Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính - Trường THPT Tịnh Biên

Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính - Trường THPT Tịnh Biên

I. MỤC TIÊU

Yêu cầu cần đạt: Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính, Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính

1. Kiến thức:

 Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính.

 Biết máy tính làm việc theo nguyên lí Phôn Nôi-man

2. Kĩ năng:

 Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.

 Ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc và chuẩn xác.

3. Năng lực

Năng lực chung: : Năng lực sử dụng máy tính, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực tự học, Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.

Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực hành.

4. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học.

 

docx 6 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 6330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính - Trường THPT Tịnh Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TỊNH BIÊN
MÔN : TIN HỌC – THPT
BÀI 3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH 
Môn học: Tin học lớp10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt: Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính, Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính
1. Kiến thức: 
Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính.
Biết máy tính làm việc theo nguyên lí Phôn Nôi-man
2. Kĩ năng:
 Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
 Ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc và chuẩn xác.
3. Năng lực 
Năng lực chung: : Năng lực sử dụng máy tính, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực tự học, Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực hành.
4. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Giáo viên: chuẩn bị học liệu trên một số công cụ hỗ trợ (Powerpoint, zalo, Padlet, Azota, thiết bị máy tính, ), Sách giáo khoa Tin học 10.
Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, Thiết bị học tập ( ĐTDĐ, máy tính,..)
HS sử dụng đường link google meet được giáo viên cung cấp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. MỞ ĐẦU (thực hiện trước giờ học)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát hình và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu của GV, HS quan sát và trả lời câu hỏi GV đưa ra bằng cách đánh vào thanh trò chuyện.
d) Tổ chức thực hiện: 
	GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: Cho một bức tranh có nhiều thiết bị của máy tính. Học sinh quan sát, ghi nhớ trong 10 giây. Sau đó cùng nhóm ghi ra những gì đã thấy trong hình trong vòng 1 phút?
	Nhóm nào có kết quả chính sát, nhiều từ nhất sẽ chiến thắng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm về hệ thống tin học (thực hiện trong giờ học)
a) Mục tiêu: Nắm được chức năng và thành phần của hệ thống tin học.
b) Nội dung: HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu để báo cáo
c) Sản phẩm: bài báo cáo, trình bày của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
#1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trình bày giới thiệu Hệ thống tin học (Làm việc nhóm và nhận nhiệm vụ từ giáo viên ờ tiết bài trước, chuẩn bị trước tới phần được giao thì cử đại diện lên trình bày)
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS nghiên cứu trình bày nội dung qua Powerpoint hoặc file. 
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): 
GV: yêu cầu nhóm chuẩn bị nôi dung lên báo cáo, trình bày.
HS: lắng nghe và đóng góp ý kiến cho nhóm báo cáo
GV: Quan sát tiến trình báo cáo và ghi nhận đóng góp của các nhóm, gợi ý một số câu hỏi để xem sự chú ý và ghi nhớ bài của học sinh.
Gợi ý:
Hệ thống tin học có bao nhiêu thành phần?
Thành phần nào quan trọng nhất? Tại sao?
Hãy cho biết chi tiết, chức năng từng thành phần của Hệ thống tin học?
Hệ thống tin học có chức năng gì?
#4: GV chốt kiến thức: Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lý, xuất, truyền và lưu trữ thông tin, gồm có 3 thành phần: Phần cứng, phần mềm, sự quản lý và điểu khiển của con người.
 + Phần cứng gồm máy tính và một số thiết bị liên quan 
Ví dụ: CPU, màn hình, bàn phím, chuột.....
 + Phần mềm : gồm các chương trình. Chương trình là một dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực như: soạn thảo văn bản, game...
 + Sự quản lí, điều khiển của con người. Là thành phần quan trọng nhất.
Hoạt động 2: Sơ đồ cấu trúc của một máy tính:
a. Mục tiêu: HS biết được các bộ phận của 1 máy tính và việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận máy tính.
b. Nội dung: HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu để báo cáo
c. Sản phẩm: Bài báo cáo của học sinh, kĩ năng CNTT và giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
#1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trình bày giới thiệu Sơ đồ cấu trúc của máy tính (Làm việc nhóm và nhận nhiệm vụ từ giáo viên ờ tiết bài trước, chuẩn bị trước tới phần được giao thì cử đại diện lên trình bày)
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS nghiên cứu trình bày nội dung qua Powerpoint hoặc file. 
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): 
GV: yêu cầu nhóm chuẩn bị nôi dung lên báo cáo, trình bày.
HS: lắng nghe và đóng góp ý kiến cho nhóm báo cáo
GV: Quan sát tiến trình báo cáo và ghi nhận đóng góp của các nhóm, gợi ý một số câu hỏi để xem sự chú ý và ghi nhớ bài của học sinh.
1. Theo các em thì máy tính có bao nhiêu bộ phận chính?
2. Và bộ phận nào là quan trọng nhất?
	3. Hãy giới thiệu và giải thích về sơ đồ cấu trúc máy tính!.
# 4 GV chốt kiến thức:
Bộ xử lý trung tâm
Bộ Điều khiển
Bộ số học/logic
Bộ nhớ trong
Thiết bị ra
Thiết bị vào
Bộ nhớ ngoài
Hoạt động 3: Chức năng từng bộ phận trong sơ đồ cấu trúc của máy tính
a. Mục tiêu: HS biết được chức năng và thành phần của các bộ phận của 1 máy tính,
b. Nội dung: HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu để báo cáo
c. Sản phẩm: Bài báo cáo của học sinh, kĩ năng CNTT và giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
#1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trình bày giới thiệu Các chức năng và thành phần của các bộ phận của sơ đồ cấu trúc (Làm việc nhóm và nhận nhiệm vụ từ giáo viên ờ tiết bài trước, chuẩn bị trước tới phần được giao thì cử đại diện lên trình bài)
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS nghiên cứu trình bày nội dung qua Powerpoint hoặc file. 
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): 
GV: yêu cầu nhóm chuẩn bị nôi dung lên báo cáo, trình bày.
HS: lắng nghe và đóng góp ý kiến cho nhóm báo cáo
GV: Quan sát tiến trình báo cáo và ghi nhận đóng góp của các nhóm, gợi ý một số câu hỏi để xem sự chú ý và ghi nhớ bài của học sinh.
1. Tại sao CPU là bộ phận quan trọng nhất?
2. Bộ nhớ chính của máy tính là bộ nhớ nào? Có mấy thành phần?
	3. Hãy phân biệt giữa ROM và RAM?
	4. Hãy kể một số thiết bị ra? Một số thiết bị vào?
# 4 GV chốt kiến thức:
Bộ xử lí trung tâm (CPU - Central Processing Unit):
	- CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
	- CPU gồm 2 bộ phận chính:
	 + Bộ điều khiển: CU - Control Unit.
	 + Bộ số học/logic: ALU - Arithmetic/Logic Unit, thực hiện các phép toán số học, logic.
	- Ngoài ra còn có thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache). 
Bộ nhớ trong (Main Memory): còn gọi là bộ nhớ chính.
- Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi nơi trữ dữ liệu đang được xử lý.
- Bộ nhớ trong gồm 2 phần:
 + ROM (Read Only Memory): là bộ nhớ chỉ đọc, chứa một số chương trình hệ thống, không sửa đổi được. Khi tắt máy, dữ liệu trong ROM không bị mất đi.
 + RAM (Random Access Memory): là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy, dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi.
Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory): 
	- Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
	- Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng (gắn trong máy), đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.
Thiết bị vào (Input device):
	- Thiết bị vào dùng để đưa dữ liệu vào máy tính.
Bàn phím: khi ta gõ một phím thì mã tương ứng của nó được truyền vào máy.
Chuột: chỉ định việc thực hiện một lựa chọn nào đó, có thể thay cho một số thao tác bàn phím.
Máy quét (Scanner): đưa hình ảnh vào máy tính.
Webcam...
Thiết bị ra (Output device):
Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính
Màn hình.
Máy in.
Máy chiếu.
Loa và tai nghe.
Modem: hỗ trợ cả việc đưa thông tin vào và lấy thông tin ra từ máy tính
Hoạt động 4: Hoạt động của máy tính
a. Mục tiêu: HS biết được nguyên lý hoạt động của máy tính,
b. Nội dung: HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu để báo cáo
c. Sản phẩm: Bài báo cáo của học sinh, kĩ năng CNTT và giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
#1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trình bày giới thiệu Nguyên lí hoạt động của máy tính (Làm việc nhóm và nhận nhiệm vụ từ giáo viên ờ tiết bài trước, chuẩn bị trước tới phần được giao thì cử đại diện lên trình bày)
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS nghiên cứu trình bày nội dung qua Powerpoint hoặc file. 
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): 
GV: yêu cầu nhóm chuẩn bị nôi dung lên báo cáo, trình bày.
HS: lắng nghe và đóng góp ý kiến cho nhóm báo cáo
GV: Quan sát tiến trình báo cáo và ghi nhận đóng góp của các nhóm, gợi ý một số câu hỏi để xem sự chú ý và ghi nhớ bài của học sinh.
# 4 GV chốt kiến thức:
*Nguyên lí điều khiển bằng chương trình:
- Máy tính hoạt động theo chương trình.
- Thông tin về một lệnh bao gồm:
	+ Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ.
	+ Mã của thao tác cần thực hiện.
	+ Địa chỉ các ô nhớ liên quan.
	*Nguyên lí lưu trữ chương trình:
- Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.
*Nguyên lí truy cập theo địa chỉ:
- Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
- Máy tính xử lí đồng thời 1 dãy bit gọi là từ máy.
*Nguyên lí Phôn Nôi-man (J.Von Neumann)
	Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ bằng chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man
Hoạt động 5: Vận dụng và công việc về nhà
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học để trả lời trắc ghiệm. và giao nhiệm về nhà.
b. Nội dung: Câu hỏi trắc nghiệm. và giao nhiệm về nhà phân công từng nhóm chuẩn bị từng nội dung của bài 4 và trình bày nội dung trong tiết sau.
1/ Hệ thống tin học gồm mấy thành phần? 
A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
2/ Sơ đồ cấu trúc của một mày tính gồm mấy thành phần? 
A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
3/ Bộ nhớ trong có mấy thành phần quan trọng?
A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
4/ Thành phần nào quan trọng nhất của Sơ đồ cấu trúc của một máy tính? là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình?
A. Bộ xử lí trung tâm 	B. Bộ nhớ trong 
C. Bộ nhớ ngoài 	D. Sự quản lý và điều khiển của con người 
5/ Trong thiết bị sau thiết bị nào là thiết bị vào?
A. ROM	B. RAM	C. bàn phím	D. màn hình
6/ Bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ liệu, còn có tên gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, đó là bộ nhớ nào?
A. ROM	B. RAM	C. USB	D. Ổ cứng
9/ ROM thuộc bộ nhớ nào của máy tính? 
A. Bộ xử lí trung tâm 	B. Bộ nhớ trong 
C. Bộ nhớ ngoài 	D. Thiết bị vào
10/ Là Thiết bị để đưa thông tin ra ngoài máy tính
A. ROM	B. RAM	C. bàn phím	D. màn hình
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào chọn đáp án.
d. Tổ chức thực hiện:
#1: GV đưa câu hỏi trắc nghiệm. Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị theo 4 nhóm thảo luận và trình bày nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.
	Nhóm 1: Trình bày giới thiệu về bài toán và thuật toán, các diển đạt và tính chất của thuật toán.
	Nhóm 2: Trình bày giới thiệu về thuật toán tìm giá trị lớn nhất
	Nhóm 3: Trình bày giới thiệu về thuật toán sắp xếp và tráo đổi
	Nhóm 4: Trình bày giới thiệu về thuật toán tìm kiếm tuần tự.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm tìm hiểu về thuật toán và chuẩn bị bài trình bày thuật toán đã được giao. ( nhóm tự phân công nhiệm vụ đề hoàn thành tốt công việc)
#3: GV yêu cầu HS làm bày trắc nghiệm bằng sử dụng đường link Azota.
– GV sửa bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp. Nhắc công việc về nhà.
-----HẾT ----

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_bai_3_gioi_thieu_ve_may_tinh_truong_t.docx