Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu của bài .

1. Kiến thức:

- Hiểu các thao tác đơn giản: Khởi động, tạo mới văn bản

- Biết vận hành phần mềm, sử dụng Ms Word để soạn thảo văn bản.

- Hiểu các thao tác đơn giản với tệp: mở tệp văn bản, gõ tệp văn bản và lưu tệp văn bản

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản

- Thực hiện được các thao tác: mở tệp, đóng tệp, lưu tệp, tạo tệp mới

3. Thái độ: Ham học hỏi, ham tìm tòi sáng tạo với các phiên bản phần mềm ứng dụng

4. Đinh hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, máy tính cài 2 bộ phẩn mềm Office 2003 và 2010, các phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, vở học, bảng phụ. Ngồi học theo các nhóm đã được chia.

III. Chuỗi các hoạt động học

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Thời gian: 7 phút)

1. Mục tiêu: Làm quen với phần mềm soạn thảo Word

2. Kết quả: HS có khả năng sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản đơn giản, thực hiện được các thao tác: mở tệp, đóng tệp, lưu tệp, tạo tệp mới.vận dụng các chức năng hệ soạn thảo cung cấp.

 

doc 32 trang yunqn234 7230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct: 37,38	Ngày soạn: 15/1/2021
BÀI 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. Mục tiêu của bài 
Kiến thức: Học sinh cần:
- Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản
- Biết các đơn vị xử lý trong văn bản: kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang văn bản
- Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản tiếng Việt
Kỹ năng: 
- Làm quen và bước đầu sử dụng được một trong hai kiểu gõ chữ Việt ( vni – telex)
- Hiểu và nắm được một số quy ước trong soạn thảo văn bản.
Thái độ:
- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.
- Có tác phong của nhà khoa học
 4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, thảo luận lựa chọn giải pháp
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn.
- Năng lực làm việc cộng tác
- Năng lực trình bày thông tin.
- Năng lực thực hành: các thao tác và an toàn khi thực hành với máy tính.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Tài liệu: Sách giáo khoa Tin học 10, Sách giáo viên Tin học 10, Chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án
 - Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm, thảo luận lớp, đàm thoại...
 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa Tin học 10, Sách bài tập Tin học 10, Vở ghi bài
III. Chuỗi các hoạt động học
Tiết 1: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN ( Mục 1,2)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu:
- Đưa tình huống có vấn đề, gợi động cơ vào bài mới nhằm kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về soạn thảo văn bản, hệ soạn thảo văn bản.
- Rèn luyện năng lực nhận biết, năng lực tư duy cho học sinh.
2. Kết quả: Học sinh có nhu cầu mong muốn được soạn thảo văn bản, sử dụng được các chức năng của hệ soạn thảo văn bản.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Gv phát phiếu học tập cho các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hãy điền các nhận xét đối với mỗi cách soạn thảo văn bản dưới đây:
Bút
Máy tính
Tốc độ nhập văn bản (chậm, nhanh)
Hình thức của văn bản 
Đưa hình ảnh và biểu mẫu vào văn bản (không được, được, dễ dàng)
Sửa đổi kí tự trong văn bản (khó, dễ)
Sửa đổi cấu trúc của văn bản (được, không được)
Số lượng bản được tạo ra trên giấy (một, nhiều)
Thiết bị, công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản( đơn giản, phức tập)
Gv nhận xét và diễn giải:
Việc STVB trên máy tính là nhanh hơn soạn thảo văn bản bằng bút: thời gian gõ phím 1/5 giây, khi hết dòng con trỏ tự động xuống dòng tiếp theo .
Để làm được điều đó cần có một phần mềm ứng dụng làm các chức năng STVB. Vậy STVB là gì chúng ta cùng tìm hiểu.
Hs nhận phiếu học tập -> thực hiện thảo luận nhóm -> đại diện nhóm lên trình bày 
Hs các nhóm khác phản biện
Hs lắng nghe hình dung được kiến thức bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản (Thời gian 15 phút)
1.1 Mục tiêu: Giúp hs hiểu được các chức năng chung của hệ STVB
1.2 Kết quả: Hs biết được các chức năng chung của hệ STVB
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Trong cuộc sống có nhiều việc liên quan đến STVB như soạn thông báo, đơn từ, làm báo cáo . Đó chính là công việc STVB. Khi viết bài trên lớp là ta đang STVB.
GV chiếu cho hs xem 2 văn bản (1 văn bản soạn bằng cách viết tay, 1 văn bản soạn bằng phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính)
Yêu cầu hs nhận xét 2 văn bản trên?
 Tham khảo SGK và cho biết:
- Hệ STVB là gì?
- Hệ STVB có những chức năng nào?
GV nhận xét và kết luận nội dung
Gv khởi động Word và thực hiện một số thao tác để hs thấy được các chức năng của hệ STVB
Hs lắng nghe
Hs thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày
Hs nhóm khác phản biện
Hs theo dõi và ghi bài:
1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: gõ văn bản, sửa
a. Nhập và lưu trữ văn bản.
– Soạn thảo văn bản nhanh
– Có thể lưu trữ lại để tiếp tục hoàn thiện hay in ra giấy.
b. Sửa đổi văn bản:
– Sửa đổi kí tự và từ 
– Sửa đổi cấu trúc văn bản
c. Trình bày văn bản.
– Khả năng định dạng kí tự
– Khả năng định dạng đoạn văn bản
– Khả năng định dạng trang văn bản
d. Một số chức năng khác
– Tìm kiếm và thay thế. 
– Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai.
– Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẵn và trang lẻ.
– Chèn hình ảnh và kí hiệu đặc biệt vào văn bản.
– Kiểm tra chính tả, ngữ pháp, tìm từ đồng nghĩa, thống kê 
2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản (Thời gian 15 phút)
2.1 Mục tiêu: Giúp hs nắm được các đơn vị xử lý trong văn bản, các quy ước gõ văn bản 
2.2 Kết quả: Hs biết được các đơn vị xử lý trong văn bản, các quy ước gõ văn bản để soạn thảo văn bản đảm bảo được tính khoa học và thẩm mĩ.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Gv trình chiếu 1 văn bản yêu cầu hs quan sát và cho biết trong văn bản có các đơn vị xử lý nào?
GV nhận xét và kết luận nội dung
Trình chiếu 1 văn bản còn sai về quy ước gõ văn bản: sai đặt dấu kết thúc câu, sai kết thúc đoạn văn, sai sử dụng dấu cách trống, sai đặt dấu ngoặc.
Yêu cầu hs tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng?
Gv nhận xét và diễn giải
Để văn bản có tính nhất quán và hình thức hợp lý thì trước hết chúng ta cần phải biết một số quy ước trong việc gõ văn bản.
Gv kết luận nội dung:
Hs quan sát văn bản
Hs thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày
Hs nhóm khác phản biện
Hs theo dõi và ghi bài:
2. Một số qui ước trong việc gõ văn bản.
a. Các đơn vị xử lí trong văn bản.
- Kí tự (character).
- Từ (word).
- Câu (sentence).
- Dòng (line).
- Đoạn văn bản paragraph 
- Trang (page).
Hs quan sát văn bản
Hs thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày
Hs nhóm khác phản biện
Hs theo dõi và ghi bài:
b. Một số qui ước trong việc gõ văn bản.
– Các dấu ngắt câu như: (.), (,), (J, (;), (!), (?), phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
- Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để phân cách. Giữa các đoạn cũng chỉ xuống dòng bằng một lần Enter.
– Các dấu mở ngoặc, đóng ngoặc, phải được đặt sát vào bên trái (bên phải) của từ đầu tiên và từ cuối cùng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (Thời gian 5 phút)
1. Mục tiêu: Giúp HS nhận dạng được các chức năng của hệ soạn thảo văn bản, các quy ước trong việc gõ văn bản.
2. Kết quả: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Gv phát Phiếu học tập số 2 cho các nhóm
GV nhận xét kết quả của các nhóm và ghi điểm. 
Đáp án: 1D, 2C, 3B, 4B, 5A
Hs nhận phiếu học tập -> thực hiện thảo luận nhóm -> đại diện nhóm lên trình bày 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hệ soạn thảo văn bản là 1 phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện:
A. Nhập văn bản. 
B. Sửa đổi, trình bày văn bản, kết hợp với các văn bản khác.
C. Lưu trữ và in văn bản. 
D. Các ý trên đều đúng.
Câu 2: Chức năng chính của Microsoft Word là gì?
A. Tính toán và lập bản. B. Tạo các tệp đồ hoạ. 
C. Soạn thảo văn bản. 
D. Chạy các chương trình ứng dụng khác.
Câu 3: Mục nào dưới đây sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn?
A. Kí tự - câu - từ - đoạn văn bản. 
B. Kí tự - từ - câu - đoạn văn bản.
C. Từ - kí tự - câu - đoạn văn bản.
D. Từ - câu - đoạn văn bản – kí tự.
Câu 4: Trong các cách sắp xếp trình tự công việc dưới đây, trình tự nào là hợp lí nhất khi soạn thảo một văn bản?
A. Chỉnh sửa – trình bày – gõ văn bản – in ấn. 
B. Gõ văn bản - chỉnh sửa – trình bày – in ấn.
C. Gõ văn bản – trình bày - chỉnh sửa – in ấn. 
D. Gõ văn bản – trình bày – in ấn - chỉnh sửa.
Câu 5: Gõ văn bản cần theo quy tắc nào?
a. Các dấu câu đứng sát ngay sau từ đứng trước nó
b. Giữa hai từ là các dấu cách trống để phân cách
c. Không cần theo quy tắc nào cả
d. Cả a,b,c đều đúng
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 
1. Mục tiêu: Giúp HS có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
2. Kết quả: HS biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua các yêu cầu của giáo viên.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Yêu cầu HS về nhà học bài, ứng dụng bằng dùng phần mềm MS Word, tìm hiểu thêm các phần mềm soạn thảo văn bản khác. 
Làm các bài tập 1, 2 trang 98 sgk
Xem trước nội dung phần 3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản (bài 14) 
- HS về nhà học bài
- Tìm một số phần mềm soạn thảo văn bản
- Làm bài tập về nhà
- Chuẩn bị nội dung bài mới
Tiết 2: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN ( Mục 3)
3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản (Thời gian 40 phút)
1. Mục tiêu: Giúp Hs nắm được chữ Việt trong soạn thảo văn bản, giới thiệu các bộ phông, bộ mã và các phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt.
2. Kết quả: Hs biết được chữ Việt trong soạn thảo văn bản, giới thiệu các bộ phông, bộ mã và các phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Việc xử lý chữ Việt trong máy tính cũng tương tự như việc xử lý các chữ của các quốc gia hay dân tộc khác. Nó gồm có các công việc nào?
Gv nhận xét và kết luận nội dung.
Gv mở phần mềm MS Word và thực hiện một số thao tác nhập, lưu trữ, hiển thị và in ấn trên máy tính
Hs thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày
Hs nhóm khác phản biện
Hs theo dõi và ghi bài
3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản 
a. Xử lý chữ Việt trong máy tính: gồm các việc chính:
- Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính.
- Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt
Để nhập văn bản chữ Việt vào máy tính người ta phải đặt ra quy định một kiểu gõ phím. Có 2 kiểu gõ phím: kiểu Telex và kiểu Vni
Trình chiếu bảng quy định về hai kiểu gõ Telex và Vni
Yêu cầu hs hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
- Cho 1 dòng văn bản chữ Việt, đọc các phím cần gõ để nhập được dòng chữ Việt đó?
- Cho 1 dòng chữ chứa các phím gõ trên bàn phím (theo kiểu gõ Telex và Vni), đưa ra nội dung dòng chữ Việt tương ứng.
Gv nhận xét, cộng điểm cho các nhóm trả lời đúng
Hs theo dõi và ghi bài
b. Gõ chữ Việt
Hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là:
· Kiểu Telex
· Kiểu VNI.
Hs hoạt động theo nhóm đã phân công
1 hs đại diện nhóm lên trả lời
Hs nhóm khác nhận xét
Để lưu trữ chữ Việt, người ta phải mã hóa các tín hiệu được nhập vào từ bàn phím.
Cho hs thảo luận nhóm:
- Bộ mã nào là bộ mã chung cho mọi ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới?
- Ở Việt Nam, bộ mã nào được quy định để sử dụng trong các văn bản hành chính?
Gv gọi các nhóm khác nhận xét, cộng điểm
Hs theo dõi và ghi bài
c. Bộ mã chữ Việt :
· Bộ mã chữ Việt dựa trên bộ mã ASCII: TCVN3, VNI.
· Bộ mã chung cho các ngôn ngữ và quốc gia: Unicode.
Hs hoạt động theo nhóm đã phân công
1 hs đại diện nhóm lên trả lời
 Hs nhóm khác nhận xét
Để hiển thị hoặc in được chữ Việt lên màn hình hoặc máy in, ta cần có bộ phông chữ. Mỗi chữ cái trong một bộ phông chữ ứng với một mã được lưu trong bộ nhớ
Có nhiều bộ phông với nhiều kiểu chữ khác nhau được dùng để hiển thị và in chữ Việt
Gv giới thiệu các bộ phông chữ Việt tương ứng với các bộ mã.
Hs theo dõi và ghi bài
d. Bộ phông chữ Việt
· Phông dùng cho bộ mã TCVN3 được đặt tên với tiếp đầu ngữ: .Vn như: .VnTime, .VnArial, 
· Phông dùng bộ mã VNI được đặt tên với tiếp đầu ngữ VNI– như: VNI–Times, VNI–Helve, 
· Phông dùng bộ mã Unicode: Times New Roman, Arial, Tahoma, 
Hiện nay các hệ soạn thảo đều có chức năng kiểm tra chính tả, sắp xếp.. cho một số ngôn ngữ nhưng chưa có tiếng Việt. Để kiểm tra máy tính có thể làm được các công việc đó với văn bản tiếng Việt, chúng ta cần dùng các phần mềm tiện ích riêng.
Gv trình chiếu một số phần mềm tiện ích
Hs theo dõi và ghi bài
e. Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt
Hiện nay, đã có một số phần mềm tiện ích như kiểm tra chính tả, sắp xếp, nhận dạng chữ Việt, đã và đang được phát triển
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (Thời gian 5 phút)
1. Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại kiến thức ở mục 3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản
2. Kết quả: Hs trả lời được các câu hỏi trong phiếu bài tập
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Gv phát Phiếu học tập số 2 cho các nhóm
GV nhận xét kết quả của các nhóm và ghi điểm. 
Đáp án: 1D, 2D, 3B, 4C, 5B
Hs nhận phiếu học tập à thực hiện thảo luận nhóm à đại diện nhóm lên trình bày 
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Trong các phông chữ dưới đây, phông chữ nào dùng mã Unicode
 A. VNI-Times B. .VnArial C. .VnTime D. Time New Roman
Câu 2: Trong các phông chữ cho hệ điều hành WINDOWS dưới đây, phông chữ nào không dùng mã VNI 
 A. Time New Roman B. VNI-Times C. VNI-Top D. Cả B và C đều đúng.
Câu 3: Trong Microsoft Word, giả sử hộp thoại Font đang hiển thị là Time New Roman, để gõ được Tiếng Việt, trong Vietkey cần xác định bảng mã nào dưới đây:
 A. VietWare_X B. Unicode C. TCVN3_ABC D.VNI Win
Câu 4: Để gõ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex tương ứng với những phím nào?
 A. f, s, j, r, x B. s, f, r, j, x C. f, s, r, x, j D. s, f, x, r, j
Câu 5: Em gõ một bài thơ hay và lưu trên đĩa cứng. Bạn em cũng muốn có bài thơ ấy trên máy tính của mình. Theo em làm cách nào là tốt nhất?
 A. Em chuyển bài thơ để bạn gõ trên máy tính của mình
 B. Em chỉ cần sao chép bài thơ vào ổ đĩa và chuyển cho bạn
 C. Em đến nhà bạn và tự mình gõ bài thơ trên máy cho bạn
 D. Tất cả các cách trên đều giống như nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 
1. Mục tiêu: Giúp HS có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
2. Kết quả: HS biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua các yêu cầu của giáo viên
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Yêu cầu HS về nhà học bài, ứng dụng bằng dùng phần mềm MS Word thực hành STVB bằng các kiểu gõ. 
Làm các bài tập 3, 4, 5, 6 trang 98 sgk
Xem trước nội dung bài 15 
- HS về nhà học bài
- Tập soạn thảo văn bản
- Làm bài tập về nhà
- Chuẩn bị nội dung bài mới
Tiết ppct: 39,40	Ngày soạn: 20/1/2021
LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD
I. Mục tiêu của bài .
Kiến thức: 
Hiểu các thao tác đơn giản: Khởi động, tạo mới văn bản
Biết vận hành phần mềm, sử dụng Ms Word để soạn thảo văn bản.
Hiểu các thao tác đơn giản với tệp: mở tệp văn bản, gõ tệp văn bản và lưu tệp văn bản
Kỹ năng: 
Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản
Thực hiện được các thao tác: mở tệp, đóng tệp, lưu tệp, tạo tệp mới
Thái độ: Ham học hỏi, ham tìm tòi sáng tạo với các phiên bản phần mềm ứng dụng
Đinh hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: SGK, SGV, máy tính cài 2 bộ phẩn mềm Office 2003 và 2010, các phiếu học tập.
Học sinh: SGK, vở học, bảng phụ. Ngồi học theo các nhóm đã được chia.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Thời gian: 7 phút)
Mục tiêu: Làm quen với phần mềm soạn thảo Word
Kết quả: HS có khả năng sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản đơn giản, thực hiện được các thao tác: mở tệp, đóng tệp, lưu tệp, tạo tệp mới..vận dụng các chức năng hệ soạn thảo cung cấp.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Nhu cầu soạn thảo văn bản: viết thư, viết văn, viết sử.. có từ khi nào? Được thực hiện như thế nào? Có sai sót thì sẽ được xử lý sao? Có lãng phí gì không?
- Ngày nay, các bạn sử dụng máy tính để soạn thảo, lưu trữ và tái sử dụng ở mọi nơi mọi lúc( có máy tính hoặc thiết bị cầm tay & mạng internet) . 
- Yêu cầu 1 hs mô tả( thực hiện) cách khởi động Word. GV nhận xét và hướng dẫn khởi động W bằng nhiều cách khácà Yêu cầu hs chọn ra cách tối ưu: nhanh, dễ nhớ, dễ làm..
à GV dẫn dắt vào bài tìm hiểu cách làm việc với phần mềm Ms Word. 
- HS suy nghĩ, trả lời : từ lâu đời, khi có chữ viết.. Soạn thảo bằng bút, đánh máy đánh chữ, đánh máy tính. Viết bút sai phải bỏ cả tờ giấyà gây lãng phí thời gian, giấy, mực..
- HS lắng nghe và ghi chú tóm tắt
- HS quan sát, thích cách khởi động nhanh, đơn giản, dễ nhớ, dễ làm..
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian: 50 phút)
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các thành phần trong cửa sổ làm việc, hiểu được các lệnh, nhóm lệnh.
Kết quả: HS nhận biết các thành phần trong cửa sổ làm việc, hiểu rỏ được các lệnh, nhóm lệnh, nút lệnh(icon).
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Gv yêu cầu HS quan sát hình 47 SGK gồm các thành phần chính nào?
Gọi lần lượt các hs bổ sung, gv hướng dẫn
GV dẫn dắt hình thành kiến thức 
Hs quan sát và trả lời: thanh tiêu đề, thanh công cụ, thanh bảng chọn, thước, các nút lệnh 
Màn hình làm việc với Word.
a. Các thành phần chính trên màn hình làm việc của Word
b. Thanh bảng chọn: Giới thiệu 1 số lệnh của hai nhóm File(Tệp), Edit(Biên tập): New(Ctrl+N), Open(Ctrl+O), Save(Ctrl+S), Close, Copy, Cut, Paste..
c. Thanh công cụ: Giới thiệu 1 số nút lệnh liên quan đến Font(Ctrl+D), Paragraph..
Có rất nhiều thanh công cụ khác nhau: như thanh công cụ chuẩn(), thanh công cụ định dạng,...
Kết thúc phiên làm việc với Word:
Khi nào thì ta cần kết thúc phiên làm việc?
GV dẫn dắt hình thành kiến thức
HS suy nghĩ trả lời: khi làm xong, hoặc tạm nghỉ hoặc cần đóng cửa sổ làm việc..
Lưu tệp văn bản: File chọn Save hoặc chọn Save As hoặc Biểu tượng Save trên thanh công cụ chuẩn hoặc nhấn Ctrl + S
Đóng cửa sổ tệp:
FileàClose hoặc nhấn nút x
Hoặc Đóng cửa sổ Word:FileàExit
3. Soạn thảo văn bản đơn giản
- Để soạn thảo văn bản ta thực hiện như thế nào?
- GV dẫn dắt hình thành kiến thức
HS suy nghĩ nhớ lại kiến thức và trả lời
a. Mở tệp văn bản đã có 
* Mở tệp văn bản mới: Có 3 cách
- File chọn New
- Nháy vào biểu tượng New trên thanh công cụ chuẩn.
- Tổ hợp phím Ctrl + N.
* Mở tệp văn bản có sẵn: có 3 cách
- File chọn Open
- Nháy biểu tượng Open trên thanh công cụ chuẩn.
- Tổ hợp phím Ctrl + O
tiếp theo chọn tệp văn bản cần mở.
* Lưu tệp văn bản(được thực hiện khi soạn thảo đến khi kết thúc soạn thảo ăn bản)
- File chọn Save
- Hoặc Biểu tượng Save trên thanh công cụ chuẩn.
- Hoặc nhấn Ctrl + S
b. Con trở văn bản và con trở chuột
Di chuyển chuột và di chuyển các phím mũi tên trên bàn phím.
c. Gõ văn bản
- Con trỏ văn bản ở cuối dòng nó sẽ tự động xuống dòng.
- Kết thúc đoạn văn bản gõ Enter.
Lưu ý: hai chế độ gõ văn bản: chèn và đè.
Di chuyển
Sao chép
- Edit --> Cut
- Ctrl + X
- Biểu tượng 
- Đưa con trỏ đến vị trí mới
- Edit --> Paste (Ctrl + V) hoặc 
- Edit -->Copy
- Ctrl + C
- Biểu tượng 
- Đưa con trỏ đến vị trí mới
- Edit -->Paste (Ctrl + V) hoặc 
d. Các thao tác biên tập văn bản
 Chọn văn bản: 
Cách 1: Kéo thả chuột
Cách 2: Giữ Shift và di chuyển phím mũi tên hoặc Home, End
Để chọn toàn bộ văn bản Ctrl + A
Xóa văn bản
Trước tiên chọn phần văn bản định xóa
 Sau đó dùng phím Delete hoặc Backspace.
Di chuyển và sao chép
Chọn phần văn bản định di chuyển hoặc sao chép sau đó có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 10 phút)
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và biết cách sử dụng các lệnh, nhóm lệnh
Kết quả: HS biết và thao tác đúng theo yêu cầu.
GV chiếu lại các màn hình làm việc của Word và yêu cầu học sinh chỉ ra các thành phần cơ bản
Yêu cầu HS kể tuần tự các thao tác khi làm việc với Word để tạo tệp văn bản?
Yêu cầu HS kể các thao tác khi làm việc với tệp văn bản
Yêu cầu HS liệt kê các tổ hợp phím thường sử dụng trong khi soạn thảo
Tiết ppct: 41	Ngày soạn: 24/01/2021
BT&TH6: LÀM QUEN VỚI WORD (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến thức
Biết khởi động và kết thúc Word
Biết phân biệt các bảng chọn chính trên màn hình Word
Kỹ năng 
Sử dụng tốt các lệnh biên tập của Word: cắt, dán, xoá, sao chép 
Bước đầu làm quen với vị trí các phím trên bàn phím và biết soạn thảo văn bản chữ Việt đơn giản theo một trong hai cách gõ chữ Việt.
3. Thái độ
Có thái độ học tập nghiêm túc. 
Giáo dục, tạo lập thói quen làm việc, học tập có tổ chức, khoa học.
4. Định hướng năng lực hình thành
Năng lực chung: Hợp tác làm việc nhóm, biết tự giải quyết vấn đề, tự học.
Năng lực riêng: Năng lực sử dụng Word.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, công cụ hỗ trợ dạy học.
2. Học sinh: SGK, sách bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề và thuyết trình; dạy học nhóm
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 Ổn định tổ chức lớp (1’) - Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ (5’) Nêu các thao tác soạn thảo văn bản ?
Tổ chức dạy học (38’)
Khởi động: Yêu cầu các nhóm khởi động máy, kiểm tra và báo cáo tình trạng.
Hình thành kiến thức
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên-Học sinh
1. Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word
· Khởi động Word.
· Phân biệt thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh trạng thái, các thanh công cụ trên màn hình.
· Tìm hiểu các cách thực hiện lệnh trong Word.
· Tìm hiểu một số chức năng trong các bảng chọn: như mở, đóng, lưu tệp, hiển thị thước đo, hiển thị các thanh công cụ (chuẩn, định dạng, vẽ hình).
· Tìm hiểu các nút lệnh trên một số thanh công cụ.
· Thực hành với thanh cuộn dọc và thanh cuộn ngang để di chuyển đến các phần khác nhau của văn bản.
· GV yêu cầu HS dựa vào bài học, tìm hiểu nội dung của màn hình soạn thảo và thực hiện các thao tác đơn giản. Sau đó trình bày theo yêu cầu của GV (mỗi nhóm một yêu cầu, các nhóm khác bổ sung. Khuyến khích các em có tinh thần ham học hỏi, tự tìm hiểu).
· Các nhóm đọc tài liệu, thực hành và trả lời các yêu cầu của GV.
2. Soạn một văn bản đơn giản
· Nhập đoạn văn bản: (SGK)
Đơn xin nhập học
· Hướng dẫn học sinh lần lượt các thao tác để soạn một văn bản tiếng Việt.
· Phân biệt con trỏ văn bản và con trỏ chuột.
· Phân biệt chế độ chèn và chế độ đè.
· Phân biệt tính năng của các phím Delete và Backspace.
· Yêu cầu các nhóm nhập đoạn văn bản trên.
· Hướng dẫn HS tạo thư mục cho riêng mình và lưu văn bản với tên Don xin hoc.
· Kết thúc Word.
· HS quan sát trực tiếp trên máy để nhận biết.
· Các nhóm thực hiện và báo kết quả.
Luyện tập: Nhắc lại các thao tác cơ bản để soạn thảo văn bản.
Vận dụng thực tế: Hoàn thành nội dung thực hành.
Tìm tòi mở rộng 
Hướng dẫn về nhà (1’) Đọc tiếp “Bài tập và thực hành 6”
Tiết ppct: 41	Ngày soạn: 24/01/2021
BT&TH6: LÀM QUEN VỚI WORD (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến thức
Biết về lập trình
Biết khởi động và kết thúc Word;
Biết phân biệt các bảng chọn chính trên màn hình Word;
Sử dụng tốt các lệnh biên tập của Word: cắt, dán, xoá, sao chép 
Nắm được các thao tác soạn thảo văn bản
Kỹ năng: Bước đầu làm quen với vị trí các phím trên bàn phím và biết soạn thảo văn bản chữ Việt theo một trong hai cách gõ chữ Việt.
3. Thái độ
Có thái độ học tập nghiêm túc. 
Giáo dục, tạo lập thói quen làm việc, học tập có tổ chức, khoa học.
4. Định hướng năng lực hình thành
Năng lực chung: Hợp tác làm việc nhóm, biết tự giải quyết vấn đề, tự học.
Năng lực riêng: Năng lực sử dụng Word.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, công cụ hỗ trợ dạy học, phòng máy.
2. Học sinh: SGK, sách bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề và thuyết trình; dạy học nhóm
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 Ổn định tổ chức lớp (1’): Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ (5’): Nêu các cách gõ tiếng Việt?
Tổ chức dạy học (38’)
Khởi động: Yêu cầu các nhóm khởi động máy, kiểm tra và báo cáo tình trạng.
Hình thành kiến thức 
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên- của Học sinh
· Khởi động Word
· Soạn thảo văn bản (SGK)
HỒ HOÀN KIẾM
· Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác để soạn thảo văn bản tiếng Việt, chỉnh sửa văn bản.
· Hãy lưu văn bản vào thư mục riêng của mình đã tạo với tên Ho Guom.
· Sửa chữa văn bản và lưu lại.
· Sao chép đoạn văn bản trên và lưu lại với tên khác.
· Xoá đoạn văn bản vừa sao chép.
· HS có thể dùng các phím tắt để thực hiện nhanh các thao tác 
· Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác xử lí một văn bản đã có.
· Mở tệp văn bản: Don xin hoc
· Sửa các lỗi chính tả (nếu có)
· Thay cụm từ “Hữu Nghị” thành “Trưng Vương”, “Đoàn Kết” thành “Quốc Học”, tên HS tành tên của mình.
· Lưu lại văn bản đã sửa
· Các nhóm thực hiện theo yêu cầu
Luyện tập 
Nhấn mạnh những thao tác cơ bản.
Nhắc nhở những sai sót của HS 
Vận dụng thực tế: Hãy gõ bài hát em yêu thích 
Tìm tòi mở rộng 
Hướng dẫn về nhà (1’)
Thực hành soạn thảo văn bản trên máy ở nhà.
Đọc trước bài “Định dạng văn bản”
Tiết ppct: 43, 44	Ngày soạn: 24/01/2021
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 
I. Mục tiêu của bài (chủ đề)
Kiến thức: 
Hiểu rõ định nghĩa văn bản là gì.
Nắm vững văn bản gồm ba định dạng cơ bản : Định dạng kí tự, đoạn văn, trang in.
Nắm được các bước định dạng kí tự, đoạn, trang.
Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng thực hành thành thạo các kiểu định dạng kí tự, đoạn, trang.
Vận dụng tốt vào một văn bản cụ thể
Thái độ: – Rèn luyện tính khoa học, thẩm mỹ. Giáo dục HS văn hoá soạn thảo.
Đinh hướng phát triển năng lực. –Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bài trình chiếu trên máy, máy tính cài 2 bộ phẩn mềm Office 2003 và 2007, các phiếu học tập.
Học sinh: SGK, vở học, bảng phụ. Ngồi học theo các nhóm đã được chia.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Thời gian:5 phút)
Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu về định dạng văn bản và vì sao phải thực hiện định dạng.
Kết quả: HS có nhu cầu và mong muốn được học cách định dạng văn bản.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Trình chiếu văn bản 1, 2 cho cả lớp theo dõi.
? So sánh về nội dung và hình thức của 2 văn bản.
- Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản đợc rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp nguời đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.
- Quan sát màn hình và so sánh.
+ Nội dung 2 văn bản như nhau. 
+ Hình thức VB2: đẹp hơn, rõ ràng hơn, làm rõ được ND trọng tâm, 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(Thời gian: 25 phút)
Định dạng kí tự:
1.1 Mục tiêu: Giúp HS hiểu được các bước để thực hiện các thao tác về định dạng kí tự.
1.2 Kết quả: HS biết các bước để thực hiện các thao tác về định dạng kí tự.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Trình chiếu và phát phiếu học tập số 1.
- Quan sát HS để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp hoặc giải đáp những thắc mắc (nếu có) cho HS.
- Các nhóm nhận phiếu học tập và thảo luận tìm ra câu trả lời.
Tổ chức cho các nhóm báo cáo.
Nhận xét, đánh giá kết quả.
Kết quả
Thuộc tính cơ bản gồm: phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc 
· Cách 1: Dùng lệnh Format ® Font để mở hộp thoại Font.
· Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
Định dạng đoạn văn bản:
2.1 Mục tiêu: Giúp HS hiểu được các bước để thực hiện các thao tác về định dạng đoạn.
2.2 Kết quả: HS biết các bước để thực hiện các thao tác về định dạng đoạn.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Trình chiếu và phát phiếu học tập số 2.
- Quan sát HS để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp hoặc giải đáp những thắc mắc (nếu có) cho HS.
- Các nhóm nhận phiếu học tập, tham khảo SGK và thảo luận tìm ra câu trả lời.
Tổ chức cho các nhóm báo cáo.
Nhận xét, đánh giá kết quả.
Thuộc tính cơ bản gồm:căn lề, vị trí lề đoạn văn, khoảng cách đoạn văn trước hoặc sau, dòng đầu tiên, khoảng cách các dòng.
· Cách 1: Dùng lệnh Format ® Paragraph để mở hộp thoại Paragraph.
· Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
Ngoài ra có thể dùng thước ngang.
Định dạng trang:
3.1 Mục tiêu: Giúp HS hiểu được các bước để thực hiện các thao tác về định dạng trang.
3.2 Kết quả: HS biết các bước để thực hiện các thao tác về định dạng trang.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Trình chiếu và phát phiếu học tập số 3.
- Quan sát HS để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp hoặc giải đáp những thắc mắc (nếu có) cho HS.
- Các nhóm nhận phiếu học tập, tham khảo SGK và thảo luận tìm ra câu trả lời.
Tổ chức cho các nhóm báo cáo.
Nhận xét, đánh giá kết quả.
Kết quả
Thuộc tính cơ bản gồm:Kích thước các lề và trang giấy.
Dùng lệnh File ® Page Setup để mở hộp thoại Page Setup
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 10 phút)
Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và thực hiện được các bước định dạng VB. 
Kết quả: HS biết và thao tác đúng theo yêu cầu.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Trình chiếu lại văn bản 1, 2.
? Nêu các bước để tạo được văn bản 2 từ văn bản 1. 
- Quan sát HS để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp hoặc giải đáp những thắc mắc (nếu có) cho HS.
- Học sinh thảo luận nhóm và tìm đáp án.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Có thể gọi đại diện các nhóm lên thực hiện thao tác trực tiếp trên máy tính của giáo viên. 
- Nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và thao tác trực tiếp trên máy tính.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (Thời gian:5 phút)
Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu thêm về các thao tác thực hiện trên các phiên bản mới hơn của Word.
Kết quả: HS biết và thao tác được định dạng văn bản 1và các văn băn khác trong Word 2007.
Nội dung hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Khởi động phần mềm Word 2007, và yêu cầu các nhóm tìm hiểu để định dạng văn bản .
- Quan sát HS để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp hoặc giải đáp những thắc mắc (nếu có) cho HS.
- Quan sát màn hình và thảo luận nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Có thể gọi đại diện các nhóm lên thực hiện thao tác trực tiếp trên máy tính của giáo viên. 
- Nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
- Đại diện mỗi nhóm lên thực hiện trực tiếp trên máy tính.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
PHỤ LỤC
Văn bản 1
Văn bản 2
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Đơn xin phép
Kính gửi : Ông hiệu trưởng trường THPT Hữu Nghị
Tôi tên là Nguyễn Văn Hùng, có con là Nguyễn Văn Dũng nguyên là học sinh trường THPT Đoàn Kết. Cháu Dũng vừa qua đã kết thúc học kì I với hạnh kiểm tốt và học lực khá.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
ĐƠN XIN NHẬP HỌC
Kính gửi : Ông hiệu trưởng trường THPT Hữu Nghị
Tôi tên là Nguyễn Văn Hùng, có con là Nguyễn Văn Dũng nguyên là học sinh trường THPT Đoàn Kết. Cháu Dũng vừa qua đã kết thúc học kì I với hạnh kiểm tốt và học lực khá.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nội dung thảo luận
Kết quả
Câu 1: Định dạng kí tự cơ bản gồm các thuộc tính nào? 
Câu 2: : Để

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_10_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020_2.doc