Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Bệnh truyền nghiễm, miễn dịch và tìm hiểu về bệnh sởi

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Bệnh truyền nghiễm, miễn dịch và tìm hiểu về bệnh sởi

I- MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1- Kiến thức:

 - Phát biểu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch.

 - Liệt kê được các phương thức lây truyền của các tác nhân gây bệnh,các bệnh truyền nhiễm thường gặp.

 - Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.

 - Đề xuất được các biện pháp phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.

 -Lập được kế hoạch điều tra bệnh sởi tại phường Tân Tạo:

 + Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh sởi, các con đường lây truyền

+ Phân biệt được trẻ mắc bệnh sởi với trẻ sốt phát ban .

+ Tìm ra được triệu chứng của trẻ mắc bệnh sởi

 + Đề xuất được giải pháp giảm thiểu tỉ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong địa bàn phường Tân Tạo

2- Kĩ năng:

- Phân tích, so sánh,khái quát hóa

- Giao tiếp, hợp tác.

- Nhận thông tin, sàng lọc thông tin ở trên lớp và trên địa bàn nghiên cứu, thu thập tài liệu, xử lí số liệu, quan sát, ghi chép, thuyết trình báo cáo, vận động.

3- Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Yêu thích môn học, nghiến cứu khoa học cơ bản.

4- Các năng lực hướng tới:

- Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tính toán

- Nhận thức sinh học, vận dụng kiến thức

-Quan sát, tính toán, xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: số liệu, tài liệu)

II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương tiện dạy học

- Chuẩn bị của giáo viên:Tranh hình vieo liên quan đến tác nhân bệnh truyền nhiễm , các phương thức lây truyền bệnh , ảnh các bệnh liên quan đến bệnh truyền nhiễm: hô hấp, tiêu hóa,da.

-Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm trước ở nhà, học bài cũ

2. Phương pháp:

-Dạy học hợp tác

-Dự án

 

doc 12 trang yunqn234 8720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Bệnh truyền nghiễm, miễn dịch và tìm hiểu về bệnh sởi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BỆNH TRUYỀN NGHIỄM, MIỄN DỊCH VÀ TÌM HIỂU VỀ BỆNH SỞI 
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1- Kiến thức:
 - Phát biểu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch.
 - Liệt kê được các phương thức lây truyền của các tác nhân gây bệnh,các bệnh truyền nhiễm thường gặp.
 - Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
 - Đề xuất được các biện pháp phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
 -Lập được kế hoạch điều tra bệnh sởi tại phường Tân Tạo:
 + Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh sởi, các con đường lây truyền
+ Phân biệt được trẻ mắc bệnh sởi với trẻ sốt phát ban .
+ Tìm ra được triệu chứng của trẻ mắc bệnh sởi
 + Đề xuất được giải pháp giảm thiểu tỉ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong địa bàn phường Tân Tạo 
2- Kĩ năng:
Phân tích, so sánh,khái quát hóa
Giao tiếp, hợp tác...
Nhận thông tin, sàng lọc thông tin ở trên lớp và trên địa bàn nghiên cứu, thu thập tài liệu, xử lí số liệu, quan sát, ghi chép, thuyết trình báo cáo, vận động...
3- Thái độ:
Có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Yêu thích môn học, nghiến cứu khoa học cơ bản.
4- Các năng lực hướng tới:
Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tính toán
- Nhận thức sinh học, vận dụng kiến thức
-Quan sát, tính toán, xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: số liệu, tài liệu)
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương tiện dạy học
- Chuẩn bị của giáo viên:Tranh hình vieo liên quan đến tác nhân bệnh truyền nhiễm , các phương thức lây truyền bệnh , ảnh các bệnh liên quan đến bệnh truyền nhiễm: hô hấp, tiêu hóa,da...
-Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm trước ở nhà, học bài cũ
2. Phương pháp:
-Dạy học hợp tác
-Dự án
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Khởi động: 
Mục đích:
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh sởi, Các con đường lây truyền
- Phân biệt được trẻ mắc bệnh sởi với trẻ sốt phát ban .
- Tìm ra được triệu chứng của trẻ mắc bệnh sởi
- Đề xuất được giải pháp giảm thiểu tỉ lệ trẻ mắc bệnh sởi 
1.2 – Nội dung: Hãy đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi:
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng đông- xuân.
 Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân.
 Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được >95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng. Dịch thường có tính chu kỳ từ 3-5 năm. 
 Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có cảm nhiễm với bệnh sởi.
 Bệnh sởi là loại bệnh lành tính, nếu trẻ nhiễm bệnh thường có các triệu chứng: sốt,chảy nước mắt,nước mũi và phát ban từ trong ra ngoài nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ mắc các căn bệnh kèm theo như khác như viêm phổi, tiêu chảy . và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh cơ hội này. Việt Nam triển khai thành công chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1984 đến năm 2012: tỷ lệ mắc bệnh sởi giảm 830 lần. 
 Cách phòng bệnh sởi hiệu quả: Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
 Không có vắc xin nào có hiệu qủa bảo vệ 100%. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%.
 Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
Câu 1: Em hiểu thế nào là bệnh sởi? 
Câu 2: Em hãy mô tả một số đặc điểm về hình thái của bệnh sởi ? phân biệt một số đặc điểm về mặt hình thái người bình thường, người mắc bệnh sởi và sốt phát ban.
Câu 3: Liệt kê các phương thức lây truyền ?
Câu 4 : Nêu cách phòng tránh Bệnh sởi ? Giải thích tại sao khi tiêm phòng sởi cần tiêm đủ 2 mũi ?
 Câu 5 : Giải thích vai trò của miễn dịch?
1.3-Dự kiến sản phẩm:
Nội dung
Mức độ nhận thức
Các NL hướng tới trong chủ đề
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
 Khái niệm bệnh truyền nhiễm
- Nêu được KN bệnh truyền nhiễm.
- Liệt kê được 1số dấu hiệu đặc điểm về mặt hình thái của bệnh sởi.
- Phân biệt được các dấu hiệu đặc trưng
của người bệnh sởi,sốt phát ban.
 ----
 Phương thức lây truyền
-Nêu được các phương thức lây truyền
 Các biện pháp phòng tránh bệnh sởi
Nêu một số biện pháp phòng tránh Bệnh sởi
Giải thích tại sao khi tiêm phòng sởi cần tiêm đủ 2 mũi ?
1.4-Cách thức tổ chức:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, tìm hiểu về nội dung học tập trước bài học.
- Trong bài học này giáo viên yêu cầu lớp chia thành 4 nhóm và nhiệm vụ của mỗi nhóm là:
+ Nhóm 1,2: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 1,2 -> Nhóm trưởng trình bày sản phẩm của nhóm
+ Nhóm 3,4: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 3,4,5 -> Nhóm trưởng trình bày sản phẩm của nhóm
+ Giáo viên điều hành và hỗ trợ các nhóm hoàn thành các câu hỏi trên và chốt phương án đúng.
Hình thành kiến thức mới:
2.1-Mục đích:
- Phát biểu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch.
- Liệt kê được các phương thức lây truyền của các tác nhân gây bệnh,các bệnh truyền nhiễm thường gặp.
 - Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
 - Đề xuất được các biện pháp phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
2.2- Nội dung: 
Tìm hiểu thông tin trên tranh hình,video liên quan đến tác nhân bệnh truyền nhiễm , các phương thức lây truyền bệnh , ảnh các bệnh liên quan đến bệnh truyền nhiễm: hô hấp, tiêu hóa,da...do giáo viên cung cấp
2.3- Dự kiến sản phẩm:
Nội dung
Mức độ nhận thức
Các năng lực hình thành
- Phát biểu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch.
- Liệt kê được các phương thức lây truyền của các tác nhân gây bệnh,các bệnh truyền nhiễm thường gặp.
Nhận biết
Tự học, hợp tác, thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ,quan sát, tiếp nhận, xử lí thông tin
- Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
Thông hiểu
Phân tích, so sánh,khái quát hóa
Giao tiếp, hợp tác...
- Đề xuất được các biện pháp phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
Vận dụng thấp
Nhận thức sinh học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn
2.4- Cách thức tổ chức:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, tìm hiểu về nội dung học tập trước bài học.
- Trong bài học này giáo viên yêu cầu lớp chia thành 4 nhóm và nhiệm vụ của mỗi nhóm là:
+ Nhóm 1,2: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Bệnh truyền nhiểm là gì?Miễn dịch là gì? Các phương thức lây truyền của các tác nhân gây bệnh,các bệnh truyền nhiễm thường gặp? -> Nhóm trưởng trình bày sản phẩm của nhóm.
+ Nhóm 3,4: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch?
+Nhóm 1,2,3,4: Đề xuất được các biện pháp phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng?
+ Giáo viên điều hành và hỗ trợ các nhóm hoàn thành các câu hỏi trên và chốt phương án đúng.
Luyện tập:
Mục đích:
+ Giúp học sinh hình thành kĩ năng giải bài tập,phân tích, so sánh, khái quát kiến thức mới, Liệt kê được các bệnh truyền nhiễm liên quân đến: Hô hấp, HTK, sinh dục và ngoài da
Nội dung:
Câu 1. Nối cột A với cột B
A
B
a.Miễn dịch không đặc hiệu
b.Miễn dịch đặc hiệu
c.Miễn dịch thể dịch
d.Miễn dịch tế bào
1.MD sản xuất ra kháng thể 
2.MD có sự tham gia của tế bào T độc
3.MD được hình thành để đáp lại 1 cách đặc hiệu sự xâm nhập của kháng nguyên lạ
4.MD tự nhiên mang tính bẩm sinh, không phân biệt đối với từng loại kháng nguyên
Câu 2. Nêu ví dụ về các bệnh đường hô hấp? Bệnh HTK? Bệnh đường sinh dục? Bệnh ngoài da?
Sản phẩm:
Câu 1: Dự kiến sản phẩm:c-1,d-2,a-4,b-3
Câu 2: Dự kiến sản phẩm:
-Viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh...
-Viêm gan, quai bị,tiêu chảy...
-Bại liệt, viêm màng não...
-HIV, viêm gan B...
-Sởi, đậu mùa...
3.4: Cách thức tổ chức: Giáo viên phân 4 nhóm ->Các nhóm thảo luân ghi kết quả thảo luận ra giấy-> trưởng nhóm trình bày sản phẩm-> Giáo viên chốt đáp án.
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng
4.1. Mục đích:
4.1.1-Hình thành các năng lực chung:
-NL tự học: 
- HS : Xác định được mục tiêu của dự án là: 
 + Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh sởi, Các con đường lây truyền
+ Phân biệt được trẻ mắc bệnh sởi với trẻ sốt phát ban .
+ Tìm ra được triệu chứng của trẻ mắc bệnh sởi
 + Đề xuất được giải pháp giảm thiểu tỉ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong địa bàn P.Tân Tạo- Q.Bình Tân.
- HS : Lập và thực hiện được kế hoạch thực hiện dự án.
NL tự học 
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề
- HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề
- NL giải quyết vấn đề: 
+HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời:
+HS biết thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Thu thập qua điều tra số liệu tại địa bàn và qua trung tâm y tế P.Tân Tạo- Q.Bình Tân.
+HS : phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không: 
+HS :phân tích các giải pháp . 
-NL tư duy sáng tạo:
HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập:
+Người mắc bệnh sởi có những dấu hiệu như thế nào ? Thường gặp những khó khăn gì trong cuộc sồng hàng ngày ?
+Có thể đưa ra những biện pháp gì để làm giảm thiểu tỉ lệ mắc chứng bệnh sởi ?
+Nếu không phát hiện kịp thời,dẫn tới hậu quả như thế nào ? 
-HS đề xuất được ý tưởng: 
+Làm thế nào để tránh được dịch sởi ?
+Bằng cách nào để giảm thiểu tỉ lệ dịch sởi ở P.Tân Tạo- Q.Bình Tân ?
-NL tự quản lý:
 +Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân:...
 +Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
 +Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
-NL giao tiếp:
 +Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể
-NL hợp tác:
 Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm
-NL sử dụng CNTT và truyền thông: 
+HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về dịch sởi, viết báo cáo,
+Trình chiếu ppt báo cáo kết quả nghiên cứu.
-NL sử dụng ngôn ngữ:
Sử dụng thông tin khoa học hợp lí, các thuật ngữ Sinh học một cách chính xác.
-Năng lực tính toán:
Sử dụng phương pháp thông kê.
4.1.2-Các năng lực chuyên biệt: 
-Quan sát: Người mắc bệnh sởi- Người sốt phát ban - người bình thường
-Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: 2 nhóm- người BT & người bệnh.
-Tính toán: Tỉ lệ người bệnh trong cộng đồng thông qua thống kê số liệu.
-Xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: số liệu, tài liệu).
-Xác định được các triệu chứng và đối chứng.
4.2- Nội dung, nhiệm vụ,dự kiến sản phẩm và cách tổ chức:
4.2.1 Nội dung, nhiệm vụ và dự kiến sản phẩm dự án:
Giáo viên giao chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ và hoàn thành dự án: “Điều tra thực trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu bệnh sởi tại P.Tân Tạo- Quận Bình Tân”
TT
Nội dung & nhiệm vụ
Thời gian
Người thực hiện
Sản phẩm dự kiến
1
Thực trạng người mắc bệnh tại P.Tân Tạo- Q. Bình Tân
3 ngày
Nhóm 1,2
Bảng thống kê tỉ lệ trẻ mắc bệnh sởi của địa bàn
2
Trình bày cơ sở khoa học của triệu chứng sởi
2 ngày
Các nhóm
-Báo cáo về nguyên nhân, cơ chế phát sinh.
-Bộ tranh ảnh sưu tầm về sởi 
3
Tư vấn 
2 ngày
Nhóm 3,4
-Biên soạn câu hỏi liên quan đến triệu chứng.
-Tư vấn cách phòng tránh, giảm thiểu.
4.2.2-Cách thức tổ chức: 
Giáo viên hướng dẫn HS thực hiện dự án:
+Bước 1: Nghiên cứu nội dung chủ đề và hoàn thành các yêu cầu của dự án.
	 +Bước 2: Thu thập và tổng hợp kiến thức từ các nguồn thông tin được cung cấp: Trang web của P. Tân Tạo kết hợp với điều tra thực tế, số liệu của bộ y tế về bệnh sởi, số liệu của tổng cục thống kê,phỏng vấn trực tiếp (giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh trong nhóm).
 +Bước 3: Thảo luận, xử lí số liệu và xây dựng báo cáo.
Giáo viên phân nhóm, phân vai và hướng dẫn học sinh:
+ Hướng dẫn học sinh điều tra thực trạng và thu thập số liệu.
+ Hướng dẫn học sinh viết báo cáo về kết quả điều tra và phương pháp báo cáo. 
+ Phát phiếu đánh giá bản báo cáo tham luận, mẫu biên bản nhóm (Phụ lục).
Nhóm học sinh với vai trò là cán bộ ,đã tham gia điều tra, tư vấn di truyền. (có tư liệu minh chứng), đưa ra các tiên đoán nhằm góp phần giảm thiểu tỉ lệ trẻ mắc dịch bệnh.
 Sau đó, nhóm học sinh báo cáo trước lớp các nội dung sau: 
 - Bảng số liệu về trẻ mắc bện sởi và mối liên quan với sốt phát ban
 - Báo cáo cơ sở khoa học của triệu chứng bệnh.
 - Nguyên nhân, ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình- xã hội của trẻ mắc bệnh
 - Báo cáo tuyên truyền về dịch sởi bùng phát.
.
Quy định thời gian học sinh phải hoàn thành dự án: 1tuần
Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi hết thời gian làm dự án.
Các nhóm phản biện lẫn nhau. 
(Phụ lục 1-Biên bản làm việc nhóm)
4.Kiểm tra đánh giá:
-Sau khi các nhóm hoàn thành dự án GV đánh giá dự án theo các tiêu chí: Thái độ làm việc( nhiệt tình, cầu thị, trung thực), hợp tác giữ các thành viên, người dân trên địa bàn,trình bày logic khoa học,rõ rãng, báo cáo viên nhanh nhẹn,linh hoạt, hấp dẫn, thời gian hoàn thành dự án, tính chính xác, tính khả thi, đề xuất được các giải pháp phòng chống bảo vệ sức khỏe trước dịch sởi trên địa bàn, đồng thời đưa ra được các nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo. (Phụ lục 2- Mẫu tham khảo các tiêu chí đánh giá)
Phụ lục 1-Biên bản làm việc nhóm
	Nhóm: 
TT
Họ và tên
Nhiệm vụ cụ thể
Kết quả thực hiện
Tài liệu tham khảo
Thời gian hoàn thành
1
Trưởng nhóm: 
 + Vạch kế hoạch làm việc của nhóm, phân công nhiệm vụ.
 + Tham gia điều tra theo phiếu.
2
Thư ký: ghi biên bản, tham gia điều tra.
3
Thành viên: Điều tra theo phiếu
Kết luận củanhóm: 
Phụ lục 2- Mẫu tham khảo các tiêu chí đánh giá
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm chấm
Nhóm khác chấm
Giáo viên chấm
Nội dung
- Liệt kê được 1số dấu hiệu đặc điểm về mặt hình thái của bệnh sởi.
1
- Phân biệt được 1 số đặc điểm về mặt hình thái của người bình thường và người bị bệnh sởi
2.5
- Chỉ ra được đặc điểm người bị 
Bệnh trong thực tế tại địa phương.
2.5
Vận dụng kiến thức của chủ đề để giải thích được các tình huống thực tiễn 
1.5
Hình thức
Tiêu đề của báo cáo phù hợp, sáng tạo.
0.5
Nội dung báo cáo được diễn đạt logic, rõ ràng.
1.0
Báo cáo viên trình bày báo cáo sinh động, linh hoạt, hấp dẫn.
1.0
Tổng điểm
10
5.Bài tập về nhà: HS hoàn thành dự án trên và báo cáo vào buổi học tiếp theo
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chu_de_benh_truyen_nghiem_mien_dich.doc