Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

II.Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Giáo viên:

- Các loại phiếu học tập.

- Các tranh hình SGK và tranh hình liên quan đến các chế phẩm vi sinh.

2. Học sinh:

Mỗi nhóm chuẩn bị:

+ Tự mua chế phẩm EM, sữa chua làm giống, sữa đặc có đường

+ Thu gom rác thải hữu cơ.

+ Thùng ( xô nhựa) có nắp đậy

- Nghiên cứu SGK các bài 22, 23, 24 và tìm thông tin liên quan trên mạng: Cách ủ phân từ rác hữu cơ với chế phẩm EM, quy trình làm sữa chua và làm tương.

III. Tiến trình dạy học:

A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP

Thời gian: 5 phút

1.Mục tiêu:

Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV.

2. Nội dung:

- Hoạt động nhóm:

+ Học sinh phân tích tình huống có vấn đề “VSV là công nhân vệ sinh môi trường”;

+ Thực hiện thực hành bố trí thí nghiệm làm phân từ rác thải gia đình để tìm hiểu về quá trình phân giải của VSV.

3. Sản phẩm học tập:

Bài báo cáo kết quả thực hành; câu hỏi của HS: Do đâu mà rác phân giải thành phân?

 

doc 5 trang yunqn234 9021
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Thời lượng: 3 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm của VSV.
- Kể tên được các kiểu dinh dưỡng của VSV. Lấy được ví dụ.
- Phân biệt quá trình hô hấp và lên men.
- Phân biệt và nêu một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. 
- Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
- Vận dụng kiến thức giải thích được 1 số hiện tượng thực tiễn.
2. Năng lực: 
Năng lực
Mục tiêu 
Mã hóa
Năng lực đặc thù
Nhận thức sinh học
Nêu được khái niệm, đặc điểm vi sinh vật. Kể tên được các nhóm vi sinh vật.
(1)
Kể tên các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. Lấy được ví dụ.
(2)
Phân biệt được quá trình lên men, hô hấp ở vi sinh vật 
(3)
 Phân biệt và nêu một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
(4)
Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
(5)
Tìm hiểu thế giới sống
Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng.
(6)
- Tự làm được quá trình lên men lactic (làm sữa chua, muối chua rau quả). 
(7)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Giải thích các bước tiến hành làm sữa chua,, làm tương , các hiện tượng trong quá trình lên men; lợi ích của việc ăn sữa chua, các sản phẩm lên men đối với sức khỏe con người.
(8)
Giải thích: “VSV là công nhân vệ sinh môi trường” ; giải thích được nhãn của một số sản phẩm: Phân bón vi sinh vật, chế phẩm vi sinh
(9)
Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác
-Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
(10)
Tự chủ và tự học
-Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV
(11)
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Tìm hiểu các quy trình lên men nhờ ứng dụng quá trình tổng hợp và phân giải ở VSV
(12)
3. Phẩm chất
Chăm chỉ
-Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
(13)
Trách nhiệm
-Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công
(14)
Trung thực
-Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thực hành đã làm
(15)
II.Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên:
- Các loại phiếu học tập.
- Video quy trình làm tương: 
- Các tranh hình SGK và tranh hình liên quan đến các chế phẩm vi sinh.
2. Học sinh: 
Mỗi nhóm chuẩn bị: 
+ Tự mua chế phẩm EM, sữa chua làm giống, sữa đặc có đường
+ Thu gom rác thải hữu cơ.
+ Thùng ( xô nhựa) có nắp đậy
- Nghiên cứu SGK các bài 22, 23, 24 và tìm thông tin liên quan trên mạng: Cách ủ phân từ rác hữu cơ với chế phẩm EM, quy trình làm sữa chua và làm tương.
III. Tiến trình dạy học:
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Thời gian: 5 phút
1.Mục tiêu:
Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV.
2. Nội dung:
- Hoạt động nhóm:
+ Học sinh phân tích tình huống có vấn đề “VSV là công nhân vệ sinh môi trường”;
+ Thực hiện thực hành bố trí thí nghiệm làm phân từ rác thải gia đình để tìm hiểu về quá trình phân giải của VSV.
3. Sản phẩm học tập:
Bài báo cáo kết quả thực hành; câu hỏi của HS: Do đâu mà rác phân giải thành phân?
4. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
* Ở nhà( giao trước cho HS 2 tuần).
- Hướng dẫn các nhóm thực hiện thí nghiệm về chế biến phân bón hữu cơ từ rác thải hữu cơ của gia đình bằng chế phẩm EM : Xem cách thực hiện trên internet, viết báo cáo với 3 nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Cách tiến hành:
3. Kết quả và giải thích
Mỗi nội dung chụp hình ảnh minh họa kèm theo
* Tại lớp:
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận 
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Định hướng, giám sát 
+ Ở nhà: Qua zalo
Các nhóm phân công công việc; thực hiện thí nghiệm, theo dõi, ghi chép; chụp hình, hoàn thành bài báo cáo.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm là báo cáo đã làm vào giấy A0 dưới dạng tranh 
- Yêu cầu các nhóm bất kỳ trình bày sản phẩm của nhóm
- Các nhóm báo cáo thực hành bằng kĩ thuật phòng tranh.
+ Nhóm báo cáo và nhóm nghe báo cáo phản biện chéo
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày của các nhóm ( Có thể đánh giá cho điểm các báo cáo) , rồi dẫn dắt vào nội dung chủ đề:
+ Nêu tình huống có vấn đề : Tại sao nói VSV là “công nhân” vệ sinh môi trường?
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
Báo cáo thực hành
Chế biến phân hữu cơ từ rác thải
1. Chuẩn bị: 
-Thùng nhựa ( xô nhựa): dung tích 15 – 20 lít
- Rác hữu cơ: Rau già ăn thừa, vỏ trái cây ( Không để ruỗi muỗi đẻtrứng vào)
- Chế phẩm vi sinh Emuniv (được bán phổ biến) pha sẵn theo tỷ lệ 2 thìa vi sinh, 10 thìa đường, 1 lít nước sạch.
2. Cách tiến hành:
+ Rác thải sau khi được thu gom vào thùng ( xô), được trộn với chế phẩm vi sinh Emuniv đã pha theo tỉ lệ
+ Sau khoảng 3-4 ngày, ta tiến hành đảo trộn và kiểm tra độ ẩm, nếu bóp thấy rác dính chặt, không có nhiều nước rỉ ra thì độ ẩm đạt yêu cầu. 
3. Kết quả và giải thích:
- Sau 15 ngày, lượng rác thải được ủ đã có chuyển biến dạng mùn, dự kiến 30 -40 ngày sẽ thành phân hữu cơ tơi xốp, màu đen không mùi 
- Giải thích: Nhờ chế phẩm Emuniv chứa các VSV phân giải mà rác có thể biến thành phân hữu cơ
* Lưu ý: Tranh ảnh HS chụp đính kèm minh họa cho các phần
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC / KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
a. Mục tiêu: (1), (2), (3), (10), (11), (12), (13),( 14), (15).
b. Nội dung hoạt động:
-HS hoạt động cặp đôi: Trả lời 4 câu hỏi VSV.
-HS chơi trò chơi ghép các mảnh ghép có sẵn nội dung phù hợp với phiếu học tập số 1 để phân biệt được hô hấp và lên men.
c. Sản phẩm học tập
- Câu trả lời cho 4 câu hỏi về VSV
- Nội dung phiếu học tập: Các mảnh ghép được ghép vào phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:
D1. Khái quát về vi sinh vật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ (4 phút)
 -GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh một số vi sinh vật và kết hợp đọc SGK mục I bài 22 -thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
+Đặc điểm của VSV?
+Thế nào là VSV?
+ Phân loại vi sinh vật?
+ VSV có các kiểu dinh dưỡng nào? Ví dụ?
Tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ (20 phút)
-Định hướng, giám sát 
Báo cáo nhiệm vụ (16 phút)
- Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung.
-HS được chỉ định trình bày
- Các HS khác lắng nghe và bổ sung.
Kết luận, nhận định (5 phút)
- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận
- HS lắng nghe nhận xét của GV
*Kết luận:
I. Khái quát về vi sinh vật:
1. Khái niệm về vi sinh vật:
- Khái niệm: là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, không nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát bằng kính hiển vi
- Đại diện: Vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh
* Đặc điểm: 
- Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào
- Có kích thước hiển vi
- Hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh
- Sinh trưởng và sinh sản nhanh
- Vi sinh vật phân bố rộng (môi trường đất, nước, trên cạn, sinh vật)
2. Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
- Quang tự dưỡng. Ví dụ:
- Quang dị dưỡng. Ví dụ:
- Hóa tự dưỡng. Ví dụ:
- Hóa dị dưỡng. Ví dụ:
D2.Hô hấp và lên men
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ 
+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong thời gian 7 phút, đọc thông tin mục III trang 89, 90 hoàn thành PHT số 1 bằng cách ghép các mảnh ghép đã có sẵn nội dung vào các ô tương ứng của phiếu học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ 
-Định hướng, giám sát 
 - Các nhóm đọc SGK và thảo luận rồi ghép 15 mảnh ghép vào các ô tương ứng để có kết quả đúng một cách nhanh nhất.
Báo cáo – thảo luận 
- Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm.
- Đại diện 1, 2 nhóm trình bày nội dung
-Nhóm được chỉ định gọi HS trình bày 
- Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét sản phẩm và trình bày của các nhóm và kết luận
- HS lắng nghe nhận xét của GV
*Kết luận: 	Đáp án phiếu học tập số 1
Xem thêm liên hệ:
Hoặc tham gia nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chu_de_chuyen_hoa_vat_chat_va_nang_l.doc