Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính (Tiết 3) - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
1. Mục tiêu bài học
a) Kiến thức:
- Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.
- Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann
b) Kỹ năng:
- Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
c) Thái độ: HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực quan sát, năng lực tự học, năng lực tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp: Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp .
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học
- Kết hợp giữa nhiều phương pháp như: diễn giải, vấn đáp, hoạt động nhóm
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin học 10, SGV Tin học 10, một số thiết bị máy tính
2. Học sinh: Sách GK Tin học 10 + vở ghi.
TIẾT 7 BÀI 3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (Tiết 3) Ngày soạn : 27/09/2020 Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ 1. Mục tiêu bài học a) Kiến thức: Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính. Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann b) Kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính. c) Thái độ: HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. 2. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực quan sát, năng lực tự học, năng lực tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp: Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp . 3. Phương pháp kỹ thuật dạy học - Kết hợp giữa nhiều phương pháp như: diễn giải, vấn đáp, hoạt động nhóm II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin học 10, SGV Tin học 10, một số thiết bị máy tính 2. Học sinh: Sách GK Tin học 10 + vở ghi. III. Chuỗi các hoạt động học A. Hoạt động khởi động (6’) * Kiểm tra bài cũ: GV: - Bộ nhớ trong là gì? Gồm những phần nào? Bộ nhớ dùng để làm gì? HS: Trả lời: - Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý - Bộ nhớ trong gồm 2 phần: ROM và RAM - Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong. Dẫn dắt vào bài mới: Giờ trước các em đã tìm hiểu về bộ nhớ trong là gì, bộ nhớ ngoài và thiết bị vào dùng để làm gì, hôm nay chung ta cùng nhau tìm hiểu tiếp thiết bị ra dùng để làm gì và các nguyên lý hoạt động của một máy tính B. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS TRÌNH TỰ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thiết bị ra (15’) Bước 1: Giao nhiệm vụ GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Theo hiểu biết các em thiết bị ra dùng để làm gì? Hãy kể tên các thiết bị ra mà em biết? HS: Nghiên cứu SGK suy nghĩ và trả lời Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Trả lời Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính Các thiết bị ra: Màn hình, máy in, máy chiếu, loa và tai nghe, môđem. GV: Giúp HS hình thành kiến thức Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo HS: Trình bày nội dung sau khi trả lời Bước 4: Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức GV: Đưa ra kiến thức về bộ nhớ trong Hoạt động 2: Hoạt động của máy tính (20’) Bước 1: Giao nhiệm vụ GV: Sử dụng phương pháp phát hiện vấn đề GV: Hỏi Các thành phần của máy tính mà các em đã học liệu đã làm cho máy tính hoạt động được chưa? Vậy nó cần thêm gì để hỗ trợ cho quá trình hoạt động? HS: Suy nghĩ và trả lời Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Tìm hiểu các nguyên lý hoạt động của máy tính HS: Trả lời Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo HS: Trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức GV: Chốt kiến thức 7. Thiết bị ra (Output device): Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính Màn hình. Máy in. Máy chiếu. Loa và tai nghe. Modem: hỗ trợ cả việc đưa thông tin vào và lấy thông tin ra từ máy tính 8. Hoạt động của máy tính: * Nguyên lí điều khiển bằng chương trình: - Máy tính hoạt động theo chương trình. - Thông tin về một lệnh bao gồm: + Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ. + Mã của thao tác cần thực hiện. + Địa chỉ các ô nhớ liên quan. * Nguyên lí lưu trữ chương trình: - Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác. * Nguyên lí truy cập theo địa chỉ: - Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó. - Máy tính xử lí đồng thời 1 dãy bit gọi là từ máy. * Nguyên lí Phôn Nôi-man (J.Von Neumann) Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ bằng chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man C. Hoạt động luyện tập, vận dụng (3’) Cho HS nhắc lại chức năng của thiết bị ra, các nguyên lý hoạt động của máy tính D. Hoạt động tìm tòi mở rộng (1') Đọc bài đọc thêm (SGK - 29, 30, 31) IV. Rút kinh nghiệm của GV Nội dung kiến thức: Phương pháp giảng dạy: Hoạt động của học sinh: Tổ trưởng chuyên môn Ký duyệt
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_10_bai_3_gioi_thieu_ve_may_tinh_tiet_3_n.doc