Giáo án Toán Lớp 10 - Tiết 6: Các tập hợp số - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 10 - Tiết 6: Các tập hợp số - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

 1. Về kiến thức:

 Nắm được các phép toán tập hợp đối với các tập hợp con của các tập hợp số.

2. Về kĩ năng:

 Vận dụng các phép toán tập hợp để giải các bài tập về tập hợp số.

 Biểu diễn được khoảng, đoạn, nửa khoảng trên trục số.

3. Về thái độ:

 Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

4. Các năng lực, phẩm chất chính hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:

 Các năng lực HS có thể phát triển được: năng lực quan sát, năng lực mô hình hóa , năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tư duy logic (phân tích, tổng hợp, so sánh ), năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

5. Nội dung tích hợp:

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập. Hình vẽ minh hoạ quan hệ bao hàm các tập hợp số.

2. Học sinh: SGK, chuẩn bị kiến thức đã học về tập hợp.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Dùng phương pháp gợi mở vấn đáp.

- Hoạt động nhóm, cá nhân.

 

docx 3 trang yunqn234 3450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 10 - Tiết 6: Các tập hợp số - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/09/2020
PPCT: Tiết 6
§4. CÁC TẬP HỢP SỐ
I. MỤC TIÊU:
	1. Về kiến thức:
Nắm được các phép toán tập hợp đối với các tập hợp con của các tập hợp số.
2. Về kĩ năng:
Vận dụng các phép toán tập hợp để giải các bài tập về tập hợp số.
Biểu diễn được khoảng, đoạn, nửa khoảng trên trục số.
3. Về thái độ:
Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
4. Các năng lực, phẩm chất chính hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
	Các năng lực HS có thể phát triển được: năng lực quan sát, năng lực mô hình hóa , năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tư duy logic (phân tích, tổng hợp, so sánh ), năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
5. Nội dung tích hợp:
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập. Hình vẽ minh hoạ quan hệ bao hàm các tập hợp số.
2. Học sinh: SGK, chuẩn bị kiến thức đã học về tập hợp.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Dùng phương pháp gợi mở vấn đáp.
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
	3. Bài mới: 
Nêu định nghĩa hợp, giao của hai tập hợp
Hoạt động: Khởi động
Mục đích: Xác định các các phép tập hợp
Cách thức: Hoạt động cá nhân
GV: Giao nhiệm vụ cho học sinh
NV : Nêu định nghĩa hợp, giao của hai tập hợp
HS: Suy nghĩ tìm câu trả lời
GV: Chốt kiến thức có liên quan
Hoạt động: Hình thành kiến thức và luyện tập
GV chuyển giao NV, đánh giá kết quả thực hiện NV của HS
HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, thảo luận.
Hđtp1: Kết luận - Ôn lại các tập hợp số đã học
Mục đích: Nắm vững tập hợp số đã học
Cách thức: Hoạt động cá nhân, kĩ thuật đặt câu hỏi
GV:
Nhắc lại các tập hợp số đã học? Xét quan hệ giữa các tập hợp đó?
GV: 
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Nêu các tập hợp số đã học.
GV: Xét các số sau có thể thuộc các tập hợp số nào?
0, 3, –5, 3/5, ,
. N* Ì N Ì Z Ì Q Ì R.
0 Î N, 3 Î N*,3/5 Î Q,
 , Î R; –5Î Z
I. Các tập hợp số đã học
N* = {1, 2, 3, }
N = {0, 1, 2, 3, }
Z = { , –3, –2, –1, 0, 1, 2, }
Q = {a/b / a, b Î Z, b ≠ 0}
R: gồm các số hữu tỉ và vô tỉ
Hđtp2: Giới thiệu Các tập con thường dùng của R
Mục đích: Nắm vững tập con của R và cách biểu diễn trên trục số.
Cách thức: Hoạt động cá nhân, kĩ thuật đặt câu hỏi
GV: Nêu một số tập con thường dùng của R.
GV: 
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Chốt kiến thức.
· HS thực hiện yêu cầu.
II. Các tập con thường dùng của R
Khoảng
(a;b) = {xÎR/ a<x<b}
(a;+¥) = {xÎR/a < x}
(–¥;b) = {xÎR/ x<b}
(–¥;+¥) = R
Đoạn
[a;b] = {xÎR/ a≤x≤b}
Nửa khoảng
[a;b) = {xÎR/ a≤x<b}
(a;b] = {xÎR/ a<x≤b}
[a;+¥) = {xÎR/a ≤ x}
(–¥;b] = {xÎR/ x≤b}
Hoạt động: Vận dụng
Mục đích: Nắm vững tập con của R và cách biểu diễn trên trục số, thực hiện phép toán tập hợp.
Cách thức: pp thảo luận nhóm, kĩ thuật công đoạn
GV chuyển giao NV, đánh giá kết quả thực hiện NV của HS
HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, thảo luận.
Kết luận
GV: Chia lớp làm 4 nhóm.Trong thời gian 5p các nhóm thực hiện nv sau:
Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số.
Nhóm 1: [–3;1) È (0;4]
 (–12;3] Ç [–1;4]
Nhóm 2:(0;2]È [–1;1]
 (4;7) Ç (–7;–4)
Nhóm 3:(–2;15) È (3;+¥)
 (2;3) Ç [3;5)
Nhóm 4:(–¥;1) È (–2;+¥)
 (–¥;2] Ç [–2;+¥)
GV: Hết 5p các nhóm luân chuyển kết quả cho nhau: Nhóm 1 chuyển nhóm 2 ..Cứ như vậy khi nhóm nhận tờ A0 của nhóm mình.
GV: Yêu cầu các nhóm dựa vào nhận xét nhóm bạn hoàn thiện bài.
GV: Chốt kiến thức
- Suy nghĩ thảo luận ghi kết quả vào giấy A0.
Các nhóm thực hiện
Các nhóm báo cáo kết quả.
Bài tập 1/SGK-18: Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số.
1. [–3;1) È (0;4]
 (0;2]È [–1;1]
 (–2;15) È (3;+¥)
 (–¥;1) È (–2;+¥)
2. (–12;3] Ç [–1;4]
 (4;7) Ç (–7;–4)
 (2;3) Ç [3;5)
 (–¥;2] Ç [–2;+¥)
HD
[–3;4]
 [–1;2]
 (–2;+¥)
 (–¥;+¥)
 [–1;3]
Æ
Æ
 [–2;2]
Hoạt động: Tìm tòi, mở rộng
Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số.
a) (0;2]È [–1;1] È [1/2;3]
b) (–2;3) \ [1;5)
4. Củng cố toàn bài: (2’)
- Yêu cầu 1 học sinh nêu lại các khái niệm của bài.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà: (3’)
Làm tiếp các bài tập SGK.
Đọc trước bài “Số gần đúng. Sai số”
V.RÚT KINH NGHIỆM:
	Thời gian:	
	Phương pháp:	
	Nội dung:	
 Ngày tháng năm 2020
 P. Giám đốc ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_10_tiet_6_cac_tap_hop_so_nam_hoc_2020_2021.docx