Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Đặng Quốc Toản

Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Đặng Quốc Toản

Tiết 2. Bài 1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 - Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.

 - Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.

 - Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội.

 - Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.

 - Biết được một số ứng dụng của tin học và MTĐT trong các hoạt động của đời sống.

b. Kĩ năng:

 - Phân biệt tin học với các ngành khoa học khác.

 - Biết một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống

c. Thái độ:

 - Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích học môn học.

d. Định hướng hình thành năng lực:

 - Năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV:

 - Bài soạn, SGK, SGV

b. Chuẩn bị của HS:

 - SGK, SBT, vở ghi

3. Tiến trình dạy học

a. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.

b. Bài mới:

1. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: Hs biết một số ứng dụng của tin học

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở

- Hình thức tổ chức hoạt động : Cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu

* Đặt vấn đề: Đặt câu hỏi: Ai có thể nói được Tin học là gì? Dẫn dắt thêm một số ứng dụng cũng như sự phát triển của máy tính, của Tin học. Từ đó giới thiệu nội dung học ở chương trình Tin học lớp 10.

 

doc 122 trang yunqn234 8380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Đặng Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 10A1: ...../...../2020	 Lớp 10A4: ...../...../2020
	Lớp 10A2: ...../...../2020	 Lớp 10A5: ...../...../2020	Lớp 10A3: ...../...../2020	 Lớp 10A6: ..../...../2020
Tiết 1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
a) Về kiến thức.
- Học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và một số tài liệu học tập, phương pháp học tập.
b) Về kĩ năng.
- Học sinh biết cách sử dụng SGK Tin học 10.
- Học sinh bước đầu sử dụng máy tính, biết soạn thảo văn bản, sử dụng Internet, khai thác được phần mềm thông dụng.
c) Về thái độ.
- Rèn cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học như: Sự tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học, hợp tác tốt với bạn bè.
- Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội hoá Tin học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
a) Giáo viên.
- Nghiên cứu trước tài liệu tham khảo.
b) Học sinh.
- Vở ghi, SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a) Kiểm tra bài cũ (không).
b) Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, SBT, phương pháp học tập (40p).
GV: Mục đích yêu cầu của môn tin học 10.
GV: Phương pháp học tập: 
+ Hình thành khả năng sử dụng máy tính phụ vụ hoạt động học tập của bản thân, vận dụng kiến thức và thực tiễn, dễ thích ứng với đời sống xã hội.
+ Hình thành khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo.
+ Hình thành khả năng làm việc tập thể, có niềm vui hứng thú học tập, mọi người cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau .
HS: Nghe giảng ghi nhớ.
GV: Về kĩ năng: Tổng lực tất cả các kĩ năng: Nhìn, nghe nói, viết, đọc, làm.
HS: Nghe giảng ghi nhớ.
GV: Các em có thể sử dụng tài liệu tham khảo có liên quan đến chương trình học.
GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng SGK.
GV: SGK lớp 10 Tin học gồm IV chương.
Chương I: Một số khái niệm cơ bản của tin học. 
Chương II: Hệ điều hành.
Chương III: Soạn thảo văn bản.
Chương IV: Mạng máy tính và Internet.
Cuối SGK còn có Bộ mã ASCII cơ sở và một số thuật ngữ chính.
GV: Để sử dụng máy tính cần hiểu một số thuật ngữ tiếng anh. Cuối SGK trang 170,171 phần phụ lục 2 Một số thuật ngữ chính.
HS: Nghe giảng, ghi nhớ, ghi bài.
GV: Sau một tiết học làm bài tập cuối bài vào vở bài tập. 
HS: Ghi nhớ.
GV: Chương trình tin học 10 gồm 70 tiết.
Kì I bắt đầu từ tiết 1 đến tiết 35 , kì 2 từ tiết 36 đến tiết 70. 
GV: Việc kiểm tra đánh giá dành 6 tiết. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kí (học kì 1: 1 tiết; học kì 2 1 tiết); 2 tiết kiểm tra (học kì 1: 1 tiết; học kì 2: 1 tiết); 2 tiết kiểm tra thực hành trên máy (học kì 1: 1 tiết; học kì 2: 1 tiết).
GV: Các tiết thực hành trên máy tính các em sẽ chia nhóm thực hành tại phòng máy tính.
HS: Chú ý nghe và ghi nhớ.
GV: Phương pháp học tập: 
+ Hình thành khả năng sử dụng máy tính phụ vụ hoạt động học tập của bản thân, vận dụng kiến thức và thực tiễn, dễ thích ứng với đời sống xã hội.
+ Hình thành khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo.
+ Hình thành khả năng làm việc tập thể, có niềm vui hứng thú học tập, mọi người cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau .
HS: Nghe giảng ghi nhớ.
GV: Về kĩ năng: Tổng lực tất cả các kĩ năng: Nhìn, nghe nói, viết, đọc, làm.
HS: Nghe giảng ghi nhớ.
GV: Các em có thể sử dụng tài liệu tham khảo có liên quan đến chương trình học.
1. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, SBT, phương pháp học tập.
a. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các khái niệm cơ bản nhất ở múc phổ thông về tin học – một ngành khoa học với những đặc thù riêng – các kiến thức về hệ thống, thuật toán, cấu trúc dữ liệu, lập trình, cơ sở dữ liệu và hệ quản trị dữ liệu.
- Kĩ năng: Học sinh bước đầu biết sử dụng máy tính, biết soạn văn bản, sử dụng Internet, khai thác được các phần mềm thông dụng, giải được các bài toán đơn giản bằng máy tính, bước đầu sử dụng được một hệ quản trị CSDL quan hệ cụ thể.
- Thái độ: Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học như sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học, cẩn thận trong công việc, hợp tác tốt với bạn bè.
b, Hướng dẫn sử dụng SGK
- SGK lớp 10 Tin học gồm IV chương.
Chương I: Một số khái niệm cơ bản của tin học. 
Chương II: Hệ điều hành.
Chương III: Soạn thảo văn bản.
Chương IV: Mạng máy tính và Internet.
Cuối SGK còn có Bộ mã ASCII cơ sở và một số thuật ngữ chính.
Học kì I bắt đầu từ tiết 1 đến tiết 35
Học kì 2 từ tiết 36 đến tiết 70. 
- Kiểm tra đánh giá:
- 6 tiết. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì 1: 1 tiết; học kì 2: 1 tiết); 2 tiết kiểm tra 1 tiết (học kì 1: 1 tiết; học kì 2: 1 tiết); 2 tiết kiểm tra 1 tiết thực hành trên máy (học kì 1: 1 tiết; học kì 2: 1 tiết).
c) Củng cố:
GV: Nhắc lại cho học sinh về chương trình học. Các sử dụng SGK.
d) : Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Về nhà đọc trước bài 1 Tin học là một ngành khoa học.
 Ngày giảng: Lớp 10A1: ...../...../2020	 Lớp 10A4: ...../...../2020
	Lớp 10A2: ...../...../2020	 Lớp 10A5: ...../...../2020	Lớp 10A3: ...../...../2020	 Lớp 10A6: ..../...../2020
CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết 2. Bài 1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: 	
	- Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.
	- Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.
	- Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội.	
	- Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.
	- Biết được một số ứng dụng của tin học và MTĐT trong các hoạt động của đời sống.
b. Kĩ năng:
	- Phân biệt tin học với các ngành khoa học khác.
	- Biết một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống 
c. Thái độ: 
	- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích học môn học.
d. Định hướng hình thành năng lực:
	- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV: 
	- Bài soạn, SGK, SGV
b. Chuẩn bị của HS: 
	- SGK, SBT, vở ghi
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
b. Bài mới:
1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Hs biết một số ứng dụng của tin học
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở
- Hình thức tổ chức hoạt động : Cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu
* Đặt vấn đề: Đặt câu hỏi: Ai có thể nói được Tin học là gì? Dẫn dắt thêm một số ứng dụng cũng như sự phát triển của máy tính, của Tin học. Từ đó giới thiệu nội dung học ở chương trình Tin học lớp 10. 
HS : - Trả lời Tin học là gì
 - HS lấy Vd về một số ứng dụng của Tin học
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- Mục Tiêu: Biết sự ra đời của của ngành khoa học Tin học. Đặc trưng và vai trò của máy tính điện tử khi ứng dụng các thành tựu của tin học vào khoa học và đời sống.
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, Thảo luận
- Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu (nếu có)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của Tin học
GV: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của tin học?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Thực tế cho thấy Tin học là ngành ra đời chưa được bao lâu nhưng những thành quả mà nó mang lại cho con người thì vô cùng lớn lao. 
GV: Hãy kể tên những ngành trong thực tế có dùng đến sự trợ giúp của Tin học?
HS: Trả lời câu hỏi. 
GV: Em có nhận xét gì về sự phát triển của ngành tin học so với các ngành khoa học khác?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Công cụ và đối tượng nghiên cứu của tin học là gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
1. Sự hình thành và phát triển của tin học:
- Cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử diễn ra tương đối nhanh => Sự ra đời của hàng loạt thành tựu khoa học và kỹ thuật khác trong đó có máy tính điện tử.
- Việc sáng tạo ra công cụ mới là MTĐT để đáp ứng yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin => Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học với nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.
- Tin học là một ngành khoa học mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ. 
- MTĐT vừa là đối tượng, vừa là công cụ nghiên cứu của tin học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
GV: Trước sự bùng nổ thông tin hiện nay máy tính được coi như là một công cụ không thể thiếu của con người.
GV: Em hãy nêu vai trò của MTĐT qua các giai đoạn phát triển của nó?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Em hãy lấy ví dụ về nhu cầu lưu trữ, tìm kiếm, xử lý thong tin nhờ MTĐT?
GV: Vì sao MTĐT trở thành công cụ lao động không thể thiếu của con người trong kỉ nguyên thông tin?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử:
+ Vai trò:
- Trong giai đoạn đầu MTĐT xuất hiện với mục đích trợ giúp công việc tính toán thuần tuý.
- Qua quá trình phát triển MTĐT đáp ứng nhu cầu lưu trữ, tìm kiếm và xử lý thông tin một cách có hiệu quả.
+ Đặc tính:
- Máy tính có thể làm việc 24 giờ/ngày mà không mệt mỏi.
 - Tốc độ xử lý thông tin nhanh, chính xác.
- Máy tính có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn trong một không gian hạn 
chế.
- Các máy tính cá nhân có thể liên kết với nhau thành một mạng và có thể chia sẻ dữ liệu giữa các máy với nhau.
- Máy tính ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng và phổ biến.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thuật ngữ Tin học
GV: Có nhiều định nghĩa khác nhau về tin học. Sự khác nhau chỉ ở phạm vi các lĩnh vực được coi là tin học còn về nội dung là thống nhất.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Hãy cho biết tin học là gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức
3. Thuật ngữ Tin học:
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
3. Hoạt động luyện tập :
Cho HS nhắc lại KT:
Sự hình thành và phát triển của Tin học. 
Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử. 
Mục tiêu của ngành Tin học là gì?. 
4. Hoạt động vận dụng :
Gv: Trả lời câu hỏi
Câu 1: Vì sao tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học
Hs: Trả lời
Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học bởi vì Tin học là một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
Câu 2: Công cụ nào đặc trưng cho nền văn minh thông tin:
A. Điện thoại di động
B. Máy tính điện tử
C. Mạng Internet
D. Máy thu hình
=> Đáp án: B
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng :
GV: Trả lời câu hỏi
Hãy nêu một Vd mà máy tính không thể thay thế con trong việc xử lý thông tin ?
HS: Trả lời
Máy tính không thể trả lời những câu hỏi mang tính chất tích luỹ kiến thức thực tế của con người nhằm tạo ra tri thức mới.
- Máy tính không thể nhận biết dạng thông tin mùi vị
- Những vấn đề tình cảm, cảm xúc.
- Yếu tố “linh cảm” của con người.
c. Củng cố bài:
+ Hệ thống kiến thức cơ bản:
- Sự hình thành và phát triển của Tin học
- Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Hướng dẫn học bài cũ : 
- Bài tập 1.1 -> 1.5 trong SBT và trả lời các cẩu hỏi 1, 3, 4/ Trang 6 SGK
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : Trả lời câu hỏi sau
Tiết 1 : - Thông tin, dữ liệu là gì ? Nêu VD về thông tin, dữ liệu ?
 	- Đơn vị đo thông tin nhỏ nhất ? Để đo thông tin có những đơn vị nào ?
- Thông tin có mấy dạng
Tiết 2 : - Làm thế nào để mã hóa thông tin trong máy tính ?
	 - Nêu cách biểu diễn thông tin trong máy tính ?
Ngày giảng: Lớp 10A1: ...../...../2020	 Lớp 10A4: ...../...../2020
	Lớp 10A2: ...../...../2020	 Lớp 10A5: ...../...../2020	Lớp 10A3: ...../...../2020	 Lớp 10A6: ..../...../2020
Tiết 3: Bài 2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: 	
	- Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính.
	- Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
	- Biết đơn vị đo thông tin là bit và các bội của bit.
b. Kĩ năng: 
	- Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
c. Thái độ: 
	- Có ý thức học tập nghiêm túc, ham học hỏi.
d. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác, 
- Năng lực tính toán
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Bài soạn, SGK, SGV
b. Chuẩn bị của học sinh: 
	 - SGK, vở ghi.
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu sự hình thành và phát triển của tin học?
Câu 2: Những đặc tính và vai trò của máy tính điện tử?
b. Bài mới:
1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của bài học trước về Đặc trưng của máy tính điện tử
- Phương pháp/ Kỷ thuật: Hỏi đáp/ Trình bày
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK
- Sản phẩm: Học sinh biết các đặc trưng của Máy tính điện tử.
* Đặt vấn đề:
	Hôm trước các em đã biết Tin học là gì, biết máy tính có những ưu việt gì. Vậy thì thông tin được lưu trữ trong máy như thế nào? Hay đơn vị đo là gì? Ta sẽ qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- Mục Tiêu: +Biết khái niệm thông tin và dữ liệu
 	+Biết các đơn vị đo thông tin
	+Biết các dạng thông tin
- Phương pháp: Phương pháp vấn đáp gợi mở, làm việc nhóm, thảo luận. 
- Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, nhóm
- Phương Tiện dạy học: SGK, Bảng đen
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông tin và dữ liệu
GV: Không có sự khác biệt nhiều về khái niệm thông tin được hiểu trong đời sống xã hội và thông tin trong tin học.
HS: Chú ý lắng nghe
GV: Khi nghe chương trình dự báo thời tiết “ngày mai nhiệt độ trung bình là 38oC” em nhận được lượng thông tin gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, giải thích để HS hiểu rõ.
GV: Em hiểu thông tin là gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Muốn đưa thông tin vào trong máy tính con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lý được.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về thông tin và dữ liệu.
HS: Thực hiện theo yêu cầu
1. Khái niệm thông tin và dữ liệu:
+ Thông tin: Là sự hiểu biết của con người vê một thực thể được tồn tại khách quan.
+ Dữ liệu: là thông tin đã được đưa vào máy tính.
- Ví dụ: Bảng điểm trong sổ điểm là thông tin nhưng khi nhập điểm này vào máy tính thì bảng điểm trong máy tính là dữ liệu. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn vị đo lượng thông tin
GV: Muốn máy tính nhận biết được một đối tượng nào đó ta cần cung cấp cho nó đầy đủ lượng thông tin về đối tượng này. 
HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài
GV: Nêu và phân tích ví dụ để HS hiểu rõ về đơn vị đo bit.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.
GV: Nêu đơn vị đo bit.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.
GV: Hướng dẫn HS biểu diễn bit qua ví dụ dãy 8 bóng đèn.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.
GV: Yêu cầu HS lấy 1 số ví dụ về các thông tin chỉ xuất hiện với 1 trong 2 trạng thái.
GV: Gọi HS lên bảng biểu diễn dãy bit
HS: Thực hiện theo yêu cầu.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin
HS: Lắng nghe, ghi bài.
2. Đơn vị đo lượng thông tin:
+ Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là bit (viết tắt của Binary Digital). Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của 1 sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau.
- Ví dụ 1: Sự kiện tung đồng xu có 2 mặt thì khả năng xuất hiện của mặt sấp và mặt ngửa là như nhau.
+ Bit dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu là 0 và 1.
- Ví dụ 2: Giả sử có dãy 8 bóng đèn được đánh số từ 1đến 8. Trong đó bóng đèn thứ hai, ba, tám sáng, còn lại tắt. Kí hiệu 0 là tắt, 1 là sáng.
=> Thông tin về dãy 8 bóng đèn được biểu diễn: 01100001
+ Các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin:
Byte (1 byte = 8 bit)
KB Kilôbai = 1024 byte
MB Mêgabai = 1024 KB
GB Gigabai = 1024 MB
TB Têrabai = 1024 GB
PB Pêtabai = 1024 TB
Hoạt động 3: Tìm hiểu các dạng thông tin
GV: Có nhiều dạng thông tin khác nhau và mỗi dạng có 1 số cách thể hiện khác nhau.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Giới thiệu các dạng thông tin
HS: Lắng nghe, ghi bài.
GV: Cho ví dụ về các dạng thông tin phi số?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Một số thông tin chưa có khả năng xử lý, thu thập thì không xếp vào các dạng này.
3. Các dạng thông tin:
+ Có 2 dạng thông tin: 
Loại số (số nguyên, số thực, )
Loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh ).
+ Một số dạng thông tin phi số:
– Dạng văn bản: báo chí, sách, vở 
– Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, ảnh chụp, băng hình, 
– Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng chim hót, 
3. Hoạt động luyện tập:
+ Câu hỏi: Một cuốn sách B gồm 300 trang (có hình ảnh) nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 10MB. Hỏi một đĩa cứng 80GB thì có thể chứa được khoảng bao nhiêu cuốn sách có lượng thông tin xấp xỉ như cuốn sách B?
=> Đáp án: Ta có 80GB = 80 x 1024 MB nên đĩa cứng có thể chứa 8192 cuốn sách 
(80 x 1024)/10 = 8192 
4. Hoạt động vận dụng:
Gv đưa câu hỏi về nhà: 
Hãy nêu một vài ví dụ về thông tin. Với mỗi thông tin đó hãy cho biết dạng của nó?
c. Củng cố bài
+ Hệ thống kiến thức cơ bản:
- Khái niệm thông tin và dữ liệu
- Đơn vị đo thông tin, các dạng thông cơ bản
d. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Hướng dẫn học bài cũ: 
 	 + Bài 1.5->1.8 SBT
 	+ Khái niệm thông tin-Các dạng thông tin
+ Khái niệm dữ liệu - Đơn vị đo 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
	+Thế nào gọi Mã hóa thông tin trong máy tính?
 	+Cách mã hóa thông tin dạng số và phi số?
Ngày giảng: Lớp 10A1: ...../...../2020	 Lớp 10A4: ...../...../2020
	Lớp 10A2: ...../...../2020	 Lớp 10A5: ...../...../2020	Lớp 10A3: ...../...../2020	 Lớp 10A6: ..../...../2020
Tiết 4:
 Bài 2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (TIẾP)
1. Mục tiêu:
 a. Kiến thức: 	
	- Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
	- Biết khái niệm mã hóa thông tin trong máy tính.
	- Hiểu cách biểu diễn các dạng thông tin trong máy tính.
 b. Kĩ năng: 
	- Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
 c. Thái độ: 
	- Có ý thức học tập nghiêm túc, ham học hỏi.
 d. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác, 
- Năng lực tính toán
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Bài soạn, SGK, SGV, bảng mã ASCII.
 b. Chuẩn bị của học sinh: 
	 - SGK, vở ghi.
3. Tiến trình dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Viết các đơn vị đo lượng thông tin?
Câu 2: Khái niệm thông tin và dữ liệu? Các dạng thông tin? Cho ví dụ?
b. Bài mới:
1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về các dạng thông tin.
- Phương pháp: Hỏi đáp/ Trình bày
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK
- Sản phẩm: Học sinh biết các dạng thông tin
* Đặt vấn đề:
Các em đã biết thông tin và đơn vị đo thông tin là gì, vậy làm thế nào để lưu trữ các dạng thông tin khác nhau trên máy tính?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- Mục tiêu:
Biết khái niệm mã hóa thông tin cho máy tính. 
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. 
Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin. 
- Phương pháp: Phương pháp vấn đáp gợi mở, làm việc nhóm, thảo luận. 
- Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân, nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK, Bảng đen
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mã hoá thông tin trong máy tính
GV: Nêu khái niệm mã hóa thông tin.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.
GV: Thông tin về trạng thái 8 bóng đèn trong ví dụ trước được biểu diễn thành dãy 8 bí là mã hóa của thông tin đó trong máy tính.
HS: Chú ý lắng nghe + Quan sát hình 6. Mã hóa thông tin trong máy tính (SGK-10)
GV: Văn bản là gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Giới thiệu bảng mã ASCII (phụ lục 1) và hướng dẫn mã hoá thông tin đơn giản.
GV: Yêu cầu HS lẫy ví dụ.
HS: Thực hiện yêu cầu.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. Mã hoá thông tin trong máy tính:
+ Khái niệm: Muốn máy tính xử lý được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là một cách mã hoá thông tin.
- Văn bản là 1 dãy các kí tự viết liên tiếp theo 1 quy tắc nào đó, gồm chữ thường, hoa, in hoa 
+ Mã hoá thông tin dạng văn bản:
- Dùng bộ mã ASCII: Sử dụng 8 bit để mã hóa kí tự: gồm 256 kí tự được đánh số từ 0.. 255, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự. 
- Dùng bộ mã Unicode: Sử dụng 16 bit để mã hóa kí tự: Mã hóa 65536 kí tự.
+ Ví dụ: Kí tự “A”
 – Mã thập phân: 65
 – Mã nhị phân là: 01000001 .
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính
GV: Có mấy dạng thông tin?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Hệ đếm là gì? Các hệ đếm mà em đã được học.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Cho HS viết 1 số dưới dạng số La Mã.
HS: Nêu một số ví dụ.
GV: Giới thiệu một số hệ đếm và hướng dẫn cách chuyển đổi giữa các hệ đếm.
HS: Lắng nghe, ghi bài.
GV: Hãy biểu diễn các số sau sang hệ thập phân: 1001112, 4BA16.
HS: Các nhóm thực hành chuyển đổi giữa các hệ đếm.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức
GV: Tuỳ vào độ lớn của số nguyên mà người ta có thể lấy 1 byte, 2 byte hay 4 byte để biểu diễn. Trong phạm vi bài này ta chỉ đi xét số nguyên với 1byte.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.
GV: Cách viết số thực trong toán học?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Giới thiệu cách biểu diễn số thực trong tin học
HS: Lắng nghe, ghi bài,
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ cách biếu diễn số thực.
HS: Thực hiện yêu cầu.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Em hãy lấy ví dụ về dùng dãy byte để biểu diễn xâu kí tự “TIN”?
HS: Thực hiện yêu cầu.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Nêu nguyên lí mã hóa nhị phân.
HS: Lắng nghe, ghi bài.
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
 a. Thông tin loại số: 
Hệ đếm: Là tập hợp các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.
 – Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.
 · Hệ đếm La Mã: Gồm các chữ cái.
Kí hiệu: I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, 
C = 100, D = 500, M = 1000. Đây là hệ đếm không phụ thuộc vị trí
 · Hệ thập phân (hệ đếm cơ số 10):
Kí hiệu: 0, 1, 2, , 9. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn.
 + Các hệ đếm thường dùng trong Tin học:
- Hệ nhị phân: (cơ số 2) chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1.
- Hệ thập lục phân: (hệ cơ số 16 hay hệ Hexa ): sử dụng các kí hiệu: 0, 1, , 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có các giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
Chú ý: 
+ Muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó. 
+ Chuyển đổi từ hệ 2, hệ 16 về hệ 10:
Ví dụ 1: 1012 = 1 x 22 + 0 x 21 + 1 x 20 = 510
Ví dụ 2: 2AC16 = 2.162 + 10.161 + 12.160 
 = 68410
* Biểu diễn số nguyên: Biểu diễn số nguyên với 1 Byte như sau:
7	6	5	4	3	2	1	0
các bit cao	các bit thấp
 - Bit cao nhất (bit dấu) dùng để xác định số nguyên đó là âm hay dương. 
- Với số nguyên có dấu: Một byte biểu diễn số nguyên trong phạm vi -127 đến 127
- Với số nguyên không âm: Một byte biểu diễn số nguyên trong phạm vi 0 đến 255
* Biểu diễn số thực:
- Giữa phần nguyên và phần thập phân là dấu chấm.
- Biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động: ±Mx10±K
Trong đó: M là phần định trị (0,1 £ M < 1)
 K là phần bậc (KÎZ)
Ví dụ: 12,34 được biểu diễn 0.1234 x 102
b. Thông tin loại phi số: 
Văn bản:
- Máy tính dùng một dãy bit biểu diễn 1 kí tự.
- Dãy byte biểu diễn xâu kí tự.
Các dạng khác: (hình ảnh, âm thanh )
· Nguyên lý mã hoá nhị phân:
Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
3. Hoạt động luyện tập:
- HS nắm lại kiến thức trọng tâm:
Mã hóa thông tin
Các loại hệ đếm và cách chuyển đổi, cách biểu diễn thông tin dạng số và Phi số. 
- Làm một số câu hỏi trắc nghiệm trên phiếu trả lời trắc nghiệm
Câu 1:Thông tin là gì 
Các văn bản và số liệu
Hiểu biết của con người về một thực thể, sự vật, khái niệm, hiện tượng nào đó
Văn bản, Hình ảnh, âm thanh
Hình ảnh, âm thanh
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất về khái niệm bit ? 
Đơn vị đo khối lượng kiến thức 	
Chính chữ số 1 	
Đơn vị đo lượng thông tin 
Một số có 1 chữ số 
Câu 3: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau : 
 Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào trong máy tính . 
CPU là vùng nhớ đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi . 
Đĩa cứng là bộ nhớ trong . 	
8 bytes = 1 bit . 	
Câu 4:Chọn câu đúng
1MB = 1024KB
1B = 1024 Bit
1KB = 1024MB
1Bit= 1024B
Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau : 
Hệ thập lục phân sử dụng 10 chữ số từ 0 đến 9 . 	
Hệ thập lục phân sử dụng 10 chữ số từ 0 đến 9 và 6 chữ cái A , B , C , D , E , F
Hệ thập lục phân sử dụng 2 chữ số từ 0 và 1. 	
Hệ thập lục phân sử dụng 7 chữ cái I , V , X , L , C , D . M
Câu 6: Hãy chọn phương án ghép đúng : mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình 
Chuyển thông tin bên ngoài thành thông tin bên trong máy tính 	
Chuyển thông tin về dạng mà máy tính có thể xử lí được 	 
Chuyển thông tin về dạng mã ASCII 	
Thay đổi hình thức biểu diễn để người khác không hiểu được 
Câu 7: Hệ đếm nhị phân được sử dụng phổ biến trong tin học vì 
Dễ biến đổi thành dạng biểu diễn trong hệ đếm 10 	
Là số nguyên tố chẵn duy nhất 	
Một mạch điện có hai trạng thái (có điện/không có điện) có thể dùng để thể hiện tương ứng "1", "0" 	
Dễ dùng 
4. Hoạt động vận dụng:
Câu hỏi 1:
Phát biểu “Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân (chỉ dùng 2 ký hiệu 0 và 1)” là đúng hay sai ? Hãy giải thích?
Hs: Trả lời
Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân vì tất cả các thông tin khi đưa vào máy tính thì chúng đều biểri đổi thành dạng chung - dãy bit, dãy bit đó là duy nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn
+ Câu hỏi 2: Mùi vì là thông tin dạng:
Số
B. Phi số
Chưa có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lý được
=> Đáp án: C
c. Củng cố bài:
+ Hệ thống kiến thức cơ bản:
- Cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Cách mã hóa thông tin
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: 
- Trả lời các câu hỏi trong SGK 1,2,3,4/trang 17
- Bài tập 1.9 -> 1.12 SBT
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Tiết sau bài tập và thực hành 1
Trả lời các hỏi hỏi a,b,c,d ở SGK trang 16
Ngày giảng: Lớp 10A1: ...../...../2020	 Lớp 10A4: ...../...../2020
	Lớp 10A2: ...../...../2020	 Lớp 10A5: ...../...../2020	Lớp 10A3: ...../...../2020	 Lớp 10A6: ..../...../2020
Tiết 5: LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HOÁ THÔNG TIN
I. Mục tiêu:
Củng cố hiểu biết ban đầu về Tin học, máy tính.
Sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá được xâu kí tự, số nguyên.
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
Năng lực hình thành: tính toán, tự học, giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Giáo viên: giáo án, các gợi ý giúp học sinh giải bài tập .
Học sinh: vở ghi, sách GK, SBT, học bài cũ, đọc trước bài thực hành.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
 GV nêu nội dung và yêu cầu của tiết học
	Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Đưa ra nội dung yêu cầu của tiết bài tập và thực hành 1 
Hoạt động 2: Hướng dẫn, gợi ý và gọi học sinh trả lời các câu hỏi
Với câu a3, c2 gọi học sinh lên bảng viết phần bài làm của mình
Hoạt động 3: Nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả
Nghiên cứu nội dung câu hỏi 
Suy nghĩ trả lời
Sử dụng bảng mã ASCII (trang 169) để mã hoá và giải mã
ôn tập lại kiến thức bài 2 để trả lời các câu hỏi và bài tập
a) Tin học, máy tính 
Hãy chọn những khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong lĩnh vực tính toán;
Học Tin học là học sử dụng máy tính;
Máy tính là sản phẩm trí tuệ của con người;
Một người phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại không thể thiếu hiểu biết về Tin học.
Những đẳng thức nào là đúng trong các đẳng thức sau đây?
1 KB = 1000 byte;
1 KB = 1024 byte;
1 MB = 1000000 byte.
Có 10 học sinh xếp hàng ngang để chụp ảnh. Em hãy dùng 10 bit để biểu diễn thông tin này cho biết mỗi vị trí trong hàng là bạn nam hay bạn nữ.
b) Sử dụng bảng mã ASCII (xem phụ lục) để mã hoá và giải mã
Chuyển các xâu kí tự sau thành dạng mã nhị phân: "VN", "Tin".
Dãy bit "010010000110111101100001" tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự nào?
c) Biểu diễn số nguyên và số thực
Để mã hoá số nguyên –27 cần dùng bao nhiêu byte?
Viết các số thực sau đây dưới dạng dấu phẩy động: 
11005 (0.11005x105); 25,879 (0.25879x102); 0,000984 (0.984x10-3)
Hoạt động 4: Vận dụng
Cho học sinh trả lời các câu hỏi sau
Hãy nêu một vài ví dụ về thông tin. Với mỗi t. tin đó hãy cho biết dạng của nó?
Hãy phân biệt bộ mã ASCII và bộ mã Unicode?
Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các kí hiệu nào?
Hãy nêu cách biểu diễn số nguyên, số thực trong máy tính?
Phát biểu “Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân (chỉ dùng hai kí hiệu 0 và 1)” là đúng hay sai? Hãy giải thích?
4. Củng cố và giao bài tập về nhà 
- Các thuật ngữ chính Bit; Byte; KB; MB; 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_10_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2020_20.doc