Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn

1. Về kiến thức

– Nêu được chức năng các thiết bị chính của máy tính.

– Chỉ ra được máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann.

– Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.

2. Về năng lực

– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng CNTT-TT

– Năng lực chuyên biệt: Nhận biết các thiết bị của máy tính và chức năng của nó (Nhận biết phần cứng). Giải thích được nguyên lí hoạt động của máy tính.

3. Về phẩm chất

– HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án, tranh ảnh

- Phòng tin học

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Đọc bài trước.

 

docx 7 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03
Tiết PPCT: 05
Ngày soạn: 04/ 09/ 2021
§3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (tiếp)
1. Về kiến thức
– Nêu được chức năng các thiết bị chính của máy tính.
– Chỉ ra được máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann.
– Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
2. Về năng lực
– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng CNTT-TT
– Năng lực chuyên biệt: Nhận biết các thiết bị của máy tính và chức năng của nó (Nhận biết phần cứng). Giải thích được nguyên lí hoạt động của máy tính.
3. Về phẩm chất
– HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. 
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Giáo án, tranh ảnh
Phòng tin học
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi.
Đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	- Nêu nguyên lý mã hoá nhị phân?
3. Đặt vấn đề
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu 1 số bộ phận chính của máy tính.
GV: chiếu 1 số bộ phận chính của máy tính, HS quan sát
Tên bộ phận
Chức năng
Các thành phần
4. Bộ nhớ trong 
( Main Memory):
Bộ nhớ trong còn có tên gọi khác là bộ nhớ chính.
Bộ nhớ trong gồm có 2 phần: 
a. Bộ nhớ ROM 
( Read Only Memory): 
+ Chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. 
+ Dữ liệu trong ROM không xoá được.
+ Khi tắt máy, dữ liệu trong ROM không bị mất đi.
b. Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): 
+ Khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi.
· Bộ nhớ trong gồm các ô nhớ được đánh số thứ tự từ 0. Số thứ tự của một ô nhớ được gọi là địa chỉ của ô nhớ đó. Máy tính truy cập dữ liệu ghi trong ô nhớ thông qua địa chỉ của nó.
Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.
+ Các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động máy. 
+ RAM là phần bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong khi làm việc.
1. Bộ nhớ ROM ( Read Only Memory)
2. Bộ nhớ RAM( Random Acess Memory)
 5. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory)
Để truy cập dữ liệu trên đĩa, máy tính có các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ta sẽ đồng nhất ổ đĩa với đĩa đặt trong đó.
Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và việc trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong được thực hiện bởi hệ điều hành.
Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ Flash (USB), 
6. Thiết bị vào 
(Input device)
– Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.
Có nhiều loại thiết bị vào như :
+ Bàn phím ( Keyboard) 
+ Chuột (Mouse)
+ Máy quét (Scanner)
+Webcam: là một camera kĩ thuật số.
 Với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị vào ngày càng đa dạng: máy ảnh số, máy ghi hình, máy ghi âm số để đưa 
thông tin vào máy tính.
5. Củng cố
– Nhấn mạnh sự giống nhau và khác nhau giữa bộ nhớ RAM và ROM.
– Phân biệt các thiết bị vào/ra
Tuần: 03
Tiết PPCT: 06
Ngày soạn: 04/ 09/ 2021
§3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (tiếp)
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Nêu được chức năng các thiết bị chính của máy tính.
– Chỉ ra được máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann.
– Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
2. Về năng lực
– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng CNTT-TT
– Năng lực chuyên biệt: Nhận biết các thiết bị của máy tính và chức năng của nó (Nhận biết phần cứng). Giải thích được nguyên lí hoạt động của máy tính.
3. Về phẩm chất
– HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. 
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Giáo án, tranh ảnh
Tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi.
Đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
- Đổi sang hệ nhị phân: 20; 25; 30.
- Đổi sang hệ thập phân: 110011; 101001; 10101 
3. Đặt vấn đề
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu 1 số bộ phận chính của máy tính.
GV: chiếu 1 số bộ phận chính của máy tính, HS quan sát
Tên bộ phận
Chức năng
Các thành phần
6. Thiết bị vào 
(Input device)
– Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.
Có nhiều loại thiết bị vào như :
+ Bàn phím ( Keyboard) 
+ Chuột (Mouse)
+ Máy quét (Scanner)
+Webcam: là một camera kĩ thuật số.
 Với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị vào ngày càng đa dạng: máy ảnh số, máy ghi hình, máy ghi âm số để đưa 
thông tin vào máy tính.
7. Thiết bị ra
(Output device)
Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.
Có nhiều thiết bị ra như: 
+ Màn hình(Monitor)
+ Máy in (Printer)
+ Máy chiếu (Projector)
+ Loa và tai nghe (Speaker and Headphone)
+ Modem (thiết bị vào/ra).
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 8 HS và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy trắng để các nhóm ghi kết quả thảo luận.
Nội dung thảo luận: trình bày tên và chức năng chính của các thành phần cơ bản của máy tính.
Sau khi HS thảo luận, GV tổng kết : Máy tính gồm 5 thành phần cơ bản:
CPU: là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.CPU bao gồm:Bộ điều khiển CU,Bộ số học/lôgic, ngoài ra còn có Thanh ghi,Cache.
Bộ nhớ trong : thực hiện và lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.
Bộ nhớ trong bao gồm:ROM,RAM
Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory): dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong .
Thiết bị vào(input device): dùng để đưa thông tin vào máy tính.
Thiết bị ra(Output Device): dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.
Hoạt động 3: Giới thiệu nguyên lí hoạt động của máy tính
Đặt vấn đề: Để làm một việc gì đó, ta thường lập ra một kế hoạch (chương trình) liệt kê ra các thao tác cần làm.
· Cho mỗi nhóm nêu kế hoạch thực hiện một công việc đơn giản như: lao động vệ sinh, họp lớp, 
· Các nhóm thảo luận, nêu ý kiến vắn tắt.
· GV minh hoạ qua việc chạy một chương trình Pascal đơn giản. 
· GV minh hoạ qua một lệnh đơn giản.
+ Thông tin của mỗi lệnh gồm:
 – Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ.
 – Mã của thao tác cần thực hiện.
 – Địa chỉ của các ô nhớ liên quan.
Địa chỉ của các ô nhớ là cố định nhưng nội dung ghi ở đó có thể thay đổi trong quá trình máy làm việc.
8. Hoạt động của máy tính
·Nguyên lý điều khiển bằng chương trình: 
Máy tính hoạt động theo chương trình.
+ Chương trình là một dãy tuần tự các lệnh chỉ dẫn cho máy biết điều cần làm. Mỗi lệnh 
thể hiện một thao tác xử lí dữ liệu. 
+ Máy tính có thể thực hiện được một dãy lệnh cho trước một cách tự động mà không cần có sự tham gia của con người.
· Nguyên lí lưu trữ chương trình:
Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.
· Nguyên lý truy cập theo địa chỉ:
Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
· Nguyên lý Von Neumann:
Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lý chung gọi là nguyên lý Von Neumann.
5. Củng cố
Những điểm cần lưu ý của bài:
Cấu trúc của máy tính. 
Các bộ phận của máy tính.
Bài 1 và 2 SGK
Đọc tiếp bài "Giới thiệu về máy tính"
Ký duyệt của nhóm trưởng
Đoàn Văn Nghị
Ngày .... tháng .... năm 2021
Giáo viên
Nguyễn Thị Thìn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_tuan_3_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_t.docx