Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương 1 - Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương 1 - Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Về kiến thức

- Trình bày được khái niệm vi sinh vật và đặc điểm chung của VSV.

- Liệt kê được các loại môi trường cơ bản và phân biệt được các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.

- Trình bày được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng.

- Vận dụng được để giải thích và xử lý một số hiện tượng trong đời sống và sản xuất.

 2. Về năng lực

- Tự học: Quan sát hình ảnh về cấu tạo và hình thái của một số vi sinh vật, định nghĩa khái niệm vi sinh vật.

- Giải quyết vấn đề: Phân biệt các loại MT cơ bản, các kiểu dinh dưỡng của VSV.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

 3. Về phẩm chất

- Có thái độ tích cực trong học tập.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào phục vụ đời sống sinh hoạt: giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo quản thức ăn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm.

2. Phương tiện dạy học

- Hình ảnh liên quan đến vi sinh vật.

- Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu đặc điểm của VSV.

- Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng của VSV.

 

doc 5 trang Hồng Thoan 24/10/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương 1 - Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 3: SNH HỌC VI SINH VẬT
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
BÀI 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm vi sinh vật và đặc điểm chung của VSV.
- Liệt kê được các loại môi trường cơ bản và phân biệt được các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
- Trình bày được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng.
- Vận dụng được để giải thích và xử lý một số hiện tượng trong đời sống và sản xuất.
 2. Về năng lực
- Tự học: Quan sát hình ảnh về cấu tạo và hình thái của một số vi sinh vật, định nghĩa khái niệm vi sinh vật.
- Giải quyết vấn đề: Phân biệt các loại MT cơ bản, các kiểu dinh dưỡng của VSV.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
 3. Về phẩm chất
- Có thái độ tích cực trong học tập.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào phục vụ đời sống sinh hoạt: giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo quản thức ăn...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm.
2. Phương tiện dạy học
- Hình ảnh liên quan đến vi sinh vật.
- Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu đặc điểm của VSV.
- Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng của VSV.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
A. MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu
- Tạo sự hứng thú cho học sinh vào bài mới.
- Hình thành vấn đề của bài học.
2. Nội dung
- HS quan sát video và tìm ra chủ đề liên quan là “vi sinh vật”
3. Sản phẩm
- HS phát hiện được ra vấn đề trong bài học là “Tìm hiểu về vi sinh vật”.
4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung dạy học 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem đoạn video và cho biết đây là nhóm sinh vật gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS liên hệ kiến thức bài cũ (bài 7), phát hiện sinh vật trong video là vi khuẩn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi một vài học sinh đưa ra câu trả lời của mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và dẫn dắt chuyển vào bài mới.
? Ngoài vi khuẩn, vi sinh vật còn có sinh vật nào khác nữa?
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về vi sinh vật 
1. Mục tiêu 
- Phát biểu được khái niệm của VSV.
- Trình bày được đặc điểm của VSV.
2. Nội dung 
- HS nêu khái niệm VSV.
- HS thảo luận kể tên được các đối tượng là VSV, từ đó nêu được đặc điểm của vi sinh vật
3. Sản phẩm
- Nội dung các câu trả lời và đáp chuẩn.
4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung dạy học 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi?
(?)1 Nêu khái niệm vi sinh vật?
(?)2 Kể tên một vài vi sinh vật mà em biết?
(?)3 Cho biết các vi sinh vật sau thuộc nhóm phân loại nào?
Vi khuẩn E.Coli
Nấm Aspergillus
Động vật nguyên sinh
Tảo chlorella
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi một vài học sinh đưa ra câu trả lời của mình.
- Học sinh lắng nghe tích cực, nhận xét và bổ sung.
- Cả lớp thảo luận xác định đặc điểm chung của vi sinh vật thông qua câu hỏi: Những ý nào sau đây là đúng khi nói về vi sinh vật?
1. Phần lớn là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.
2. Gồm một nhóm phân loại sinh vật.
3. Có hại, gây bệnh cho con người.
4. Hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh.
5. Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
6. Kích thước nhỏ, phân bố rộng
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm
- GV giảng giải, bổ sung kiến thức
- Chuẩn hóa kiến thức.
Khái quát về vi sinh vật
- Khái niệm: VSV là những thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
- Đặc điểm của VSV:
+ Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
+ Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh => sinh trưởng và sinh sản nhanh.
+ Phân bố rộng, thuộc nhiều nhóm phân loại.
.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về môi trường của VSV 
1. Mục tiêu 
- Trình bày và phân biệt được các MT cơ bản nuôi cấy VSV.
 2. Nội dung 
- HS thảo luận nhóm, phân biệt 3 loại MT nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
3. Sản phẩm
- Nội dung các câu trả lời và đáp chuẩn.
4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung dạy học 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK phân biệt 3 loại môi trường nuôi cấy VSV trong phòng thí nghiệm?
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận trả lời các loại môi trường A, B, C sau đây thuộc loại môi trường nào?
Môi trường A: 50ml dung dịch khoai tây nghiền
Môi trường B: 50ml dung dịch gồm khoai tây và 10g glucoz
Môi trường C: 10g đường, 5g NaCl, 2g MgCl2, 90ml nước.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi một đại diện học sinh đưa ra câu trả lời của mình.
- Học sinh lắng nghe tích cực, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm
- GV giảng giải, bổ sung kiến thức
- Chuẩn hóa kiến thức

II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
Các loại môi trường cơ bản
Có 2 loại MT VSV có thể tồn tại:
MT tự nhiên.
MT nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
+ Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên.
+ Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học.
+ Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
1. Mục tiêu 
- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
 2. Nội dung 
- HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
3. Sản phẩm
- Nội dung các câu trả lời và đáp chuẩn.
4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung dạy học 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi:
(?)1 Tiêu chí phân loại các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?
(?)2 Vi sinh vật có những kiểu dinh dưỡng nào?
(?)3 Nêu ví dụ về vi sinh vật với các kiểu dinh dưỡng đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi một đại diện học sinh đưa ra câu trả lời của mình.
- Học sinh lắng nghe tích cực, nhận xét và bổ sung.
- Cả lớp tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi:
(?)4 Căn cứ vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon, vi sinh vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hóa dị dưỡng ở điểm nào?
(?)5 Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4 : 1,5 ; KH2PO4: 1,0
MgSO4: 0,2 ; NaCl: 5,0
a/ Môi trường trên là môi trường gì?
b/ Vi sinh vật phát triển trên môi trường trên có kiểu dinh dưỡng gì?
c/ Nguồn Cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì?
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm
- GV giảng giải, bổ sung kiến thức
- Chuẩn hóa kiến thức

II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
Các kiểu dinh dưỡng
- Tiêu chí phân loại: nguồn năng lượng và nguồn C
- Nguồn năng lượng:
+ Sử dụng năng lượng ánh sáng à VSV quang dưỡng.
+ Sử dụng năng lượng hóa học àVSV hoá dưỡng. 
- Nguồn cacbon:
 + Sử dụng CO2 àVSV tự dưỡng
+ Dùng chất hữu cơ của sinh vật khác à VSV dị dưỡng.
- Các kiểu dinh dưỡng: Bảng SGK trang 89

C. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
Củng cố kiến thức bài học.
2. Nội dung
Thực hiện các game tương tác trực tuyến
3. Sản phẩm
HS trả lời được các câu hỏi.
4. Tổ chức thực hiện
Học sinh tham gia game trực tuyến Kahoot hoặc Quizizz.
Câu hỏi:
Câu 1. Nội dung nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm vi sinh vật:
A. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh. 
B. Phân bố rộng. 
C. Có kích thước hiển vi.
D. Là một đơn vị phân loại trong sinh giới
Câu 2. Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành 3 loại môi trường nuôi cấy VSV trong phòng thí nghiệm:
A. Thành phần chất dinh dưỡng.
B. Chủng loại vi sinh vật.
C. Mật độ vi sinh vật.
D. Tính chất vật lí của môi trường.
Câu 3. Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng là: 
A. Hóa tự dưỡng B. Quang dị dưỡng
C. Quang tự dưỡng D. Hóa dị dưỡng 
Câu 4. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu , người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 5. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là :
A. Tảo , các vi khuẩn chứa diệp lục 	B. Nấm và tất cả vi khuẩn 
C. Vi khuẩn lưu huỳnh 	D. Cả A,B,C đều đúng 
Câu 6. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
A. Hoá tự dưỡng 	B. Quang tự dưỡng 
C. Hoá dị dưỡng 	D. Quang dị dưỡng 
Câu 7. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ 	B. CO2 và ánh sáng 
C. Chất vô cơ và CO2	D. Ánh sáng và chát vô cơ 
Câu 8. Vi sinh vật vào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại ?
A. Tảo đơn bào 	B. Vi khuẩn nitrat hoá 
C. Vi khuẩn lưu huỳnh 	D. Vi khuẩn sắt 
Câu 9. Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là :
A. Vi khuẩn chứa diệp lục 	B. Tảo đơn bào 	C. Vi khuẩn lam 	D. Nấm.
Câu 10. Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường
A. tự nhiên.	B. tổng hợp.	C. bán tổng hợp.	D. không phải A, B, C.
D. VẬN DỤNG – TÌM TÒI – MỞ RỘNG
1. Mục tiêu
- Tìm tòi, mở rộng thêm kiến thức mới.
- Vận dụng được kiến thức đã học giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan.
2. Nội dung
- Tìm hiểu một số ứng dụng cũng như ảnh hưởng của VSV đối với con người.
3. Sản phẩm
- HS liệt kê được những ảnh hưởng của VSV đến con người.
- HS thể hiện nội dung có thể là video, Poster, truyện tranh, sách, 
4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, hãy liệt kê những ảnh hưởng cũng như ứng dụng của VSV đến đời sống sản xuất của con người.
HS: Thảo luận và đưa ra câu trả lời dựa trên sự hiểu biết.
Bước 2: GV yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HS: Trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét và chốt kiến thức.
Bước 4: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm tự chọn 1 ảnh hưởng của VSV đến con người, thực hiện ngoài giờ lên lớp tìm hiểu nội dung bài học
HS nộp sản phẩm vào tiết sau.
Hình thức tùy chọn: có thể là video, Poster,.....
Tiêu chí: Bố cục rõ ràng, cân đối; mục tiêu cụ thể, khả thi; có hình vẽ, biểu tượng khoa học, trực quan.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chuong_1_bai_22_dinh_duong_chuyen_ho.doc