Giáo án Hình học Lớp 10 - Chương 1: Vectơ - Bài 1: Các định nghĩa (Bản hay)

Giáo án Hình học Lớp 10 - Chương 1: Vectơ - Bài 1: Các định nghĩa (Bản hay)

I.Mục tiêu

1.Kiến thức:

 Nắm được định nghĩa vectơ và những khái niệm quan trọng liên quan đến vectơ như: sự cùng phương của hai vectơ, độ dài của vectơ, hai vectơ bằng nhau,

 Hiểu được vectơ là một vectơ đặc biệt và những qui ước về vectơ .

 2. Năng lực :

 -Năng lực tư duy và lập luận toán học: phân tích, so sánh trong các tình huống ở hoạt động 1, 2

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: viết được các vectơ; vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng ở hoạt động 2,3.

- Năng lực mô hình hóa toán học: dùng được vectơ để biểu diễn các đại lượng đặc trưng cho chuyển động và các lực tác dụng lên vật; vận dụng được kiến thức vectơ để giải quyết một số bài toán liên quan đến thực tiễn ở hoạt động 2, 3, 4 .

 3.Phẩm chất:

- Trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm.

-Chăm chỉ biểu hiện qua việc có ý thức tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến thức vectơ vào thực tiễn.

 

docx 12 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 7212
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 10 - Chương 1: Vectơ - Bài 1: Các định nghĩa (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: CÁC ĐỊNH NGHĨA
Môn học: Toán - Lớp: 10 
Thời gian thực hiện: 01 tiết
 I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
Nắm được định nghĩa vectơ và những khái niệm quan trọng liên quan đến vectơ như: sự cùng phương của hai vectơ, độ dài của vectơ, hai vectơ bằng nhau, 
Hiểu được vectơ là một vectơ đặc biệt và những qui ước về vectơ .
 2. Năng lực :
	-Năng lực tư duy và lập luận toán học: phân tích, so sánh trong các tình huống ở hoạt động 1, 2
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: viết được các vectơ; vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng ở hoạt động 2,3.
- Năng lực mô hình hóa toán học: dùng được vectơ để biểu diễn các đại lượng đặc trưng cho chuyển động và các lực tác dụng lên vật; vận dụng được kiến thức vectơ để giải quyết một số bài toán liên quan đến thực tiễn ở hoạt động 2, 3, 4 .
 3.Phẩm chất:
Trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm.
-Chăm chỉ biểu hiện qua việc có ý thức tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến thức vectơ vào thực tiễn.
Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
+ Chuẩn bị phương tiện dạy học: SGK, phấn, thước kẻ, máy chiếu (nếu cần), ...
+ Kế hoạch dạy học, giáo án, 
2. Học sinh
+ Học bài cũ, làm BT, xem trước bài mới.
+ Chuẩn bị vở, sgk, bút viết, 
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1 (5 phút): Tiếp cận khái niệm vectơ
Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm vectơ từ các tình huống thực tiễn.
Nội dung: HS thực hiện Nhiệm vụ 1 (xem phụ lục 1).
Sản phẩm:
+ Tốc độ thuyền A nhỏ hơn thuyền B và cả hai chuyển động cùng hướng.
+ Hai thuyền A và thuyền C có cùng tốc độ nhưng chuyển động khác hướng.
Tổ chức thực hiện: PP dạy học theo nhóm, PP đàm thoại – gợi mở
GV cho HS thực hiện Nhiệm vụ 1 (chiếu slide) theo hình thức nhóm đôi.
HS (trao đổi cặp đôi) quan sát thông tin thực tiễn từ hình ảnh, so sánh và trả lời câu hỏi.
GV đánh giá kết quả trình bày của HS (nhóm HS); chuẩn hóa kiến thức và dẫn dắt vào bài học (chuyển sang Hoạt động 2).
Hoạt động 2 (25 phút): Khái niệm vectơ, vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng
Mục tiêu: Nhận biết và phát biểu được khái niệm vectơ, vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng, biểu thị được một số đại lượng trong thực tiễn bằng vectơ.
Nội dung: HS thực hiện Nhiệm vụ 2, 3, 4, 5 (phụ lục 1).
Sản phẩm: Viết đúng số vectơ (Nhiệm vụ 2,3), vẽ được đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của các vectơ (Nhiệm vụ 4), viết đúng các vectơ cùng phương, cùng hướng, ngược hướng (Nhiệm vụ 5).
Tổ chức thực hiện: PP dạy học theo nhóm, PP đàm thoại – gợi mở, đánh giá bằng PP hỏi đáp
GV định nghĩa khái niệm vectơ (từ Hoạt động 1) cho HS ghi vào vở.
GV lần lượt giao Nhiệm vụ 2, 3, 4, 5 (chiếu slide), yêu cầu HS quan sát, suy nghĩ tìm câu trả lời .
HS (trao đổi cặp đôi) đọc hiểu thông tin trong Nhiệm vụ 2, 3, 4, 5 và thực hiện yêu cầu của GV.
- GV đưa ra các thuật ngữ vectơ cùng phương, cùng hướng ứng với các trường hợp trong Nhiệm vụ và đề nghị HS phác thảo các định nghĩa; GV bổ sung(nếu cần) và chốt định nghĩa.
Hoạt động 3 (10 phút): Luyện tập
Mục tiêu: Học sinh sử dụng được kiến thức vectơ đã học để xác định số vectơ, các vectơ cùng hướng và biểu thị được một số đại lượng trong thực tiễn bằng vectơ.
Nội dung: HS giải các bài tập sau:
Câu 1. Cho ba điểm A, B, C phân biệt với B nằm giữa A và C.
Liệt kê các vectơ được tạo thành từ ba điểm A, B, C mà có điểm đầu và điểm cuối khác nhau.
Trong các vectơ trên, vectơ nào cùng hướng với vectơ AB ?
Câu 2. Treo một vật có khối lượng 10kg vào một sợi dây như hình vẽ, hãy sử dụng vectơ để biểu diễn trọng lực, lực căng của dây tác dụng lên vật đó.
Câu 3. Có một nhóm người chia làm hai bên để kéo một chiếc thuyền vào bờ, bên trái kéo với lực 500N, bên phải kéo với lực 700N. Hãy sử dụng vectơ để biểu diễn các lực kéo đó.
Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở
Tổ chức thực hiện: PP đàm thoại – gợi mở, đánh giá bằng PP hỏi đáp,chấm vở.
GV giao cho HS các bài tập (chiếu slide) và yêu cầu làm vào vở.
HS làm bài tập, GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.
GV sửa bài tập, thảo luận và kết luận (đưa đáp án đúng).
Lưu ý: HS tham gia trả lời đúng được cho điểm cộng (đánh giá quá trình)
Hoạt động 4: vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, làm ở nhà)
Mục tiêu: HS sử dụng được vectơ để giải thích một số hiện tượng có liên quan đến Vật lí (những vấn đề liên quan đến lực tác dụng, đến đại lượng đặc trưng cho chuyển động, ) và giải quyết được các bài toán liên quan thực tiễn.
Nội dung: HS làm các bài tập trong phụ lục 2 vào vở bài tập.
Sản phẩm: Bài làm được ghi vào vở.
Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
GV chọn một số HS nộp bài làm vào buổi học tiếp theo; nhận xét (và có thể cho điểm cộng – đánh giá quá trình)
GV tổng hợp từ một số bài nộp của HS và nhận xét, đánh giá chung để các HS khác tự xem lại bài của mình.
Phụ lục
Phụ lục 1 (Các Nhiệm vụ 1, 2, 3, 4, 5)
Nhiệm vụ 1. Quan sát hình ảnh ba chiếc thuyền A, B, C chuyển động trên biển.
Vận tốc của các thuyền A, B, C theo thứ tự là 15km/h; 20km/h và 15 km/h.
Em hãy so sánh về tốc độ, nhận xét về hướng chuyển động của: a.Thuyền A với thuyền B?
?1
b.Thuyền A với thuyền C?
Nhiệm vụ 2. Với hai điểm phân biệt A, B có bao nhiêu vectơ có điểm đầu, điểm cuối là A hoặc B và điểm đầu khác điểm cuối?
Nhiệm vụ 3. Cho tứ giác ABCD, hãy kể tên tất cả các vectơ có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của tứ giác ABCD và điểm đầu khác điểm cuối.
Nhiệm vụ 4. Mỗi vật tác dụng vào thanh treo một lực (trọng lực) như hình sau:
Hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của các vectơ trong hình trên?
Em có nhận xét gì về các đường thẳng đó?
Nhiệm vụ 5. Quan sát ròng rọc sau chuyển động khi dùng lực để kéo một đầu dây ròng rọc. Lực tác dụng lên các vật m1, m2 và ròng rọc được biểu diễn bằng các
vectơ T1,T2 , FG1, FG 2 ,T '1,T '2.
Hãy chỉ ra các vectơ cùng phương với vectơ FG1 ?
Hãy chỉ ra các vectơ cùng hướng với vectơ FG1 ?
Hãy chỉ ra các vectơ ngược hướng với vectơ FG1 ?
Phụ lục 2
Bài tập 1. Quan sát hình ảnh kéo co của HS:
Hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của các vectơ trong hình trên?
Em có nhận xét gì về hai vectơ trên ?
Bài tập 2. Một xe ôtô di chuyển theo hướng Đông với vận tốc là 35 km/h, khi đến đoạn đường cong xe di chuyển theo hướng Bắc với vận tốc 70 km/h. Hãy dựng các
vectơ v1, v2
để mô tả vận tốc của xe ôtô trong tình huống trên
Lưu ý:
Tùy theo đối tượng HS, GV có thể linh hoạt, sáng tạo trong dạy học (thêm hoặc bớt các Nhiệm vụ, bài tập) nhằm đảm bảo yêu cầu cần đạt của bài dạy theo quy định. Quý thầy cô có thể ghi đáp án chi tiết ở mục Sản phẩm trong từng hoạt động.
Phân tích, đánh giá Kế hoạch bài dạy
Các tiêu chí phân tích kế hoạch xây dựng và tổ chức bài dạy
Quá trình dạy học mỗi bài học được thiết kế thành các hoạt động học của HS dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của HS, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho HS của GV
Bảng 4.2. Các tiêu chí được sử dụng để phân tích kế hoạch xây dựng và tổ chức bài dạy
Nội dung
Tiêu chí
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và
PPDH được sử dụng.
1. Kế hoạch và tài liệu
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần
đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức
dạy học
các hoạt động học của HS.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức
hoạt động học của HS.
2. Tổ chức hoạt
động học cho HS
Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của PP và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh
giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.
3. Hoạt động của
HS
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện
các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng
Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tình huống mở đầu
Tình huống mở đầu chỉ
Tình huống mở đầu gần gũi với
nhằm huy động kiến
có thể được giải quyết
kinh nghiệm sống của HS và chỉ
thức/kĩ năng đã có của
một phần hoặc phỏng
có thể được giải quyết một phần
HS nhưng chưa tạo
đoán được kết quả
hoặc phỏng đoán được kết quả
được mâu thuẫn nhận
nhưng chưa lí giải được
nhưng chưa lí giải được đầy đủ
thức để đặt ra vấn
đầy đủ bằng kiến
bằng kiến thức/kĩ năng cũ; đặt
đề/câu hỏi chính của
thức/kĩ năng đã có của
ra được vấn đề/câu hỏi chính
bài học.
HS; tạo được mâu
của bài học.
thuẫn nhận thức.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mức 1
Mức 2
Mức 3
- Kiến thức mới được trình bày rõ ràng, tường minh bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng. Có câu hỏi/lệnh cụ thể cho HS hoạt động để tiếp thu kiến thức mới.
- Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng. Có câu hỏi/lệnh cụ thể cho HS hoạt động để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết được đầy đủ tình
huống/câuhỏi/ nhiệm vụ
- Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng gắn với vấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề/câu hỏi chính của bài học để HS tiếp thu và giải quyết
được vấn đề/câu hỏi chính
mở đầu.
của bài học.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Có câu hỏi/bài tập vận dụng trực tiếp những kiến thức mới học nhưng chưa nêu rõ lí do, mục đích của mỗi câu hỏi/bài tập.
Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ
năng cụ thể.
Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể,
nhằm rèn luyện các kiến
thức/kĩ năng cụ thể.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Có yêu cầu HS liên hệ thực tế/bổ sung thông tin liên quan nhưng chưa mô tả rõ sản phẩm vận
dụng/mở rộng mà HS phải
Nêu rõ yêu cầu và mô tả rõ sản phẩm vận dụng/mở rộng mà HS phải thực hiện.
Hướng dẫn để HS tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng/mở rộng.
thực hiện.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập
Mức 1
Mức 2
Mức 3
- Mục tiêu của mỗi hoạt động học và sản phẩm
học tập mà HS phải hoàn
- Mục tiêu và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn
thành	trong	mỗi	hoạt
- Mục tiêu, phương thức hoạt động và sản phẩm học
tập mà HS phải hoàn thành
thành	trong	mỗi	hoạt
động đó được mô tả rõ
động học được mô tả rõ
ràng;
trong mỗi hoạt động được
mô tả rõ ràng;
ràng
- Nhưng chưa nêu rõ phương thức hoạt động của HS/nhóm HS nhằm
hoàn thành sản phẩm học
- Phương thức hoạt động học được tổ chức cho HS được trình bày rõ ràng, cụ thể, thể hiện được sự phù
hợp với sản phẩm học tập
- Phương thức hoạt động học được tổ chức cho HS thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập và
đối tượng HS.
tập đó.
cần hoàn thành.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà HS hành động với thiết bị dạy học và học liệu đó.
Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành; mô tả cụ thể, rõ ràng cách thức mà HS hành động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó.
Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành; cách thức mà	HS	hành động(đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ
thuật học tích cực được sử
dụng.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Phương thức đánh giá
Phương án kiểm tra,
Phương án kiểm tra, đánh giá quá
sản phẩm học tập mà
đánh giá quá trình hoạt
trình hoạt động học và sản phẩm
HS phải hoàn thành
động học và sản phẩm
học tập của HS được mô tả rõ,
trong mỗi hoạt động
học tập của HS được
trong đó thể hiện rõ các tiêu chí
học được mô tả nhưng
mô tả rõ, trong đó thể
cần đạt của các sản phẩm học tập
chưa có phương án
hiện rõ các tiêu chí cần
trung gian và sản phẩm học tập
kiểm tra trong quá
đạt của các sản phẩm
cuối cùng của các hoạt động học.
trình hoạt động học
của HS.
học tập trong các hoạt
động học

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_10_chuong_1_vecto_bai_1_cac_dinh_nghia.docx