Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Ngọc Hân

Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Ngọc Hân

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.

- Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann

2. Kỹ năng

Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.

3. Thái độ

Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.

4. Định hướng phát triển năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực quan sát

- Năng lực tự học

- Năng lực tư duy.

- Năng lực giao tiếp: Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp

* Năng lực chuyên biệt

- Học sing biết thành phần quan trọng nhất của máy tính là CPU, các thiết bị của máy tính

5. Định hướng phát triển phẩm chất

- Tính tỉ mỉ, chuẩn xác, cẩn thận với các thiết bị điện tử

- Tò mò ham hiểu biết

II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức, thiết bị dạy học

- Gợi mở, vấn đáp, thảo luận, thuyết trình

- Dạy học ở phòng TH

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh của giáo viên và học sinh

 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính

 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút, thước

 

doc 3 trang yunqn234 8280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Ngọc Hân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 21/09/2020
Tiết 5
BÀI 3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.
- Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann
2. Kỹ năng
Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
3. Thái độ
Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. 
4. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực quan sát
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy.
- Năng lực giao tiếp: Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp 
* Năng lực chuyên biệt
- Học sing biết thành phần quan trọng nhất của máy tính là CPU, các thiết bị của máy tính
5. Định hướng phát triển phẩm chất
- Tính tỉ mỉ, chuẩn xác, cẩn thận với các thiết bị điện tử
- Tò mò ham hiểu biết
II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Gợi mở, vấn đáp, thảo luận, thuyết trình
- Dạy học ở phòng TH
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh của giáo viên và học sinh
	1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính
	2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút, thước
IV. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động (1’)
Đặt vấn đề 
	Tin học và máy tính là gắn liền với nhau vậy tin học hoạt động như thế nào trong máy tính. Chúng ta cần hiểu thêm về cấu trúc cũng như nguyên lý hoạt động của máy tính
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hệ thống tin học: (10’)
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK
GV: nêu câu hỏi
Hệ thống tin học là gì?
Hệ thống tin học gồm bao nhiêu thành phần?
Cho ví dụ về phần cứng và phần mềm
HS: Nghiên cứu SGK và thảo luận ghi ra giấy nháp
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Trình bày kết quả
Hệ thống tin học gồm 3 thành phần: Phần cứng, phần mềm, sự quản lý và điều khiển của con người.
Ví dụ: Ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD
GV: Hướng dẫn HS hoàn thành các câu hỏi để HS hình thành kiến thức
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
HS: Trình bày nội dung đã thảo luận
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức
GV: Nhận xét và chốt kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sơ đồ cấu trúc của một máy tính (15’)
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu HS quan sát hình 10 (SGK-19) và trả lời câu hỏi: 
Nhóm 1: Theo các em thì máy tính có bao nhiêu bộ phận chính?
Nhóm 2: Bộ phận nào là quan trọng nhất?
HS: Thảo luận và ghi câu trả lời ra nháp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm trả lời câu hỏi. 
Cấu trúc máy tính gồm 5 bộ phận: Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong, các thiết bị vào/ra, bộ nhớ ngoài.
Bộ phận quan trọng nhất là bộ xử lý trung tâm
GV: Hướng dẫn HS hoành thành câu hỏi để HS hình thành kiến thức
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
HS: Trình bày kết quả đã thảo luận
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức
GV: Chốt kiến thức
Hoạt động 3: Bộ xử lí trung tâm (10’)
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 11 (SGK-20) và trả lời câu hỏi: 
CPU là gì?
Gồm những bộ phận nào?
Chức năng của từng phần?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi
- CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
- CPU gồm 2 bộ phận chính:
+ Bộ điều khiển: CU - Control Unit.
+ Bộ số học/logic: ALU - Arithmetic/Logic Unit, thực hiện các phép toán số học, logic
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
HS: Trình bày kết quả đã thảo luận
Bước 4: Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức
GV: Đưa ra nhận xét và tổng hợp kiến thức
Khái niệm về hệ thống tin học:
Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lý, xuất, truyền và lưu trữ thông tin
Hệ thống tin học gồm 3 thành phần sau:
Phần cứng (Hardware) gồm máy tính và một số thiết bị liên quan
Phần mềm (Software) gồm các chương trình
Sự quản lí và điều khiển của con người.
Sơ đồ cấu trúc của một máy tính:
Máy tính gồm các bộ phận chính sau: 
Bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit - CPU).
Bộ nhớ trong (Main Memory).
Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory).
Thiết bị vào (Input Device).
Thiết bị ra (Output Device).
Hoạt động của máy tính được mô tả qua sơ đồ sau:
Bộ xử lý trung tâm
Bộ Điều khiển
Bộ số học/logic
Bộ nhớ trong
Thiết bị ra
Thiết bị vào
Bộ nhớ ngoài
Bộ xử lí trung tâm (CPU - Central Processing Unit):
	- CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
	- CPU gồm 2 bộ phận chính:
	 + Bộ điều khiển: CU - Control Unit.
	 + Bộ số học/logic: ALU - Arithmetic/Logic Unit, thực hiện các phép toán số học, logic.
	- Ngoài ra còn có thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache). 
C. Hoạt động luyện tập, vận dụng (7’)
Cho HS nhắc lại các thành phần của hệ thống tin học. Phân biệt được phần cứng và phần mềm.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng (2')
Bài 1 và 2 SGK
Đọc tiếp bài "Giới thiệu về máy tính" mục 4, 5, 6 (SGK-20,21,22)
IV. Rút kinh nghiệm của GV
Nội dung kiến thức:	
Phương pháp giảng dạy:	
Hoạt động của học sinh:	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_10_bai_3_gioi_thieu_ve_may_tinh_tiet_1_n.doc