Giáo án Sinh học Lớp 10 (Ban cơ bản) - Chủ đề: Cấu trúc tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Diễn Châu 4

Giáo án Sinh học Lớp 10 (Ban cơ bản) - Chủ đề: Cấu trúc tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Diễn Châu 4

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- Giải thích được lợi thế của tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ.

- Phân tích được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu trúc tế bào vi khuẩn.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc tế bào nhân thực.,

- Phân tích được cấu trúc phù hợp với chức năng của một số bào quan như: lục lạp, ty thể, lizoxom, nhân tế bào, màng sinh chất

- So sánh được được cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát hình, so sánh .Kĩ năng tư duy , phân tích , tổng hợp.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước nhóm, lớp.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng quan điểm duy vật biện chứng thông qua việc tìm hiểu tính thống nhất trong cấu tạo tế bào .

- Nhận thức về tính thống nhất về cấu trúc và chức năng của các tổ chức sống.

- Có ý thức vệ sinh bảo vệ cơ thể tránh những tác nhân gây hại thông qua nhận thức về cấu trúc và vai trò của màng tế bào.

4. Định hướng phát triển năng lực :

- Thông qua tiết học chủ đề phát triển năng lực tự học, năng lực hoạt động nhóm, năng lực quản lí thời gian, năng lực ngôn ngữ trình bày trước tập thể của học sinh.

 

doc 10 trang Dương Hải Bình 5660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 (Ban cơ bản) - Chủ đề: Cấu trúc tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Diễn Châu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN SƠ, TẾ BÀO NHÂN THỰC
 Lớp (khối): 10
Thời lượng dạy học : 3 tiết (từ tiết PPCT 10 đến tiết PPCT 12:)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- Giải thích được lợi thế của tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ.
- Phân tích được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu trúc tế bào vi khuẩn.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc tế bào nhân thực.,
- Phân tích được cấu trúc phù hợp với chức năng của một số bào quan như: lục lạp, ty thể, lizoxom, nhân tế bào, màng sinh chất 
- So sánh được được cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát hình, so sánh .Kĩ năng tư duy , phân tích , tổng hợp.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước nhóm, lớp.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng quan điểm duy vật biện chứng thông qua việc tìm hiểu tính thống nhất trong cấu tạo tế bào .
- Nhận thức về tính thống nhất về cấu trúc và chức năng của các tổ chức sống.
- Có ý thức vệ sinh bảo vệ cơ thể tránh những tác nhân gây hại thông qua nhận thức về cấu trúc và vai trò của màng tế bào.
4. Định hướng phát triển năng lực :
- Thông qua tiết học chủ đề phát triển năng lực tự học, năng lực hoạt động nhóm, năng lực quản lí thời gian, năng lực ngôn ngữ trình bày trước tập thể của học sinh.
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung/chủ đề/chuẩn
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tế bào nhân sơ
- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- Nêu được cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào nhân sơ.
Giải thích được kích thước nhỏ đem lại lợi thế gì cho tế bào nhân sơ.
Vì sao cùng là vi khuẩn nhưng sử dụng thuốc kháng sinh khác nhau.
Tế bào nhân thực
- Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
- Trình bày được cấu trúc và chức năng các thành phần cấu trúc của tế bào nhân thực.
- So sánh được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
-So sánh được vừng nhân tế bào nhân sơ và nhân tế bào nhân thực.
- So sánh được ty thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng.
- So sánh được lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.
- Phân tích được cấu trúc phù hợp với chức năng của ty thể, lục lạp và màng sinh chất.
- Nêu lên được mối liên hệ giữa lưới nội chất , riboxom và bộ máy Gôngi.
- giải thích được mô hình khảm động của màng sinh chất.
- Đưa ra được giả thuyết về nguồn gốc của ty thể dựa vào KT, cấu tạo màng, hệ gen và RBX.
- giải thích được tại sao enzim trong Lizoxom lại không tự phân hủy bào quan này.
III. BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (để dùng trong quá trình dạy học – giao nhiệm vụ học tập cho HS và kiểm tra, đánh giá HS; đây là các nhiệm vụ, bài tập phát triển nhận thức)
1. Nhận biết:
- Nêu cấu trúc chung của tế bào ?
- So sánh đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
- Sự khác nhau về cơ bản giữa nhân tế bào nhân sơ và nhân tế bào nhân thực.
- Trình bày cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
2. Thông hiểu:
- Kích thươc nhỏ đem lại lợi ích gì cho tế bào nhân sơ ?
- Phân tích cấu trúc phù hợp với chức năng của ty thể, lục lạp và màng sinh chất?
- Tại sao nhân tế bào có chức năng di truyền.
3. Vận dụng:
- Mối liên hệ giữa lưới nội chất hạt, riboxom và bộ máy gongi.
- Trong cơ thế người loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất ? Vì sao?
- Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều ty thể nhất? Vì sao?
- Tại sao nói màng sinh chất là màng khảm động?
4. Vận dụng cao:
- Trong trường hợp nào ở cơ thể bình thường , các lizoxom vỡ và giải phóng các enzim?
- Tại sao các enzim trong lizoxom lại không tự phân hủy bào quan này?
- Vì sao cùng là vi khuẩn gây bệnh nhưng sử dụng các thuốc kháng sinh khác nhau.
- Hai tế bào cùng mô và khác mô làm thế nào để chúng nhận ra nhau.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng 
Thời điểm
Thiết bị DH, Học liệu
Ghi chú
1, Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.
Trên lớp
1 tiết
Tiết 7
SGK
 - Thời gian còn lại Giao nhiệm vụ.
2. Các thành phần cấu trúc tế bào nhân sơ.
3.Các thành phần cấu trúc tế bào nhân thực.
- Nhân tế bào .
-Lưới nội chất.
- Ri bô xôm, bộ máy gongi, không bào, lizoxom.
Trên lớp
1 tiết
Tiết 8
Máy chiếu, làm sẵn,
phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn, hoặc nội dung trong USB..
-Ty thể, lục lạp.
- Màng sinh chất.
Trên lớp
1 tiết
Tiết 9
Máy chiếu,
PHT đã chuẩn bị sẵn, hoặc nội dung trong USB
V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động/mở bài
1. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập thông qua phim, ảnh về cấu trúc tế bào.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: quan sát, nhận xét, trả lời câu hỏi của GV.
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Cho học sinh xem một số tiêu bản tế bào vi khuẩn và tế bào lá, tế bào bạch cầu trên máy chiếu phát hiện cấu trúc chung của tế bào.
 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
1. Mục tiêu: học lí thuyết hoặc thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận hình thành kiến thức:
- Chỉ ra được các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
 - PB được cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao (Hoạt động nhóm, cả lớp) như quan sát, trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập, đại diện lên bảng trình bày. 
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Tiết 1:
Hoạt đông 1: Yêu cầu các nhóm thảo luận tại lớp và nêu đặc điểm cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Từ đó so sánh điểm khác nhau?
- Trả lời câu hỏi: Kích thước nhỏ đem lại lợi ích gì cho tế bào vi khuẩn?
Hoạt động 2: Trình bày trước lớp và nhận xét
Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ: Yêu cầu về nhà chuẩn bị nội dung PHT chuẩn bị nội dung vào USB hoặc PHT lớn.
II. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN SƠ.
PHT1:
Các thành phần cấu trúc
 Đặc điểm
Chức năng
Vỏ nhầy
Lông và roi
Màng sinh chất
Tế bào chất
Thành tế bào
Riboxom
Vùng nhân
III CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC.
Nhân tế bào: Phiếu học tập 2:
Cấu trúc
- Hình dạng ngoài.
- Cấu tạo bên ngoài nhân
- Cấu tạo bên trong nhân:
Chức năng
2. Các bào quan trong tế bào . Phiếu học tập 3:
Đặc điểm
 Vị trí
 Cấu trúc màng
Chức năng
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chât trơn
Riboxom
Bộ máy gongi
Không bào
Lizoxom
Yêu cầu mỗi nhóm đều phải chuẩn bị , và nhóm 1,2 làm vào USB còn nhóm 3,4 làm vào PHT lớn.
Tiết 2
Hoạt động 1: Các nhóm đại diện lên trình bày và các nhóm khác nhận xét, bổ sung đặt câu hỏi.
Hoạt đông 2: GV: Hoàn chỉnh được kiến thức qua tờ nguồn:
Tờ nguồn PHT1:
Các thành phần cấu trúc
 Đặc điểm
Chức năng
Vỏ nhầy
Có ở một số vi khuẩn.
Dự trữ và bảo vệ tế bào
Lông và roi
Chỉ có ở một số VK
- Giúp vk bám vào bề mặt tế bào chủ
- Giúp vi khuẩn di chuyến
Tế bào chất
Bào tương, các chất dự trữ và một số cấu trúc khác, chứa RBX và nhân
Nơi thực hiện quá trình trao đổi chất của tế bào.
Máng sinh chất
Hai lớp phốt pho lipit và protein
Trao đổi chất 
Bảo vệ tế bào.
Thành tế bào
Cấu tạo từ peptidoglican
Quy định hình dạng của tế bào
Riboxom
Cấu tạo từ Pr và rARN
Nơi tổng hợp các phân tử Pr của tế bào.
Vùng nhân
Chứa A DN dạng vòng không có màng nhân bao bọc
Chứa TTDT, điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
 Phiếu học tập 2:
Cấu trúc
- Hình dạng ngoài.
- Cấu tạo bên ngoài 
- Cấu tạo bên trong 
Hình cầu, đường kính khoảng 5micromet.
Hai lớp màng photpholipitkep, có các lỗ màng nhân
Là dịch nhân chứa chât Nhiễm sắc(AND liên kết với Pr) và nhân con.
Chức năng
Lưu giữ và bảo quản, truyền đạt TTDT , điều hành, định hướng mọi hoạt động của tế bào.
Đáp án phiếu học tập 3
Đặc điểm
 Vị trí
 Cấu trúc màng
Chức năng
Lưới nội chất hạt
Gần màng nhân
Màng đơn
Tổng hợp Protein
Lưới nội chât trơn
Bên ngoài LNC hạt
Màng đơn
Tổng hợp Lipit, chuyển hóa đường, khử độc.
Riboxom
Liên kết trên LNC hạt và nằm tự do trong bào tương.
Không có màng
Tổng hợp Protein
Bộ máy gongi
Gần màng sinh chất
Màng đơn.
Lắp ráp , đóng gói và phân phối sản phẩm
Không bào
Màng đơn
Duy trì áp suất thẩm thấu, chứa sắc tố tạo màu, dự trữ , chứa chất thải độc hại.
Lizoxom
Màng đơn
Chứa enzim phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương, tham gia tiêu hóa nội bào.
Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ: Yêu cầu về nhà chuẩn bị nội dung PHT chuẩn bị nội dung vào USB hoặc PHT lớn.
PHT1: Cấu trúc và chức năng của ty thể và lục lạp.
Cấu trúc
Chức năng
Ty thể 
Lục lạp
 PHT2 : Tìm hiểu màng sinh chất
Mô hình cấu trúc màng
Thành phần hóa học của màng
Chức năng
- Tính khảm:
................................
- Tính động:
 .
Li pit: Gồm 2 loại:
Protein : gồm 2 loại
Cacbonhidrat ( ở dạng LK)
Tiết 3
Hoạt động 1: Các nhóm đại diện lên trình bày và các nhóm khác nhận xét, bổ sung đặt câu hỏi.
Hoạt đông 2: GV: Hoàn chỉnh được kiến thức qua tờ nguồn:
Tờ nguồn PHT1:
Cấu trúc
Chức năng
Ty thể 
- Có 2 lớp màng, màng ngoài trơn, màng trong gấp khúc tạo thành các mào có chứa enzim hô hấp.
- Trong có chất nền , có AND và RBX.
Hô hấp tế bào , chuyển hóa chất hữu cơ thành ATP.
Lục lạp
- Có 2 lớp màng
- Trong có chất nền, màng tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành hạt Grana trên có chất diệp lục, có AND riêng
Thực hiện quá trình quang hợp: Chuyển đổi quang năng thành hóa năng.
 PHT2 : Tìm hiểu màng sinh chất
Mô hình cấu trúc màng
Thành phần hóa học của màng
Chức năng
- Tính khảm:
.Các phân tử Pr khảm trong lớp phốt pho li pít.
Tính động:
+ Tỉ lệ phốt pho lipit /colesterol làm thay đổi trạng thái màng,
+ Các phân tử Pr và photpho lipit có thể dịch chuyển trong giới hạn
Li pit: Gồm 2 loại:
- Photpho lipit 
- colesterol
- Trao đổi chất với MT
- Tăng tính ổn định của màng
Protein : gồm 2 loại:
Pr bám màng
Pr xuyên màng
Thụ thể thu nhận TT
Tạo kênh Pr.
Cacbonhidrat ( ở dạng LK) với Pr thành Glicoprotein
Là dấu chuẩn đặc trưng cho từng tế bào.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các cấu trúc ngoài màng sinh chất
Cho Hs tự N/C SGK và tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi:
Cấu tạo và chức năng của thành TB.
Vai trò của chất nền ngoại bào.
HOẠT ĐỘNG 3:. Luyện tập
1. Mục tiêu: Củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng về cấu trúc tế bào, mở rộng kiến thức thực tế và không chỉ giới hạn trong nội dung sgk 
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: là người trực tiếp tham gia huy động kiến thức để giải quyết nhiệm vụ học tập của giáo viên đưa ra, tham gia hoàn thành phiếu học tập, trình bày trước lớp, tham gia các trò chơi 
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Có nhiều cách khác nhau, mục tiêu là học sinh được hoạt động để luyện tập các vấn đề đã học 
Tổ chức hoạt động: có nhiều cách khác nhau
Cách 1. Mỗi em nêu(hoặc ghi lên bảng) về các thành phần cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Cách 2. Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm liệt kê tên các thành phân cấu trúc của tế bào nhân sơ, tế bào nhân động vật và tế bào động vật: trong đó 2 nhóm liệt kê về một loại tế bào.
Thảo luận, trình bày trước lớp, nhận xét, đánh giá giữa các nhóm (Có thể sử dụng kỹ thuật hỏi chuyên gia bằng cách mỗi nhóm cử 1 chuyên gia bảo vệ sản phẩm của nhóm mình và các nhóm còn lại chất vấn): nhóm nào đưa ra được nhiều ví dụ hơn và đầy đủ, chính xác là nhóm giành phần thắng. 
- Một số câu hỏi vận dụng ở cấp độ thấp.
GV đánh giá các mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm
Hoạt động 4. Vận dụng 
1. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống có liên quan trong cuộc sống hàng ngày. 
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Học sinh quan sát tình huống có liên quan trong cuộc sống hàng ngày (có thể có sự hướng dẫncủa GV), đề ra biện pháp giải quyết, nảy sinh câu hỏi vì sao?
3. Cách thức tiến hành hoạt động: học sinh tự trả lời hỏi ở nhà.
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: 
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh
3. Cách thức tiến hành hoạt động: học sinh tự làm ở nhà, PTN 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_ban_co_ban_chu_de_cau_truc_te_bao_nh.doc