Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 6: Axit nuclêic - Năm học 2016-2017

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 6: Axit nuclêic - Năm học 2016-2017

I. Mục tiêu bài học: NG: 26 – 09 - 2016

 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này, học sinh cần : Tiết: 6

 - Nêu được thành phần hóa học của một nuclêôtit.

 - Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN.

 - Trình bày được chức năng của ADN và phân tử ARN.

 - So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.

 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , hoạt động nhóm , giải thích , so sánh .

 3. Thái độ : Liên hệ môi trường ở mục I.

 

doc 3 trang yunqn234 7311
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 6: Axit nuclêic - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 6: AXIT NUCLÊIC NS : 24 – 09 - 2016
 I. Mục tiêu bài học: NG: 26 – 09 - 2016
	 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này, học sinh cần : Tiết: 6
 - Nêu được thành phần hóa học của một nuclêôtit.
 - Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN.
 - Trình bày được chức năng của ADN và phân tử ARN.
 - So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , hoạt động nhóm , giải thích , so sánh .
 3. Thái độ : Liên hệ môi trường ở mục I. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 	
 - GV: Chuẩn bị sơ đồ Hình 6.1 và hình 6.2 SGK Sinh học 10 phóng to.
 - HS: Xem trước bài mới .
 III. Tiến trình bài giảng :
 1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , nhắc nhở ...
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới :
Hoạt động của GV& HS
Nội dung
Hoạt động 1: GV chia nhóm học sinh, nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.
Nhóm 1, 2 :
Câu hỏi : Đặc điểm của phân tử ADN? Trình bày thành phần hóa học của một nuclêôtit?
Nhóm 3, 4:
Câu hỏi : Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN? Đặc điểm của liên kết Hiđrô?
GV nêu một câu hỏi nhỏ, gọi HS trả lời.
? Gen là gì?
GV yêu cầu đại diện nhóm 3, 4 lên trình bày phần thảo luận của nhóm.
GV treo hình 6.1, nhận xét và giải thích bổ sung, sau đó đánh giá, kết luận vấn đề.
*Một gen có A= 600 (nu); G= 900(nu)
Số liên kết hidro của gen ?
*ADN của sinh vật nhân sơ có gì khác so 
với ADN của sinh vật nhân thực ?
- Hãy cho biết đặc điểm cấu trúc nào giúp ADN thực hiện chức năng mang, bảo quản 
và tryền đạt thông tin di truyền ?
- Yếu tố nào qui định tính đa dạng và tính đặc thù của phân tử ADN ?
* Sự đa dạng trong cấu trúc của phân tử ADN dẫn đến điều gì ? Dẫn đến sự đa dạng trong giới sinh vật .
*Sự bảo vệ sinh vật có ý nghĩa gì ? Bảo vệ nguồn gen của sinh vật 
Hoạt động 2
GV nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận.
Nhóm 1, 2 
Câu hỏi : Trình bày cấu trúc đơn phân của ARN ?
* Đơn phân của ARN có gì khác so với đơn phân của ADN
Nhóm 3, 4
Câu hỏi : Trình bày cấu trúc của phân tử ARN?
* cấu trúc của phân tử ARN có gì khác so với cấu trúc của phân tử ADN?
 Hoạt động 3:
GV nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.
Câu hỏi : Nêu chức năng của các loại ARN?
GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.
I.Axit Đêôxiribô Nuclêic:
1. Cấu trúc của ADN:
 - Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ (C5H10O4).
+ nhóm Phôtphat (H3PO4)
+ Bazơ Nitơ : A, T, G, X.
 - Có 4 loại nuclêôtit tương ứng với 4 loại bazơ nitơ.
 - Gen là một đoạn phân tử ADN, trong đó trình tự nuclêôtit trên ADN qui định cho một sản phẩm nhất định (Prôtêin hay ARN).
* Cấu trúc không gian của ADN:
 - Trong không gian, ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết Hiđrô giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.
 -Hai chuỗi pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng như một thang dây xoắn. Trong đó, bậc thang là các bazơ nitơ, tay vịn là các phân tử đường và nhóm phôtphat.
 -Liên kết Hiđrô là liên kết yếu, mang đặc điểm vừa linh động, vừa bền vững.
2. Chức năng của ADN:
 - ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt 
thông tin di truyền (TTDT).
 - ADN được cấu tạo 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được bảo quản rất chặt chẽ. Nếu có sai sót sẽ có hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
II. Axit Ribô Nuclêic:
1. Cấu trúc của ARN:
 Đơn phân là nuclêôtit, gồm có 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ : C5H10O5.
+ Nhóm phôtphat : H3PO4
+ Bazơ nitơ : A, U, G, X
à Có 4 loại đơn phân : A, U, G, X
* mARN :Có cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit, mạch thẳng.
* rARN :Cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit.
* tARN : Cấu tạo gồm 3 thùy, có những đoạn các bazơ nitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo nên các vùng cuộn xoắn cục bộ .
2. Chức năng của ARN:
 - mARN : truyền thông tin từ ADN đến ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp nên Prôtêin.
 - rARN : cùng với prôtêin tạo nên ribôxôm, là nơi tổng hợp nên prôtêin.
 - tARN : vận chuyển axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ dịch thông tin dưới dạng trình tự các nuclêôtit trên ADN thành trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.
 Ở một số loài virut, thông tin di truyền còn được lưu giữ trên ARN.
 4.Củng cố :
Câu 1.Đặc điểm chung của ADN và ARN là :
a. Đều có cấu trúc một mạch c. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin
b. Đều có cấu trúc hai mạch d. Đều có những phân tử và có cấu tạo đa phân 
Câu 2. Đơn phân cấu tạo của phân tử ADN là : 
a. A xit amin 	 B. Nuclêotit C. Plinuclêotit	 d. Ribônuclêôtit
Câu 3.Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là :
a. Đường , axit và Prôtêin b. Đường , bazơ nitơ và axit
c. Axit,Prôtêin và lipit d. Lipit, đường và Prôtêin 
Câu 4. Chức năng của ADN là :
a. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào c. Trực tiếp tổng hợp Prôtêin
b. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền d. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào 
Câu 5. Chức năng của ARN vận chuyển là : 
b. Chuyên chở các chất bài tiết của tế bào c. Vận chuyển axít a min đến ribôxôm 
a. Vận chuyển các nguyên liệu để tổng hợp các bào quan d. Cả 3 chức năng trên 
 5.Hướng dẫn về nhà : 
 - Học thuộc bài đã học.
 - Xem mục : Em có biết.
 - Đọc trước bài 7 trang 31, SGK Sinh học 10.
_______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_6_axit_nucleic_nam_hoc_2016_2017.doc