Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 1: Tin học là một ngành khoa học

Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 1: Tin học là một ngành khoa học

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 Biết tin học là một ngành khoa học.

 Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.

 Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực. .

 Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.

2. Về kỹ năng

- Học sinh nắm bắt được đặc tính, vai trò máy tính điện tử

- Hiểu được thuật ngữ Tin học

3. Về tư tưởng, tình cảm

 Học sinh hiểu bài và hứng thú hơn trong học tập.

 Tạo tiền đề cho học sinh ham thích học môn Tin học.

4. Định hướng phát triển năng lực

 Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận; năng lực tự học, năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

 Năng lực chuyên biệt: Năng lực hểu biết về ngành khoa học tin học, vai trò cua máy tính điện tử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

1. Thiết bị dạy học

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, bảng, phấn

2. Tài liệu dạy học

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

 

docx 3 trang yunqn234 5780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 1: Tin học là một ngành khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Biết tin học là một ngành khoa học.
Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực. .
Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.
2. Về kỹ năng
- Học sinh nắm bắt được đặc tính, vai trò máy tính điện tử
- Hiểu được thuật ngữ Tin học
3. Về tư tưởng, tình cảm
Học sinh hiểu bài và hứng thú hơn trong học tập.
Tạo tiền đề cho học sinh ham thích học môn Tin học.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận; năng lực tự học, năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt: Năng lực hểu biết về ngành khoa học tin học, vai trò cua máy tính điện tử.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
Thiết bị dạy học
Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, bảng, phấn 
Tài liệu dạy học
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Các em nghe rất nhiều về Tin học nhưng nó thực chất là gì thì ta chưa được biết hoặc những hiểu biết về nó là rất ít. Vậy Tin học có từ bao giờ, thuộc ngành nào? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong nội dung bài ngày hôm nay
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sự hình thành và phát triển của Tin học
(1). Mục tiêu: HS biết được sự ra đời và phát triển của Tin học
(2). Phương thức: Hoạt động cá nhân
Hoạt động
Gợi ý sản phẩm
Gv: Thuyết trình về lịch sử cuộc cách mạng công nghiệp:
- 1890 – 1920: điện năng, điện thoại, máy bay,... được phát minh và đưa vào sử dụng.
- 1950 – 1970: Máy tính điện tử,...
- 1970 đến nay: mạng máy tính.
Gv nhấn mạnh để học sinh hiểu rõ: máy tính điện tử ra đời như một công cụ lao động mới, đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người và ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội, giúp cải thiện cuộc sống.
- Hỏi: Hãy kể tên một số lĩnh vực có ứng dụng tin học mà em biết?
Gv chốt kiến thức:
Tin học hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập để đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. Tin học gắn liền với một công cụ lao động mới là máy tính điện tử.
- Giáo dục, y tế, ngân hàng, hàng không, giải trí, văn phòng,...
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc tính của vai trò máy tính điện tử
(1). Mục tiêu: Giúp HS hiểu được một số đặc tính ưu việt của máy tính điện tử.
(2). Phương thức: Hoạt động cá nhân và nhóm.
Hoạt động
Gợi ý sản phẩm
Gv phát vấn: Những đặc tính nào khiến máy tính điện tử ngày càng phát triển và ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội?
Hs: Tham khảo nội dung SDK và trả lời
Gv: Nhận xét và giải thích thêm về các đặc tính.
Hỏi: Máy tính có vai trò gì?
- MT có thể làm việc 24/24 mà không mệt mỏi.
- Tốc độ sử lý thông tin rất nhanh và ngày càng được nâng cao. 
- Là một thiết bị tính toán có độ chính xác cao.
- MT có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một khoảng không gian hạn chế.
- Máy tính ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng. 
- Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn. 
- Là một công cụ lao động do con người sáng tạ ra để trợ giúp trong công việc, hiện không thể thiếu trong kỉ nguyên thông tin và ngày càng có thêm nhiều khả năng kỳ diệu. 
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về thuật ngữ Tin học
(1). Mục tiêu: Giới thiệu một số thuật ngữ Tin học
(2). Phương thức: : Hoạt động cá nhân
Nội dung hoạt động
Giáo viên giới thiệu thuật ngữ tin học ở một số quốc gia:
– Người pháp: Informatique
– Người châu Âu: Informatics
– Người Mỹ: Computer Science (khoa học máy tính).
Giáo viên gọi một học sinh đọc khái niệm Tin học phần đóng khung cuối bài) và nhấn mạnh lại những nội dung quan trọng trong khái niệm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
(1). Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức để luyện tập củng cố kiến thức.
(2). Phương thức: Học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trong các phát biểu về nghành tin học sau, phát biểu nào đúng?
Lập chương trình do máy tính.
Khoa học xử lý thông tin dựa trên máy tính điện tử.
Máy tính và các cộng việc liên quan đến chế tạo máy tính điện tử.
Áp dụng máy tính trong các hoạt động xử lý thông tin.
Câu 2: Cuộc cách mạng thông tin đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong
A. Nghành địa chất C. Ngành kinh tế
B. Ngành y học D. Gần như tất cả các ngành.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây nói về máy tính là hợp lý nhất.
A. Tốc độ xử lý nhanh và chính xác.
B. Lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian nhỏ.
C. Có thể liên kết các máy tính với nhau cùng chia sẻ tài nguyên.
D. Cả A, B, và C.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_bai_1_tin_hoc_la_mot_nganh_khoa_hoc.docx