Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 17: Quang hợp
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
a. Kiến thức
- Nêu khái niệm quang hợp;
- Giải thích mối quan hệ pha sang và pha tối;
- Vận dụng kiến thức để tìm giải pháp trồng cây hiệu quả, năng suất.
b. Kỹ năng
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ỳ kiến trước lớp;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề nãy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK;
- Kỹ năng phân tích so sánh tổng hợp;
- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.
c. Thái độ: Hứng thú học
2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước; - Nhân ái;
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm: - Trung thực;
- Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi trường.
b. Định hướng năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ; - Năng lực giao tiếp hợp tác;
- Năng lực giải quyết vấn đề sang tạo.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực nhận thức sinh học; - Năng lực tìm hiểu thế giới sống;
- Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết tình huống.
Tuần Lớp dạy 10a2 10a3 10a4 19 Ngày dạy Tiết 19. Bài 17. QUANG HỢP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng a. Kiến thức - Nêu khái niệm quang hợp; - Giải thích mối quan hệ pha sang và pha tối; - Vận dụng kiến thức để tìm giải pháp trồng cây hiệu quả, năng suất. b. Kỹ năng - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ỳ kiến trước lớp; - Kỹ năng giải quyết vấn đề nãy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp; - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK; - Kỹ năng phân tích so sánh tổng hợp; - Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức. c. Thái độ: Hứng thú học 2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất a. Phẩm chất - Yêu nước; - Nhân ái; - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm: - Trung thực; - Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi trường. b. Định hướng năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ; - Năng lực giao tiếp hợp tác; - Năng lực giải quyết vấn đề sang tạo. * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực nhận thức sinh học; - Năng lực tìm hiểu thế giới sống; - Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết tình huống. II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC Bảng mô tả cấp độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Phân tích Đánh giá Sáng tạo I. Khái niệm quang hợp Nêu khái niệm quang hợp Nhận định sau đúng hay sai Đề xuât biện pháp kĩ thuật trồng cây trong nhà II.1.Pha sáng Phân biệt pha sáng, pha tối và vai trò cũng như mối quan hệ 2 pha Phân tích vai trò quang phân li nước II.2. Pha tối Vận dụng kiến thức để liên hệ thực vật C3, C4, CAM. Tìm giải phát tăng năng suất quang hợp III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - Phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học dự án, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh vẽ, sách giáo khoa; - Phiếu học tập. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu - Kích thích sự tích cực của người học, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa là khời dạy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học; - Huy động kiến thức, kỹ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới; - Tạo ta mâu thuẫn nhận thức cho người học, là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tồi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. b. Nội dung c. Sản phẩm d. Cách tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ; Bước 2: Học sinh nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả; Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt kiến thức. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quang hợp a. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm quang hợp cây xanh. b. Nội dung: Phân tích hình ảnh cây hấp thụ ánh sáng, nước ra hoa kết trái. c. Sản phẩm: Ghi chép nội dung trọng tâm. d. Cách tổ chức: Hoạt động nhóm Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Làm việc cả lớp; - Thành lập nhóm; - Xác định nhiệm vụ từng nhóm. Bước 2: Làm việc nhóm: - Phân công vị trí ngồi của nhóm; - Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người; - Thảo luận quy tắc làm việc nhóm; - Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ; - Cử đại diện báo cáo. Bước 3: Làm việc cả lớp: - Báo cáo kết quả; - Đánh giá, điều chỉnh. Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung (?) Em hiểu thế nào về quan hợp? (?) Hãy xác định phương trình tổng quát của quá trình quang hợp? Liên hệ kiến thức trả lời câu hỏi. Liên hệ kiến thức trả lời câu hỏi. I. Khái niệm quang hợp: 1. Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp: CO2 + H2O + NLAS g (CH2O) + O2 (?) Sắc tố quang hợp là gì? Có mấy nhóm sắc tố quang hợp? Trong đó nhóm sắc tố nào là sắc tố chính? - Là các phân tử có khả năng hấp thụ ánh sáng. - Có 3 nhóm sắc tố: clorophyl (sắc tố chính), carotenoit, phicobilin. Cá nhân tự tư duy trả lời. 2. Các sắc tố quang hợp: Có 3 nhóm chính Clorôphin(chất diệp lục) có vai trò hấp thu quang năng. Carrôtenôit và phicôbilin(sắc tố) phụ bảo vệ diệp lục khỏi bị phân huỷ khi cường độ ánh sáng quá cao. Hoạt động 2: Tìm hiểu các pha của quang hợp a. Mục tiêu: Phân tích vai trò các pha quang hợp. b. Nội dung: Phân tích sơ đồ sách giáo khoa. c. Sản phẩm: Ghi chép nội dung trọng tâm. d. Cách tổ chức: Hoạt động nhóm Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Làm việc cả lớp; - Thành lập nhóm; - Xác định nhiệm vụ từng nhóm. Bước 2: Làm việc nhóm: - Phân công vị trí ngồi của nhóm; - Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người; - Thảo luận quy tắc làm việc nhóm; - Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ; - Cử đại diện báo cáo. Bước 3: Làm việc cả lớp: - Báo cáo kết quả; - Đánh giá, điều chỉnh. Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung (?) Quan sát hình 17.1 và thông tin SGK, cho biết: + Ánh sáng có liên quan như thế nào đến các pha của quá trình quang hợp? + Quang hợp gồm những giai đoạn nào? Tính chất của từng giai đoạn? - GV kết luận: + Pha sáng: Chỉ diễn ra khi có ánh sáng, NL ánh sáng biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP; + Pha tối: diễn ra khi có cả ánh sáng và cả trong bóng tối, Nhờ ATP và NADH mà CO2 biến đổi thành cácbonhiđrat. - Liên hệ kiến thức, đại diện HS trả lời; - HS khác bổ sung II. Các pha của quá trình quang hợp (?) Pha sáng của quang hợp xảy ra ở đâu? (?) Nguồn nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng? - Liên hệ kiến thức, đại diện HS trả lời; - HS khác bổ sung 1. Pha sáng: - Điều kiện: Có ánh sáng cung cấp năng lượng; - Vị trí: tại màng tilacoit; - Nguyên liệu: nước; (?) Pha sáng sử dụng nguồn nguyên liệu nào và tạo ra sản phẩm gì? - GV kết luận: Biến đổi quang lý: Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng trở thành dạng kích động điện tử. Biến đổi quang hoá: Diệp lục trở thành dạng kích động truyền năng lượng cho các chất nhận để thực hiện quá trình quang phân li nước. - Liên hệ kiến thức, đại diện HS trả lời; - HS khác bổ sung - Diễn biến: + Các sắc tố quang hợp hấp thụ ánh sáng; + Năng lượng chuyển vào các phản ứng oxi hóa khử của chuỗi truyền e quang hợp; - Sản phẩm: ATP, NADPH và O2 - Các phản ứng: - Sơ đồ tóm tắt pha sáng : (?) Em hãy chỉ ra vị trí xảy ra, các chất tham gia trong pha tối của quá trình quang hợp? (?) Nguồn nguyên liệu và sản phẩm của pha tối? - Liên hệ kiến thức, đại diện HS trả lời; - HS khác bổ sung. 2. Pha tối: - Điều kiện: Không cần ánh sáng, cần các enzim, năng lượng từ pha sáng; - Vị trí: chất nền của lục lạp; - Nguyên liệu: ATP, NADPH do pha sáng cung cấp; Có nhiều con đường cố định CO2 , nhưng phổ biến nhất là chu trình Canvin (C3); (?) Nêu diễn biến, và sản phẩm tạo thành trong pha tối của quá trình quang hợp. - Liên hệ kiến thức, đại diện HS trả lời; - HS khác bổ sung. - Diễn biến: ATP, NADPH được sử dụng để khử CO2 thành (CH2O)n. - Chu trình Canvin: + CO2 + Hợp chất 5C (RiDP) chất 6C ko bềnhợp chất 3C không bền; + Sản phẩm cố định đầu tiên là h/c 3C biến đổi thành ALPG (anđehit photpho glixeric) nhờ ATP, NADPH của pha sáng. + Một phần ALPG tái tạo lại RiDP giúp tế bào hấp thu nhiều CO2; + Phần còn lại tạo ra tinh bột và sacarozơ; (?) Sản phẩm của pha tối là gì? - Liên hệ kiến thức, đại diện HS trả lời; - HS khác bổ sung. - Sản phẩm: Chất hữu cơ, ADP, NADP+. (?) Mối liên quan giữa pha sáng và pha tối như thế nào? GV nhận xét kết luận: - Cả hai pha đều xảy ra trong lục lạp:pha sáng ở màng tilacoit, pha tối ở chất nền của lục lạp; - Sản phẩm tạo ra từ pha sáng là ATP và NADPH được đưa vào pha tối và cung cấp năng lượng cho sự đồng hóa CO2 thành cacbon hidrat ở pha tối. - Liên hệ kiến thức, đại diện HS trả lời; - HS khác bổ sung. HS lắng nghe 3. Hoạt động luyện tập a. Mục đích: Học sinh vận dụng kiên thức, kỹ năng đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. Giáo viên xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm kiến thức ở mức độ nào. b. Tổ chức: Bước 1: Giao nhiệm vụ: * Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ. B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ. C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2. D. Quang hợp là quá trình sinh lý quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp? A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau. B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau. C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời. D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối. * Bài tập về nhà: Câu 1: Hãy phân biệt pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp? (Vị trí, ánh sáng, năng lượng, nguyên liệu, sản phẩm). Câu 2: Hãy so sánh quá trình hô hấp và quang hợp? (Phương trình tổng quát, nơi thực hiện, năng lượng, sắc tố, các đặc điểm khác). Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát. Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục đích: -Tạo cơ hội học sinh vận dụng kiên thức, kỹ năng thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. b. Tổ chức : Bước 1: Giao nhiệm vụ Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát. Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. VI. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_17_quang_hop.doc