Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 18 đến 23

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 18 đến 23

Bài 19: GIẢM PHÂN

I . MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nêu được những diễn biến cơ bản của giảm phân.

- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.

- Biết lập bảng so sánh giữa nguyên phân và giảm phân.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3. Giáo dục

- Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về sự phân bào và ứng dụng vào đời sống sản xuất.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu.

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết.

- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực.

II. CHUẨN BỊ

- SGK, hình 19.1 và 19.2.

- Phiếu học tập.

 

docx 41 trang yunqn234 8201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 18 đến 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19: ..... ..........Ngày soạn: ......................... 
BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN
I . MỤC TIÊU
Kiến thức: 
- Mô tả được chu trình tế bào.
- Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
 Kĩ năng: 
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
Giáo dục 
- Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về sự phân bào và ứng dụng vào đời sống sản suất.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, hình 18.1 và 18.2.
-Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP 
	Yêu cầu: Xem lại ND kiến thức mục I, II để điền vào phiếu học tập. 
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
CK tế bào:
Các giai đoạn
Nhiệm vụ và diễn biến
Kì trung gian
Pha G1
 Tế bào tổng hợp các chất cho sinh trưởng của tế bào.
Pha S
 ADN và NST nhân đôi ® NST kép
Pha G2
 Tổng hợp các yếu tố còn lại cho phân bào
Quá trình nguyên phân
Phân chia nhân
Kì đầu
 Các NST kép dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
Kì giữa
 Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính ở 2 phía của NST tại tâm động.
Kì sau
 Các nhiểm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
 NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.
Phân chia TBC
 Ở động vật phần giữa tế bào thắt eo chia thành 2 tế bào con.
 Ở thực vật tạo vách ngăn phân chia thành 2 tế bào mới.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TRỌNG TÂM
- Chu kì tế bào: Là một chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi 1 tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con, cho đến khi các tế bào con này tiếp tục phân chia.
 - Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian ( Thời kì giữa 2 lần phân bào) và quá trình nguyên phân.
- Kì trung gian: Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hoá vật chất....đặc biệt là quá trình nhân đôi của ADN. Được chia thành 3 pha:
* Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát ( R) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.
* Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử. 
* Pha G2: Diễn ra sự tổng hợp prôtêin histon, prôtêin của thoi phân bào(tubulin...). Sau pha G2 sẽ diễn ra qúa trình nguyên phân. 
- Nguyên phân : Là hình thức phân chia tế bào ( sinh dưỡng và sinh dục sơ khai), xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực. Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
 * Phân chia nhân ( phân chia vật chất di truyền), được chia thành 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
+ Kì đầu: NST kép bắt đầu co xoắn ; Trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành; Màng nhân và nhân con biến mất.
+ Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.
+ Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện; thoi vô sắc biến mất.
* Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con.
Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ.
Ý nghĩa: 
* Về mặt lí luận: 
+ Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ thể đa bào lớn lên
+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính. 
+ Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phận bị tổn thương nhờ quá trình nguyên phân
* Về mặt thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hỏi lại một số kiến thức có liên quan ở cấp II. (2’)
3. Giảng bài mới: 
Đặt vấn đề: Tế bào lớn lên và sinh sản như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bài
 ▲ Yêu cầu HS xem hình 18.1, trả lời các câu hỏi: 
 - Khái niệm về chu kỳ tế bào?
 - Chu kỳ tế bào được chia thành các giai đoạn nào?
 - Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian.
 Lưu ý: Chu kỳ tế bào được điều hòa bằng một cơ chế rất tinh vi. Nếu các cơ chế điều khiển sự phân bào bị hư hỏng trục trặc cơ thể có thể bị bệnh.
 ▲ Yêu cầu HS xem hình 18.2, hỏi: Em hãy nêu các giai đoạn trong nguyên phân và đặc điểm của mỗi giai đoạn.
 ▲ Yêu cầu HS xem mục II.2 trang 74 SGK, trả lời câu hỏi: Sự phân chia tế bào chất diễn ra như thế nào (ở tế bào động vật và tế bào thực vật)?
 ▲Dựa vào hình 18.2, hãy giải thích do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ? 
▲ Yêu cầu HS xem mục III trang 74 SGK, trả lời câu hỏi: Nguyên phân có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật?
 ∆ Quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
 ∆ Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
 ∆ Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
 ®Các NST sau khi nhân đôi vẫn dính với nhau ở tâm động và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Do vậy, khi các NST phân chia thì các tế bào con đều có 1 NST của tế bào mẹ).
∆ Nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.
I.CHU KÌ TẾ BÀO:
 - Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào (gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân ).
 - Kỳ trung gian gồm:
 + Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cho sinh trưởng của tế bào.
 + Pha S: ADN và NST nhân đôi ® NST kép.
 + Pha G2: tổng hợp các yếu tố còn lại cho phân bào.
II.QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN:
1.Phân chia nhân
 - Kì đầu: các NST kép dần được co xoắn. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
 - Kì giữa: các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính ở 2 phía của NST tại tâm động.
 -Kỳ sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
 -Kỳ cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện. 
2) Phân chia tế bào chất:
 -Ở động vật phần giữa tế bào thắt eo chia thành 2 tế bào con.
 -Ở thực vật tạo vách ngăn phân chia thành 2 tế bào mới.
III-Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
 - Ở SV nhân thực đơn bào, SV sinh sản sinh dưỡng nguyên phân cũng là cơ chế sinh sản.
 - Ở SV nhân thực đa bào nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
4. Củng cố: (5’)
 *Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài SGK.
Câu 1. Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.
Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.
Câu 2. Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn lại (tránh sự cồng kềnh) dễ di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong. NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho các gen phân mã.
Câu 3. Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi). Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.
Câu 4. Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi). Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.
-Điều gì sẽ xảy ra nếu các NST sau khi nhân đôi lại tách rời nhau ra rồi mới di chuyển về 2 cực của tế bào? (Nếu NST sau khi nhân đôi, lại tách rời nhau rồi mới phân li về 2 cực của tế bào thì có thể tạo ra những sai lệch trong nguyên phân. Vì vậy mà sau khi nhân đôi, NST vẫn còn dính với nhau ở tâm động, đảm bảo cho việc phân chia đồng đều các nhiễm sắc tử về các tế bào con).
-Các loài sinh vật có bộ NST đơn bội n có giảm phân không? (không co quá trình giảm phân).
-Nếu số lượng NST không phải là 2n mà là 3n thì quá trình giảm phân có gì trục trặc? (Khi có 3 NST tương đồng thì sự bắt đôi và phân ly của các NST sẽ dẫn đến sự phân chia không đồng đều các NST cho các tế bào con - gây ra đột biến giao tử).
	*Hoàn thành phiếu học tập (tự nhớ lại ND để điền vào phiếu)
	*Khối u do ung thư phát triển rất nhanh có phải bệnh về điều hoà phân bào hay không? (tế bào ung thư phân bào liên tục, thời gian phân bào ngắn và có khả năng phát tán tế bào đến các nơi khác). 
5. Hướng dẫn về nhà: (2’) 
- Đọc mục “Em có biết”
	- Học theo câu hỏi và bài tập cuối bài
	- Xem trước bài 19.Giảm phân
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 20: ..... ..........Ngày soạn: ......................... 
Bài 19: GIẢM PHÂN
I . MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Nêu được những diễn biến cơ bản của giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
- Biết lập bảng so sánh giữa nguyên phân và giảm phân.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Giáo dục 
Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về sự phân bào và ứng dụng vào đời sống sản xuất.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, hình 19.1 và 19.2. 	
- Phiếu học tập.
BẢNG SO SÁNH NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
Nguyên phân
Giảm phân
Giảm phân 1
Giảm phân 2
Kì trung gian
 - Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.
 - Bộ NST: 2n NST kép (4n)
 - Diễn ra rất ngắn.
 - Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.
 - Bộ NST: 2n NST kép (4n)
 - Các NST không nhân đôi dạng kép dính nhau ở tâm động. 
 (Coi như không có kì trung gian 2)
Kì đầu
 - Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng.
- Bộ NST: 2n NST kép (4n)
 - Xảy ra tiếp hợp ® trao đổi đoạn giữa các NST kép trong cặp tương đồng.
- Bộ NST: 2n NST kép (4n)
 - Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng.
 - Bộ NST dạng n NST kép (2n)
Kì giữa
 - Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo TB.
 - NST đính trên thoi vô sắc ở 2 phía của tâm động. 
 - Bộ NST: 2n NST kép (4n)
 - Các NST kép dàn 2 hàng (đối diện) trên mặt phẳng xích đạo TB.
 - NST đính trên thoi vô sắc ở 1 phía của tâm động.
 - Bộ NST: 2n NST kép (4n)
 - Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo TB.
 - NST đính trên thoi vô sắc ở 2 phía của tâm động.
 - Bộ NST dạng n NST kép (2n)
Kì sau
 - Các NST kép tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra.
- Bộ NST: 4n (NST đơn)
 - Các NST kép không tách nhau và không tháo xoắn. 
 - Bộ NST: 2n NST kép (4n)
 - Các NST tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra.
 - Bộ NST: 2n (NST đơn) 
Kì cuối
Các nhiễm sắc thể phân ly đồng đều về 2 cực tế bào và tế bào phân chia thành 2 tế bào mới.
Bộ NST: 2n (NST đơn) - Bộ NST: n NST kép (2n) - Bộ NST: n (NST đơn)
Kết quả
 - Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 tế bào, mỗi tế bào đều 2n NST.
 - Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 tế bào, mỗi tế bào đều 2n NST.
 - Từ 2 tế bào 2n NST thành 4 tế bào, mỗi tế bào n NST.
Các bảng tóm tắt số NST, số crômtit, số tâm động ở các kì của nguyên phân và giảm phân:
*Nguyên phân :
Kì
Số NST
Số crômatit
Số tâm động
Kì trung gian
2n(kép)
4n
2n
Kì đầu
2n(kép)
4n
2n
Kì giữa
2n(kép)
4n
2n
Kì sau
4n (đơn)
0
4n
Kì cuối
2n (đơn)
0
2n
*Giảm phân:
Kì
Số NST
Số crômatit
Số tâm động
Kì trung gian I
2n (kép)
4n
2n
Kì đầu I
2n (kép)
4n
2n
Kì giữa I
2n (kép)
4n
2n
Kì sau I
2n (kép)
4n
2n
Kì cuối I
n (kép)
2n
n
Kì đầu II
n (kép)
2n
n
Kì giữa II
n (kép)
2n
n
Kì sau II
2n (đơn)
0
2n
Kì cuối II
n (đơn)
0
n
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TRỌNG TÂM
- Giảm phân: Là hình thức phân bào của tế bào sinh dục ở vùng chín. Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
* Đặc điểm của giảm phân: Nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian. Ở kì đầu của giảm phân I, có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo giữa 2 trong 4 cromatit không chị em.
* Diễn biến của giảm phân.
 Giảm phân I
+ Kì đầu: Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng. →Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại. →Thoi vô sắc hình thành. →Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
+ Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại. Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
 + Kì sau: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối: Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần xuất hiện. Thoi phân bào tiêu biến. Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa 
 Giảm phân II: Kì trung gian diễn ra rất nhanh không có sự nhân đôi của NST
+ Kì đầu: NST co ngắn
+ Kì giữa: Các NST tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
+Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra đi về 2 cực của tế bào
+ Kì cuối: NST dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần xuất hiện. Thoi phân bào tiêu biến. Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST đơn giảm đi một nửa.
 * Kết quả: Từ 1tế bào mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo 4 tế bào con có bộ NST bằng một nửa tế bào mẹ. 
* Ý nghĩa: 
+ Về mặt lí luận: Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội(n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục. Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì, ổn định qua các thế hệ cơ thể.
+ Về mặt thực tiễn: Sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ trong công tác chọn giống.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Diễn biến quá trình nguyên phân? Ý nghĩa của nguyên phân?
3. Giảng bài mới: 
Đặt vấn đề: Cơ chế nào giúp bộ NST của cơ thể con mang một nửa đặc tính di truyền của bố và một nửa của mẹ?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài
 ▲ Yêu cầu HS quan sát mục lời dẫn và tóm tắt SGK, hỏi: Giảm phân là gì?
 ▲ Yêu cầu HS nghiên cứu mục I, trang 76-77 và xem hình 19.1 SGK, hỏi: Em hãy nêu đặc điểm các kỳ của giảm phân I.
 (Lưu ý: Ở kì đầu I, các NST kép liên kết với sợi tơ phân bào ở 1 phía của tâm đông ® khi NST phân li thì mỗi NST kép di chuyển về 1 cực của tế bào. Trong khi ở kì đầu của nguyên phân, NST kép liên kết với sợi tơ phân bào ở 2 phía của tâm động ® khi NST phân li thì mỗi NST đơn trong cặp NST kép di chuyển về 1 cực của tế bào ® tại kì cuối I, mỗi tế bào con nhận được từ cặp NST tương đồng 1 NST kép khác nhau về nguồn gốc.
 ▲ Yêu cầu HS xem hình 19.2 trang 78 SGK, trả lời câu lệnh trang 78. 
 (Giảm phân 2 diễn ra sau một giai đoạn trung gian ngắn, không có sự nhân đôi NST).
 Lưu ý: Thời gian cần thiết cho quá trình giảm phân ở các loài khác nhau là khác nhau, thậm chí khác nhau giữa giới đực và giới cái trong cùng một loài.
 ▲ Yêu cầu HS xem mục III, trang 79 SGK, nêu ý nghĩa của giảm phân.
 ∆ Cần nêu được: Quá trình phân bào gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhưng chỉ có 1 lần nhân đôi NST ® số NST trong tế bào giảm đi ½.
 ∆ Nghiên cứu mục I và xem hình 19.1 SGK, trả lời câu hỏi.
 ∆ Cần nêu được: Vì ở kì giũa I, Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. NST kép đính trên sợi tơ phân bào ở một phía tại tâm động nên chúng trượt về 1 cực của TB ® số NST giảm đi một nửa.
 ∆ Nghiên cứu mục III, trang 79 SGK, nêu ý nghĩa của giảm phân.
I.GIẢM PHÂN I:
 Trước khi tế bào giảm phân, tại kì trung gian cũng có sự tổng hợp ADN và sự nhân đôi của các bào quan. 
1) Kỳ đầu I:
 - Các nhiễm sắc thể tương đồng bắt đôi với nhau ® cặp NST kép (tiếp hợp ® TĐC).
 - Các NST kép dần co xoắn. Sau đó, các NST kép trong mỗi cặp dần đẩy nhau ra tại tâm động. Thoi phân bào hình thành, mỗi NST kép trong cặp tương đồng chỉ liên kết với sợi tơ phân bào ở 1 phía của tâm động. 
 - Cuối kì, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
2) Kỳ giữa I:
 Các NST kép co xoắn cực đại, di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng. Dây tơ phân bào từ mỗi cực của TB đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
3) Kỳ sau I:
 Mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển theo tơ phân bào về một cực tế bào.
4) Kỳ cuối I:
 Khi về cực tế bào các NST kép dần dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. Sau đó TBC phân chia ® 2 tế bào con có số NST kép giảm đi ½.
II. GIẢM PHÂN II:
1) Đặc điểm:
- Các NST không nhân đôi mà phân chia gồm các kỳ tương tự như nguyên phân: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II và kì cuối II.
 - Kết quả: Từ 1 tế bào có 2n NST, qua giảm phân ® 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
2) Sự tạo giao tử:
 - Các cơ thể đực (động vật): 4 tế bào ® 4 tinh trùng.
 - Các cơ thể cái (động vật): 4 tế bào ® 1 trứng có khả năng thụ tinh và 3 thể cực tiêu biến.
 Ở thực vật, sau giảm phân các TB con phải trãi qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc túi phôi.
III. Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN:
 - Sự phân ly độc lập của các NST (và trao đổi đoạn) tạo nên rất nhiều loại giao tử, qua thụ tinh ® nhiều biến dị tổ hợp ® Sinh giới đa dạng và có khả năng thích nghi cao.
 - Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
4. Củng cố: (5’) *Trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1. Giải phân I xảy ra qua bốn kì là đầu I, kì giữa I, kì sau I và cuối I
* Kì đầu I: Các NST tương đồng bắt đôi (tiếp hợp) với nhau sau tiếp hợp các NST dần co xoắn lại, thoi vô sắc hình thành và một số sợi thoi đính với tâm động của NST. Trong quá trình bắt đôi và tách rời nhau các NST tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo). Màng nhân và nhân con tiêu biến.
* Kì giữa I: Các NST kép bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo, xếp thành hai hàng. Thoi vô sắc từ các cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép.
* Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc I về các cực của tế bào.
* Kì cuối I: Sau khi đi về cực của tế bào, các NST dần dần xoắn. Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi vô sắc tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia chất tế bào tạo nên hai tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.
Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.
Câu 2. Các NST kép trong cặp tương đồng bắt đôi với nhau suốt theo chiều dọc có thể diễn ra tiếp hợp trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó chính là cơ sở tạo nên các giao thử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
Câu 3 (điều chỉnh) So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân?
– Giống nhau:
+ Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)
+ Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau.
+ NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn.
+ Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
+ Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính và hữu tính).
– Khác nhau:
Câu 4. Ý nghĩa của quá trình giảm phân: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên giúp :ác loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.
*Tại sao lại nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?
+ Giảm phân II về cơ bản cũng giống như nguyên phân, đều bao gồm các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Diễn biến hoạt động của NST cơ bản cũng giống nhau: NST co xoắn, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo, các NST kép tách nhau ở tâm động, mỗi NST đơn di chuyển về một cực của tế bào. 
+ So với nguyên phân, giảm phân II có một số điểm khác biệt: NST không nhân đôi, 2 tế bào con có bộ NST đơn bội ( n ).
5. Hướng dẫn về nhà: (2’) 
-Đọc ghi nhớ.	
-Xem trước bài 20 - thực hành.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 21: ..... ..........Ngày soạn: ......................... 
Bài 20. THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÁC KỲ
CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
I . MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
Quan sát tiêu bản phân bào.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng làm tiêu bản và kĩ năng quan sát kính hiển vi.
3. Giáo dục 
Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về phân bào và ứng dụng vào đời sống sản xuất.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm – quan hệ với người khác, Đọc – viết.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ các kỳ của nguyên phân và hình 20 SGK.
- Kính hiển vi quang học có vật kính X10, X40 và thị kính X10 hoặc X15.
- Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân biệt các kì của nguyên phân và giảm phân.
3. Nội dung thực hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ HD HS quan sát tiêu bản rễ hành dưới kính hiển vi.
 ▲ Cho HS xem hình ảnh chụp tế bào rễ hành dưới kính hiển vi.
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS.
 ▲ Hướng dẫn HS viết thu hoạch.
 ∆ Quan sát tiêu bản rễ hành dưới kính hiển vi.
 ∆ Xem hình ảnh chụp tế bào rễ hành dưới kính hiển vi.
 ∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những điểm chưa rõ. 
 ∆ Về nhà viết thu hoạch theo hướng dẫn của giáo viên
 Nội dung và cách tiến hành:
 - Đặt tiêu bản hiển vi, điều chỉnh cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa thị trường, nơi có nguồn sáng tập trung.
 - Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính X10 để sơ bộ xsc định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.
 - Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa thị trường kính và chuyển sang quan sát dưới vật kính X40.
 - Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản.
4. Thu hoạch:
- Vẽ các tế bào quan sát được thấy rõ nhất ở các kỳ khác nhau.
- Giải thích tại sao cùng 1 kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại trông khác nhau?
5. Dặn dò: 
	Xem trước bài 22.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày kí duyệt giáo án: 
 Người kí duyệt giáo án: 
Tiết 22: ..... ..........Ngày soạn: ......................... 
Bài 21. ÔN TẬP PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Sau khi ôn tập, HS phải:
 - Nhận biết: Nhớ lại được các kiến thức đã học
 - Thông hiểu: Tìm mối liên quan các kiến thức trong các bài đã được học về sinh học tế bào
 - Vận dụng: Dựa vào kiến thức đã học, chứng minh tế bào là cấp độ tổ chức sống được cấu tạo theo nguyên tắc thứ bậc
 - Vận dụng cao: Giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên
2. Kĩ năng
 - So sánh, khái quát, logic kiến thức
3. Thái độ
 - Hình thành thái độ yêu thích môn học
4. Phẩm chất. năng lực
 - Phẩm chất: 
 + Rèn luyện phầm chất tự lập, tự tin, tự chủ
 + Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng
 - Năng lực: 
 + Năng lực sáng tạo tự chủ, giải quyết vấn đề, giao tiếp, đọc – viết, làm việc nhóm
 + Tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
 - Phương tiện: 
 + Tranh hình, nội dung SGK 
 + Máy tính, máy chiếu
 + Phiếu học tập
 - Phương pháp: 
 + Vấn đáp tìm hiểu bộ phận
 + Gợi và tìm hiểu vấn đề
 + Làm việc nhóm
2. Học sinh
 - SGK, vở ghi
 - Nghiên cứu bài học, chuẩn bị câu hỏi đã được giao về nhà
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Lồng trong quá trình ôn tập kiến thức
3. Bài mới
ĐVĐ: Học kì I chúng ta đã được tìm hiểu về Sinh học tế bào: Thành phần hóa học của tế bào, Cấu trúc tế bào, Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Chúng ta sẽ tìm hiểu về mối liên hệ giữa các thành phần đã học trong bài hôm nay.
- Tổ chức ôn tập các đơn vị kiến thức:
** GV lần lượt cho HS quan sát và thảo luận nhóm để hoàn thành các bảng sau đây cho từng phần kiến thức đã học (Bảng cho HS quan sát là trống ở các ô như SGK)
Chất hữu cơ
Nguyên tố
Đơn vị
Ví dụ
Vai trò
Gluxit
Lipit
Prôtêin
Axit nuclêic
Bào quan (cấu trúc)
Prôkaryota
Eukaryota
Chức năng
Màng sinh chất
Ribôxôm
Lưới nội chất
Bộ máy Gôngi
Lizôxôm
Ti thể
Lục lạp
Trung thể
Vi sợi, vi ống
Không bào
Thành tế bào
Nuclêôit
Nhân, màng nhân
NST, ADN
a. Thành phần hóa học của tế bào: (Hướng tới năng lực tri thức sinh học, năng lực tự học, phẩm chất tự tin, có trách nhiệm với bản thân )
GV nhắc lại thành phần vô cơ quan trọng nhất của tế bào là nước. 
- Về chất hữu cơ, GV yêu cầu HS hoàn chỉnh bảng sau: 
Chất hữu cơ
Nguyên tố
Đơn vị
Ví dụ
Vai trò
Gluxit
CHO
Glucôzơ
- Glucôzơ
- Saccarôzơ
- Tinh bột
- Xenlulôzơ
- Nguyên liệu.
- Dự trữ nguyên liệu
- Cấu tạo
Lipit
CHO
Triglixêrit
- Phốtpholipit
- Mỡ, dầu
- Cấu tạo màng
- Nguyên liệu
- Xúc tác, enzyme
Prôtêin
CHON (S)
Axit amin
- Enzim
- Hêmôglôbin
- Cấu tạo
- Dự trữ
- Vận chuyển
- Bảo vệ
- Thu nhận thông tin
Axit nuclêic
CHON (P)
Nuclêôtit
- ADN
- ARN
Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
 b. Cấu trúc và chức năng các bào quan: (Hướng tới năng lực tri thức sinh học, năng lực hợp tác, phẩm chất tự tin, tự lập)
HS báo cáo nội dung bảng 2 các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chính xác hoá kiến thức
Bào quan (cấu trúc)
Prôkaryota
Eukaryota
Chức năng
Màng sinh chất
Có
Có
Trao đổi chất với môi trường
Ribôxôm
Có
Có
Tổng hợp prôtêin
Lưới nội chất
Không
Có
Vận tải nội bào, tổng hợp chất
Bộ máy Gôngi
Không
Có
Đóng gói, phân phối sản phẩm
Lizôxôm
Không
Có
Tiêu hóa nội bào, tự tiêu
Ti thể
Không
Có
Hô hấp hiếu khí
Lục lạp
Không
Có
Quang hợp
Trung thể
Không
Có
Bộ máy phân bào
Vi sợi, vi ống
Không
Có
Bộ khung xương, vận động
Không bào
Không
Có
Tích lũy chất, sức trương
Thành tế bào
Có 
Có
Bảo vệ, nâng đỡ
Nuclêôit
Có
Không
Vùng chất tế bào chứa ADN
Nhân, màng nhân
Không
Có
Chứa NST, nhân con
NST, ADN
ADN trần
NST = ADN+Histôn
Tích lũy thông tin di truyền.
 c. Chuyển hóa vật chất, năng lượng trong tế bào (hướng tới năng lực tự học năng lực hợp tác. Phẩm chất yự lập, vượt khó)
GV yêu cầu HS nêu khái niệm năng lượng, các dạng năng lượng trong tế bào, sự chuyển hoá năng lượng, ezim và vai trò của enzim, các con đường hô hấp tế bào)
* Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào.
 - Năng lượng
 - Các dạng năng lương
 - ATP: đồng tiền năng lượng của tế bào:
	+ Cấu trúc ATP (đặc biệt mối liên kết cào năng)
	+ Vai trò của ATP:
 - Chuyển hoá vật chất: Khái niệm, bản chất và vai trò.
* Enzim và vai trò của enzim trong chuyển hoá vật chất:
 - Enzim: + Cấu trúc.
	 + Cơ chế tác động.
	 + Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
 - Vai trò của enzim trong chuyển hoá vật chất:
	+ Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng. 
 + Ức chế, hoạt hoá.
 + Ức chế ngược
* Hô hấp tế bào:
 - Khái niệm hô hấp.
 - Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào
	+ Đường phân.
	+ Chu trình Crep.
	+ Chuỗi truyền electron hô hấp.
 * Nắm được ý nghĩa của hô hấp về mặt năng lượng.
4. Củng cố
 - Nhắc lại hệ thống kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà
 - Hướng dẫn học bài: Trả lời các câu hỏi
+ Nêu sự khác biệt về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
+ Nêu các điểm khác biệt giữa mạng lưới nội chất hạt và mạng lưới nội chất trơn.
+ Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.
+ Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của enzim thì hoạt tính của nó bị giảm, thậm chí mất hẳn ?
+ Hô hấp tế bào có thể được chia thành mầy giai đoạn chính ? Mỗi giai đoạn diễn như thế nào?
+ Vẽ các hình, sơ đồ sau (có chú thích đầy đủ): Tế bào động – thực vật; tế bào trực khuẩn; quá trình hô hấp tế bào; sự biến dạng màng; các giai đoạn hô hấp.
 - Hướng dẫn chuẩn bị bài: Xem nội dung bài 22
Chủ đề: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Tiết 23: ..... ..........Ngày soạn: ......................... 
BÀI 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I . MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Nêu được khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm chung của vi sinh vật.
- Trình bày được các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng.
- Nêu được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Giáo dục 
Học sinh có thái độ về cơ sở khoa học về dinh dưỡng và chuyển hóa dinh dưỡng ở thế giới vi sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_18_den_23.docx