Giáo án Vật lý Lớp 10 (Ban cơ bản) - Tiết 6: Sự rơi tự do - Võ Thị Minh Phương

Giáo án Vật lý Lớp 10 (Ban cơ bản) - Tiết 6: Sự rơi tự do - Võ Thị Minh Phương

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do. Phát biểu được định luật rơi tự do. Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do.

2. Kĩ năng

- Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do.

- Đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm về sự rơi tự do.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Chuẩn các kiến thức liên quan tới bài học.

- Những dụng cụ thí nghiệm trong bài có thể thực hiện được.

2. Học sinh

- Chuẩn bị kiến thức bài mới.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số

2. Bài mới:

Hoạt động 1 (20 phút): Tìm hiểu sự rơi trong không khí và sự rơi trong chân không

 

docx 3 trang yunqn234 10130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 (Ban cơ bản) - Tiết 6: Sự rơi tự do - Võ Thị Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/09/2020
Ngày dạy:
TIẾT 6 – BÀI 4. SỰ RƠI TỰ DO
Lớp
10A 
10A 
10A 
10A 
10A 
Ngày dạy
 / / 
 / /
 / /
 / /
 / /
Sĩ số
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do. Phát biểu được định luật rơi tự do. Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do.
2. Kĩ năng
- Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
- Đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm về sự rơi tự do.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn các kiến thức liên quan tới bài học.
- Những dụng cụ thí nghiệm trong bài có thể thực hiện được. 
2. Học sinh
- Chuẩn bị kiến thức bài mới. 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Bài mới:
Hoạt động 1 (20 phút): Tìm hiểu sự rơi trong không khí và sự rơi trong chân không
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Tiến hành các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 trong SGK-24. Yêu cầu HS quan sát.
GV: Yêu cầu HS nêu dự đoán kết quả trước mỗi thí nghiệm và nhận xét sau thí nghiệm.
HS: Nhận xét sơ bộ về sự rơi của các vật khác nhau trong không khí.
GV: Kết luận về sự rơi của các vật trong không khí.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
GV: Giới thiệu cho HS về ống Niu-tơn và thí nghiệm của Newton.
GV: Đưa ra kết luận sự rơi tự do là gì.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
GV: Giới thiệu thí nghiệm của Ga-li-lê từ tháp nghiêng Pi-da: Thí nghiệm của Galile không hoàn toàn là sự rơi tự do, thực tế 2 viên đạn ko rơi xuống đất cùng lúc. Tuy nhiên, người ta cũng coi đây là sự rơi tự do.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
I. Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do.
 1. Sự rơi của các vật trong không khí.
 - Trong không khí không phải lúc nào vật nặng cũng rơi nhanh hơn và các vật nặng như nhau sẽ rơi nhanh như nhau.
 - Trong không khí khi rơi ngoài việc chịu tác dụng của trọng lực vật còn chịu tác dụng của các yếu tố khác như lực cản của không khí.
 2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do).
 - Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong trường hợp này gọi là sự rơi tự do.
 - Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
Hoạt động 2 (6 phút ): Tìm hiểu các đặc điểm của sự rơi tự do, xây dựng các công thức của chuyển động rơi tự do
GV: Làm thí nghiệm thả viên phấn xuống đất. Giả sử đó là sự rơi tự do, GV yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét về phương, chiều rơi của viên phấn.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
GV: Giới thiệu công thức tính vận tốc và quãng đường đi được của vật rơi tự do.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
II. Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật.
 1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do.
- Phương: thẳng đứng (phương của dây dọi).
- Chiều: từ trên xuống dưới.
- Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Vận tốc của 1 vật rơi tự do: 
v = gt
- Công thức tính quãng đường đi được của vật rơi tự do: 
Hoạt động 2 (5 phút ): Tìm hiểu độ lớn của gia tốc rơi tự do
GV: Giải thích cho HS biết có nhiều phương pháp đo gia tốc rơi tự do.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
GV: Yêu cầu HS đọc về gia tốc rơi tự do tại các điểm khác nhau và rút ra nhận xét.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
 2. Gia tốc rơi tự do.
 - Tại một nơi trên nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
 - Ở những nơi khác nhau, gia tốc rơi tự do sẽ khác nhau : 
+ Ở địa cực, g lớn nhất: 
g ≈ 9,8324 m/s2
+ Ở xích đạo, g nhỏ nhất: 
g ≈ 9,7872 m/s2
+ Nếu không đòi hỏi độ chính xác cao, ta có thể lấy g ≈ 9,8 m/s2 hoặc g ≈ 10 m/s2.
Hoạt động 3 (12 phút): Củng cố, vận dụng
GV: Yêu cầu HS làm các câu trắc nghiệm 7 trong SGK-27 và giải thích tại sao chọn phương án đó.
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét và giải thích: Vì khi vật rơi tự do chịu tác động của trọng lực và lực cản không khí. Bề mặt tiếp xúc càng nhỏ thì lực cản không khí càng nhỏ. Vậy nên, mẩu phấn sẽ được coi là rơi tự do.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
GV: Yêu cầu HS làm các câu trắc nghiệm 8 trong SGK-27 và giải thích tại sao chọn phương án đó.
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét và giải thích: Vì sự rơi tự do có đặc điểm chuyển động của vật theo chiều từ trên xuống dưới theo phương thẳng đứng.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
GV: Yêu cầu HS làm các câu trắc nghiệm 9 trong SGK-27 và giải thích tại sao chọn phương án đó.
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét và giải thích.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
Câu 7 (SGK-27): D
Câu 8 (SGK-27): D
Câu 9 (SGK-27): B
Áp dụng công thức đường đi của sự rơi tự do 
=> Thời gian rơi t=2sg
Với s1 = h
=> t1=2s1g=2hg=1 (s) (1)
Với s2 = 4h
=> t2=2s2g=2.4hg (2)
Lấy (2)(1) ta được: t2t1=2h.4hg2hg=2
Suy ra: t2 = 2t1 = 2.1 = 2 (s)
Hoạt động 4 (1 phút): Hướng dẫn về nhà
 GV giao bài tập về nhà cho HS: Những bài còn lại trong SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_ban_co_ban_tiet_6_su_roi_tu_do_vo_thi.docx