 20 Các lệnh vào ra đơn giản. 1LT+1TH - Biết và thực hiện được một số lệnh vào, ra đơn giản. - Thực hiện được một số chuyển đổi dữ liệu giữa các kiểu dữ liệu cơ bản. 21 Câu lệnh rẽ nhánh if. 1LT+1TH - Biết và trình bày được các phép toán với kiểu dữ liệu lôgic. - Sử dụng được lệnh rẽ nhánh if trong lập trình. 22 Câu lệnh lặp for. 1LT+1TH - Biết được ý nghĩa của vùng giá trị tạo bởi lệnh range( ). - Biết được chức năng của lệnh lặp for và cách dùng trong Python. 23 Câu lệnh lặp while. 1LT+1TH - Biết và thực hành giải các bài toán sử dụng lệnh lặp while với số lần không biết trước. - Biết ba cấu trúc lập trình cơ bản: tuần tự, rẽ nhánh, lặp,... 24 Kiểu dữ liệu danh sách. 1LT+1TH - Biết được kiểu dữ liệu danh sách (list), cách khởi tạo và truy cập từng phần tử của danh sách. - Biết và thực hiện được cách duyệt các phần tử của danh sách bằng lệnh for. - Thực hành được một số phương thức đơn giản trên dữ liệu danh sách. Kiểm tra giữa kỳ 2 1KT 25 Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách. 1LT+2TH - Biết cách duyệt danh sách bằng toán tử in. - Biết và thực hiện được một số phương thức thường dùng với danh sách. 26 Xâu kí tự. 1LT+1TH - Hiểu được xâu kí tự là kiểu dữ liệu cơ bản của Python. - Biết và thực hiện được lệnh for để xử lí xâu kí tự. 27 Một số lệnh làm việc với xâu kí tự. 1LT+2TH - Biết và thực hiện được một số lệnh thường dùng với xâu kí tự. 28 Hàm trong Python. 1LT+1TH - Biết được chương trình con là hàm. - Biết cách tạo hàm. 29 Tham số của hàm. 1LT+1TH - Biết cách thiết lập các tham số của hàm. Hiểu được cách truyền giá trị thông qua đối số hàm. - Biết viết chương trình có sử dụng chương trình con. 30 Phạm vi của biến. 1LT+1TH - Biết và trình bày được ý nghĩa của phạm vi hoạt động của biến trong chương trình và hàm. 31 Nhận biết lỗi chương trình. 1LT+1TH - Biết và phân loại được một số loại lỗi chương trình. - Biết được một vài lỗi ngoại lệ thường gặp. 32 Kiểm thử và gở lỗi chương trình. 1LT - Biết được một vài phương pháp đơn giản kiểm thử chương trình. - Biết được một vài cách gỡ lỗi đơn giản một chương trình. 33 Thực hành viết chương trình đơn giản. 2TH - Thực hành viết chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ Python. - Thực hành được các bước gỡ rối chương trình bằng công cụ debug – thiết lập điểm dừng và chạy theo từng lệnh. 34 Ôn tập lập trình Python. 1TH - Thực hành ôn tập lập trình Python. - Thực hành lập trình giải bài toán có tính liên môn. Kiểm tra cuối kỳ 2 1KT 2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông) CĐề Bài học (1) Số tiết (2) Yêu cầu cần đạt (3) Ghi chú ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (35 tiết) CĐ1 Thực hành với các bộ phận của robot giáo dục Bài 1. Cấu tạo chung của robot giáo dục 2 - Biết cấu tạo chung của các loại robot giáo dục. - Biết một số robot giáo dục có trên thực tế. Bài 2. Bảng mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành 2 - Biết được nguyên lí hoạt động và một số bộ phận chính của bảng mạch điều khiển. - Biết được động cơ là cơ cấu chấp hành chính trong robot. Bài 3. Cảm biến và phụ kiện dùng trong robot 2 - Biết cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách kết nối một số cảm biến thường dùng với bảng mạch điều khiển của robot. - Nhận biết được một số phụ kiện thường dùng trong robot và cách kết nối với mạch điều khiển. Bài 4. Thực hành: Lắp ráp robot hoàn chỉnh 3 - Biết cách lắp ráp mô hình robot dạng xe cơ bản. - Biết cách và thực hiện được kết nối một số phụ kiện tiếp nhận điều khiển với robot mức cơ bản. - Kiểm tra được tình trạng sẵn sàng hoạt động của robot. CĐ2 Kết nối robot giáo dục với máy tính Bài 5. Phần mềm lập trình điều khiển robot 2 - Biết vai trò của phần mềm lập trình điều khiển robot. - Biết quy trình kết nối robot với máy tính. - Biết cách điều khiển robot bằng phần mềm thông qua wifi và bluetooth. Bài 6. Chương trình điều khiển robot 2 - Biết cách thiết lập và kiểm tra chương trình điều khiển robot. - Biết cấu trúc chung của một chương trình điều khiển robot. Bài 7. Thực hành: Cài đặt và kết nối robot 3 - Cài đặt và kiểm tra được phần mềm lập trình điều khiển robot. - Thực hành được một số thao tác trên phần mềm lập trình điều khiển robot. Bài 8. Thực hành: Kiểm tra tình trạng hoạt động của robot 3 - Dùng phần mềm kiểm tra được trạng thái sẵn sàng hoạt động của robot với các thiết bị đã kết nối. CĐ3 Lập trình điều khiển robot giáo dục Bài 9. Điều khiển robot chuyển động 2 - Biết các lệnh điều khiển động cơ DC và động cơ servo của robot. - Biết và lập trình điều khiển được robot chuyển động cánh tay. Bài 10. Điều khiển robot nhận biết vật cản 2 - Biết được các lệnh điều khiển cảm biến siêu âm của robot. - Biết lập trình điều khiển được robot nhận biết vật cản trên sa bàn. Bài 11. Dẫn đường tự động cho robot 2 - Biết lập trình sử dụng cảm biến dò đường để dẫn đường tự động cho robot. Bài 12. Thực hành: Điều khiển robot trên sa bàn 4 - Vận dụng được nguyên lí hoạt động của cảm biến siêu âm và cảm biến dò đường để lập trình điều khiển robot tự động di chuyển trên sa bàn. Bài 13. Lập trình điều khiển một số phụ kiện 2 - Biết điều khiển còi, đèn LED, trong robot. Bài 14. Thực hành: Dự án điều khiển robot trên sa bàn 4 - Điều khiển được robot chuyển động trên sa bàn sử dụng cảm biến kết hợp với các phụ kiện tiếp nhận điều khiển khác. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (35 tiết) CĐ1 Thực hành làm việc với các tệp văn bản Bài 1. Lập dàn ý và định dạng với các công cụ nâng cao 4 - Biết sử dụng các mẫu định dạng và mẫu văn bản có sẵn để định dạng văn bản chuyên nghiệp, đẹp mắt. - Vận dụng các công cụ đã học để lên ý tưởng và lập dàn ý cho Cẩm nang du lịch của nhóm. Dự án Thiết kế Cẩm nang du lịch với phần mềm soạn thảo văn bản. Bài 2. Trình bày văn bản với định dạng ảnh nâng cao 2 - Biết các công cụ định dạng ảnh nâng cao để trình bày văn bản đẹp mắt. - Soạn thảo và trình bày hấp dẫn các trang nội dung của Cẩm nang du lịch với ảnh minh hoạ. Bài 3. Trình bày văn bản với hình khối và hộp văn bản 2 - Biết sử dụng các công cụ định dạng hình khối và hộp văn bản. - Soạn thảo các trang nội dung của Cẩm nang du lịch với hình khối và hộp văn bản. Bài 4. Tạo mục lục và xuất bản văn bản 3 - Biết tạo mục lục cho văn bản và xuất bản văn bản dạng .pdf. - Tạo mục lục cho Cẩm nang du lịch và xuất bản Cẩm nang du lịch dưới dạng .pdf. - CĐ2 Thực hành sử dụng phần mềm bảng tính Bài 1. Tạo dữ liệu ban đầu với công cụ định dạng bảng 2 - Biết định dạng bảng tính bằng công cụ Format as Table. - Sử dụng thành thạo các tính năng tự động của bảng tính. - Vận dụng tạo lập các bảng dữ liệu đầu vào của Chương trình báo giá. Dự án Xây dựng Chương trình Báo giá với phần mềm bảng tính. Bài 2. Tạo biểu mẫu khách hàng với hộp kiểm 2 - Biết sử dụng công cụ tạo hộp kiểm để hiển thị và tiếp nhận dữ liệu dạng danh sách chọn. - Sử dụng hộp kiểm trong chương trình báo giá. Bài 3. Xây dựng dự toán với hàm điều kiện 2 - Biết sử dụng thành thạo hàm điều kiện IF. - Sử dụng hàm điều kiện để xây dựng dự toán kinh phí chuyến du lịch. Bài 4. Hoàn thiện dự toán với hàm tìm kiếm 1 - Biết sử dụng hàm VLOOKUP. - Vận dụng hàm VLOOKUP để tra cứu tự động đơn giá, hoàn thiện bảng dự toán của Chương trình báo giá. Bài 5. Thực hành tổng hợp và thống kê số liệu để quyết định báo giá 2 - Tổng hợp dữ liệu, thống kê và biểu diễn số liệu bằng biểu đồ. - Xây dựng biểu mẫu hỗ trợ công ty ra các quyết định về phương án kinh doanh và báo giá cuối cùng. Bài 6. Tạo và xuất báo giá với hàm thời gian 2 - Sử dụng thành thạo hàm NOW, TODAY. - Vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thiện bản Báo giá chuyến du lịch. Bài 7. Kiểm thử, hoàn thiện và đóng gói sản phẩm 2 - Biết cách tự kiểm tra tính đúng đắn của chương trình, phát hiện, sửa lỗi và kiểm tra chéo một sản phẩm khác. - Hoàn thiện Chương trình báo giá, đóng gói sản phẩm. CĐ3 Thực hành sử dụng phần mềm trình chiếu Bài 1. Xây dựng ý tưởng, cấu trúc bài trình chiếu 4 - Biết sử dụng công cụ Slide Master để định dạng trang chiếu chính. - Đề xuất được ý tưởng bài trình chiếu giới thiệu điểm du lịch cho nhóm và sử dụng công cụ Slide Master để thiết kế trang chiếu. Dự án Truyền thông, quảng bá dịch vụ du lịch với phần mềm trình chiếu. Bài 2. Tạo ấn tượng với minh hoạ bằng video 2 - Biết chèn video vào bài trình chiếu. - Thành thạo các thao tác định dạng, tạo hiệu ứng cho video trong bài trình chiếu. - Vận dụng chèn video để thêm ấn tượng cho bài trình chiếu. Bài 3. Thu hút khách hàng với trò chơi tương tác 2 - Thực hiện được các kĩ thuật nâng cao với hoạt hình. - Biết sử dụng công cụ kích hoạt hiệu ứng hoạt hình (trigger). - Sử dụng các kĩ thuật nâng cao và trigger để tạo các trang chiếu có tương tác với người dùng. Bài 4. Hoàn thiện và xuất bản sản phẩm truyền thông 3 - Biết ghi âm thanh vào tệp trình chiếu. - Biết xuất bản tệp trình chiếu dưới dạng video clip. - Ghi âm lời giới thiệu điểm du lịch và xuất tệp trình chiếu thành một video clip. 3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ Bài kiểm tra, đánh giá Thời gian (1) Thời điểm (2) Yêu cầu cần đạt (3) Hình thức (4) Giữa Học kỳ 1 45 phút Tuần 10 Đáp ứng YCCĐ Chủ đề A + Chủ đề B Thi viết trên giấy và trên máy tính Cuối Học kỳ 1 60 phút Tuần 18 Đáp ứng YCCĐ các chủ đề đã học Thi viết trên giấy hoặc thực hành trên máy Giữa Học kỳ 2 45 phút Tuần 26 Đáp ứng YCCĐ chủ đề F từ bài 18 đến bài 24 Bài thực hành Cuối Học kỳ 2 60 phút Tuần 35 Đáp ứng YCCĐ chủ đề F Thi viết trên giấy hoặc thực hành trên máy (1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá. (2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá. (3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình). (4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập. III. Các nội dung khác (nếu có): 1. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn: Sinh hoạt chuyên môn của tổ theo định kì hằng tháng theo mô hình nghiên cứu bài học. 2. Bồi dưỡng HS giỏi Bồi dưỡng HS giỏi lớp 10 môn Tin học. TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) ., ngày tháng năm 20 HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên)
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_cua_to_chuyen_mon_tin_hoc_lop_10_nam_hoc_20.pdf