Giáo án Vật lý 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Ngô Đăng Anh - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án Vật lý 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Ngô Đăng Anh - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

• Nêu được đối tượng của vật lý là gì? (nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất, năng lượng).

• Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lý đối với sự phát triển của công nghệ, đối với đời sống.

• Biết được các bước trong quá trình tìm hiểu tự nhiên,dưới góc độ vật lý.

• Phân biệt được phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

2. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự học: biết thu thập hình ảnh, tài liệu học tập phù hợp kết hợp với quan sát thế giới xung quanh.

• Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

 

docx 125 trang Phan Thành 05/07/2023 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Ngô Đăng Anh - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 	Ngày dạy: / / 
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI VẬT LÝ (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nêu được đối tượng của vật lý là gì? (nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất, năng lượng).
Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lý đối với sự phát triển của công nghệ, đối với đời sống.
Biết được các bước trong quá trình tìm hiểu tự nhiên,dưới góc độ vật lý.
Phân biệt được phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
2. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: 
Năng lực tự học: biết thu thập hình ảnh, tài liệu học tập phù hợp kết hợp với quan sát thế giới xung quanh.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực vật lí: 
Nhận biết được các ứng dụng của vật lý xuất hiện trong các hiện tượng, vật thể trong đời sống hằng ngày. 
Nhận biết được phương pháp nghiên cứu trong vật lý là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
2. Phát triển phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Hình ảnh phần mở bài và một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.
+ Máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh: SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: 
- Biết đến 3 nhà vật lý và dấu ấn của họ: Galilei, Newton; Einstein.
- Tạo cảm giác hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, cho HS xem hình ảnh minh họa rồi thảo luận câu hỏi, tìm ra đáp án.
c. Sản phẩm học tập: 
- Nhận diện được 3 nhà vật lý và các dấu ấn của họ.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV chiếu hình ảnh của 3 nhà khoa học vật lý cho HS xem. Rồi sau đó đặt ra một vài câu hỏi liên quan về họ: Họ là ai? Họ nổi tiếng với những phát minh nào liên quan đến môn vật lý?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời và đưa ra nhận xét.
- GV dẫn dắt HS vào bài 1. Làm quen với vật lý.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu đối tượng của vật lý và mục tiêu của môn vật lý
Mục tiêu: HS biết được lĩnh vực vật lý mà các em đã được học và đưa ra được cảm nghĩ của mình về những lĩnh vực này.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu mục I, nghiên cứu trả lời câu hỏi 1,2.
c. Sản phẩm học tập: Qua phần này giúp HS biết được vật lý là môn KHTN, có đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Lĩnh vực nghiên cứu đa dạng từ cơ học đến thuyết tương đối...
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi cho HS :
CH1. Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
CH2. Em thích nhất lĩnh vực nào của vật lý? Tại sao?
GV hỏi thêm một câu hỏi mở rộng: Em có cho rằng có thể ghép vật lý và hóa học vào cùng một môn không? 
(Trả lời: Có thể. Vì: Khoa học ngày càng phát triển thì mối liên hệ giữa 2 môn học này càng chặt chẽ. Và thực tế, ỏ nhiều nội dung khó mà phân biệt đâu là khía cạnh vật lý, đâu là khí cạnh hóa học).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chăm chỉ nghe giảng, tiếp nhận câu hỏi, đọc sách tìm kiếm tài liệu để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV 2-3 bạn đứng lên phát biểu, trả lời câu hỏi, 2 bạn đầu mỗi bạn tl 1 câu hỏi.
- Bạn còn lại đưa ra nhận xét về câu tl của hai bạn rồi cho thêm ý kiến bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG VẬT LÝ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÝ
Trả lời:
CH1. Các lĩnh vực mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở :
+ Lớp 6 : Cơ học, thiên văn học.
+ Lớp 7: Điện học, âm học, từ học, quang học.
+ Lớp 8: Thủy tĩnh học, nhiệt học, điện.
+ Lớp 9: năng lượng, điện từ học, điện học, quang học. 
CH2. HS nêu quan điểm, ý kiến riêng của mình.
VD: Thích lĩnh vực điện học vì nó gần gũi với đời sống.
=> Đối tượng của vật lý là: nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất, năng lượng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu quá trình phát triển của vật lý
a. Mục tiêu: HS hiểu biết được các giai đoạn trong quá trình phát triển của vật lý.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu sơ đồ trong mục II, liệt kê giai đoạn và cho biết giai đoạn nào là quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển của khoa học và đời sống.
c. Sản phẩm học tập: Ghi vào vở các giai đoạn của quá trình phát triển vật lý. Mỗi một giai đoạn có những tính chất, đặc điểm riêng. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu sơ đồ trong mục II. 
Đặt ra câu hỏi :
CH1. Môn vật lý trải qua những giai đoạn nào? Chỉ ra những đặc điểm riêng và tầm ảnh hưởng của mỗi giai đoạn đối với KH và đời sống?
CH2. Em cho rằng, giai đoạn nào là quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng nhất đối với KH và đời sống? 
Chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe giảng, tiếp nhận câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 1.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Mỗi nhóm cử đại diện một bạn lên trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra nhận xét về câu trả lời của 2 nhóm. Sau đó tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÝ
CH1: Môn vật lý trải qua 3 giai đoạn chính : 
+ GD 1: từ năm 350 TCN đến thế kỉ XVI. 
+ GD 2 : từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX
 + GD 3: cuối thế kỉ XIX đến nay. 
- Đặc điểm riêng và tầm ảnh hưởng của mỗi giai đoạn :
+ GD1: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa vào quan sát và suy luận chủ quan.
+ GD2: Các nhà vật lý học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa vào phương pháp thực nghiệm.
+ GD3: Các nhà vật lý tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và dùng thí nghiệm để kiểm chứng.
CH2: Mỗi một giai đoạn đều có những vai trò riêng, giai đoạn trước là tiền đề cho giai đoạn sau phát triển hơn. 
Nhưng ở giai đoạn 3 đã kiểm chứng tính đúng đắn và bác bỏ đi một số nghiên cứu của các giai đoạn trước đó. Nên theo em là giai đoạn 3 có tầm ảnh hưởng nhất.
Hoạt động 3: Phân tích vai trò của vật lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
a) Mục tiêu: 
- HS phân tích được một số ảnh hưởng của vật lí đối với sự phát triển của công nghệ, với cuộc sống.
b) Nội dung:
 - HS đọc nội dung SGK, trả lời các câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV đưa ra để xây dựng bài học về vai trò của vật lí với khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi về vai trò của vật lí trong khoa học, trong cuộc cách mạng về công nghệ và trong đời sống.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về vấn đề vật lý được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên.
- GV: Chúng ta đã được biết về hiện tượng sấm chớp, theo em tại sao lại có sấm chớp xảy ra? Có thể dùng các định lí, nguyên lí của Vật lí để giải thích hiện tượng này không? (Có thể cho HS nghiên cứu câu hỏi ở nhà trước).
(TL: Nguyên nhân là do hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp).
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận
+ Những đám mây lại được hình thành dựa vào cơ sở hóa học, nên có sự liên hệ giữa hóa học và vật lí.
+ Theo em, Vật lí có liên hệ với các ngành khoa học khác không? Kể tên một số ngành em biết.
→ Cho HS rút ra kết luận.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về vấn đề vật lí là cơ sở của công nghệ
- GV:
+ Hãy nêu tên một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?
+ Việc sử dụng máy hơi nước có hạn chế gì?
(TL: Máy hơi nước, bếp từ, bếp hồng ngoại.
+ Hạn chế: Hao phí lớn, làm tăng nhiệt độ môi trường xung quanh).
→Vai trò vật lí trong cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- GV giới thiệu về việc khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ của nhà vật lí Faraday và ứng dụng.
+ Sử dụng động cơ điện có ưu điểm vượt trội nào so với sử dụng máy hơi nước?
(TL: Truyền tải nhanh, ít hao phí, không cồng kềnh, ...)
→ Vai trò của vật lí trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai.
- GV cho HS chia 4 tổ:
+ Tổ 1, 2: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và vai trò vật lí.
+ Tổ 3, 4: cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vai trò của vật lí.
→ Kết luận về vai trò của vật lí trong cách mạng công nghệ.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về vai trò của vật lý trong đời sống 
GV đặt câu hỏi : 
- CH1. Theo em, mọi thiết bị chúng ta sử dụng, có cái nào là không ứng dụng thành tựu nghiên cứu của vật lý không?
- CH2. Theo em, vật lý có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm tìm câu trả lời của nhiệm vụ 2.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
- Đại diện nhóm trình bày phần nhiệm vụ 2.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
III. Vai trò của vật lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ
a) Vật lí được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên.
Ví dụ: Giải thích hiện tượng sấm chớp.
- Vật lí có quan hệ với mọi ngành khoa học. Các khái niệm, định luật, nguyên lí của Vật lí được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của KHTN, như việc giải thích cơ chế của hiện tượng tự nhiên, hiện tượng trong thế giới sinh học, phản ứng hóa học, hiện tượng trong vũ trụ,...
b) Vật lí là cơ sở của công nghệ
Ví dụ 1: Máy hơi nước của James Watt là kết quả nghiên cứu về Nhiệt của Vật lí.
- Máy hơi nước tạo nên bước khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Ví dụ 2: Máy phát điện ra đời
- Hiện tượng cảm ứng điện từ, các máy phát điện ra đời là một trong những cơ sở cho sự ra đời của cách mạng công nghiệp lần thư hai vào cuối thế kì XIX.
Ví dụ 3: Dây chuyền sản xuất ô tô
-Từ những năm 70 của thế kỉ XX, các quy trình sản xuất tự động hóa đã được phát triển. Đó là thành tựu nghiên cứu về điện tử, chất bán dẫn, vi mạch của vật lý 
Ví dụ 4:
-Từ đầu thế kỉ XXI, các thiết bị như máy tính đã xuất hiện. Nó được sử dụng công nghệ hiện đại với vật liệu nano siêu nhỏ . Chúng dựa trên những thành tựu nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của vật lý hiện đại.
=> Cuộc Cách mạng lần thứ tư này có tốc độ và tầm ảnh hưởng vượt xa các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.
c) Vai trò của vật lí trong đời sống.
Trả lời: Mọi thiết bị chúng ta sử dụng, không có cái nào là không ứng dụng thành tựu nghiên cứu của vật lý.
Ví dụ: Nồi cơm điện ứng dụng thành tựu nghiên cứu về điện học.
Ví dụ: 
- Vật lí ảnh hưởng to lớn tới đời sống con người.
- Tuy nhiên việc ứng dụng thành tựu Vật lí còn có thể làm ô nhiễm môi trường sống....
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS bước đầu hiểu được các phương pháp nghiên cứu vật lý 
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình trong vật lý.
Nội dung : GV chiếu hình ảnh về 2 phương pháp rồi cho học sinh quan sát, nhận biết đâu là phương pháp thực nghiệm, đâu là phương pháp mô hình.
Sản phẩm học tập: Giúp HS nắm bắt được khái niệm của 2 phương pháp, một số ví dụ về việc áp dụng phương pháp này.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc nội dung SGK tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
GV chiếu hình ảnh lên cho HS quan sát:
CH : Theo em, đâu là hình ảnh minh họa cho phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình? 
(TL: Hình đầu là minh họa cho phương pháp thực nghiệm – Cắm dây xạc vào thì nguồn điện đi vào điện thoại, rút dây xạc ra thì nguồn điện không còn đi vào điện thoại nữa; hình sau là minh họa cho phương pháp mô hình)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về phương pháp thực nghiệm
+ GV Cho học sinh tìm hiểu về so sánh quan niệm và phương pháp nghiên cứu của Aristotle và Galilei ở ví dụ trong bài.
+ GV đặt câu hỏi : 
CH1. Theo em, có cần thiết phải làm thí nghiệm để kiểm chứng một dự đoán nào đó không?
( TL: Rất cần thiết )
Kết luận: Galilei kiểm chứng ý kiến của Aristotle ví dụ được gọi là phương pháp thực nghiệm.
CH2. Theo em phương pháp thực nghiệm là gì?
(TL: Là việc dùng các thí nghiệm thực tế để kiểm chứng lại tính đúng đắn của các dự đoán)
CH3. Em hãy cho biết các bước thực hiện của phương pháp thực nghiệm.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về phương mô hình
+ GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát 
Đây là một minh họa cho phương pháp mô hình.
+ GV đưa ra câu hỏi : 
CH1. Hãy nêu tên một số mô hình mà e đã học?
(TL: Khi quỳ tím nhúng vào dung dịch axit thì sẽ chuyển sang màu đỏ) 
CH2. Theo em có mấy loại mô hình thường dùng trong chương trình học? Kể tên và nêu ví dụ. 
CH3. Từ những ví dụ trên, em hãy cho biết các bước cần thiết cho việc xây dựng mọi loại mô hình? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe giảng, tiếp nhận câu hỏi.
- HS suy nghĩ và tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Một vài bạn giơ tay phát biểu, cả lớp đưa ra nhận xét rồi cho ý kiến bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra đáp án đúng cho các câu hỏi. Sau đó tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẬT LÝ
Phương pháp thực nghiệm : 
Phương pháp mô hình
Trả lời:
CH2. Theo em thì có 3 loại: 
+ Mô hình vật chất: Là các mô hình thu nhỏ hoặc phóng to của vật thật. VD: quả địa cầu trong phòng thí nghiệm.
+ Mô hình lý thuyết: Là việc quy cho đối tượng nghiên cứu là một chất điểm. VD: xe mô tô đang chạy trên đường được coi là một chất điểm trong đồ thị chuyển động
+ Mô hình toán học: Là các công thức, phương trình, kí hiệu ... nhắm mô tả đặc điểm tính chất của đối tượng nghiên cứu. VD: Diện tích của hình vuông có cạnh bằng a thì bằng : S= a.a.
CH3: Các bước cần thiết cho việc xây dựng mọi loại mô hình
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
b. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất
Đối tượng nghiên cứu của vật lý là các dạng vật chất và năng lượng 
Quá trình phát triển của vật lý trả qua 2 giai đoạn chính là vật lý cổ điển và vật lý hiện đại.
Từ năm 350 TCN đến thế kỉ XVI được gọi là giai đoạn vật lý cổ điển.
Câu 2. Máy hơi nước do James Watt chế tạo là dựa vào kết quả nghiên cứu về:
Nhiệt.
Động cơ.
Năng lương.
Câu 3. Kết quả nghiên cứu: “ Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, vật càng nặng rơi càng nhanh là dựa theo phương pháp nào ?
PP mô hình.
PP thực nghiệm.
PP suy luận chủ quan.
Câu 4. Những ứng dụng thành tựu vật lý vào công nghệ:
Chỉ mang lại lợi ích cho nhân loại.
Có thể gây ô nhiễm môi tường và hủy hoại hệ sinh thái nếu không được sử dụng đúng phương pháo, đúng mục đích.
Không mang lại lợi ích cho nhân loại mà còn gây ô nhiễm môi tường và hủy hoại hệ sinh thái.
Câu 5. Chọn đáp án đúng
Vật lý và hóa học là hai môn học riêng biệt, chúng không có mối liên hệ gì với nhau.
Máy hơi nước sử dụng động cơ điện.
Một số loài chim di trú dựa vào nhận biết về từ trường trái đất để định hướng bay .
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:
1 - A
2 - A
3 - B
4 - B
5 - C
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS có thể vận dụng được kiến thức đã học vào những tình huống thực tế.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.
c. Sản phẩm học tập: HS vận dụng kiến thức về: đối tượng của môn vật lý, tầm ảnh hưởng của vật lý đối với đời sống cũng như các phương pháp nghiên cứu vật lý để áp dụng vào tình huống thực tế.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu 1 – 2 HS xác nhận lại đáp án ở phần mở đầu của HS.
- GV đưa ra câu hỏi CH: Các em hãy tìm hiểu về sự phụ thuộc tốc độ bay hơi của nước vào nhiệt độ nước và gió thổi trên mặt nước, và làm thí nghiệm kiểm tra.
- Gv yêu cầu một vài bạn phát biểu ý tưởng của mình để trả lời cho câu hỏi trên.
- GV yêu cầu HS về nhà tự tìm câu trả lời rồi đến đầu giờ của tiết sau, gv sẽ hỏi. 
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động vào tiết học sau.
Bước 4: GV tổng quan lại bài học, nhận xét, kết thúc bài học.
(TL: Nhiệt độ nước càng cao thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh. 
Gió thổi trên mặt nước càng mạnh thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.
TN: Đun nước. Lúc đầu nhiệt độ thấp nước chưa bốc hơi, sau đó tăng dần nhiệt độ thì sự bốc hơi cũng thay đổi tăng dần rõ rệt. 
Đặt hai cái khăn ướt như nhau trước hai cái quạt như nhau. Một quạt bật ở số nhỏ, cái khăn bốc hơi kém và lâu khô hơn. Một quạt bật số lớn hơn thì cái khăn sẽ nhanh khô hơn) 
*Hướng dẫn về nhà
Xem lại kiến thức đã học ở bài 1
Hoàn thành nhiệm vụ GV giao ở hoạt động vận dụng.
Xem trước nội dung bài 2.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 2: CÁC QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH VẬT LÝ (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được các thông số trên một số thiết bị thí nghiệm vật lý.
Nhận biết được các biển báo trong phòng thí nghiệm vật lý.
Nắm được các quy tắc an toàn cũng như những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm vật lý.
Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm vật lý.
2. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: 
Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu về vấn đề an toàn cũng như các biển cảnh báo trong phòng thực hành thí nghiệm vật lý.
Năng lực giải quyết vấn đề: Biết được đặc điểm tính chất của các thiết bị thí nghiệm ở phòng thực hành để từ đó đề xuất giải pháp giải quyết khi gặp sự cố.
- Năng lực vật lí: 
Thực hiện được việc đọc các thông số kỹ thuật có trên dụng cụ để có thể thao tác an toàn.
Biết được các nguy cơ mất an toàn từ việc sử dụng các dụng cụ làm thí nghiệm.
Vận dụng được kiến thức để thực hiện an toàn trong phòng thực hành vật lý.
2. Phát triển phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Video về vấn đề an toàn tại phòng thí nghiệm tại các trường học.
- Các hình ảnh về dụng cụ thí nghiệm cần sử dụng trong bài như: biến áp, đồng hồ đo điện đa năng, vôn kế, ampe kế.
- Hình ảnh về các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm. Hình ảnh về các biển báo cảnh báo nguy hiểm trong phòng thí nghiệm vật lý. Hình ảnh về thí nghiệm vật lý có nguy cơ mất an toàn.
Máy chiếu ( nếu có ).
2. Đối với học sinh: SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Từ một số ví dụ thực tế giúp HS hình dung được những nguy cơ mất an toàn trong phòng thực hành.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, cho HS xem video về an toàn tại phòng thí nghiệm tại các trường học. Từ đó giúp HS rút ra được kinh nghiệm cũng như giải pháp đảm bảo an toàn. 
c. Sản phẩm học tập: Bước đầu HS biết cách đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thực hành ở phòng thí nghiệm.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video: 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chăm chú xem video thấy được tình trạng của một số trường hiện nay. 
Bước 3, 4: GV dẫn dắt vào bài mới 
- “ Như các em đã biết, hiện nay, việc tổ chức thực hành trong phòng thí nghiệm khá phổ biến ở các trường. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề an toàn trong quá trình thí nghiệm. Điều này thực sự nguy hiểm đối với học sinh. Vậy khi thực hành trong phòng thí nghiệm cần lưu ý những vấn đề gì và cần tuân thủ những quy tắc gì để đảm bảo an toàn cho HS. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 2. Các quy tắc an toàn trong bài thực hành vật lý ”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. An toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm 
a. Mục tiêu: Qua việc cho HS quan sát hình ảnh và mô tả các thông số có ghi trên các thiết bị để HS thảo luận tìm ra những nguy cơ gây mất an tòan trong phòng thực hành.
b. Nội dung: 
- GV cho HS tìm hiểu nội dung mục 1 trong phần I, Quan sát hình ảnh và thảo luận câu hỏi trong phần thảo luận trang 12.
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Thông qua việc quan sát, tìm hiểu các thông số kỹ thuật cũng như chức năng của thiết bị, HS biết được những nguy cơ mất an toàn trong phòng thực hành.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm. 
+ Tổ 1,2: Nhóm 1: Thực hiện nhiệm vụ 1. 
+ Tổ 3,4: Nhóm 2: Thực hiện nhiệm vụ 2,3.
Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu về việc sử dụng các thiết bị điện.
- GV chiếu hình ảnh 2.1 kết hợp với bảng 2.1 yêu cầu HS tìm hiểu nội dung trong mục 1 trong phần I, thảo luận câu hỏi trong phần thảo luận.
 CH: 
Chức năng của hai thiết bị là gì, chúng giống hay khác nhau? 
Bộ thiết bị chuyển đổi điện áp hình 2.1b, sử dụng hiệu điện thế đầu vào bao nhiêu?
Các hiệu điện thế đầu ra như thế nào?
Những nguy cơ nào có thể gây mất an toàn hoặc hỏng các thiết bị chuyển đổi điện áp này.
Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu về việc sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh
- GV chiếu hình ảnh 2.2 và yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong phần thảo luận.
CH: Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở hình 2.2 và cho biết đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm. Trong khí tiến hành thí nghiệm để đảm bảo an toàn cần chú ý đến điều gì?
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về việc sử dụng các thiết bị quang học
- GV chiếu hình 2.3, cho HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi: Cho biết đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm. Khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, chăm chú quan sát hình ảnh GV trình chiếu ( hoặc trong SGK), thảo luận tìm câu trả lời cho câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 bạn của nhóm 1 trình bày câu trả lời ở nhiệm vụ 1, 1 bạn ở nhóm 2 trình bày câu trả lời ở nhiệm vụ 2, 3. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
1. Sử dụng các thiết bị điện
Trả lời: 
Hình a:
- Máy biến áp có chức năng biến đổi điện áp đầu AC vào ( thường dùng điện áp 220V, được ghi ở mặt sau của máy) thành nguồn điện AC hoặc DC có điện áp có thể thay đổi từ 3V đến 24V ->Giúp chuyển đổi hiệu điện thế (điện áp) đúng với giá trị mong muốn.
Hình b : 
- Bộ chuyển đổi điện giúp chuyển đổi điện áp AC đầu vào từ 220-240V thành điện áp AC 12V ở đầu ra. 
Bộ thiết bị chuyển đổi điện áp hình 2.1b, sử dụng hiệu điện thế đầu vào: 220-240V
Các hiệu điện thế đầu ra: 12V với cường độ dòng điện là 1670 mA
Những nguy cơ: Khi sử dụng thiết bị , nếu điện áp đầu vào quá cao sẽ gây chập cháy, hư hỏng thiết bị.
2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh
Trả lời: 
- Thiết bị thí nghiệm trong hình2.2 được làm bằng thủy tinh dễ nứt vỡ.
- Khi tiến hành thí nghiệm cần kiểm tra xem thiết bị có bị nứt, vỡ không. 
- Với đèn cồn cần tránh làm đổ, vỡ và gây cháy. 
- Tránh để bình cạn nước, nhiệt độ cao có thể làm nứt vỡ các dụng cụ.
3. Sử dụng các thiết bị quang học
 Trả lời: 
- Các thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở hình 2.3 này rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ, và dễ bám bụi bẩn.
- Khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến: Cầm dụng cụ nhẹ nhàng, thường xuyên lau chùi sạch bụi. Trước khi làm thí nghiệm cần kiểm tra thiết bị có bị nứt vỡ, xước mốc hay không.
=> Kết luận: Để đảm bảo an toàn trong khi thực hành thí nghiệm thì ta cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nhận biết các đặc điểm của từng thiết bị để và sử dụng đúng cách.
Hoạt động 2. Nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm vật lý.
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các thao tác sai khi sử dụng thiết bị điện gây dễ cháy, chập điện, điện giật -> gây nguy hiểm cho người sử dụng, gây hư hỏng cho thiết bị đo điện. Từ đó thao tác cho đúng để đảm bảo an toàn.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu thông tin sgk và thảo luận tìm câu trả lời cho các câu hỏi trang 14 SGK.
c. Sản phẩm học tập: Biết và ghi vào vở những nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng và gây hư hỏng cho thiết bị đo điện.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng
- GV chiếu hình ảnh ( hoặc cho HS xem hình ảnh trong SGK) yêu cầu HS đọc mục 1 và đặt câu hỏi:
CH1. Em hãy quan sát một số hình ảnh về thao tác sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong hình 2.4 và dự đoán xem có những nguy cơ nào có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành vật lí.
CH2. Kể thêm những thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguy cơ hỏng thiết bị đo điện
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi 1, 2 trong sách trang 14.
CH1. Giới hạn đo của ampe kế trong hình 2.5 là bao nhiêu?
CH2. Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì? 
- GV giới thiệu thêm về đồng hồ đo điện đa năng, hướng dẫn HS đọc các thông số và lưu ý với HS: 
+ Chọn chức năng phù hợp( vì có nhiều chức năng)
+ Cắm dây đo đúng vào chốt cắm phù hợp với chức năng đo. 
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành
- GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dự đoán nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra trong phòng thực hành vật lý?
- GV đặt ra câu hỏi: Trong phòng thí nghiệm có nhiều hóa chất dễ cháy như cồn, kim loại kiềm hoặc là các tai nạn không mảy xảy ra trong quá trình thực hiện thí nghiệm, gây cháy nổ. Em hãy đề xuất một số biện pháp xử lý trong tình huống này?
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời 2 bạn HS đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi. Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.
II. NGUY CƠ MẤT AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÝ
1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng
Trả lời: 
- CH1: 
+ Hình a: Cắm phích điện vào ổ: tay chạm vào phần kim loại dẫn điện ở phích điện sẽ bị điện giật.
+ Hình b: Rút phích điện: cầm vào phần dây điện, cách xa phích điện thì có thể làm dây điện bị đứt, dẫn đến nguy cơ bị điện giật.
+ Hình c: Dây điện bị sờn: cầm tay trần vào dây điện mà không có đồ bảo hộ nếu dây điện bị hở rất dễ bị giật điện.
+ Hình d: Chiếu tia laser: mắt nhìn trực tiếp vào tia laser gây tổn thương cho mắt.
+ Hình e: Đun nước trên đèn cồn: để lửa to, kẹp cốc thủy tinh quá gần với đèn cồn có thể nứt vỡ cốc
- CH2: 
+ Để hóa chất lộn xộn, làm dính vào quần áo.
+ Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
+ Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn.
+ Không đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
+ Để nước, các dung dịch dễ cháy gần các thiết bị điện.
=> Kết luận: Việc thực hiện sai thao tác sử dụng thiết bị điện có thể dẫn đến nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy cần phải tuôn thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thực hành và sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện
Trả lời: 
- CH1: Giới hạn của ampe kế trong hình 2.5 là : 3A.
- CH2: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ: Ampe kế có thể bị chập cháy gây nguy hiểm cho người sử dụng (bị điện giật hoặc cháy bỏng ).
3. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành
Trả lời: 
+ Khi để các kẹp điện gần nhau, có thể làm cho chúng chạm vào nhau => truyền điện, chập điện.
+ Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện, làm cho ngọn lửa có thể phát ra từ có thiết bị thí nghiệm lây sang vật dễ cháy. 
+ Không đeo găng tay thì có thể người làm thí nghiệm sẽ bị bỏng.
Trả lời: 
Khi phòng thí nghiệm không máy bị cháy, cần: ngắt điện, tổ chức thoát nạn , cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy.
Một vài lưu ý:
 + Không sử dụng nước dập đám cháy, nơi có thiết bị điện
+ Không sử dụng CO2 để dập tắt đám cháy quần áo trên người.... 
=> Kết luận: Trong khi làm thực hành thí nghiệm thì sẽ có thể gặp phải những sự cố dẫn đến những nguy hiểm cho người sử dụng, gây hư hỏng thiết bị, và đặc biệt là nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành. Vì vậy cần phải hết sức cẩn thận trong quá trình tiến hành làm thí nghiệm. 
Hoạt động 3. Quy tắc an toàn trong phòng thực hành
a. Mục tiêu: HS nhận biết các quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
b. Nội dung: Thông qua hoạt động 1 và 2, GV bổ sung thêm một số quy tắc an toàn khác trong phòng thực hành.
c. Sản phẩm học tập: Biết và ghi chép quy tắc an toàn khác trong phòng thực hành 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS vận dụng những kiến thức chuẩn bị trước ở nhà, chiếu hình ảnh về các biển báo trong phòng thực hành và đưa ra câu hỏi: Em hãy cho biết các biển báo sau nói về điều gì? 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu những quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- HS đọc sách kết hợp với quan sát hình ảnh GV trình chiếu, dơ tay phát biểu theo những gì mình tìm hiểu được.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra đáp án cho phần câu hỏi biển báo ở trên:
- GV đánh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_10_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023_ngo.docx