Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn

I. YÊU CẦU

1. Kiến thức

* Biết được:

- Nêu được khái niệm Tin học

- Chỉ ra được các đặc trưng ưu việt của máy tính.

- Nêu được khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính.

- Chỉ ra các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính, đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.

- Trình bày được các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.

- Nêu được chức năng các thiết bị chính của máy tính.

- Nêu được khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán.

- Trình bày được một số thuật toán thông dụng.

* Hiểu được:

Biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và ngôn ngữ liệt kê.

* Vận dụng: Mô phỏng được các thuật toán.

2. Về năng lực

Bước đầu mã hóa được thông tin đơn giản thành dãy bit.

Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.

Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ liệt kê.

3. Về phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

 

docx 8 trang Dương Hải Bình 5130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08
Tiết PPCT: 15
Ngày soạn: 5/ 10/ 2021
KIỂM TRA 45 PHÚT
YÊU CẦU
1. Kiến thức
* Biết được: 
- Nêu được khái niệm Tin học
- Chỉ ra được các đặc trưng ưu việt của máy tính.
- Nêu được khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính.
- Chỉ ra các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính, đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.
- Trình bày được các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
- Nêu được chức năng các thiết bị chính của máy tính.
- Nêu được khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán.
- Trình bày được một số thuật toán thông dụng.
* Hiểu được: 
Biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và ngôn ngữ liệt kê.
* Vận dụng: Mô phỏng được các thuật toán.
2. Về năng lực
Bước đầu mã hóa được thông tin đơn giản thành dãy bit.
Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ liệt kê.
3. Về phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
PHƯƠNG PHÁP
Trắc nghiệm kết hợp tự luận, viết trên giấy
MA TRẬN ĐỀ
Tên chủ đề
Nhận biết 
(cấp độ 1)
Thông hiểu (cấp độ 2)
Vận dụng
CỘNG
Cấp độ thấp (cấp độ 3)
Cấp độ cao (cấp độ 4)
1. Tin học là một ngành khoa học 
Số câu: 3
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Chuẩn KT, KN kiểm tra: 
Số câu: 4
Số điểm: 1,6
Chuẩn KT, KN kiểm tra: 
Số câu: 0
Số điểm: 0
Chuẩn KT, KN kiểm tra: 
Số câu: 0
Số điểm: 0
Chuẩn KT, KN kiểm tra: 
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 4
Số điểm: 1,6
Tỷ lệ: 16%
2. Thông tin và dữ liệu
Số câu: 3
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Chuẩn KT, KN kiểm tra:
Số câu: 3
Số điểm: 1,2
Chuẩn KT, KN kiểm tra: 
Số câu: 2
Số điểm: 0,8
Chuẩn KT, KN kiểm tra: 
Số câu: 2 
Số điểm: 1,4 
Chuẩn KT, KN kiểm tra: 
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 7
Số điểm: 3,4
Tỷ lệ: 34%
3. Giới thiệu về máy tính 
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Chuẩn KT, KN kiểm tra:
Số câu: 3
Số điểm: 1,2 
Chuẩn KT, KN kiểm tra: 
Số câu: 3
Số điểm: 1,2
Chuẩn KT, KN kiểm tra: 
Số câu: 0
Số điểm: 0
Chuẩn KT, KN kiểm tra: 
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 6
Số điểm: 2,4
Tỷ lệ: 24%
4. Bài toán và thuật toán
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: %
Chuẩn KT, KN kiểm tra:
Số câu: 
Số điểm: 
Chuẩn KT, KN kiểm tra:
Số câu: 4
Số điểm: 1,6
Chuẩn KT, KN kiểm tra:
Số câu: 1
Số điểm: 1
Chuẩn KT, KN kiểm tra:
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 5
Số điểm: 2,6
Tỷ lệ: 26%
Tổng câu: 8
Tổng điểm: 10
Số câu: 10
Số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 9
Số điểm: 3,6
Tỷ lệ: 36%
Số câu: 3
Số điểm: 2,4
Tỷ lệ: 24%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỷ lệ: 0
Số câu: 22
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
NỘI DUNG ĐỀ
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là sai? Vì sao?
A) Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao.	
B) Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội.
C) Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp.	
D) Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn.
Câu 2: Có mấy cách để mô tả thuật toán?
 A. 3 cách. B. 1 cách. C. 2 cách. D. 4 cách.
Câu 3: 3072 byte =?
 A. 3 bit. B. 3 PB. C. 3 MB. D. 3 KB.
Câu 4: Bộ nhớ ngoài 
 A. là bộ nhớ chỉ đọc.
 B. là bộ điều khiển các thiết bị đưa ra.
 C. dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
 D. dùng để đưa dữ liệu ra ngoài máy tính.
Câu 5: Dữ liệu (Data) là 
 A. cái mang thông tin và đó có thể là các dấu hiệu, các tín hiệu, các chử chỉ, hành vi.
 B. thông tin đã được đưa vào máy tính.
 C. thông tin mà con người cầm nắm được.
 D. một khái niệm trừu tượng, là thông tin đã được mã hóa trong máy tính.
Câu 6: Hệ thống tin học dùng để 
 A. xử lí và truyền thông tin
 B. sáng chế, lưu trữ và truyền thông tin.
 C. nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.
 D. nhập và xử lí thông tin.
Câu 7: Đâu không phải là đặc tính ưu việt của máy tính điện tử?
 A. Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế.
 B. Máy tính có thể làm việc 7/24 giờ.
 C. Máy tính là một thiết bị tính toán có độ chính xác cao.
 D. Các máy tính có thể liên kết với nhau tạo thành mạng và các máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn.
Câu 8: Con số 120 GB trong hệ thống máy tính có nghĩa là
 A. máy in có tốc độ 120 GB. B. tốc độ xử lý của bộ nhớ trong.
 C. dung lượng tối đa của đĩa mềm. D. ổ đĩa cứng có dung lượng 120 GB.
Câu 9: Dãy số nào biểu diễn dữ liệu hệ nhị phân?
 A. AC01000 B. 01000011 C. 01234567 D. 01200011
Câu 10: Bộ xử lí trung tâm (CPU - Central Processing Unit) là
 A. bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong.
 B. thiết bị vào, thiết bị ra.
 C. là thiết bị chính thực hiện và điều khiển chương trình.
 D. RAM và ROM.
Câu 11: Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử nhằm nghiên cứu những gì?
 A. Cấu trúc và tính chất của thông tin.
 B. Cấu trúc và sự phát triển của máy tính.
 C. Cấu trúc máy tính và sự phát triển của nó.
 D. Phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Câu 12: ROM là
 A. bộ nhớ trong có thể đọc/ghi dữ liệu
 B. bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu
 C. bộ nhớ ngoài
 D. bộ phận đưa dữ liệu vào
Câu 13: Cấu trúc chung của máy tính bao gồm
 A. bộ xử lí trung tâm (CPU), bộ nhớ ngoài, bộ nhớ trong, các thiết bị vào/ra.
 B. bộ xử lí trung tâm (CPU), bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong.
 C. bộ xử lí trung tâm (CPU) và các thiết bị vào/ra.
 D. phần cứng và phần mềm.
Câu 14: Số thực 0,00098 được biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động là:
 A. 0.98x10-6. B. 0.98x10-3. C. 0.98x10-4. D. 0.98x10-5.
Câu 15: Số 22510 được biểu diễn trong hệ nhị phân là:
 A. 11100001. B. 11100011. C. 11000001. D. 11100000.
Câu 16: Số 110012 được biểu diễn là
 A. 1x25 + 1x24 + 0x2-3 + 0x2-2 + 1x21.
 B. 1x24 + 1x23 + 0x2-2 + 0x2-1 + 1x20.
 C. 1x25 + 1x24 + 0x23 + 0x22 + 1x21.
 D. 1x24 + 1x23 + 0x22 + 0x21 + 1x20.
Câu 17: Input của bài toán giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 là
 A. a, b, c. B. a, c, x. C. a, b, c, x. D. a, b, x.
Câu 18: Số 1AC16 bằng bao nhiêu trong hệ 10?
 A. 42810. B. 44410. C. 24810. D. 45010.
Câu 19: Mã nhị phân của xâu kí tự "HOC" là
 A. 01101000 01101110 01100010. B. 01101000 01101111 01100011.
 C. 01101000 01101111 01100010. D. 01001000 01001111 01000011.
Câu 20: Khả năng xử lí của máy tính phụ thuộc vào
 A. độ phân giải màn hình.
 B. dung lượng của đĩa mềm.
 C. tốc độ CPU, dung lượng bộ nhớ RAM, dung lượng và tốc độ ổ cứng.
 D. thể tích của "cây" máy tính.
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1(1đ): Trình bày chuyển đổi biểu diễn số giữa các hệ đếm khác nhau.
 a. 4310 = ?2 b. 11112 = ?10 
Câu 2(1đ): Cho bài toán “Cho dãy A gồm N số nguyên a1, a2, , aN . Hãy cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị bằng 0”.
Xác định bài toán?
Biểu diễn thuật toán bằng cách liệt kê hoặc sơ đồ khối?
V. ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
D
C
B
C
B
D
 B
C
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
D
B
A
B
A
D
A
A
D
C
Câu 1(1đ): Chuyển đổi cơ số giữa các hệ đếm
 a. 1210 = ?2(0,5đ)
 12 : 2 = 6 dư 0
 6 : 2 = 3 dư 0 
 3 : 2 = 1 dư 1
 1 : 2 = 0 dư 1
 Vậy 1210 = 11002
 b. 11112 = ?10 (0,5đ)
11112 = 1 x 23 + 1 x 22 + 1 x 21 + 1 x 20 = 8 + 4+ 2 +1 = 150
Vậy 11112 = 1510 
Câu 2(1đ): Cho bài toán “Cho dãy A gồm N số nguyên a1, a2, , aN . Hãy cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị bằng 1”
Xác định bài toán 
Biểu diễn thuật toán bằng cách liệt kê hoặc sơ đồ khối 
Đáp án:
Xác định bài toán 
Input: Số nguyên dương N và dãy A gồm N số nguyên a1, a2, , aN; (0,5đ)
Output: Số các số hạng có giá trị bằng 0. (05đ)
Biểu diễn thuật toán (1,5đ)
Cách 1: Cách liệt kê
Bước 1: Nhập N và dãy A gồm các số hạng a1, a2,......, aN ; (0,3đ)
Bước 2: i ← 1, dem ← 0; (0,3đ)
Bước 3 : Nếu i > N thì đưa ra giá trị dem, rồi kết thúc; (0,3đ)
Bước 4 : Nếu ai = 1 thì dem ← dem + 1; (0,3đ)
Bước 5 : i ← i + 1 rồi quay lại bước 3. (0,3đ)
Tuần: 08
Tiết PPCT: 16
Ngày soạn: 05/ 10/ 2021
Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
- Ghi nhớ việc cần dịch từ ngôn ngữ bậc cao, hợp ngữ sang ngôn ngữ máy.
- Chỉ ra được các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, CNTT-TT.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành khái niệm về chương trình dịch và bước đầu giúp học sinh tiếp cận với khái niệm lập trình.
3. Về phẩm chất
- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông cũng như trong xã hội.
- Phát triển tư duy lập trình cho học sinh.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Giáo án, tranh ảnh
Phòng tin học
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi.
Đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
 - Hãy viết thuật toán của bài toán tìm số nhỏ nhất trong 2 số nguyên a và b?
 - Một HS viết thuật toán bằng cách liệt kê, một HS vẽ sơ đồ khối.
Đặt vấn đề	
Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ máy
Đặt vấn đề: Ta biết rằng để giải một bài toán máy tính không thể chạy trực tiếp thuật toán mà phải thực hiện theo chương trình. Vậy ta phải chuyển đổi thuật toán sang chương trình.
GV: Nêu nguyên tắc hoạt động của máy tính điện tử?
HS: Hoạt động theo chương trình.
GV: Dựa theo nguyên lí Von – Neuman, thuật toán cũng được biểu diễn bằng các dãy bit. Kết luận ưu, nhược điểm của ngôn ngữ máy.
Với những đặc điểm của mình, ngôn ngữ máy có thích hợp với số đông người lập trình không?
HS: Ngôn ngữ máy không thích hợp với số đông người lập trình vì chương trình viết phức tạp khó đọc, khó hiệu chỉnh,...
· Khái niệm ngôn ngữ lập trình: 
Ngôn ngữ dùng để viết chương trình cho máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
1. Ngôn ngữ máy
· Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu được và thực hiện.
· Một chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn thực hiện trên máy tính phải được dịch ra ngôn ngữ máy thông qua chương trình dịch.
· Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc mã hexa.
Hoạt động 2: Giới thiệu hợp ngữ
Đặt vấn đề: Với ngôn ngữ máy, thì máy có thể trực tiếp hiểu được nhưng nó khá phức tạp và khó nhớ. Chính vì thế đã có rất nhiều loại ngôn ngữ xuất hiện để thuận tiện hơn cho việc viết chương trình. 
GV: Từ những nhược điểm của ngôn ngữ máy, giải thích lí do ra đời của hợp ngữ, phân tích ưu, nhược điểm của hợp ngữ so với ngôn ngữ máy.
- Máy tính có thể hiểu và thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng hợp ngữ không?
HS: Không, máy tính chỉ hiểu được chương trình viết bằng ngôn ngữ máy.
GV giải thích ví dụ
2. Hợp ngữ
· Hợp ngữ bao gồm tên các câu lệnh và các qui tắc viết các câu lệnh để máy tính hiểu được. 
· Hợp ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường là viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cần thực hiện.
Ví dụ: ADD AX, BX
Trong đó: ADD: phép cộng
AX, BX: các thanh ghi
Hoạt động 3: Giới thiệu ngôn ngữ bậc cao, chương trình dịch
Đặt vấn đề: Hợp ngữ là một ngôn ngữ đã thuận lợi hơn cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng vẫn chưa thật thích hợp với đông đảo người lập trình.
- Trình bày những ưu điểm của loại ngôn ngữ này.
- Hãy kể tên những ngôn ngữ lập trình bậc 
cao mà em biết hoặc đã nghe tên.
HS: Pascal, Foxpro, C, 
GV: Giới thiệu lịch sử ra đời phát triển, các đặc điểm nổi bật và sản phẩm của một số ngôn ngữ cao phổ biến hiện nay: Turbo Pascal, Visual Basic, C++,...
 Ví dụ: Linux, Unix được viết bởi C++
- Giới thiệu và phân tích một số chương trình cơ bản viết bằng ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal.
GV: Máy tính có thể thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao hay không?
HS: Không, phải cần chuyển sang ngôn ngữ máy.
GV giải thích thêm về chương trình dịch.
· Thông dịch: Dịch từng lệnh và thực hiện ngay.
· Biên dịch: Dịch toàn bộ chương trình rồi mới thực hiện
3. Ngôn ngữ bậc cao
· Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể.
4. Chương trình dịch
Là chương trình dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra ngôn ngữ máy.
Các chương trình dịch làm việc theo 2 kiểu: thông dịch và biên dịch.
5. Củng cố
- Trả lời một vài câu hỏi:
Câu 1: Chương trình dịch dùng để làm gì?
Câu 2: Ngôn ngữ lập trình gồm những loại ngôn ngữ nào?
Câu 3: Ngôn ngữ nào sau đây máy có thể trực tiếp hiểu và thực hiện?
- Đọc nội dung bài 6: Giải bài toán trên máy tính
- Làm bài tập 1, 2, 3 trang 46 sgk.
Ký duyệt của nhóm trưởng
Đoàn Văn Nghị
Ngày .... tháng .... năm 2021
Giáo viên
Nguyễn Thị Thìn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_tuan_8_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_t.docx