Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Thành phần hóa học của tế bào

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Thành phần hóa học của tế bào

Câu 6. Giải thích được một số hiện tượng thực tế như cùng là protein nhưng cấu trúc và đặc điểm của tóc, thịt, tơ nhện, sữa, lại khác nhau. Giải thích được tại sao cần đa dạng thức ăn?

Câu 7. Trong y học người ta dựa vào đâu để xác định mối quan hệ huyết thống?

- Hướng dẫn cách sử dụng công cụ, có đáp án, thang điểm, cách lượng hoá,

GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các thành phần hóa học của tế bào. Từ đó GV thiết kế bộ câu hỏi định hướng HS khai thác kiến thức bài học, cụ thể:

Câu 1. Nêu các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào?

Gợi ý đáp án:

Trong số 92 nguyên tố hoá học có trong thiên nhiên, có khoảng 25 nguyên tố (O,C, H, N, Ca, P, K, S, Cl, Na, Mg, Fe ) cấu thành nên các cơ thể sống. Như vậy, ở cấp độ nguyên tử, giới vô cơ và giới hữu cơ là thống nhất.

Câu 2. Theo em, nguyên tố nào được xem là chiếm thành phần lớn nhất trong các nguyên tố ở cơ thể sinh vật? – trong đó, nguyên tố nào được xem là quan trọng nhất tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ?

 

docx 12 trang yunqn234 14172
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Thành phần hóa học của tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
TÊN CHỦ ĐỀ: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO (Sinh học lớp 10)
Thời lượng: 4 tiết
1. Ma trận đánh giá theo mục tiêu chủ đề
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
Ghi rõ YCCĐ (NL,SH,NLC,PC)
PP/K TDH
chủ đạo
Sản phẩm học tập của HS
Phương án đánh giá
Phương pháp đánh giá 
Công cụ đánh giá
HĐ1. Tìm hiểu cấu trúc các thành phần hóa học trong tế bào
hút).
-Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Cấu trúc của nước.
Nêu được cấu tạo của từng loại lipit, cấu trúc protein và axit nucleic
-Phương pháp: Diễn giảng giải quyết vấn đề
-KTDH: Động não
Các nguyên tố hóa học trong tế bào, đối với tế bào
Cấu tạo của lipit, protein, axit nucleic,
Hỏi đáp
Câu hỏi
HĐ2. Vai trò của các thành phần hóa học trong tế bào
(45 phút). 
Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào. 
Trình bày được vai trò sinh học của nước đối với tế bào.
Trình bày được chức năng của lipit, Cacbohydrat, pro và axit nucleic
- Phương pháp: DH diễn giảng
- KTDH: Động não
Nêu được chức năng của lipit, Cacbohydratpro và axit nucleic đối với tế bào
Hỏi đáp
Câu hỏi
HĐ 3. Tìm hiểu một số hiểu biết về các NTHH, nước, cacb, lipit, protein và axit nucleic (45 phút).
Nêu được một số hiểu biết về vai trò của các NTHH, nước, cacb, lipit, pro, axit nucleic đối với tế bào và đời sống sinh vật
- Phương pháp: DH diễn giảng nêu vấn đề
- KTDH: Động não
- Hình ảnh TN về vai trò của nước đối với thực vật trong điều kiện thiếu nước và đủ nước.
- hình ảnh so sánh ADN, ARN.
- Bài báo cáo powerpoint về các kiểu vai trò của NTHH, Nước.
- Hoàn thành phiếu học tập về NTHH, nước , Axit nucleic.
Đánh giá qua sản phẩm học tập
- Thang đo.
- Bảng tiêu chí đánh giá.
 - Ghi chép các sự kiện thường nhật.
HĐ 4. Vận dụng được hiểu biết về thành phần hóa học của tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. (90 phút).
Vận dụng được hiểu biết về thành phần hóa học của tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
- Phương pháp: DH giải quyết đề, DH diễn giảng
- KTDH: Động não
Giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn về thành phần hóa học của tế bào
- Quan sát.
- Bài tập thực tiễn.
2. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch
2.1. Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu trúc các thành phần hóa học trong tế bào (45 phút).
- Mục tiêu:
Nêu được cấu trúc của nước, cacbohidrat, lipit, protein và Axit nucleic.
Phân tích được cấu trúc của nước, cacbohidrat, lipit, protein và Axit nucleic.
- Sản phẩm của HS: Các cấu trúc của nước của nước, cacbohidrat, lipit, protein và Axit nucleic.
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi
Bộ câu hỏi:
Câu 1. - Nêu các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào?
 ...
Câu 2. - Theo em, nguyên tố nào được xem là chiếm thành phần lớn nhất trong các nguyên tố ở cơ thể sinh vật? – trong đó, nguyên tố nào được xem là quan trọng nhất tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ?
 ...
Câu 3. Ghi nhận các hiện tượng trồng cây trong điều kiện thiếu nước và đủ nước?
 ...
 ...
Câu 4. Phân loại cacbohidrat? So sánh cấy trúc của lipit và protein?
 ...
Câu 5. Tại sao một số người lại bị dị ứng khi ăn hải sản?
 ...
Câu 6. Giải thích được một số hiện tượng thực tế như cùng là protein nhưng cấu trúc và đặc điểm của tóc, thịt, tơ nhện, sữa, lại khác nhau. Giải thích được tại sao cần đa dạng thức ăn?
 ...
Câu 7. Trong y học người ta dựa vào đâu để xác định mối quan hệ huyết thống?
 ...
- Hướng dẫn cách sử dụng công cụ, có đáp án, thang điểm, cách lượng hoá, 
GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các thành phần hóa học của tế bào. Từ đó GV thiết kế bộ câu hỏi định hướng HS khai thác kiến thức bài học, cụ thể:
Câu 1. Nêu các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào?
 ..
Gợi ý đáp án: 
Trong số 92 nguyên tố hoá học có trong thiên nhiên, có khoảng 25 nguyên tố (O,C, H, N, Ca, P, K, S, Cl, Na, Mg, Fe ) cấu thành nên các cơ thể sống. Như vậy, ở cấp độ nguyên tử, giới vô cơ và giới hữu cơ là thống nhất.
Câu 2. Theo em, nguyên tố nào được xem là chiếm thành phần lớn nhất trong các nguyên tố ở cơ thể sinh vật? – trong đó, nguyên tố nào được xem là quan trọng nhất tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ?
 ...
 ...
Gợi ý đáp án: 
Gần 99% khối lượng của cơ thể người được cấu thành từ sáu nguyên tố: oxy, carbon, hydro, nitơ, canxi và phốt pho. Chỉ có khoảng 0,85% bao gồm năm nguyên tố khác: kali, lưu huỳnh, natri, clo và magiê. Tất cả 11 nguyên tố đều cần thiết cho cuộc sống. Các nguyên tố còn lại là các nguyên tố vi lượng, trong đó hơn một tá nguyên tố dựa trên bằng chứng tốt cho thấy là cần thiết cho sự sống. 
Câu 3. Ghi nhận các hiện tượng trồng cây trong điều kiện thiếu nước, đủ nước và thừa nước?
 ..
Gợi ý đáp án: 
Khi thiếu nước cây thường bị héo. Thường các lá già bên dưới bị rụng trước. Thiếu nặng thì toàn bộ lá bị héo vàng, rụng.
Biểu hiện của tình trạng này là khi lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng, chồi non chậm phát triển và đôi khi có màu nâu thay vì màu xanh lá. Cây có nhiều lá vàng úa bất thường, lá cây không tươi và hơi rũ, khô cháy mép hay các mảng màu vàng loang lổ trên lá
Câu 4. Nêu vai trò của nước đối với tế bào?
 ..
Gợi ý đáp án:
Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Vì vậy, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào. Nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
Câu 5. Tại sao một số người lại bị dị ứng khi ăn hải sản?
 ..
Gợi ý đáp án:
Có thể giải thích là do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein lạ; hoặc độc tố do trong quá trình chế biến, xử lý và đánh bắt chúng tiết ra gây dị ứng; hoặc khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự, gây đáp ứng miễn dịch xảy ra và dẫn đến dị ứng hay nói đúng hơn là những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng. 
Câu 6. Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?
Gợi ý đáp án:
Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit, nhưng do số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nuclêôtit đó có thể tạo ra vô số loại ADN khác nhau. Các phân tử ADN khác nhau thì các gen trên đó sẽ khác nhau, điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các đặc điểm và kích thước khác nhau ở các loài sinh vật.
Câu 7. Giải thích được một số hiện tượng thực tế như cùng là protein nhưng cấu trúc và đặc điểm của tóc, thịt, tơ nhện, sữa, lại khác nhau. Giải thích được tại sao cần đa dạng thức ăn?
Gợi ý đáp án:
Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Sự khác nhau đó là do:
Các loại prôtêin đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin. Tuy nhiên các số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin của các chuỗi pôlipeptit khác nhau là khác nhau. Do vậy cấu trúc không gian 3 chiều của các loại prôtêin cũng khác nhau, làm nên những đặc tính khác nhau của mỗi loại cấu trúc cơ thể được cấu tạo từ prôtêin.
- GV đánh giá mức độ đạt được của các nhóm dựa trên số lượng tiêu chí đạt: 
+ Thực hiện tốt: trả lời được 6-7 câu hỏi.
+ Thực hiện khá : trả lời được 4-5 câu hỏi.
+ Thực hiện trung bình: trả lời được 2-3 câu hỏi.
+ Không đạt: trả lời được 0-1 câu hỏi.
2.2. Hoạt động 2. Vai trò của các thành phần hóa học trong tế bào (45 phút). 
- Mục tiêu: Trình bày được vai trò của các thành phần hóa học trong tế bào.
- Sản phẩm của HS: Nêu được Vai trò của các thành phần hóa học trong tế bào
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi
Câu 1: Vai trò của nước đối với tế bào sống?
Câu 2: Vai trò của nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng?
Câu 3: Vai trò của lipit và protein?
Câu 4: So sánh cấu trúc chức năng của các loại ARN.
- Hướng dẫn cách sử dụng công cụ:
Câu 1: Nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào. Nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
Câu 2: Vai trò của các nguyên tố: 
+ Nguyên tố đại lượng: Cấu tạo nên các hợp chất (vô cơ, hữu cơ) xây dựng cấu trúc tế bào.
+ Nguyên tố vi lượng: là thành phần cấu trúc bắt buộc của hàng trăm hệ enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
Câu 3: Có 4 loại lipit là: mỡ, photpholipit, sterôit, vitamin và sắc tố
- Mỡ:
 + Cấu tạo: 1 phân tử glixêrol (rượu 3C) liên kết với ba axit béo. Mỗi axit béo thường được cấu tạo từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon.
 + Mỡ động vật thường chứa các axit béo no; dầu thực vật và một số loài cá chứa nhiều axit béo không no, thường tồn tại ở dạng lỏng.
 + Chức năng :dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
- Phôtpholipit:
 + Cấu tạo: một phân tử glixêrol liên kết với hai phân tử axit béo và một nhóm phôtphat.
 + Chức năng: cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
- Sterôit:
 + Một số lipit có bản chất hoá học là sterôit cũng có vai trò rất quan trọng trong tế bào và trong cơ thể sinh vật.
 + Chức năng: cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào (côlestêrôn), hoomon giới tính(estrôgen, testosterone)
- Sắc tố và vitamin:
 + Sắc tố: carôtenôit, diệp lục, 
 + Vitamin: A, D, K, E
Prôtêin có một số chức năng chính sau: 
- Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể (nhân, màng sinh học, bào quan...).
- Dự trữ axit amin (prôtêin sữa, prôtêin hạt...)
- Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa (enzim).
- Protein có chức năng vận động: các actin, myosin, là protein làm khung vận động của mô cơ và của rất nhiều tế bào khác.
- Vận chuyển các chất (Hemglobin trong máu), truyền xung thần kinh.
- Thu nhận thông tin (các thụ thể)
- Điều hòa sự trao đổi chất (hoocmon).
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể).
Câu 4:
Cấu trúc
Chức năng
mARN
Là một mạch pôliribônuclêôtit (gồm hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân) sao chép đúng một đoạn mạch ADN nhưng trong đó U thay cho T.
Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra chất tế bào, tham gia tổng hợp prôtêin ở ribôxôm.
tARN
Là một mạch pôliribônuclêôtit (80 – 100 đơn phân) quấn trở lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo NTBS. Một phân tử tARN có một đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã và đầu mút tự do.
Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. Mỗi loại tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin.
rARN
Là một mạch pôliribônuclêôtit chứa hàng nghìn đơn phân trong đó 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung.
Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribôxôm.
- GV đánh giá mức độ đạt được của các nhóm dựa trên số lượng tiêu chí đạt: (6 nội dung gồm 4 câu hỏi ) 
+ Thực hiện tốt: trả lời được 3-4nội dung.
+ Thực hiện khá: trả lời được 2-3 nội dung.
+ Thực hiện trung bình: trả lời được 1-2 nội dung.
+ Không đạt: không trả lời được nội dung nào.
2.3. Hoạt động 3. Tìm hiểu một số hiểu biết về các NTHH, nước, cacbohidrat, lipit, protein và axit nucleic (45 phút).
- Mục tiêu: Tìm hiểu một số hiểu biết về các NTHH, nước, cacbohidrat, lipit, protein và axit nucleic
- Sản phẩm của HS:
+ Bài báo cáo powerpoint một số hiểu biết về các NTHH, nước, cacb, lipit, protein và axit nucleic.
+ Hoàn thành phiếu học tập về các NTHH.
PHIẾU HỌC TẬP
(Phân biệt nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng)
Rồi hoàn thành bảng sau:
Nguyên tố
Hàm lượng (%)
Vai trò
Chủ yếu
Đa lượng
Vi lượng
Gợi ý đáp án:
PHIẾU HỌC TẬP
Rồi hoàn thành bảng sau:
Nguyên tố
Hàm lượng (%)
Vai trò
Chủ yếu
Đa lượng
Vi lượng
- GV đánh giá mức độ đạt được của các nhóm dựa trên số lượng tiêu chí đạt: 
+ Thực hiện tốt: Báo cáo tốt về các thành phần hóa học của tế bào.
+ Thực hiện khá : Báo cáo được 3 thành phần hóa học .
+ Thực hiện trung bình: Báo cáo được 2 thành phần hóa học.
+ Không đạt: Báo cáo được 0-1 thành phần hóa học.
2.4. Hoạt động 4. Vận dụng được hiểu biết về thành phần hóa học của tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. (45 phút).
- Mục tiêu: Vận dụng được hiểu biết về thành phần hóa học của tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
- Sản phẩm của HS: Giải thích một số hiện tượng về thành phần hóa học của tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
- Công cụ đánh giá:
(1) Công cụ 1: Ghi chép các sự kiện thường nhật.
MẪU GHI CHÉP HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT
Lớp: ..Tên HS: ..
Thời gian: Địa điểm: 
Người quan sát: ..
Nội dung ghi chép khi quan sát các hiện tượng thực tiễn bên dưới:
1. Cây đủ nước: ..
2. Cây thiếu nước: 
3. Cây thừa nước: .
(2) Công cụ 2: Bài tập thực tiễn.
Nội dung thực hiện:
Câu 1. Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?
Câu 2. Giải thích hiện tượng quan sát được.
Gợi ý hướng dẫn chấm cho các câu hỏi
- Thực hiện tốt: Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh.
- Thực hiện khá: Giải thích được trong thịt cua có thành phần là protein nên khi đun nóng ở nhiệt độ cao protein bị biến tính và giải thích được hiện tượng.
- Thực hiện trung bình: Giải thích được trong thịt cua có thành phần là protein.
- Thực hiện không đạt: Không giải thích được trong thịt cua có thành phần là protein
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ 
CHỦ ĐỀ CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Tên hoạt động
Tốt
Khá
Trung bình
Không đạt
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Hướng dẫn sử dụng bảng tiêu chí đánh giá tổng thể chủ đề các thành phần hóa học của tế bào
Thực hiện tốt (9-10đ): 3 hoạt động tốt, 1 hoạt động khá.
Thực hiện khá (7-8đ): 2 hoạt động tốt, 1 hoạt động khá, 1 hoạt động trung bình.
Thực hiện trung bình (5-6đ): : 1 hoạt động tốt, 2 hoạt động khá, 1 hoạt động trung bình.
Không đạt (0-4đ): các trường hợp còn lại. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chu_de_thanh_phan_hoa_hoc_cua_te_bao.docx