Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn

I/ MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Chỉ ra được các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, CNTT-TT.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành khái niệm về chương trình dịch và bước đầu giúp học sinh tiếp cận với khái niệm lập trình.

3. Về phẩm chất

- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông cũng như trong xã hội.

- Phát triển tư duy lập trình cho học sinh.

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án, tranh ảnh

- Phòng tin học

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Đọc bài trước.

 

docx 6 trang Dương Hải Bình 5050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09
Tiết PPCT: 17
Ngày soạn: 11/ 10/ 2021
BÀI 6:GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Chỉ ra được các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, CNTT-TT.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành khái niệm về chương trình dịch và bước đầu giúp học sinh tiếp cận với khái niệm lập trình.
3. Về phẩm chất
- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông cũng như trong xã hội.
- Phát triển tư duy lập trình cho học sinh.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Giáo án, tranh ảnh
Phòng tin học
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi.
Đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
 - Làm thế nào máy tính có thể hiểu và thực hiện được một chương trình được viết theo một ngôn ngữ nào đó?
 Trả lời: Nhờ có chương trình dịch.
Đặt vấn đề	
Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: Cách xác định bài toán và thuật toán
Đặt vấn đề: máy tính là công cụ hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, nhưng để cho máy thực hiện giải bài toán thì ta phải đưa lời giải bài toán đó vào máy dưới dạng các lệnh. Vậy các bước để giải một bài toán là gì?
GV có thể lấy một bài toán thực tế (hoặc toán học) để phân tích.
GV: Xác định bài toán tức là cần phải xác định cái gì?
GV: Chia các nhóm thảo luận và gọi đại diện các nhóm trả lời
HS: Đại diện các nhóm trả lời
 + Xác định input và output
GV: Hãy nhắc lại thuật toán là gì?
HS trả lời: Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán.
Tìm UCLN có nhiều thuật toán:
+ dùng hiệu của 2 số 
+ dùng thương của 2 số
GV: Với một bài toán có thể có bao nhiêu thuật toán để giải? Ví dụ: Xét bài toán "Tìm UCLN của 2 số nguyên dương" 
GV: Thuật toán tối ưu: Là thuật toán có các tiêu chí sau : dễ hiểu, trình bày dễ nhìn, thời gian chạy nhanh, tốn ít bộ nhớ.
GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước
 + Xác định bài toán?
 Input: M, N nguyên dương
 Output: UCLN(M,N).
GV: Nhắc lại t/c của ƯCLN?
GV: Cho các nhóm viết thuật toán bằng cách liệt kê.
HS: Các nhóm thảo luận rồi đưa ra câu trả lời.
GV: gọi đại diện một nhóm lên trình bày, sau đó các nhóm bổ sung.
GV mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối
· Các bước giải bài toán:
Bước 1: Xác định bài toán
Bước 2: Lựa chọn hoặc
	thiết kế thuật toán.
Bước 3: Viết chương trình
Bước 4: Hiệu chỉnh CT
Bước 5: Viết tài liệu.
1. Xác định bài toán
Xác định phần Input và Output của bài toán và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó xác định ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu một cách thích hợp.
2. Lựa chọn và thiết kế thuật toán
a) Lựa chọn thuật toán:
 Mỗi thuật toán chỉ giải 1 bài toán, song một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phải chọn thuật toán phù hợp nhất trong những thuật toán đưa ra.
b) Diễn tả thuật toán:
Ta có thể diễn tả thuật toán bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.
Ví dụ: Tìm UCLN (M, N)
* Xác định bài toán.
 Input: M, N nguyên dương
 Output: UCLN(M,N).
* Ý tưởng: Sử dụng tính chất đã biết ở môn toán
* Thuật toán:
B1: Nhập M, N;
B2: Nếu M = N thì UCLN = M; chuyển đến B5;
B3: Nếu M > N 
 thì M = M – N, quay lại B2
B4: Nếu M<N thì 
 N = N – M, quay lại B2;
B5: Đưa ra kết quả UCLN rồi kết thúc.
Hoạt động 2: Cách viết chương trình, hiệu chỉnh chương trình, viết tài liệu
Đặt vấn đề: Ta đã có được thuật toán của bài toán, công việc tiếp theo là phải chuyển đổi thuật toán đó sang chương trình. 
GV:Hãy nêu các ngôn ngữ lập trình mà em biết?
HS: Pascal, C, 
GV hướng dẫn HS kiểm thử thông qua việc mô phỏng thuật toán trên
· Cho một nhóm mô phỏng thuật toán, một nhóm tìm theo cách đã học, rồi đối chiếu kết quả.
Tìm UCLN(25,35), UCLN(17,5)
UCLN(25,35) = 5
UCLN(17,5) = 1
· Sau khi viết chương trình đã hoàn thiện công việc còn lại là viết tài liệu mô tả thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng chương trình.
3. Viết chương trình
· Viết chương trình là tổng hợp việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán.
· Khi viết chương trình cần chọn ngôn ngữ thích hợp với thuật toán. Viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì phải tuân theo qui định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
4. Hiệu chỉnh
Sau khi viết xong chương trình cần phải thử chương trình bằng một số bộ Input đặc trưng. Trong quá trình thử này nếu phát hiện sai sót thì phải sửa lại chương trình. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh.
5. Viết tài liệu
Viết mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng 
Chú ý: Các bước trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả.
5. Củng cố
	- Các bước giải bài toán trên máy tính
Tuần: 09
Tiết PPCT: 18
Ngày soạn: 11/ 10/ 2021
BÀI 7:PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm phần mềm máy tính;
- Phân biệt được phần mệm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, CNTT-TT.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành khái niệm về chương trình dịch và bước đầu giúp học sinh tiếp cận với khái niệm lập trình.
3. Về phẩm chất
- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông cũng như trong xã hội.
- Phát triển tư duy lập trình cho học sinh.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
Giáo án, tranh ảnh
Phòng tin học
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi.
Đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Làm thế nào máy tính có thể hiểu và thực hiện được một chương trình được viết theo một ngôn ngữ nào đó?
 Trả lời: Nhờ có chương trình dịch.
3. Đặt vấn đề	
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Giúp HS hiểu khái niệm phần mềm hệ thống và giới thiệu một số phần mềm hệ thống thông dụng.
Đặt vấn đề:
Em hãy kể tên những sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán trên máy tính.
HS trả lời:
+ Chương trình;
+ Tài liệu;
+ Cách tổ chức dữ liệu.
GV: Chương trình thu được sau khi thực hiện giải bài toán trên máy tính được gọi là phần mềm máy tính.
- Em hãy cho biết tên một loại phần mềm mà nếu thiếu nó máy tính không thể hoạt động được?
- Đọc Sgk, nêu một số phần mềm hệ thống mà em biết?
- Trình chiếu khái niệm phần mềm hệ thống. Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quan trọng nhất vì nó có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của máy tình trong suốt quá trình làm việc.
* Khái niệm phần mềm máy tính:
Là sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán. Nó bao gồm chương trình cách tổ chức dữ liệu và tài liệu.
	Chương trình đó có thể giải bài toán với nhiều bộ Input khác nhau.
1. Phần mềm hệ thống
	Là chương trình cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy. Những chương trình này tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác.
	Ví dụ: Hệ điều hành.
 (Hệ điều hành MS - DOS)
 (Windows XP)
 (Windows 2003)
Hoạt động 2: Đưa ra khái niệm và phân loại các phần mềm ứng dụng, giới thiệu một số phần mềm ứng dụng phổ biến.
GV : Ngoài phần mềm hệ thống còn có những phần mềm nào khác nữa? Hãy nêu tên và chức năng của một vài phần mềm khác mà em biết?
HS : trả lời
GV : Trình chiếu khái niệm phần mềm ứng dụng và hình ảnh của một số phần mềm ứng dụng khác.
GV : Em hãy nêu tên, chức năng và cho biết phần mềm đó có thể ứng dụng vào công việc học tập của em không?
HS : Các phần mềm khác: 
+ Word để soạn văn bản. 
+ Excel để tạo bảng tính..
GV : Phân loại các phần mềm ứng dụng.
2. Phần mềm ứng dụng
- Là phần mềm viết để phục vụ cho công việc hằng ngày hay hoạt động mang tính nghiệp vụ của từng lĩnh vực
	Ví dụ: Word. Excel, quản lý học sinh 
- Có những phần mềm hỗ trợ để làm ra các phần mềm khác được gọi là phần mềm công cụ.
Ví dụ: phần mềm phát hiện lỗi.
	Có những phần mềm trợ giúp cho ta khi làm việc với máy tính, nhằm nâng cao hiệu quả công việc được gọi là phần mềm tiện ích
5. Củng cố
- Có thể thực hiện một phần mềm ứng dụng mà không cần hệ điều hành được không?
- Nêu tên một phần mềm mà em biết, phần mềm này dùng để làm gì và nó thuộc loại nào?
- Xem nội dung bài 8. Những ứng dụng của tin học.
- Bài tập 1,2 trang 52 sgk và 1, 2, 3 trang 57 sgk.
Ký duyệt của nhóm trưởng
Đoàn Văn Nghị
Ngày .... tháng .... năm 2021
Giáo viên
Nguyễn Thị Thìn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_tuan_9_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_t.docx