Giáo Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 9: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Năm học 2020-2021

Giáo Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 9: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Hiểu cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.Cách dãn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.

- Biết lựa chọn cách dẫn thích hợp trong từng hoàn cảnh giới thiệu cụ thể

2. Kỹ năng

- Nhận ra đc cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Sử dụng đc cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.

3. Thái độ

- Dùng đúng mục đích yêu cầu cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp tăng hiệu quả giao tiếp.

- Có thái độ nghiêm túc trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực hớp tác làm việc nhóm

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học.

- Năng lực tự học, tư duy sáng tạo

- Năng lực lên hệ thực tế

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp vấn đáp, phương pháp giao tiếp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp phân tích mẫu.

 

docx 8 trang yunqn234 9400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 9: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày dạy: 02/10/2020
Tiết Lớp: 9G
Tiết dạy Giáo viên dạy: Trần Thị Châu Trân 
Phân môn Người soạn: Đặng Phương Thảo
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.Cách dãn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- Biết lựa chọn cách dẫn thích hợp trong từng hoàn cảnh giới thiệu cụ thể
2. Kỹ năng
- Nhận ra đc cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sử dụng đc cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Dùng đúng mục đích yêu cầu cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp tăng hiệu quả giao tiếp.
- Có thái độ nghiêm túc trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hớp tác làm việc nhóm
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học.
- Năng lực tự học, tư duy sáng tạo
- Năng lực lên hệ thực tế
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp vấn đáp, phương pháp giao tiếp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp phân tích mẫu.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Giáo án, SGK, powerpoin
Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Vào bài: Khi tạo tập văn bản viết, ta thường dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật. Song cách dẫn đó của ta đã đúng hay chưa? Có những cách dẫn nào; để tìm hiểu về vấn đề này, mời các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Ví dụ 1: SGK
- Giáo viên cho học sinh đọc ngữ liệu SGK
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Ở đoạn trích a,b phần in đậm là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? Nó được ngăn cách với phần đứng trước bởi dấu gì?
- HS trả lời câu hỏi
-Giáo viên: Trong cả hai đoạn trích có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên: Nếu được thì ngăn cách với nhau bằng dấu gì?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên: thế nào là cách dẫn trực tiếp?
-Học sinh trả lời
Ví dụ 2: SGK
- Giáo viên cho học sinh đọc ngữ liệu SGK
- Học sinh đứng lên đọc ngữ liệu
- Giaos viên chia lớp thành 4 nhóm cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
+ Nhóm 1: Trong 2 đoạn trích phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ ?Nó được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu gì không?
+ Nhóm 2: Ta có thể thay thế từ “ rằng” bằng từ nào?
+ Nhóm 3: Em nhận xét về cách dẫn lời nói và ý nghĩ của nv trong trường hợp này có giống với các trường hợp ở mục I không?
+ Nhóm 4: Em rút ra kết luận gì về cách dẫn gián tiếp? Người ta đánh dấu lời dẫn gián tiếp như thế nào?
- Học sinh từng nhóm thảo luận vào bảng phụ và trình bày cau trả lời của mình
- Giaos viên gọi một học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Học sinh đọc ghi nhớ 
Hoạt động 3, 4: Luyện tập và vận dụng
Bài tập 1: SGK
- Giaos viên mời học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Giáo viên hỏi: Tìm lời dẫn và xác định đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn? 
- Học sinh xác định yêu cầu bài tập và trả lời
- Giáo viên nhận xét chốt ý
Bài tập 2:SGK
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 2
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh làm và trình bày miệng trước lớp
-
Cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp
Cách dẫn trực tiếp
Ví dụ 1: SGK
- Phần in đậm ở đoạn a là lời nói vì trước đó có từ nói được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Phần in đậm ở đoạn b là ý nghĩ trong đầu vì trước đó có từ nghĩ được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu hai chấm và được đặt trong dấu dấu ngoặc kép .
- Có thể đảo vị trí 2 bộ phận trên nhưng ta phải thêm dấu gạch ngang và phần trích vẫn đặt trong dấu ngoặc kép.
⇒ cách dẫn trực tiếp (lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép).
Cách dẫn gián tiếp
Ví dụ 2: SGK
- Đoạn a, phần câu in đậm là lời nói: không có dấu hiệu phân cách phần này.
- Đoạn b, bộ phận câu in đậm là ý nghĩa ( Trước đó có từ “ Hiểu” ).
- Giữa phần ý nghĩa và phần lời của người dẫn có từ rằng. Có thể thay từ rằng bằng từ là.
- Lời nói và ý nghĩ của nhân vật khi trích dẫn đã đc được điều chỉnh cho thích hợp theo cách nói của người dẫn.
KẾT LUẬN: Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đăt trong dấu ngoặc kép.
Ghi nhớ: SGK
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
- Đoạn a, lời dẫn “A! Lão già tệ lắm! mày à?”
=> Đây là lời nói của cậu Vàng mà lão Hạc gán cho nó ⇒Lời dẫn trực tiếp
- Đoạn b, “Cái vườn này còn rẻ cả”
=> Đây là ý nghĩ của lão Hạc ( Trước đó có ngữ “Lão tự bảo rằng”). ⇒ Lời dẫn trực tiếp
Bài tập 2
Lời dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị Đại biểu lần II của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là biểu tượng của một dân tộc anh hùng”
Lời dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. Chủ tịch HCM nhắc chúng ta nhớ tới công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.
b) Lời dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị Đại biểu lần II của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là biểu tượng của một dân tộc anh hùng”
Lời dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. Chủ tịch HCM nhắc chúng ta nhớ tới công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.
c, Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt có viết “người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”
- Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về tiếng Việt cho rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VÀ SOẠN BÀI
- Học bài:
+ Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
+ Lamd bài tập 3/ SGK
- Soạn bài: chuẩn bị bài “ Luyện tạp tóm tắt văn bản tự sự”
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 . 
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_ngu_van_lop_10_tiet_9_cach_dan_truc_tiep_va_cach_dan_gi.docx